Quan điểm của Phật giáo về thế giới thứ ba
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Quan điểm của Phật giáo về thế giới thứ ba
Ta với người tuy hai mà một
Ta với người tuy hai mà một nghe như một câu nói muôn thuở nhưng đó là một sự thật. Sự thật này hiển nhiên như đứng trên Địa Cầu thì mặt trời phải mọc ở hướng đông. Ta là một con người được kết hợp bởi tứ đại, đất, nước, lửa, gió và nhờ vào việc biết yêu thương, ta nằm trong nhóm động vật cấp cao. Hãy nhìn người đối diện, gương mặt có thể khác, suy nghĩ có thể khác nhưng nhìn một cách tổng thể, vẫn là tứ đại, vẫn là yêu thương. Người đồng tính và không đồng tính không khác gì nhau, vẫn là cấu trúc cơ thể người, vẫn là khát khao yêu thương mãi không nguôi. Người đồng tính có yếu tố không đồng tính và người không đồng tính có yếu tố đồng tính. Giống như nhìn bông hoa, ta thấy yếu tố của sức nóng của mặt trời, yếu tố mềm mại của nước và uyển chuyển của gió hay thân thể của đất nên hoa cũng là mặt trời và mặt trời chính là hoa. Một người luôn bận rộn với trăm lo ngàn lắng nhưng không phải họ không có yếu tố thảnh thơi, chỉ cần buông bỏ vài giây phút bận rộn, thảnh thơi hiện tiền với họ ngay lập tức. Người đồng tính cũng vậy, buông bỏ đau khổ, buông bỏ những dính mắc khổ đau, người sẽ có hạnh phúc, thậm chí hạnh phúc lớn hơn nhiều so với người không đồng tính. Giống đực hay giống cái chỉ là tên gọi, nếu như ngày xưa gọi con gà mái là giống đực và qui ước con gà trống là giống cái thì bây giờ cái gì gọi là cái và cái gì gọi là đực. Khi phân chia và đặt tên gọi để dễ dàng giao tiếp nhưng giao tiếp thành công là phải đặt mình vào vị trí của người nói, trở thành một với người nói, lúc đó mới mong mình hiểu người. Lúc đã hiểu người, ta với người trở thành một, không có gì khác biệt, nên người đồng tính cũng là người không đồng tính và người không đồng tính cũng là người đồng tính.
Nếu người có chất đồng tính thì bất kỳ ai cũng có cái chất đó, vấn đề là nó có nổi trội hay không. Người sinh ra mang trong mình yếu tố của cả cha lẫn mẹ, theo đó mà mang cả tính chất nữ lẫn tính chất nam. Nam giới hay nữ giới cũng vậy, đều mang hai yếu tố đó cả. Người cùng giới còn kỳ thị, đanh đá, ganh ghét nhau, nói chi là những người khác giới. Theo Phật giáo, trong con người luôn có một tâm sở gọi là tâm sở kỳ thị, như kỳ thị giữa thiện và ác. Đành rằng phải phân biệt giữa thiện và ác để phát huy cái thiện và tránh cái ác, nhưng người tu giỏi sẽ chấp nhận cả hai, các ác không phải là cái để tiêu diệt mà là để giúp đỡ và chuyển hoá. Hay có người ngồi tranh cãi đúng và sai rất mất thì giờ, không còn thời gian nào mà yêu thương nữa. Kỳ thị giữa giới tính nam và nữ khiến cho bất bình đẳng giữa người nam và người nữ. Lịch sử cho thấy phụ nữ phải đấu tranh cho quyền lợi của mình. Bây giờ người đồng tính đang đi vào cái con đường đấy đấu tranh cho quyền lợi của chính họ. Các chính phủ luôn tuyên bố quyền bình đẳng cho người phụ nữ đối với nam giới, biết đâu trong tương lai họ lại yêu cầu quyền bình đẳng cho thế giới thứ ba. Không kỳ thị là một nghệ thuật sống, nhưng trước hết là không kỳ thị chính mình. Một nữ đồng tính nói rằng mình sợ bị người ta nói ra nói vào, mình sợ bị dèm pha, mình sợ bị chỉ trích chê cười. Nếu nhìn kỹ, người đang sợ những cái ở bên ngoài mà không đối diện hay không chịu nhận diện cái sợ ở trong mình. Buông bỏ cái sợ trong mình thì dù bên ngoài nói gì, người vẫn tỉnh bơ thôi.
Đồng tính và không đồng tính, cũng chỉ là một. Điều này đã nói ở trên nhưng tôi muốn nhắc lại. Giống như nước Lào và nước Việt Nam cùng sống chung trên quả Địa Cầu, cùng hít thở không khí, cũng phải ăn, phải uống, phải mặc… Tuy nhiên dù là nước nào hay giới tính gì, các giá trị chung luôn được chia sẻ, như ham thích hoà bình và chán ghét chiến tranh. Trong tình yêu, bất cứ ai cũng muốn yêu và gìn giữ tình yêu đó dài lâu. Theo luật pháp, người nào phạm tội thì sẽ bị xét xử, không chừa một ai. Luật nhân quả là luật tự nhiên của vũ trụ, luôn công bằng với mọi chúng sinh, bất kể chúng sinh đó là ai. Ví dụ một cơn bão hay vụ động đất ập tới, có bao giờ nó đứng chờ chọn lựa giới tính đâu, đã nằm trong vùng thiên tai thì ai cũng phải gánh chịu thôi. Người đồng tính phải chết, người không đồng tính cũng phải chết, đã giống nhau như vậy thì hà cớ gì phải phân biệt chi nữa. Thay vào đó, chấp nhận nhau, cùng sống vui sống khoẻ có hay hơn không. Các quốc gia đánh nhau vì sự khác biệt về quan điểm chính trị hay ý thức hệ, chấp nhận sự khác biệt thì đâu có chiến tranh, đâu có kẻ thù. Vấn đề là thay đổi thái độ của mình, buông bỏ những thành kiến, kỳ thị, sợ hãi, khen chê, đúng sai, thiện ác. Đối với người đồng tính, công khai hay không công khai không quan trong, mà quan trọng là sống vui trong giây phút hiện tại và cái vui đó phải là cái vui đích thực, không phải là đi vào thế giới ảo mới gọi là vui. Máu của ai cũng đỏ và nước mắt ai cũng mặn, hãy trân quý sự có mặt của nhau, bởi vì người mà mình chỉ trích kia ngày mai có thể đã đi xa rồi, một lời chào mình cũng không kịp nói, huống chi nói lời yêu thương với họ. Đồng tính đâu có gì là ghê gớm mà phải đòi hỏi chấp nhận hay không chấp nhận. Chỉ cần nhìn vào bản chất yêu thương của họ, người sẽ đồng cảm và lắng nghe. Người đồng tính muốn không kỳ thị thì hãy không kỳ thị mình trước đã và không cần phải đòi hỏi người khác chấp nhận mình. Mình chưa chấp nhận được mình thì làm sao người khác chấp nhận mình. Tập sống an lạc trong hiện tại, mọi thứ xung quanh sẽ trở nên êm dịu và bản thân sẽ là một yếu tố êm dịu trong cộng đồng.
Sở dĩ cái này có vì cái kia có là một trong những nguyên lý của nhân duyên. Đã có người không đồng tính thì cũng có người đồng tính, cũng là sự giải thích về mặt nhân duyên. Cái gì cũng cần một quá trình, và tiến trình nhân duyên là một quá trình. Người có khuynh hướng đồng tính là một quá trình bởi chịu sự tác động của nhiều yếu tố như bản thân, gia đình, bạn bè, môi trường, xã hội. Việc đồng tính có được chấp nhận hoàn toàn hay không cũng là một quá trình. Quá trình này lâu hay mau là do các yếu tố làm nên chúng. Một ứng cử viên ra tranh cử tổng thống, ông ta phải sử dụng các hình ảnh, các lời hứa, các biện pháp chứng minh nhằm thúc đẩy niềm tin của công chúng nơi bản thân ông, có thế phiếu bầu mới nhiều và cơ hội thắng cữ sẽ khả quan hơn. Cộng đồng đồng tính muốn được chấp nhận cần xây dựng hình ảnh, lối sống, niềm tin từ cộng đồng không đồng tính, tức là củng cố mình trước thì mới mong người khác đón nhận mình. Người đồng tính đối mặt với tình yêu không bền vững vì thiếu sự ràng buộc và còn phải đối mặt với áp ực xã hội. Sức chịu đựng của người rất cao và có những nỗi đau tưởng chừng người không đồng tính cũng không thể nào chịu đựng nổi.
Tất cả cộng đồng cùng chia sẻ môi trường, kể cả môi trường văn hóa. Đồng tính đã định hình văn hóa riêng của mình, bằng chứng là có nhiều cộng đồng, câu lạc bộ đồng tính được thành lập, các websites chia sẻ ý kiến hay tâm sự của người đồng tính ngày càng nhiều. Người đến với nhau vì muốn được chia sẻ và cảm thấy an tâm hơn khi có người biết lắng nghe và cảm nhận. Có những người bạn không đồng tính nhưng làm việc theo nhóm có người đồng tính và họ đã chan hoà, cởi mở với nhau, chia sẻ những tâm sự cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Thậm chí người không đồng tính đi hỏi ý kiến của người đồng tính về việc làm thế nào giải quyết những tình cảm của riêng họ. Người biết tư vấn lẫn nhau để giúp nhau thì còn gì bằng. Trách nhiệm rất quan trọng, vì nhờ có trách nhiệm người biết tôn trọng, chia sẻ, và gìn giữ hạnh phúc. Hạnh phúc không phải từ đâu mà có, mà do mình tạo ra, nằm trong tay của mình. Nhiều khi hạnh phúc cần có sự đấu tranh nhưng cái đấu tranh không từ bên ngoài vào mà từ trong đấu tranh ra. Sự chấp nhận sẽ diễn ra một cách tự nhiên, chỉ cần người sống một cách thanh thản, chan hoà và yên vui. Nếu người lên án, mình chấp nhận tất cả, nhưng đến lúc nào đó, người sẽ mệt mỏi và thôi không lên án nữa và nhìn vào sự dễ chịu từ ái, người sẽ quay đầu 180 độ từ lên án sang chấp nhận. Về mặt xã hội, người là một yếu tố tạo nên hoà bình, về mặt tình cảm, người là một yếu tố của hạnh phúc lẫn khổ đau. Khổ đau trên thế gian này đã quá nhiều, đừng bao giờ góp tay xây dựng thêm khổ đau nào nữa. Địa ngục trên thế gian này đã quá nhiều, đừng bao giờ góp tay xây dựng thêm địa ngục nào nữa. Người đồng tính có mặt là để thử thách khả năng chấp nhận. Khi bạn chấp nhận được người thì bạn cũng chấp nhận được mình bởi vì nếu bạn kỳ thị người đồng tính, người đồng tính cũng sẽ có quyền kỳ thị người không đồng tính. Chấp nhận người đồng tính là cơ hội cho họ chấp nhận bạn, chấp nhận cái không đồng tính của bạn.
Thế giới này thống nhất nhờ vào sự đa dạng, tuy đa dạng mà lại rất đồng nhất. Da dẻ, nét mặt khác nhau nhưng ai nấy đều hít thở không khí để mà sống. Hơi thở hít vào thì phải thở ra mới sống được, còn hít vào mà không thở ra thì coi như chết. Có người này nên có người kia, có học trò nên có thầy giáo, có bệnh nhân nên có bác sĩ, có người dân nên có chính quyền… và có người không đồng tính thì có người đồng tính. Đã sống thì đừng đòi hỏi cao quá, vừa sức mình để có thể sống hài hoà và đỡ bươn chãi hơn. Một cộng đồng được cho là hạnh phúc khi các thành viên trong cộng đồng đó đều hạnh phúc. Một người hạnh phúc, cả cộng đồng được hưởng, một người khổ đau, cả cộng đồng không thể vui được. Người đồng tính ra đời để thử thách tính chia sẻ của cộng đồng. Chia sẻ là một thứ văn hoá và chia sẻ thì mới có hạnh phúc. Trong giao tiếp đa văn hoá, người ta thường yêu cầu người giao tiếp khả năng không phân biệt tôn giáo, sắc tộc và kể cả giới tính. Chấp nhận là một khả năng chứ không phải kỹ năng. Kỹ năng là thông qua đào tạo mà phát triển còn khả năng mang tính bẩm sinh rồi thông qua kinh nghiệm thực tiễn mà phát huy. Kỹ năng chỉ mang yếu tố phụ trợ trong khi khả năng mang yếu tố chính yếu. Chấp nhận không là khái niệm cao thượng mà biểu hiện ở khả năng sống. Chấp nhận cao thì khả năng sống càng cao.
Trong một con người có hai tính chất là âm dương như mẹ cha và trời đất. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối, nhỏ bé, thụ động, nữ tính, mềm mại, uyển chuyển… Dương thì ngược lại, đó là sự mạnh mẽ, to lớn. năng nổ, nam tính, cứng rắn, linh hoạt… Dù là ai, người đều mang hai yếu tố đó trong người, không thể tách yếu tố cha hoặc mẹ, trời hoặc đất ra khỏi cơ thể. Triết lý âm dương của Đông phương khẳng định cơ thể con người khoẻ mạnh nhờ hoà hợp tính âm và tính dương. Cái gì mạnh quá đều không tốt cho cơ thể, dễ sinh bệnh và rối loạn về tâm lý. Nếu như quân bình được thì sức khoẻ tốt và tinh thần sảng khoái. Khi ăn uống nóng trong cơ thể, người lựa chọn những món ăn mát để thanh lọc và giải nhiệt cơ thể. Điều chú ý là không có gì hoàn toàn dương và cũng không có gì hoàn toàn âm. Trong âm có dương và trong dương có âm. Người nữ cũng mang yếu tố dương và người nam cũng mang yếu tố âm. Nhưng theo Phật giáo, quan niệm tương tức thì trong cái này có cái kia, còn quan niệm không thì chẳng có gì âm cũng chẳng có gì dương, tuỳ theo điều kiện của nhân duyên mà cái này hay cái kia biểu hiện. Đồng tính là một biểu hiện và không đồng tính cũng là một biểu hiện. Tâm thanh tịnh thì các biểu hiện này cũng thanh tịnh, không có gì gọi là đồng tính hay không đồng tính cả. Người không đồng tính vẫn có thể đồng tính nếu các yếu tố đồng tính biểu hiện đầy đủ. Người đồng tính vẫn có thể không đồng tính nếu các yếu tố giúp cho không đồng tính biểu hiện đầy đủ. Phật giáo quan niệm không phân biệt giới tính bởi vì tất cả chúng sinh đều là con Phật, đồng tính hay không đồng tính cũng là con Phật. Trong thế giới này có nhiều hạng người và người nào biết lo thực tập hạnh phúc thì sẽ được hạnh phúc, nếu không sẽ mãi chìm đắm trong những khổ đau. Tám con đường chân chính là dành cho tất cả mọi người, tất cả chúng sinh, không phân biệt đối tượng nào. Người trở nên đẹp đẽ không phải vì giới tính của người là như thế nào mà vì tâm của người có đẹp đẽ hay chưa. Tâm người vốn thanh tịnh, quay về bản chất thanh tịnh của tâm, người vĩnh viễn không còn lo lắng sầu khổ về giới tính của mình nữa. (5)
Ta với người chẳng có gì khác biệt
Một cùng sống cùng thở cùng vui
Một cùng đau cùng khổ cùng cười
Hãy chấp nhận để niềm tin tươi mãi.
Nhìn mắt nhau xoá bỏ những sợ hãi
Nắm bàn tay thảnh thơi trên đường dài
Xem ta với người tuy hai mà một
Hãy cười đi đời vẫn tươi đẹp hoài.
(Theo sách: Những Trái Tim Đồng Dạng - Minh Thạnh)
Xem thêm tại: http://sachminhthanh.wordpress.com/2...nce=1272fcca8b
Ta với người tuy hai mà một nghe như một câu nói muôn thuở nhưng đó là một sự thật. Sự thật này hiển nhiên như đứng trên Địa Cầu thì mặt trời phải mọc ở hướng đông. Ta là một con người được kết hợp bởi tứ đại, đất, nước, lửa, gió và nhờ vào việc biết yêu thương, ta nằm trong nhóm động vật cấp cao. Hãy nhìn người đối diện, gương mặt có thể khác, suy nghĩ có thể khác nhưng nhìn một cách tổng thể, vẫn là tứ đại, vẫn là yêu thương. Người đồng tính và không đồng tính không khác gì nhau, vẫn là cấu trúc cơ thể người, vẫn là khát khao yêu thương mãi không nguôi. Người đồng tính có yếu tố không đồng tính và người không đồng tính có yếu tố đồng tính. Giống như nhìn bông hoa, ta thấy yếu tố của sức nóng của mặt trời, yếu tố mềm mại của nước và uyển chuyển của gió hay thân thể của đất nên hoa cũng là mặt trời và mặt trời chính là hoa. Một người luôn bận rộn với trăm lo ngàn lắng nhưng không phải họ không có yếu tố thảnh thơi, chỉ cần buông bỏ vài giây phút bận rộn, thảnh thơi hiện tiền với họ ngay lập tức. Người đồng tính cũng vậy, buông bỏ đau khổ, buông bỏ những dính mắc khổ đau, người sẽ có hạnh phúc, thậm chí hạnh phúc lớn hơn nhiều so với người không đồng tính. Giống đực hay giống cái chỉ là tên gọi, nếu như ngày xưa gọi con gà mái là giống đực và qui ước con gà trống là giống cái thì bây giờ cái gì gọi là cái và cái gì gọi là đực. Khi phân chia và đặt tên gọi để dễ dàng giao tiếp nhưng giao tiếp thành công là phải đặt mình vào vị trí của người nói, trở thành một với người nói, lúc đó mới mong mình hiểu người. Lúc đã hiểu người, ta với người trở thành một, không có gì khác biệt, nên người đồng tính cũng là người không đồng tính và người không đồng tính cũng là người đồng tính.
Nếu người có chất đồng tính thì bất kỳ ai cũng có cái chất đó, vấn đề là nó có nổi trội hay không. Người sinh ra mang trong mình yếu tố của cả cha lẫn mẹ, theo đó mà mang cả tính chất nữ lẫn tính chất nam. Nam giới hay nữ giới cũng vậy, đều mang hai yếu tố đó cả. Người cùng giới còn kỳ thị, đanh đá, ganh ghét nhau, nói chi là những người khác giới. Theo Phật giáo, trong con người luôn có một tâm sở gọi là tâm sở kỳ thị, như kỳ thị giữa thiện và ác. Đành rằng phải phân biệt giữa thiện và ác để phát huy cái thiện và tránh cái ác, nhưng người tu giỏi sẽ chấp nhận cả hai, các ác không phải là cái để tiêu diệt mà là để giúp đỡ và chuyển hoá. Hay có người ngồi tranh cãi đúng và sai rất mất thì giờ, không còn thời gian nào mà yêu thương nữa. Kỳ thị giữa giới tính nam và nữ khiến cho bất bình đẳng giữa người nam và người nữ. Lịch sử cho thấy phụ nữ phải đấu tranh cho quyền lợi của mình. Bây giờ người đồng tính đang đi vào cái con đường đấy đấu tranh cho quyền lợi của chính họ. Các chính phủ luôn tuyên bố quyền bình đẳng cho người phụ nữ đối với nam giới, biết đâu trong tương lai họ lại yêu cầu quyền bình đẳng cho thế giới thứ ba. Không kỳ thị là một nghệ thuật sống, nhưng trước hết là không kỳ thị chính mình. Một nữ đồng tính nói rằng mình sợ bị người ta nói ra nói vào, mình sợ bị dèm pha, mình sợ bị chỉ trích chê cười. Nếu nhìn kỹ, người đang sợ những cái ở bên ngoài mà không đối diện hay không chịu nhận diện cái sợ ở trong mình. Buông bỏ cái sợ trong mình thì dù bên ngoài nói gì, người vẫn tỉnh bơ thôi.
Đồng tính và không đồng tính, cũng chỉ là một. Điều này đã nói ở trên nhưng tôi muốn nhắc lại. Giống như nước Lào và nước Việt Nam cùng sống chung trên quả Địa Cầu, cùng hít thở không khí, cũng phải ăn, phải uống, phải mặc… Tuy nhiên dù là nước nào hay giới tính gì, các giá trị chung luôn được chia sẻ, như ham thích hoà bình và chán ghét chiến tranh. Trong tình yêu, bất cứ ai cũng muốn yêu và gìn giữ tình yêu đó dài lâu. Theo luật pháp, người nào phạm tội thì sẽ bị xét xử, không chừa một ai. Luật nhân quả là luật tự nhiên của vũ trụ, luôn công bằng với mọi chúng sinh, bất kể chúng sinh đó là ai. Ví dụ một cơn bão hay vụ động đất ập tới, có bao giờ nó đứng chờ chọn lựa giới tính đâu, đã nằm trong vùng thiên tai thì ai cũng phải gánh chịu thôi. Người đồng tính phải chết, người không đồng tính cũng phải chết, đã giống nhau như vậy thì hà cớ gì phải phân biệt chi nữa. Thay vào đó, chấp nhận nhau, cùng sống vui sống khoẻ có hay hơn không. Các quốc gia đánh nhau vì sự khác biệt về quan điểm chính trị hay ý thức hệ, chấp nhận sự khác biệt thì đâu có chiến tranh, đâu có kẻ thù. Vấn đề là thay đổi thái độ của mình, buông bỏ những thành kiến, kỳ thị, sợ hãi, khen chê, đúng sai, thiện ác. Đối với người đồng tính, công khai hay không công khai không quan trong, mà quan trọng là sống vui trong giây phút hiện tại và cái vui đó phải là cái vui đích thực, không phải là đi vào thế giới ảo mới gọi là vui. Máu của ai cũng đỏ và nước mắt ai cũng mặn, hãy trân quý sự có mặt của nhau, bởi vì người mà mình chỉ trích kia ngày mai có thể đã đi xa rồi, một lời chào mình cũng không kịp nói, huống chi nói lời yêu thương với họ. Đồng tính đâu có gì là ghê gớm mà phải đòi hỏi chấp nhận hay không chấp nhận. Chỉ cần nhìn vào bản chất yêu thương của họ, người sẽ đồng cảm và lắng nghe. Người đồng tính muốn không kỳ thị thì hãy không kỳ thị mình trước đã và không cần phải đòi hỏi người khác chấp nhận mình. Mình chưa chấp nhận được mình thì làm sao người khác chấp nhận mình. Tập sống an lạc trong hiện tại, mọi thứ xung quanh sẽ trở nên êm dịu và bản thân sẽ là một yếu tố êm dịu trong cộng đồng.
Sở dĩ cái này có vì cái kia có là một trong những nguyên lý của nhân duyên. Đã có người không đồng tính thì cũng có người đồng tính, cũng là sự giải thích về mặt nhân duyên. Cái gì cũng cần một quá trình, và tiến trình nhân duyên là một quá trình. Người có khuynh hướng đồng tính là một quá trình bởi chịu sự tác động của nhiều yếu tố như bản thân, gia đình, bạn bè, môi trường, xã hội. Việc đồng tính có được chấp nhận hoàn toàn hay không cũng là một quá trình. Quá trình này lâu hay mau là do các yếu tố làm nên chúng. Một ứng cử viên ra tranh cử tổng thống, ông ta phải sử dụng các hình ảnh, các lời hứa, các biện pháp chứng minh nhằm thúc đẩy niềm tin của công chúng nơi bản thân ông, có thế phiếu bầu mới nhiều và cơ hội thắng cữ sẽ khả quan hơn. Cộng đồng đồng tính muốn được chấp nhận cần xây dựng hình ảnh, lối sống, niềm tin từ cộng đồng không đồng tính, tức là củng cố mình trước thì mới mong người khác đón nhận mình. Người đồng tính đối mặt với tình yêu không bền vững vì thiếu sự ràng buộc và còn phải đối mặt với áp ực xã hội. Sức chịu đựng của người rất cao và có những nỗi đau tưởng chừng người không đồng tính cũng không thể nào chịu đựng nổi.
Tất cả cộng đồng cùng chia sẻ môi trường, kể cả môi trường văn hóa. Đồng tính đã định hình văn hóa riêng của mình, bằng chứng là có nhiều cộng đồng, câu lạc bộ đồng tính được thành lập, các websites chia sẻ ý kiến hay tâm sự của người đồng tính ngày càng nhiều. Người đến với nhau vì muốn được chia sẻ và cảm thấy an tâm hơn khi có người biết lắng nghe và cảm nhận. Có những người bạn không đồng tính nhưng làm việc theo nhóm có người đồng tính và họ đã chan hoà, cởi mở với nhau, chia sẻ những tâm sự cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Thậm chí người không đồng tính đi hỏi ý kiến của người đồng tính về việc làm thế nào giải quyết những tình cảm của riêng họ. Người biết tư vấn lẫn nhau để giúp nhau thì còn gì bằng. Trách nhiệm rất quan trọng, vì nhờ có trách nhiệm người biết tôn trọng, chia sẻ, và gìn giữ hạnh phúc. Hạnh phúc không phải từ đâu mà có, mà do mình tạo ra, nằm trong tay của mình. Nhiều khi hạnh phúc cần có sự đấu tranh nhưng cái đấu tranh không từ bên ngoài vào mà từ trong đấu tranh ra. Sự chấp nhận sẽ diễn ra một cách tự nhiên, chỉ cần người sống một cách thanh thản, chan hoà và yên vui. Nếu người lên án, mình chấp nhận tất cả, nhưng đến lúc nào đó, người sẽ mệt mỏi và thôi không lên án nữa và nhìn vào sự dễ chịu từ ái, người sẽ quay đầu 180 độ từ lên án sang chấp nhận. Về mặt xã hội, người là một yếu tố tạo nên hoà bình, về mặt tình cảm, người là một yếu tố của hạnh phúc lẫn khổ đau. Khổ đau trên thế gian này đã quá nhiều, đừng bao giờ góp tay xây dựng thêm khổ đau nào nữa. Địa ngục trên thế gian này đã quá nhiều, đừng bao giờ góp tay xây dựng thêm địa ngục nào nữa. Người đồng tính có mặt là để thử thách khả năng chấp nhận. Khi bạn chấp nhận được người thì bạn cũng chấp nhận được mình bởi vì nếu bạn kỳ thị người đồng tính, người đồng tính cũng sẽ có quyền kỳ thị người không đồng tính. Chấp nhận người đồng tính là cơ hội cho họ chấp nhận bạn, chấp nhận cái không đồng tính của bạn.
Thế giới này thống nhất nhờ vào sự đa dạng, tuy đa dạng mà lại rất đồng nhất. Da dẻ, nét mặt khác nhau nhưng ai nấy đều hít thở không khí để mà sống. Hơi thở hít vào thì phải thở ra mới sống được, còn hít vào mà không thở ra thì coi như chết. Có người này nên có người kia, có học trò nên có thầy giáo, có bệnh nhân nên có bác sĩ, có người dân nên có chính quyền… và có người không đồng tính thì có người đồng tính. Đã sống thì đừng đòi hỏi cao quá, vừa sức mình để có thể sống hài hoà và đỡ bươn chãi hơn. Một cộng đồng được cho là hạnh phúc khi các thành viên trong cộng đồng đó đều hạnh phúc. Một người hạnh phúc, cả cộng đồng được hưởng, một người khổ đau, cả cộng đồng không thể vui được. Người đồng tính ra đời để thử thách tính chia sẻ của cộng đồng. Chia sẻ là một thứ văn hoá và chia sẻ thì mới có hạnh phúc. Trong giao tiếp đa văn hoá, người ta thường yêu cầu người giao tiếp khả năng không phân biệt tôn giáo, sắc tộc và kể cả giới tính. Chấp nhận là một khả năng chứ không phải kỹ năng. Kỹ năng là thông qua đào tạo mà phát triển còn khả năng mang tính bẩm sinh rồi thông qua kinh nghiệm thực tiễn mà phát huy. Kỹ năng chỉ mang yếu tố phụ trợ trong khi khả năng mang yếu tố chính yếu. Chấp nhận không là khái niệm cao thượng mà biểu hiện ở khả năng sống. Chấp nhận cao thì khả năng sống càng cao.
Trong một con người có hai tính chất là âm dương như mẹ cha và trời đất. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối, nhỏ bé, thụ động, nữ tính, mềm mại, uyển chuyển… Dương thì ngược lại, đó là sự mạnh mẽ, to lớn. năng nổ, nam tính, cứng rắn, linh hoạt… Dù là ai, người đều mang hai yếu tố đó trong người, không thể tách yếu tố cha hoặc mẹ, trời hoặc đất ra khỏi cơ thể. Triết lý âm dương của Đông phương khẳng định cơ thể con người khoẻ mạnh nhờ hoà hợp tính âm và tính dương. Cái gì mạnh quá đều không tốt cho cơ thể, dễ sinh bệnh và rối loạn về tâm lý. Nếu như quân bình được thì sức khoẻ tốt và tinh thần sảng khoái. Khi ăn uống nóng trong cơ thể, người lựa chọn những món ăn mát để thanh lọc và giải nhiệt cơ thể. Điều chú ý là không có gì hoàn toàn dương và cũng không có gì hoàn toàn âm. Trong âm có dương và trong dương có âm. Người nữ cũng mang yếu tố dương và người nam cũng mang yếu tố âm. Nhưng theo Phật giáo, quan niệm tương tức thì trong cái này có cái kia, còn quan niệm không thì chẳng có gì âm cũng chẳng có gì dương, tuỳ theo điều kiện của nhân duyên mà cái này hay cái kia biểu hiện. Đồng tính là một biểu hiện và không đồng tính cũng là một biểu hiện. Tâm thanh tịnh thì các biểu hiện này cũng thanh tịnh, không có gì gọi là đồng tính hay không đồng tính cả. Người không đồng tính vẫn có thể đồng tính nếu các yếu tố đồng tính biểu hiện đầy đủ. Người đồng tính vẫn có thể không đồng tính nếu các yếu tố giúp cho không đồng tính biểu hiện đầy đủ. Phật giáo quan niệm không phân biệt giới tính bởi vì tất cả chúng sinh đều là con Phật, đồng tính hay không đồng tính cũng là con Phật. Trong thế giới này có nhiều hạng người và người nào biết lo thực tập hạnh phúc thì sẽ được hạnh phúc, nếu không sẽ mãi chìm đắm trong những khổ đau. Tám con đường chân chính là dành cho tất cả mọi người, tất cả chúng sinh, không phân biệt đối tượng nào. Người trở nên đẹp đẽ không phải vì giới tính của người là như thế nào mà vì tâm của người có đẹp đẽ hay chưa. Tâm người vốn thanh tịnh, quay về bản chất thanh tịnh của tâm, người vĩnh viễn không còn lo lắng sầu khổ về giới tính của mình nữa. (5)
Ta với người chẳng có gì khác biệt
Một cùng sống cùng thở cùng vui
Một cùng đau cùng khổ cùng cười
Hãy chấp nhận để niềm tin tươi mãi.
Nhìn mắt nhau xoá bỏ những sợ hãi
Nắm bàn tay thảnh thơi trên đường dài
Xem ta với người tuy hai mà một
Hãy cười đi đời vẫn tươi đẹp hoài.
(Theo sách: Những Trái Tim Đồng Dạng - Minh Thạnh)
Xem thêm tại: http://sachminhthanh.wordpress.com/2...nce=1272fcca8b
Van hoa doanh nghiep- Tổng số bài gửi : 54
Location : Vietnam
Registration date : 05/05/2009
Similar topics
» Sự quan trọng của hít thở
» Tổng quan về quán đỉnh(Còn tiêp)
» Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ
» Kinh Sức Niệm Quan Âm
» 2 bộ sách quan trọng nhất của Ấn Quang Đại Sư
» Tổng quan về quán đỉnh(Còn tiêp)
» Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ
» Kinh Sức Niệm Quan Âm
» 2 bộ sách quan trọng nhất của Ấn Quang Đại Sư
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết