DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chẳng nên đề xướng lối ăn nói cao siêu

Go down

Chẳng nên đề xướng lối ăn nói cao siêu Empty Chẳng nên đề xướng lối ăn nói cao siêu

Bài gửi  laitutran247 Sat Feb 20, 2010 1:34 pm

240. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ mười bảy)



Hôm qua thầy Minh Đạo có gởi thư đến, cho biết đã gởi bưu kiện của Dương Lệ Đường đi rồi. Còn bưu kiện dành cho ông [Nhiếp] Vân Đài thì đã giao tận tay. Hiện thời ông ta đã khá hơn trước một chút, có thể đi lại trong phòng được rồi. Sau này, gởi thư cho ông Dương hãy gởi thẳng sang hội quán Trung Hoa ở Đàn Hương Sơn (Honolulu), ông ta sẽ nhận được. Cần nhất là phải viết rõ nước nào, đảo nào (e rằng là đảo Hạ Uy Di[39]), tôi nhớ không rõ lắm. Ông nên hỏi bưu cục sẽ tự biết. Lại nên dùng chữ ngoại quốc vì sợ nhân viên bưu điện không biết tiếng Hán, chắc sẽ giao lầm. Tốt nhất là sử dụng cả văn tự Trung Hoa lẫn ngoại quốc.



241. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ mười tám)



Gần đây ông niệm Phật được tương ứng, tôi vui mừng, an ủi lắm. Ông Trần Hải Siêu từng quy y với tôi vào năm Dân Quốc thứ chín hay thứ mười (1920-1921) (pháp danh là Chí Tịnh). Ông ta thích bàn Lý Tánh là do tập khí thông minh mà ra, từng gởi thư bàn nhiều về Lý Tánh, Quang rất không cho như vậy là đúng, sau này ông ta không gởi thư nữa. Đến năm Dân Quốc 19 (hoặc mùa Xuân năm Dân Quốc 20 - 1931, tôi không nhớ rõ), [ông ta] bảo một người bạn gởi cho tôi cuốn Nhất Niệm Thành Phật Pháp Môn. Quang đọc thấy những lời lẽ suy tôn trong lời tựa, cuối sách lại in sở hữu bản quyền. Hơn nữa, mỗi cuốn bán giá ba đồng; do vậy đem cuốn sách ấy gởi lại cho người bạn, quở trách sâu xa ông ta đã đem phàm lạm thánh, mượn Phật pháp để cầu tài lợi. Sau đấy, ông ta gởi thư xin lỗi. Chiến tranh nổ ra ở Thượng Hải, xưởng đã cháy tiêu thì bản sách ấy cũng đã thành tro. Nghĩ ông ta mang tâm lợi người tha thiết, chắc sẽ cho in lại. Loại sách ấy chỉ bậc thông gia đọc mới không bị bệnh, chứ kẻ hơi thông minh nhưng chưa thể hiểu rõ sự lý sẽ liền tưởng “hiểu rõ nhất niệm chính là đã về đến nhà”, như vậy thì chỗ gây lầm cho người ta lại nằm ngay ở chỗ muốn lợi lạc người khác.

Trong thời buổi này, con người đều học theo lối sáo rỗng, chẳng nên đề xướng lối ăn nói cao siêu ấy thì mới đúng. Chẳng bao lâu sẽ gởi đến mười gói sách Kỹ Lộ Chỉ Quy. Vào khoảng tháng Tám hay tháng Chín sẽ gởi tới mười gói sách Vật Do Như Thử. Sách này chuyên ghi chép những đức hạnh cao đẹp của loài vật, tuy chẳng nói đến kiêng giết, phóng sanh, nhưng thật sự là sách đứng đầu về kiêng giết. Do vậy, tôi in ra sáu vạn cuốn như đã nói trong phần tựa nêu duyên khởi (ngày Mười Chín tháng Sáu)



242. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ mười chín)



Sư Ngọc Trụ là người hết sức thành thật, cùng ở với Quang tại núi Hồng Loa nửa năm. Những nghĩa Sư nói về Thiền - Tịnh chỉ là luận về mặt dụng công. Nếu bảo những nghĩa ấy là cao sâu huyền diệu, viên dung thấu triệt, sẽ mắc lỗi trái nghịch kinh điển! Pháp Tịnh Độ nhằm làm cho phàm phu cậy vào Từ lực của đức Phật đới nghiệp vãng sanh. Gạt bỏ nghĩa này, chỉ coi nhất niệm bất sanh và nhất tâm bất loạn là chuyện giống như nhau, đúng là chống trái kinh Phật, tự lập chương trình, khiến kẻ sơ cơ bị lầm lạc. Vì thế, chẳng thể không nói toạc ra. Quang là một ông Tăng chỉ biết cơm cháo, thật thà niệm Phật. Hễ có ai hỏi đến thì cũng dùng lời này để đáp, nói kèm thêm nhân quả, luân thường, há nên nói là “chẳng thể lường được!” Thêm vào hai chữ “bất trắc” (chẳng thể lường được) cho ông Tăng chỉ biết cơm cháo, há chẳng phải là “đem phàm lạm thánh” khiến cho Quang và ông cùng vướng mắc tội lỗi ư?



243. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ hai mươi)



Ông nói vùng Xuyên Trung nguy hiểm, muốn đến Tô Châu, hãy nên biết là rất khó! Ông nói ông trù tính dùng sáu bảy ngàn đồng làm vốn sanh nhai cho cả nhà, nhưng chẳng thể tự mang theo. Nếu mang theo [tiền bạc] thì sợ gặp phải nguy hiểm ngoài ý muốn; còn chuyển tiền thì cứ một trăm đồng sẽ tốn lệ phí chuyển khoản hơn ba chục đồng. Lỗ đâu thể chịu nổi! Hiện thời Tô Châu có vẻ như an tịnh, nhưng giữa Nhật Bản và ngoại quốc hễ xảy ra chiến sự thì Thượng Hải và những vùng đất ven biển đều thành chiến trường thủy bộ cho bọn họ, Tô Châu còn nguy hiểm hơn Thành Đô nữa. Đây là ý kiến phỏng đoán của Quang, chứ xét tới cùng, chẳng biết sau này lành - dữ ra sao! Chỉ có điều nước sông Hoài[40] quá to, chuyện này ai cũng biết. Xin ông hãy chí thành niệm Quán Âm suốt một ngày, rút thăm xem nên đi hay ở, là tốt hay là xấu, rồi mới tính toán.

Ngũ Đài Chí đã sắp chữ hoàn tất được sáu bảy phần rồi, Nga Mi Chí còn chưa chỉnh lý xong. Ngũ Đài Chí sắp chữ xong sẽ sắp xếp ngay bộ Nga Mi Chí, có lẽ trong năm nay sẽ xong. Cửu Hoa Chí dự định sắp chữ trong vòng mùa Hè, mùa Thu năm sau. Tôi cũng sẽ vì họ tu chỉnh Linh Nham Chí. Xong xuôi, tôi sẽ rời Báo Quốc, ẩn xa ở nơi không ai biết đến để sống hết tuổi thừa. Báo Quốc chẳng phải do tôi sở hữu, tôi chẳng qua là khách tạm ngụ mà thôi!

Lòng người đều hư hết rồi! Kẻ cầm quyền cậy thế ngược đãi dân chúng, bóc lột mỡ màng của nhân dân để làm giàu cho người Tây Dương. [Nguyên nhân khiến họ có] cái tâm chẳng biết tạo lợi ích như thế nào, không có gì khác cả, chỉ là do lòng tự tư tự lợi nặng nề đến nỗi tự hại, hại người, đều cùng bị chết sạch hết! Gốc họa là do Trình - Châu đả phá, bài xích sự lý nhân quả ba đời, lục đạo luân hồi, cho là đức Phật dùng những điều ấy để gạt gẫm ngu phu ngu phụ tin thờ giáo lý của Ngài, chứ thật ra chẳng có những chuyện ấy. Bọn họ cho là con người sau khi chết đi, hình hài đã mục nát, thần hồn cũng phiêu tán, dẫu có chém - chặt - xay - giã sẽ thi thố vào đâu? Lại còn có ai để thác sanh nữa đây? Lời lẽ ấy mở toang đầu mối phóng túng không kiêng dè! Bọn họ chỉ biết dạy người tận hết tình nghĩa, trọn hết bổn phận, chánh tâm thành ý, nhưng lại hoàn toàn hủy diệt phương tiện thôi thúc con người chẳng thể không chánh tâm thành ý, trọn hết tình nghĩa, vẹn hết bổn phận. Những kẻ học [đạo Nho] đời sau phỏng theo, vâng giữ sự sai lầm ấy, muốn được tiếng “thuần Nho, chánh học”, đến nỗi pháp trị thân trị quốc đều trở thành cành nhánh, trọn chẳng có cội gốc! Đến khi gió Âu vừa thổi qua, bèn dốc hết sức tập tành theo, càng quá sức tệ hại!

Vì thế, hiện thời chuyện gì cũng đều là làm dối, ngay cả như bậc đạo học trong thời gần đây là ông Trương Phụng Trì, cha ông ta gian nan khốn khổ, dốc cạn sức suốt một hai năm để khắc An Sĩ Toàn Thư, mà ông ta không thèm nhắc đến một tiếng nào! Đấy là vì đã bị trúng độc “ăn nói cao xa” của lũ người [Lý Học] đời Tống. Phụng Trì là bậc quân tử chuyên dốc, thành thật, mà còn như thế, những phường tệ bạc, gian ngụy khác há còn đáng để nhắc đến nữa ư? Lòng người đã chết sạch rồi, đất nước làm sao tồn tại được? May mắn là vẫn còn có một câu Nam Mô A Di Đà Phật và Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, hãy nên sống chết vâng giữ lấy để chẳng đến nỗi đời sau chẳng được nghe đến danh tự trời đất, cha mẹ! Nếu chẳng quyết định cầu sanh Tây Phương thì đời sau sẽ trở thành cầm thú mang hình dáng con người vậy, than thở khôn nguôi! (ngày Rằm tháng Chín).

Kính xét: Huệ Lâm vâng giữ lời khuyên nhủ này. Cả nhà trai giới, kính tụng niệm thánh hiệu Quán Thế Âm suốt một ngày, rồi mới rút thăm trước đức Phật, rút liên tiếp ba lần, đều thấy nên ở lại Thành Đô, bèn bãi bỏ chuyện bàn định dời sang phương Đông.

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien7.htm
laitutran247
laitutran247

Tổng số bài gửi : 67
Age : 38
Location : 3181960
Registration date : 10/07/2008

http://www.dharmasite.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết