DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đến Kushinagar thăm vườn ươm Phật giáo

2 posters

Go down

Đến Kushinagar thăm vườn ươm Phật giáo Empty Đến Kushinagar thăm vườn ươm Phật giáo

Bài gửi  Liên Minh Tue Apr 29, 2008 11:16 pm

Đến Kushinagar, vào nghỉ tại chùa Kinh Sơn, tôi không khỏi ngạc nhiên khi trông thấy vài chục chú điệu người Ấn đang tụng kinh tại chánh điện với lời kinh Pàli cùng với một số bài sám quen thuộc bằng tiếng Việt. Hỏi ra mới hay các chú chính là đệ tử của Ni sư TN. Tự Thuận, trụ trì ngôi chùa Việt Nam duy nhất tại vùng dết linh thiêng này

Đến Kushinagar thăm vườn ươm Phật giáo Linhson_45546457

Hiện chùa có đến 35 chú điệu, đều là người Ấn, ngoại trừ một chú nhỏ bốn tuổi cùng ba mẹ sang công quả, nằng nặc đòi Ni sư xuống tóc để cung các chú tu học. Ni sư cho biết, các chú phần lớn là con của một số Phật tử nghèo tại Kushinargar, bang Uttar Pradesh và một số tiểu bang khác tại Ấn Độ.
Ni sư Trí Thuận là người Việt Nam đau tiên trên đất Phật giáo hóa được một số đệ tử ngươi Ấn đông như thế. Tại khuôn viên chưa, Ni sư còn kết hợp với chín quyền sở tại mở một trường học gồm 420 học sinh lớp một đến lớp tám với 16 giáo viên chính và là 12 giáo viên phụ. Lương bổng và mọi chi phí trường lớp do Ni sư tự tay chi trả. Học sinh của trường ngoài việc học giáo trình chính thức do nhà nước quy định bằn tiếng Hindu và tiếng Anh, còn có cả những giờ học Việt và giáo lý do chính Ni sư giảng dạy. Ngoài ra, Ni còn mở một phòng khám miễn phí tại chùa và kết hợp với một số tổ chức khác mở thêm nhiều lớp học từ thiện cho trẻ em nghèo ấn Độ<br><br>
Đến Kushinagar thăm vườn ươm Phật giáo Linhson_342454266

Phụ giúp Ni sư trông coi các chú còn có một vị sư trẻ người Ấn và một Sư cô người Malaysia. Cả hai đi tu theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng song vẫn hướng dẫn và cùng các chú tụng kinh theo nghi thức của chùa do Ni sư soạn (tụng kinh, niệm Phật bằng Kushinagar; chùa nghèo, lại tiếp nhận một số trẻ Ấn mồ côi và trẻ em thuộc những gia đình Phật tử khó khăn nên thường được Ni sư “tiếp tay” giúp đỡ. Sau một thòi gian, thầy quyết định đưa các em sang chùa Linh Sơn, nơi Ni sư trụ trì, để các em có điều kiện học tập. Ni sư đã tiếp nhận các chú, làm lễ thế phát quy y và mời vị sư Ấn đến ở và trông coi các chú. Còn vị sư cô người Malaysia vốn có duyên với ni sư, muốn đến để cùng Ni sư chăm lo cho những mầm non Phật giáo trên đất Ấn và tu tập tại vùng đất linh thiêng này. Được cả hai đồng tâm giúp đỡ, Ni sư yên tâm phần nào vì phải thường xuyên công tác Phật sự ở xa.

Khi được hỏi Ni sư dạy dỗ, hướng dẫn các chú bằng cách nào, Ni sư vui vẻ cho biết: “Tôi trò chuyện với chú bằng tiếng anh. Những vấn đề phức tạp dĩ nhiên phải nhờ đến vị sư người Ấn. Sư ở cùng với các chú, thể hiểu và giúp đỡ các chu nhiều hơn”. Thức dậy vào lúc 5 giờ sáng, 5g30 thể dục, 6g các chú đồng lên chánh điện tụng thời kinh sáng kéo dài đến 7g, sau đó điểm tâm và đến lớp. Sau giờ cơm trưa các chú nghỉ ngơi, học hành, dùng cơm chiều và tiếp tục tụng thời kinh tối. Giờ cơm, các chú xếp hàng ngay thẳng lần lượt được vị Sư cô người Malaysia múc cơm và thức ăn vào chiếc đĩa lớn; mỗi chú còn có một bình nước và một cái ly riêng, ăn xong ai nấy phải tự rửa đĩa. Trước mỗi bữa ăn, các chú đồng niệm danh hiệu Phật và sau đó hồi hướng đều bằng tiếng Việt với chất giọng lơ lớ nghe rất vui tai.<br>

Mặc dù một tay coi ngó toàn bộ việc chùa, việc và rất nhiều Phật sự khác, Ni sư vẫn tự đi chợ mua thức ăn và bánh trái cho các chú. Bữa ăn của các chú khá đầy đủ, hơn hẳn nhiều ngôi chùa quê ở Việt Ni sư Trí Thuận gốc người Quảng Trị, định cư tại Mỹ và xuất gia tại Pháp với bổn sư là HT.Thích Huyền Vi - năm 1989, Ni sư được Hòa thượng bổn sư dạy sang đất Ấn để làm Phật sự, trông coi và phát triển ngôi chùa tại vùng đất xa xôi này.

Đến Kushinagar thăm vườn ươm Phật giáo Linhson_3423234

Chùa Linh Sơn nguyên có tên là Song Lâm tự, do người Hoa sáng lập. Vì không có người trông coi, ngôi chùa đã được hiến cúng lại cho Hòa thượng Huyền Vi và Ni sư là người có duyên nhất trong số những đệ tử của Hòa thượng nên được bổ xứ tại đây. Ngay khi đến đất Phật, Ni sư đã cho người tu bổ lại chùa, dựng tượng Bồ tát quán Thế âm, xây dựng Tăng xá và vườn Thánh tích, mô phỏng những ngôi chùa, tháp của Tứ động tâm ngay trong khuôn viên chùa. . .

Những ai từng đến xứ Ấn, ắt có thể hình dung được rất nhiều khó khăn mà Ni sư đã, đang và sẽ đối diện, từ thủ tục xây dựng chùa và trường học, những giấy tờ cần thiết cho các chú điệu cho đến những sự chống đối ra mặt hay ngấm ngầm của những người Ấn vốn theo đạo Hin du bởi họ sợ Ni sư “dụ dỗ” dân làng theo Phật. Dù vậy, ngoài các chú điệu, Ni sư cũng đã giáo hóa được một số nam, nữ cư sĩ. Họ theo Ni sư từ buổi đầu, nay một vài người đã ra làm việc cho các cơ quan hành chính nhà nước song vẫn thường xuyên đến chùa công quả.

Trở lại vấn đề chăm lo cho mầm non Phật giáo tại đất ấn, Ni sư tâm sự: “Tôi không nghĩ rằng mình có thể giáo hóa được tất cả các chú trở thành Tăng tài. Uớc nguyện của tôi là trong số các chú sau này vẫn còn được vài ba người tiếp tục con đường tu hành. Thực tế khi ở chùa, các chú được học hành và được chăm lo tốt hơn rất nhiều so với ở nhà, song một số cha mẹ của các chú, khi kinh tế khá giả hơn một chút, họ đã đến chùa để xin con về. Các chú học xong tiểu học, nếu có chí nguyện, tôi sẽ gửi các chú qua các nước khác như Mỹ, Thái Lan, Malaysia hay Việt Nam để tiếp tục tu học. Bởi chính các chú mới thực sự có nhiều thuận duyên trong việc đem ánh sáng Chánh pháp trở về lại xứ ân”.

Như vậy, để ươm những mầm non Phật giáo trên đất Phật, thiết nghĩ, cũng không thực dễ dàng, do Phật giáo hầu như vắng bóng trên chính quê hương của mình quá lâu.
Ngày nay, quý Phật tử có thể viếng thăm Linh Sơn tự theo các toái hành hương chiêm bái Phật tích hoặc có thể tự đến Kushinagar bằng nhiều phương tiện. Kushinagar thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, còn có tên cổ là Kushinara. Đây là một tiểu vương quốc trong 16 vương quốc thời cổ đại Ấn độ.

Lúc còn tại thế, Đức Phật vẫn thưởng băng qua những vùng đồng bằng bụi bặm của lưu vực sông Hằng, thọ nhận những bữa ăn đơn sơ do Phật tử dâng cúng và an cư trong suốt những tháng mùa mưa. Vào năm 543 trước Tây lịch, tại ngôi làng Beluva gần thành Vaishali, Đức Phật đã thuyết về sự vô thường của vạn pháp và tuyên bố rằng ngày Niết bàn của Ngài sắp đến. Từ giã Vaishali, Đức Phật bắt đầu cuộc hành trình dài 280km, hướng về ngôi làng Pava, Kushinagar. Nơi đây, Ngài đã thọ nhận bữa ăn cuối cùng của bác thợ rèn Cunda và nghỉ tại rừng cây sala bên bờ sông Hiranyavati. Vùng quê nghèo nàn, hẻo lánh thường bị ngập nước vào mùa mưa này ngày nay đã được cả thế giới biết đến, đơn giản chỉ vì Đức Phật đã chọn nơi này để vào Đại bát Niết bàn.<br>
Nguồn: Tuần Báo Giác Ngộ - Số 410

Liên Minh

Tổng số bài gửi : 1
Location : Vietnam
Registration date : 29/04/2008

Về Đầu Trang Go down

Đến Kushinagar thăm vườn ươm Phật giáo Empty Re: Đến Kushinagar thăm vườn ươm Phật giáo

Bài gửi  Tịnh Tú Tue May 13, 2008 8:45 am

A Di Đà Phật

Quý ĐH có thiện duyên nên đi đến bốn địa điểm quan trọng nhất của Phật giáo, đó là "Tứ động tâm" hoặc "Tứ thánh địa". Chúng ta sẽ cảm nhận được sự linh thiêng và thật sự cảm được tâm thanh tịnh khi đặt chân lên Đất Phật. Đó là :

* Lâm Tì Ni, nơi đức Phật đản sinh.
* Bồ đề Đạo tràng, nơi đức Phật giác ngộ.
* Vườn Lộc Uyển, nơi đức Phật giảng pháp lần đầu.
* Và Câu Thi Na, nơi Ngài nhập niết bàn.

Ngày nay, “Tứ thánh địa” đều được xếp vào hàng di sản văn hóa thế giới. Quanh các Thánh địa này có rất nhiều chùa của các quốc gia Phật giáo, trong đó có ngôi chùa Việt Nam. study

Để có thêm nhiều thông tin và hình ảnh về Tứ Động Tâm, quý ĐH có thể vào trang web này để tìm hiểu

www.lebichson.org

A Di Đà Phật
Tịnh Tú
Tịnh Tú
Admin

Tổng số bài gửi : 11
Age : 40
Registration date : 28/12/2007

https://phatphap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết