DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Go down

Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ Empty Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ

Bài gửi  Thienthong Thu Feb 24, 2011 8:57 am

A Di Đà Phật

Bất cứ người nào tu theo Pháp Môn Tịnh Độ cần phải có Tín, Nguyện, Hạnh mới đủ điều kiện vãng sanh Cực Lạc được. Thiện Thông đã đề cập Tín, Nguyện, Hạnh như thế nào trong bài viết "Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ" của mình rồi. (http://www.quangduc.com/tinhdo/279tinhdo.html)

Ở đây Thiện Thông chỉ chia sẽ cách tu hành của mình mà không đề cập nhiều tới Tín, Nguyện, Hạnh.
Trước khi chia sẽ những cách tu của mình, Thiện Thông cần phải nói sơ về quá khứ của mình.

Trước đây, Thiện Thông đã có nhiều thời gian tìm hiểu về Phật Pháp, đọc Kinh Sách rất nhiều và đã chọn tu theo Pháp Môn Tịnh Độ. Nhưng khi vào tu theo Pháp Môn Tịnh Độ không dễ chút nào, vì phàm phu mình còn nhiều nghiệp chướng, phiền não chướng.
Tâm mình như con vượn (không chịu yên định một chỗ) và ý mình như con ngựa (cứ suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác) như Phật đã dạy, bởi vậy rất khó cho phàm phu mình chịu ngồi yên niệm Phật hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày. Thiện Thông đã từng niệm Phật hàng giờ đồng hồ mỗi ngày trong nhiều tháng. Chỉ tinh tấn được trong khoảng thời gian nào đó thôi. Sau đó, do nghiệp chướng và phiền não chướng nên Thiện Thông khó tiếp tục niệm Phật hàng giờ như trước nữa. Thiện Thông biết có nhiều người chỉ chuyên niệm A Di Đà Phật mỗi ngày thôi, không kiêm thêm tu gì khác. Nhưng đó chỉ là thiểu số và thường những người lớn tuổi mới làm được. Nếu chỉ trì A Di Đà Phật thôi, đối với người trẻ tuổi như Thiện Thông cả một vấn đề. Thiện Thông đã bỏ ra nhiều thời gian tìm phương pháp tu hành để mình tinh tấn tu hành. Thiện Thông đã gặp Thầy Giác Nhàn (mà Thầy Giác Nhàn tu theo Pháp Sư Tịnh Không), gặp Kinh Vô Lượng Thọ, đọc Kinh Niệm Phật Ba La Mật.

Sau đó, Thiện Thông tu theo Pháp Môn Tịnh Độ qua những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Đại Bồ Tát.

Chánh Hạnh của Thiện Thông là chuyên trì niệm A Di Đà Phật thường mỗi ngày
Còn Trợ Hạnh Chính của Thiện Thông (thường làm mỗi ngày) là: trì chú vãng sanh thường mỗi ngày 126 lần, thọ trì đọc tụng Kinh A Di Đà (1 lần) thường mỗi ngày, lạy Phật A Di Đà thường mỗi ngày 240 lần (vừa lạy Phật A Di Đà vừa trì A Di Đà Phật)
Trợ Hạnh Phụ (không nhất định làm thường mỗi ngày) là: phóng sanh ở nơi mình ở thường mỗi tuần, gởi tiền phóng sanh, trường chay, đọc đi đọc lại Kinh Vô Lượng Thọ (nếu đọc tới đâu làm dấu tới đó, đọc hết Kinh rồi đọc đi đọc lại hoài), nghe Pháp (chủ yếu nghe Thầy giảng về Tịnh Độ, hay nghe Thầy tu Tịnh Độ giảng. Ví dụ như: Pháp Sư Tịnh Không...), ấn tống Kinh Sách, băng đĩa ở Chùa Hoằng Pháp và Chùa Thầy Thích Giác Nhàn, quán chiếu, chở người khác đi tu niệm Phật, tham dự khóa tu niệm Phật ở Chùa, bố thí cúng dường, phản quang tự kỷ...

Chú Ý: Thiện Thông không lấy trì chú vãng sanh làm Chánh hạnh. Sở dĩ, Thiện Thông trì chú vãng sanh vì Thiện Thông làm theo lời dạy của Phổ Hiền Đại Bồ Tát trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật (Phẩm Thứ Bảy: Khuyến Phát Niệm Phật Và Đọc Tụng Chơn Ngôn, http://www.tangthuphathoc.com/kinh/knpblm-01.htm). Trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Phổ Hiền Đại Bồ Tát dạy:

Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát bạch Phật rằng:
- Thưa Thế-Tôn, con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời Mạt pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà-ra-ni nầy, để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực-Lạc. Gọi là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà-ra-ni (hay còn gọi là Chú Vãng Sanh hoặc Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn). Liền nói thần chú:
- Nam mô a di đa bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lị đá tất đam bà tỳ, a di lị đá tỳ ca lan đế, a di lị đá, tỳ ca lan đá, già di nhị, già già na, chỉ đá ca lệ sa bà ha.
Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh khiết. Ngày đêm sáu thời (lần), mỗi thời tụng hai mươi mốt biến (lần). Như vậy, diệt được các tội: Tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, và hủy báng Chánh pháp. Thường được đức Phật A-Di-Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Hơi thở cuối cùng, được tùy nguyện mà vãng sanh Cực-Lạc. Hoặc tụng đến ba chục muôn biến, liền thấy Phật ngay trước mặt mình.

Thiện Thông tuy không trì chú vãng sanh 6 lần, mỗi lần 21 lần mỗi ngày. Mà Thiện Thông mỗi ngày chia ra, sáng thức dậy, trì chú vãng sanh 3 lần, mỗi lần 21 lần (tương đương khoảng 15 phút), trước khi đi ngủ trì chú vãng sanh 3 lần, mỗi lần 21 lần. Tổng cộng thường mỗi ngày, Thiện Thông trì chú vãng sanh 126 lần (tương đương khoảng nửa tiếng). Như vậy Thiện Thông cũng trì chú vãng sanh đủ số lần mỗi ngày như Phổ Hiền Bồ Tát dạy (6 x 21 = 126 lần). Công nhận trì chú vãng sanh thường mỗi ngày 126 lần, hỗ trợ sự tu hành mình rất nhiều và làm tâm mình định lại và dễ chuyên trì niệm A Di Đà Phật nhiều, đó là kinh nghiệm của Thiện Thông.

Trên là cách tu hành theo Pháp Môn Tịnh Độ của Thiện Thông. Tùy theo căn cơ, trình độ, tâm thức cũng như hoàn cảnh của mỗi người mà có phương pháp tu hành khác nhau trong khi tu theo Pháp Môn Tịnh Độ. Ví dụ có người chuyên trì niệm A Di Đà Phật, tụng Kinh Vô Lượng Thọ (hay Kinh A Di Đà), 2 lần mỗi ngày và lạy Phật A Di Đà, có người có Tín, Nguyện và chuyên trì niệm A Di Đà Phật mỗi ngày giữ không thay đổi... Bởi vậy tùy theo cá nhân mỗi người mà có cách tu hành giống nhau hoặc khác nhau trong khi tu theo pháp môn Tịnh Độ.

Nếu đạo hữu nào muốn tu theo Chánh Hạnh và Trợ Hạnh giống như Thiện Thông được cũng tốt, vì Thiện Thông tu theo những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Đại Bồ Tát.

Kết luận: Mình tu hành phải nên Phước Huệ song tu hay nói cách khác mình tu hành phải nên có Chánh Hạnh và Trợ Hạnh thì sự tu hành mình đỡ bị chướng ngại. Nếu có trì chú vãng sanh thường mỗi ngày 126 lần càng tốt (như Phổ Hiền Bồ Tát dạy) vì chú có năng lực hỗ trợ cho sự tu hành và tâm của mình rất nhiều. Đạo hữu đã đọc nhiều điều lợi ích của trì chú vãng sanh trên như thế nào rồi, thì biết trì chú vãng sanh cũng là Tha Lực giúp mình trên đường tu hành. Bởi vậy mình tu hành nên nương vào Tự Lực Và Tha Lực. Còn những người tu hành mà chỉ nương vào Tự Lực thì đó là hạng Đại Căn Đại Trí, thì mình không bàn tới. Mình nên nghĩ mình là phàm phu sanh thời mạt pháp này, nghiệp dày phước mỏng nên mình tu hành phải có Phước Huệ song tu (Chánh Hạnh và Trợ Hạnh), và mình tu hành nương vào Tự Lực và Tha Lực thì sự tu hành mình dễ tiến và mình dễ vãng sanh Cực Lạc sau khi bỏ báo thân này.

Kính chúc tất cả đạo hữu mãi mãi Phước Huệ Song Tu, nương vào Tự Lực và Tha Lực, sớm thành tựu quả vị Phật.

A Di Đà Phật
Thiện Thông

Thienthong

Tổng số bài gửi : 126
Location : USA
Registration date : 22/10/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết