DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu

Go down

Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu Empty Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu

Bài gửi  laitutran247 Sat Feb 20, 2010 1:43 pm

244. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ hai mươi mốt)



Lá thư trước gởi bằng đường máy bay, vừa nhận được liền giao cho hai người bạn ngay. Hôm trước gởi một lá thư, chắc ông đã nhận được rồi. Những kẻ hoằng pháp hiện thời đều là kẻ chấp chặt theo chương trình, chẳng biết lẽ biến thông. Kinh Nhân Vương[41] cố nhiên có thể hộ quốc, nhưng nếu giảng giải [ý nghĩa kinh ấy] sẽ thật khó thể lãnh hội; mà cũng chẳng niệm được bao nhiêu. Nếu lấy phẩm Phổ Môn làm [phương tiện] cứu nước để giảng diễn thì đứa trẻ lên ba cũng biết niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, còn kinh Nhân Vương thì trong trăm ngàn người chỉ được một hai người [biết tụng niệm, lãnh hội ý nghĩa]. Hoằng pháp như thế chỉ được danh tiếng lớn lao là hoằng pháp, chứ khó được lợi ích bảo vệ đất nước thật sự, đáng than không chi bằng!

Pháp danh của Tư Nhân nên đặt là Tông Nghiêu, chữ Nghiêu (垚) này là chữ Nghiêu (堯) viết theo lối cổ, hoàn toàn là [do ba chữ] Thổ (土: đất) [ghép lại], mà cũng chẳng mất ý nghĩa Tông Nghiêu (đề cao, noi theo phẩm hạnh của vua Nghiêu). [Dùng] sự cao dày của ba chữ Thổ để tự khích lệ, trong là trọn hết hiếu đễ, ngoài là thực hành nhân từ, lại còn dùng Phật pháp để nương về, ắt sẽ có thể làm khuôn mẫu cho cõi đời, may mắn chi hơn? Hãy nên khéo dạy dỗ nó, đừng bắt chước con người hiện thời tự hãm con cái trong biển tội. Những kẻ ấy [tưởng cưng chiều như thế] mới là ta yêu thương con cái, yêu con mà còn quá giết con, đến nỗi chúng đua nhau dấy lên giết cha, giết mẹ, đó đều là vì cha mẹ chúng chẳng biết chỉ dạy mà ra!

Ông là người trông nom Thành Đô, từ nay hãy nên thật sự mong muốn lợi người, đừng chấp chết cứng những quy củ đã định. Như hai lần trước ông tổ chức pháp hội cứu quốc, Quang khôn ngăn đau lòng: Bỏ đơn giản để cầu lấy rườm rà, bỏ dễ dàng cầu lấy khó khăn, bỏ chuyện chẳng tốn kém để làm chuyện hao phí lớn lao, rốt cuộc người đến tụng niệm trong pháp hội chỉ lèo tèo, chẳng phải là tạo lợi ích nhỏ nhoi bé tẹo hay không? Năm nay có một cô bé chín tuổi bị bệnh do oán nghiệp hơn cả năm, thuốc Tàu, thuốc Tây đều chẳng thấy công hiệu gì; Quang dạy cô bé niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, uống nước Đại Bi và [dùng nước Đại Bi] để rửa chỗ đau, hơn một tuần liền khỏi bệnh. Một bé trai mười một tuổi cũng giống như thế. Làm Phật sự trong thời tai nạn cấp bách lớn lao thì càng giản tiện càng hữu ích. Vì thế, mới nói “lành bệnh chẳng cần phải dùng nhiều thuốc đến nỗi phải dùng lừa, lạc đà để chở, để cứu ngặt mà vẫn cần đến toa thuốc phải tìm các dược liệu ngoài biển cả”. Ông có biết hay chăng? (viết dưới đèn vào ngày Mười Một tháng Mười Một)



245. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ hai mươi hai)



Hôm qua nhận được bài văn Phổ Cáo (thưa bày rộng khắp) của ông, từ lẫn lý đều châu đáo, điều đáng tiếc là chẳng biết sự vụ. Đang trong lúc đại kiếp đối đầu này, chỉ dựa vào một vị Tăng người Ấn Độ, mấy trăm vị hòa thượng, tụng Lăng Nghiêm, Đại Bi mà có thể ngưng dứt được đại kiếp hay sao? Sao không phổ cáo cả thành, cả ấp, cả phủ, cả nước, trọn hết thảy mọi người hằng ngày thường chí thành niệm Quán Thế Âm Bồ Tát để tiêu diệt đại kiếp này? Dùng tấm lòng khẩn thiết chí thành để soạn một bài văn trong sáng, rõ ràng, buồn khóc ứa lệ, khẩn khoản bảo ban. Ai nấy đều có tâm, ắt mọi người sẽ cùng nhau phát khởi, xoay vần khuyên bảo lẫn nhau thì tiếng niệm Quán Âm và niệm Phật sẽ vang dội hư không. Dẫu chẳng thể diệt được [đại kiếp, thì tai ương] cũng sẽ chẳng đến nỗi quá đáng!

Mười mấy năm trước đây, một vị cư sĩ ở Xuyên Trung đề xướng trì chú Lăng Nghiêm để cứu quốc dứt tai họa. Ông ta vì những người chẳng thể niệm chú mà in chú [Lăng Nghiêm] thành một quyển sách nhỏ, bảo họ đeo trên thân, treo trên đầu cửa, thờ ở trong nhà, tốn kém cũng khá bộn; chẳng biết dạy hết thảy mọi người niệm Quán Thế Âm sẽ chẳng cần phải tốn tiền mà hết thảy già - trẻ - trai - gái đều gieo thiện căn không chi lớn bằng! Ông ta gởi chương trình ấy và một quyển chú nhỏ đến Phổ Đà, lúc ấy đã cận ngày rồi, dẫu viết thư gởi đi ngay vẫn chẳng kịp, Quang chỉ than thở, cảm thương mà thôi, chẳng gởi thư cho ông ta nữa!

Năm nay, Xuyên Trung lại lập ra hội ấy (hoặc là trong năm ngoái, tôi không nhớ rõ), lại noi theo thể lệ trước đây; lần này chẳng biết do ai đề xướng mà cũng chẳng phải do hội ấy gởi thư ra. Vì thế cũng chỉ đành cười khan mà thôi! Lời ông nói [trong thư] hôm qua cũng vẫn chưa thấy được điều này. Đấy chính là bỏ chuyện giản tiện ai cũng có thể làm được để chỉ mong một vị Tăng Ấn Độ và hơn năm trăm vị hòa thượng tiêu trừ đại kiếp này. Không phải là tôi nói vị Tăng Ấn Độ và chư vị hòa thượng chẳng thể tiêu trừ [đại kiếp] được mà là [than thở] sao ông nỡ làm cho hết thảy những người đang hứng chịu tai nạn chẳng được gieo thiện căn sâu đậm? Do vậy người làm chuyện lớn mà chẳng tính đến những điều nhỏ nhặt, rốt cuộc sẽ hết sức bày vẽ phô trương, chẳng hề chú ý đến chuyện thành thật thực hiện rộng khắp.

Quang một mực chẳng ưa lắm chuyện, trong Một Lá Thư Trả Lời Khắp đã chỉ rõ từng điều. Muốn diệt đại kiếp, sao không chọn lấy một điều [đã được đề nghị trong lá thư ấy], khuyên khắp hết thảy những người cùng hàng đều niệm Quán Thế Âm vậy? Ngoại trừ những kẻ chẳng phát tâm ra, dẫu là đứa trẻ lên ba cũng niệm Quán Âm được! Niệm chú Lăng Nghiêm thì trong vạn người chỉ một hai người niệm được mà thôi![42] Niệm Quán Âm chẳng tốn công mảy may, cũng chẳng phải tốn kém gì, còn niệm Lăng Nghiêm thì chẳng tốn đến mấy ngàn đồng sẽ chẳng thể xong việc được! Người bề trên của dân làm chuyện gì cũng phải lo toan đến điều này thì tuy là cùng làm chuyện giống nhau mà lợi ích thật sự lại khác biệt vời vợi! (ngày Mười Bốn tháng Mười Một)

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien7.htm
laitutran247
laitutran247

Tổng số bài gửi : 67
Age : 38
Location : 3181960
Registration date : 10/07/2008

http://www.dharmasite.net/

Về Đầu Trang Go down

Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu Empty Re: Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu

Bài gửi  laitutran247 Sat Feb 20, 2010 1:53 pm

Chuyên nói đến cảnh giới do chính mình đạt được khiến kẻ sơ cơ lầm lạc

246. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ hai mươi ba)



Ông không dư dả lắm, sao lại gởi tiền cho Quang? Vào mùa Xuân đã từ Trùng Khánh gởi món tiền năm mươi đồng tới Hoằng Hóa Xã, người chuyển tiền chẳng hề nói rõ, Hoằng Hóa Xã cũng chẳng đi hỏi, liền gởi thư sang Trùng Khánh, hơn một tháng cũng chưa thấy thư gởi đến. Về sau, qua thư của sư Đức Sâm, hỏi Hoằng Hóa Xã mới biết tiền đã gởi đến hơn một tháng rồi. Gởi vật gì đi đường xa, cần phải ghi chú rõ ràng.

Bộ Trung Quốc Chánh Giáo Lược Nghĩa ông mới gởi gần đây rất hay, nhưng muốn làm theo pháp tắc của bậc thánh hiền thuở xưa thì trước hết phải chỉ rõ cái họa [Tống Nho toan tính] bảo vệ đạo mà làm hại đạo trong đời sau. Giống như chữa bệnh, chẳng trừ chất tà độc mà liền bồi bổ ngay, sẽ đâm ra trở thành họa hại! Đang trong lúc đại kiếp đối đầu này, muốn mưu tính bình trị, yên ổn cho thiên hạ đời sau mà vẫn úy kỵ, chẳng dám nói đến điều tệ của bậc tiên triết[43], thì nếu bậc tiên triết biết được sẽ đau đớn khóc ròng, tiếng rền cả đại thiên! Quang một mực chấp nhận lý, chẳng nể tình. Đang trong thời buổi này, vẫn chẳng dám chỉ ra bài xích nhân quả luân hồi là sai trái mà toan khôi phục [đường lối giữ cho nước nhà] bình yên tột bậc của cổ thánh thì sẽ thành “muốn sang đất Việt, lại xoay càng xe về phía Bắc”[44], Quang trọn chẳng cho là đúng! (ngày Hai Mươi Ba tháng Năm)



247. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ hai mươi bốn)



Hai lần gởi thư theo đường tàu [Quang đều nhận được], nhưng vì bận bịu với việc của người khác nên chẳng thể trả lời liền! Công khóa ông đã lập chẳng có điều gì không nên. Ngay hôm sau bữa nhận được thư của ông gởi đến lần thứ hai bằng đường tàu, tôi đã gởi bài huấn từ tại trường nữ sinh và thư của ông cho Nhiếp Vân Đài rồi, đừng lo.

Đạo lý của Mật Tông chẳng thể nghĩ bàn, nhưng người truyền Mật Tông, kẻ học Mật Tông hiện thời ai nấy đều coi trọng thần thông, chẳng khỏi đánh mất ý chỉ căn bản! Người truyền còn chưa có thần thông thật sự, kẻ học có ai thật sự đắc thần thông? Nặc Na đến chùa Thái Bình ở Thượng Hải giảng Mật Tông cũng chú trọng vãng sanh Tây Phương, nhưng trì A Di Đà Trường Thọ Đà La Ni, hễ mở được đỉnh thóp[45] bèn có thể tùy ý trường thọ hoặc vãng sanh ngay. Lời lẽ ấy há nên nhất loạt [áp dụng cho mọi người được]. Đừng nói là ông với tôi chẳng thể, ngay cả Nặc Na cũng chẳng thể tùy ý vãng sanh! Một đệ tử đem chuyện này hỏi Quang, Quang đáp: “Sự lý này đích xác là có, nhưng chẳng thể nói là ai cũng đều có thể [tùy ý] vãng sanh được! Cần biết rằng tông chỉ trọng yếu của Mật Tông là Tam Nghiệp Tương Ứng!” Nếu tam nghiệp tương ứng đã lâu, sẽ có thể thuận theo lòng mong muốn. Kẻ chưa đạt đến mức tâm không, mà lại lầm lạc mong muốn đạt được [cảnh giới ấy], chắc sẽ bị ma dựa! Trong Mật Tông, điều này rất quan trọng! (ngày Hai Mươi Tám tháng Chín)



248. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ hai mươi lăm)



Đang trong thuở thời cuộc nguy hiểm này, ông chỉ chuộng giữ cảnh yên lặng; nếu vạn phần chẳng thể giữ được lại trốn đi xa! Nếu coi thường rồi vọng động, hễ rời khỏi nhà thì một nửa gia nghiệp đã thuộc về người khác! Muốn quay về để chỉnh đốn hòng được như cũ, sẽ khó như lên trời! Ông nói đến chuyện vị Tăng ở Xuyên Trung nghe mạch niệm Phật[46] thì trong năm Dân Quốc 17 (1928), đồ đệ ông ta đã đem văn và kệ do thầy mình viết đến chùa Thái Bình, cậy Quang sửa chữa hòng lưu thông, lại cậy Quang viết lời tựa. Quang đọc xong, bảo: “Thầy ông quả thật có sở ngộ, nhưng do không hiểu rõ tông chỉ của Thiền và Tịnh, coi Thiền là Tịnh, tưởng Tịnh là Thiền, khiến cho người niệm Phật chẳng dốc sức nơi tín nguyện mà dốc sức nơi tham cứu. Dẫu có sở ngộ, nhưng vì không có tín nguyện, sẽ chẳng thể cậy vào Phật lực vãng sanh Tây Phương. Do chưa đoạn Hoặc nên chẳng thể cậy vào tự lực để liễu sanh thoát tử. Ông muốn lưu thông, tôi chẳng dám đả phá. Ông hãy tự làm đi, tôi cũng chẳng dám sửa chữa, gọt giũa, cũng chẳng viết lời tựa. Ông in ra cũng không cần gởi cho tôi. Tôi cũng chẳng chịu biếu tặng sách giùm cho ông”. Người ấy liền bỏ đi, bảo Đại Trung Thư Cục in ra mấy ngàn cuốn. Chẳng nhớ tên đặt trước khi in là gì, ông chủ Đại Trung Thư Cục gởi cho Quang hai cuốn, thấy tựa đề là Thiền Tịnh Ngôn Hạnh Lục. Quá nửa cuốn sách là kệ, tợ hồ có đạo lý, nhưng đều là tông chỉ lẫn lộn, cũng có thể khiến cho người vô tri gieo thiện căn mà cũng có thể khiến cho người thật sự tu Tịnh Độ vứt bỏ tín nguyện. Loại sách ấy Quang chẳng chịu can dự vào.

Ở Xuyên Trung thường xuất hiện những kẻ kỳ lạ! Có người họ Lưu nọ quy y với pháp sư Bảo Nhất, trong am của sư Bảo Nhất có hai vị nữ cư sĩ người Hồ Nam. Họ Lưu ngụy tạo cuốn Tự Tri Lục đem in thạch bản bao nhiêu đó cuốn để tặng cho người khác, chuyên môn đem cảnh giới chứng đắc chẳng thể nghĩ bàn của bậc đại Bồ Tát gán ghép thành cảnh giới từng trải của hai phụ nữ ấy. Ý người ấy muốn do đây sẽ nâng cao tiếng tăm, giá trị của thầy mình, sư Bảo Nhất cũng phê vào đầu sách chấp thuận lưu thông. Có ông Đinh X… gởi sách ấy cho Quang, cậy Quang phê bình cặn kẽ, viết lời tựa. Quang đọc xong, nói: “Muôn phần chớ nên lưu thông sách này. Tuy không phải là lời lẽ ngoại đạo, nhưng chuyên nói đến cảnh giới do chính mình đạt được, trọn chẳng nói dụng công như thế nào. Kẻ sơ tâm hễ đọc tới đều mong mỏi cảnh giới ấy, ắt sẽ bị ma dựa! Các bà ấy đã đạt cảnh giới như vậy, sao chẳng biết sẽ gây lầm lạc cho người khác ư? Xin hãy đốt sạch đi, đừng tặng cho người khác!”

Thời cuộc hiện thời nguy hiểm, chẳng cần phải chú trọng chuyên tổ chức Quán Âm Thất. Cố nhiên không phải là chẳng nên đả thất, nhưng hãy làm cho già - trẻ - trai - gái ở Thành Đô hằng ngày thường niệm thánh hiệu Quán Âm để mong được ngầm gia bị, ngõ hầu tiêu diệt được ngọn lửa thổ phỉ. Đề xướng vào lúc này, ắt người ta tin theo. Nếu mọi người đều vì sợ chết mà chịu niệm thì sẽ có hiệu quả lớn lao. Nếu chỉ chú trọng đả thất, thì chỉ có một số ít người làm được. Nếu bảo nhân dân ai nấy thường niệm thì lợi ích lớn lắm! Những kẻ chẳng biết thời thế, hở ra là noi theo lối cổ, chẳng biết theo thời thế mà chế định điều gì nên làm, tùy phần, tùy sức lập cách, cho nên tốn sức nhiều mà đạt được lợi ích ít ỏi! (ngày Mười Sáu tháng Chín)

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien7.htm
laitutran247
laitutran247

Tổng số bài gửi : 67
Age : 38
Location : 3181960
Registration date : 10/07/2008

http://www.dharmasite.net/

Về Đầu Trang Go down

Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu Empty Re: Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu

Bài gửi  laitutran247 Sat Feb 20, 2010 2:37 pm

Học Phật trong đời Mạt là biết nhân quả và tu Tịnh Độ

255. Thư trả lời cư sĩ Quách Hán Nho (thư thứ hai)

Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu 4b7067ff_74419c76_user3_pic39_1257551575_resize

Đề xướng Phật học, hãy nên lấy “giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành” làm gốc. Làm được như thế thì pháp thế gian lẫn pháp xuất thế đều chẳng trái nghịch. Nếu không, đối với Danh Giáo còn là tội nhân, nào kham học Phật để mong liễu sanh thoát tử ư? “Đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện”; đấy chính là giới đại lược trong giới kinh nhà Phật. Văn Xương Âm Chất Văn trích dẫn câu này; người ta chỉ biết Âm Chất Văn có câu này, chẳng biết lai lịch của nó sâu xa như thế! Điều phải nên chú trọng của người học Phật trong đời Mạt là biết nhân quả và tu Tịnh Độ. Bởi lẽ, biết nhân quả sẽ chẳng dám lừa mình, dối người, làm chuyện thương thiên, hại lý, tổn người, lợi mình!

Tu Tịnh Độ thì tuy là phàm phu đầy dẫy triền phược vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh Tây Phương. Các pháp môn khác đều phải đoạn hết sạch phiền não (tức Kiến Hoặc và Tư Hoặc trong tam giới) mới có thể liễu sanh thoát tử. Nếu không, dù đại triệt đại ngộ, có đại trí huệ, đại biện tài, hiểu được quá khứ, vị lai, muốn đi liền đi, muốn tới liền tới, vẫn chẳng thể liễu được, huống là kẻ đầy dẫy phiền não ư? Giảng Tịnh Độ thì phải nói cặn kẽ đạo lý: “Tịnh Độ là pháp môn đặc biệt trong Phật pháp, là đạo để hạ phàm lẫn thượng thánh cùng tu. Chúng sanh đời Mạt chẳng biết chẳng tu pháp này thì chỉ gieo được thiện căn trong đời vị lai, trọn khó thể thoát luân hồi trong đời này” v.v…

Kinh Địa Tạng nói nhân quả khá rõ ràng, rộng rãi; chú giải kinh ấy chỉ có sách Khoa Chú[2] là đáng xem. Dương Châu Tàng Kinh Viện có khắc sách Địa Tạng Khai Mông[3], chẳng đáng xem! Bởi lẽ, nguyên bản đã không hay lắm, lại bị kẻ không thông hiểu sửa chữa nên càng kém hay hơn! Mười mấy năm trước có người tặng bản chú giải kinh ấy cho Quang, Quang bảo kẻ ấy hãy cầm đi vì Quang chẳng dám tặng lại cho người khác. Nay gởi cho ông cuốn Khoa Chú do Quang còn giữ được, bản này chú giải rất rõ ràng, tường tận. Do chưa đủ để xếp thành một bưu kiện, nên đem bản chú giải Hiếu Kinh do một đệ tử đã tặng cho Quang bỏ thêm vào. Người này học rộng nhưng ham danh, vì thế khi chú giải đã chú trọng diễn giảng cho thật rộng; nhưng dùng sách ấy để làm tài liệu tham khảo thì cũng chẳng phải là vô ích. Còn kèm thêm hai cuốn Tịnh Độ Ngũ Kinh, nếu đọc kỹ hai lời Tựa và lời Bạt của Quang in ở đầu sách và cuối sách thì đề xướng Phật học sẽ chẳng đến nỗi bỏ pháp môn cậy vào Phật lực, đề cao pháp môn cậy vào tự lực vậy!

Lại gởi cho ông một gói Vô Lượng Thọ Kinh Tụng; bài tụng ấy tuy chưa thể hiển lộ triệt để ý nghĩa của kinh, nhưng có thể làm trợ duyên cho kẻ sơ cơ. Thiền sư Đạo Xước[4] đời Tùy suốt đời chuyên hoằng truyền Tịnh Độ, giảng ba kinh Tịnh Độ gần hai trăm lượt, đủ biết trong một năm Ngài giảng bốn năm lượt; chẳng nề hà trùng lặp, chỉ mong ai nấy đều hiểu rõ. Người đời nay ắt chẳng chịu giảng trùng lặp nhiều lần như thế. Cổ nhân lấy lợi người làm gốc, người đời nay lấy cầu danh làm gốc. Nếu chuyên giảng Tịnh Độ, chắc người ta sẽ coi thường. Vì thế, chẳng chịu chuyên tinh dốc sức nơi một pháp! (ngày mồng Năm tháng Sáu)



256. Thư trả lời cư sĩ Thời Nhược



Trước kia, Lận Bá Thao nói ông muốn thỉnh năm mươi bộ Quán Âm Tụng; do vậy, tôi bảo Trung Hoa Thư Cục thay mặt tôi gởi cho ông tám gói, tức là năm mươi sáu bộ. Sau đấy, do đường bưu điện không thông, hoặc sách bị trở ngại [vì nhà in] không giao ra, hoặc bị chậm trễ giữa đường, nay chắc ông đã nhận được rồi. Ba bốn ngày hôm trước, [Lận] Bá Thao tới đây, giao món tiền ba mươi mấy đồng – trong chốc lát tôi không nhớ rõ, sợ là ba mươi sáu đồng – nói hai mươi đồng dùng để thỉnh Quán Âm Tụng. Cứ một trăm bộ Quán Âm Tụng là ba mươi bốn đồng. Mỗi gói sách đều được thư cục gởi bảo đảm, như vậy thì [tốn thêm] hai cắc để ngừa trường hợp người giao sách làm ăn cẩu thả, không gởi bảo đảm thì không xong! Hết sạch hai mươi đồng rồi.

Hôm nay gởi cho ông Văn Sao, An Sĩ Toàn Thư, Thọ Khang Bảo Giám, Học Phật Thiển Thuyết, Di Đà Kinh Bạch Thoại Giải, Khuê Phạm, Cảm Ứng Thiên Trực Giảng v.v… Tổng cộng mười ba gói, cũng chẳng cần phải tính tiền là bao nhiêu. Do Quang thấy người đất Tần suốt mấy năm qua do đường bưu điện bị cách trở chẳng thể gởi sách để người quê tôi được nghe Phật pháp, thật là một điều áy náy lớn lao! Gia Ngôn Lục đã hết, vì thế chỉ gởi được một hai cuốn; đợi đến lần in thứ hai vào tháng Mười Một hoặc lần in thứ ba vào tháng Chạp sẽ gởi thêm mấy gói nữa.

Năm ngoái, ông đã cậy [Lận] Bá Thao chuyển thư xin quy y, [thư ấy tôi] chưa nhận được; nay viết bổ sung pháp danh là Huệ Thái. Ấy là vì hễ thời gian thuận tiện, xuông xẻ thì là điềm tốt lành. “Thái” là nghiệp tiêu trí rạng, chướng tận, phước dầy. Phàm muốn học Phật, ắt phải học thành bậc hiền thiện trước đã. Nếu chẳng giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì vẫn là tội nhân trong thế gian! Ví như kẻ ghẻ chốc, lở lói, làm sao hầu hạ Thiên Đế cho được? Vì vậy, trước hết phải lập nền tảng từ luân thường để làm cái gốc học Phật. Xin hãy đọc kỹ Văn Sao, Gia Ngôn Lục thì hết thảy những cách tự lợi, lợi người sẽ đều có thể biết rõ!

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien8.htm
laitutran247
laitutran247

Tổng số bài gửi : 67
Age : 38
Location : 3181960
Registration date : 10/07/2008

http://www.dharmasite.net/

Về Đầu Trang Go down

Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu Empty Re: Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu

Bài gửi  laitutran247 Sat Feb 20, 2010 2:57 pm

Chuyển nỗi niềm sầu oán ấy thành [nỗi niềm tha thiết] niệm Phật

257. Thư trả lời cư sĩ Lương Huệ Đống


Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu 4b7067ff_74419c76_user3_pic39_1257551575_resize

Quang nay đã già cả, tinh thần chẳng đủ, lại còn ba bộ Sơn Chí phải cấp bách sửa chữa không thể trì hoãn được, nên đã sớm cự tuyệt hết thảy. Do ông có lòng Thành nên viết đại lược cho ông mấy câu. Đặt pháp danh cho em trai ông và Hà Ánh Tây. Lương Trụ pháp danh là Huệ Trụ, Hà Ánh Tây pháp danh là Huệ Tây, nghĩa là lập chí dốc lòng tu trì pháp môn Tịnh Độ tự lợi, lợi tha, giống như trụ chống trời, như vầng trăng sáng ngời trời Tây vậy. Những điều khác đã nói tường tận trong Một Lá Thư Trả Lời Khắp. Từ nay về sau đừng gởi thư tới nữa, có gởi cũng không trả lời (ngày Hai Mươi Lăm tháng Bảy).



258. Thư trả lời cư sĩ Trương Thự Tiêu (thư thứ nhất)



Xem bài thơ bà đã làm, thanh điệu, ý tưởng quả thật chẳng kém cổ nhân, nhưng chỉ là thơ của thi nhân, nỗi niềm tình tự sầu oán, tợ hồ mang hơi hướng của kẻ trọn chưa hề nghe đạo! Nếu [Quang] đề tựa cho [tập thơ] của bà, sẽ trở thành cùng một loại nhân vật như bà.đã có huệ căn ấy, nỡ nào để nó bị tiêu diệt, mòn mỏi bởi bi oán? Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh. Ta đã có Phật tánh, lại mặc kệ cho phiền não che lấp, trải bao kiếp chẳng tỏ lộ được ư? Hãy nên chuyển nỗi niềm sầu oán ấy thành [nỗi niềm tha thiết] niệm Phật, thì sống sẽ dự vào bậc thánh bậc hiền, khi mất sẽ dự vào Liên Trì hải hội. Nếu thật sự có túc căn sẽ chẳng phụ lời quở trách này của lão tăng!



259. Thư trả lời cư sĩ Trương Thự Tiêu (thư thứ hai)



Nhận được thư, khôn ngăn mừng vui, an ủi. Chỉ vì gặp đúng dịp [thiện tín xa gần] lên núi [Phổ Đà] dâng hương, công việc bận bịu, đành chịu lỗi chẳng thể trả lời ngay. Nói chung, người thông minh đa phần đều kiêu ngạo, tự cho mình là đúng, chẳng chịu nghe người khác quở trách. Quang thẹn mình thiếu học vấn, đạo đức, chẳng thể tạo ích lợi mảy may gì cho cõi đời; do vậy chỉ mang ý nguyện “làm hòn đá nơi núi khác”, tôi muốn giống như hòn đá mài thô ráp [để mài giũa] vàng ròng tươi đẹp khiến cho [vàng ấy được] trở thành vật báu trong cõi đời. Do vậy, ba lần gặp gỡ, chẳng hề dùng lời khen ngợi để khích lệ bà, chẳng dùng tình cảm thông thường của người đời [để khuyên nhủ], mà chuyên dùng Phật pháp để chỉ dạy. [Lời lẽ trong] thư và lời lẽ trong ba lượt [gặp mặt] đều quở trách khá gay gắt, ngỡ từ nay ắt bà trọn chẳng thèm hỏi tới nữa. Nhưng qua những điều giãi bày trong thư [cho thấy] bà sanh lòng khá cảm kích. Đủ thấy bà là người có túc căn sâu xa, thấy lý rõ ràng, chẳng tự cho mình là đúng, chịu nghe lời tốt lành!

Nếu tận tình buông xuống được tập khí của hạng người có tài năng và thói hư huyễn của Âu Tây, giữ vẹn bổn phận, coi trọng luân thường, tận tụy thực hiện chuyện giáo dục trong gia đình, để hết thảy hàng phụ nữ được ngưỡng vọng khuôn mẫu tốt đẹp. Lại còn sanh lòng tin, phát nguyện, tự tu Tịnh nghiệp, tự hành, dạy người, ngõ hầu cùng được giải thoát, trở thành bậc mẫu nghi nơi khuê các, là bậc thầy gương mẫu cho nữ giới, thì nước ta được hưng thịnh sẽ là điều chắc chắn. Nhưng lời lẽ của văn nhân phần nhiều là phù phiếm hời hợt; nếu có thể chân thật làm đúng như những điều đã nói trong sách, trong thơ thì những điều Quang kỳ vọng trên đây nhất định sẽ được trở thành sự thật.

“Ham cao, chuộng xa, thấy lạ, nghĩ khác” chính là căn bệnh chung của văn nhân lẫn người học đạo hời hợt, phù phiếm! Cần biết rằng: “Đạo của Nghiêu - Thuấn chỉ là hiếu - đễ mà thôi. Đạo của Như Lai chỉ là Giới - Định - Huệ mà thôi!” Dẫu cho vạn thánh, muôn Phật nối tiếp nhau xuất hiện trong cõi đời cũng chẳng thể thay đổi chương trình một tí ti nào! Hiểu rõ điều này, sẽ tự biết những kẻ thấy lạ nghĩ khác đều do trong tâm không có chủ ý, chẳng phải là hạng pháp khí có thể tiếp nhận đạo mà ra! Trong Phật pháp có vô lượng pháp môn. Nếu muốn cậy vào tự lực thì để đạt được chỗ chỉ quy nơi Thiền, Giáo, Luật hay Mật còn chẳng phải là dễ dàng, huống là do những pháp ấy mà sẽ chứng Vô Sanh để liễu sanh tử ư?

Pháp môn Tịnh Độ chính là pháp môn thẳng tắt nhất, viên đốn nhất, đơn giản nhất, dễ dàng nhất, huyền diệu nhất để làm cho khắp hết thảy thánh - phàm cùng được vãng sanh Tây Phương, liễu sanh thoát tử ngay trong đời này. Nếu chẳng gai mắt vì văn tự của Văn Sao, xin hãy đọc kỹ, thực hành theo. Rồi sau đấy mới đọc các trước thuật về Tịnh Độ của cổ đức thì thế sẽ như chẻ tre, như nước từ nguồn thuận giòng đổ xuống. Ý nghĩa lời thơ của bà thật hay, nhưng muốn khỏi bị chê bai là nói thêu dệt thì cần phải thực hành những sự ấy. Nếu không, nào phải chỉ là nói thêu dệt, mà còn là nói dối, nói đùa bỡn, nói gạt Tam Bảo! Hơn bốn mươi năm Quang chẳng làm thơ nên chẳng thể họa thơ được!



260. Thư trả lời cư sĩ Trương Thự Tiêu (thư thứ ba)



Nhận được thư, biết lá thư lần trước vẫn chưa [khiến bà] chán ghét [Quang]. Thư lần này, trừ những lời khen ngợi Bất Huệ quá lố ra, đều là những lời thật tình. Một hơi thở ra không hít vào được sẽ liền thuộc vào đời sau. Lúc ấy dẫu “tài cao tám đấu, học giàu năm xe”[5] cũng vô ích! Nếu chẳng sớm tu trì Tịnh nghiệp cho kịp, đợi tới lúc ấy mới biết sống uổng cuộc đời này, uổng đem thiện căn đã gieo trong đời trước phí sạch vào những thứ văn tự sáo rỗng, chẳng đáng buồn ư? Pháp môn Tịnh Độ quý nơi thật hành. Nay đã biết [như vậy], hãy nên tùy phần tùy lực mà hành thì mới có lợi ích thật sự.

Nếu chỉ nghiên cứu, chẳng chịu trì thánh hiệu Phật, để mong gần là tiêu trừ nghiệp chướng, tăng phước huệ, xa là thoát tam giới để lên chín phẩm sen, thì vẫn là tập khí của văn nhân. Có tập khí ấy mà muốn đạt được lợi ích chân thật là “liễu sanh tử, chứng Vô Sanh” sẽ thật khó khăn muôn vàn! Nếu có thể phát đại Bồ Đề tâm, trong lúc rảnh rỗi việc công, chuyện tư, thật hành hạnh chất phác niệm Phật của ngu phu, ngu phụ, thì [những chuyện như] “trong tương lai sẽ là bậc mẫu nghi chốn khuê các, là bậc thầy gương mẫu cho nữ giới và dự hội Liên Trì, đích thân được đức Phật thọ ký” đều có thể đạt được. Xin hãy dốc hết sức nơi thân để thực hiện chẳng bê trễ [những hạnh ấy], chẳng dám cố ý làm trò đùa bỡn kẻo mắc tội với Tam Bảo. Thường nhớ chẳng quên [những điều như thế] thì may mắn lắm thay! Từ nay về sau đừng gởi thư đến nữa; ước chừng sau một tháng rưỡi nữa Quang sẽ sang Thượng Hải.

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien8.htm
laitutran247
laitutran247

Tổng số bài gửi : 67
Age : 38
Location : 3181960
Registration date : 10/07/2008

http://www.dharmasite.net/

Về Đầu Trang Go down

Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu Empty Re: Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu

Bài gửi  laitutran247 Sat Feb 20, 2010 3:35 pm

265. Thư trả lời cư sĩ Trương Thự Tiêu (thư thứ tám)



Bao nhiêu kẻ thông minh trong thế gian đều bị lầm lạc bởi “chi, hồ, giả, dã”[8], suốt đời chẳng được lợi ích thật sự. Cư sĩ kiếp trước đã gieo huệ căn, thật là khó được; nhưng do lắm tri nhiều kiến, đâm ra thành chướng ngại! Đã tin pháp môn Tịnh Độ, sao chẳng chết lòng tu tập pháp này mà lại tu những pháp Quán “xoay trở lại nghe nơi tánh Nghe, đếm hơi thở, duy thức” v.v… Các pháp ấy đều là pháp môn Đại Thừa, nhưng đều thuộc về tự lực, chẳng thể sánh bàn với lợi ích của pháp môn cậy vào Phật lực được! Nay đã phát tâm niệm Phật, hãy nên lấy “tâm tương ứng với Phật, lúc sống đạt được nhất tâm bất loạn, khi báo thân đã tận liền lên Thượng Phẩm cõi Cực Lạc” làm chí hướng, sự nghiệp, chẳng cần phải cầu đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh.

Tông môn chú trọng khai ngộ, Tịnh tông chú trọng vãng sanh. Kẻ khai ngộ mà chẳng được vãng sanh trong trăm người có đến chín mươi kẻ. Người vãng sanh mà chẳng khai ngộ thì trong vạn người chẳng có một ai. Chẳng hiểu đúng nghĩa này, chắc sẽ đến nỗi do cầu khai ngộ mà đâm ra chẳng chú trọng vãng sanh, lầm lẫn lớn lắm! Nay tu pháp môn Niệm Phật, hãy nên theo như Đại Thế Chí Bồ Tát đã dạy, lòng Thành như con nhớ mẹ, tu thật hạnh “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”. Nếu chết sạch được cái lòng mong ngóng thì nhất tâm bất loạn, Niệm Phật tam-muội sẽ liền có thể đạt được. Niệm Phật tam-muội là vua trong các tam-muội, đừng coi là dễ dàng! Dẫu chẳng đạt được ngay, vẫn chẳng cách xa cho lắm. Nhiếp trọn sáu căn là cách niệm Phật hay nhất. Lúc niệm, bất luận niệm ra tiếng hay niệm thầm, hãy thường nên lắng tai nghe kỹ. Điều này chính là gộp cả hai nghĩa “xoay cái Niệm để niệm nơi tự tánh” và “xoay cái Nghe lại để nghe nơi tự tánh” để cùng tu.

Xoay tánh Nghe chỉ thuộc về tự lực, xoay cái Niệm kiêm thêm Phật lực, lợi ích lớn lắm. Tâm niệm thuộc Ý, miệng niệm thuộc Thiệt, tai nghe thuộc Nhĩ, mí mắt rủ xuống chỉ thấy chót mũi, thì hai căn Nhãn và Tỵ cũng được nhiếp. Ngũ căn đã cùng gom vào một câu Phật hiệu, lẽ đâu Thân căn chẳng cung kính, nghiêm túc ư? Vì thế, biết “nhiếp trọn sáu căn” được thực hiện nơi Nghe. Nhiếp trọn được sáu căn thì tâm thức ngưng lặng, chẳng chao động, tán loạn nên gọi là “tịnh niệm” bởi lẽ sáu căn đã nhiếp, những niệm tạp vọng v.v… ngầm tiêu. Lại có thể thường giữ cho tịnh niệm liên tục chẳng bị gián đoạn thì sẽ liền đắc Niệm Phật tam-muội. Vì thế, [ngài Đại Thế Chí] nói tiếp: “Đắc tam-ma-địa, ấy là bậc nhất”. Đấy chính là giáo hóa của Đại Thế Chí Bồ Tát dành cho hết thảy chúng sanh trong chín pháp giới, thật sự thích hợp khắp ba căn, chỉ có lợi ích, không có tệ hại. Nếu chịu y theo đó để tu, ắt sẽ đạt được lợi ích như Quán Hạnh, Tương Tự[9] v.v…



266. Thư trả lời cư sĩ Biên Vô (thư thứ nhất)



Thư nhận được đầy đủ. Trong năm ngoái, Quang đã đem [tình hình của] Thảo Am (hoặc gọi là chùa) Quảng Tế thuộc Ngũ Đài Sơn trình lên Chủ Tịch tỉnh Sơn Tây hiện thời là Triệu Thứ Lũng (tên là Tải Văn): Các chùa trên núi và con cháu chùa Bích Sơn mưu mô với nhau, cũng như Khu Trưởng, Huyện Trưởng Ngũ Đài Sơn đều cùng cấu kết với bọn họ, muốn đuổi Tăng nhân thuộc thảo am Quảng Tế xuống núi để bọn họ (tức con cháu chùa Bích Sơn) thuận tiện uống rượu, ăn thịt, chẳng bị ai thấy! Do Tăng chúng thuộc thảo am Quảng Tế đều là những người tu trì lâu năm; so sánh giữa đôi bên, chính họ tự cảm thấy rất khó nể tình, mà họ (tức con cháu chùa Bích Sơn) cũng chẳng chịu sửa đổi, đến nỗi trở thành vu báng, bảo là “Tăng chúng thuộc thảo am xấu xa gấp mười tăng chúng trong núi!” Do Khu Trưởng, Huyện Trưởng nhận hối lộ [bao che cho họ], đến nỗi Diêm Tích Sơn, Triệu Tải Văn cũng tưởng là thật, tình thế rất nguy! Ông Hồ Tử Hốt ở trên núi cũng đành bó tay, bèn cùng với Hòa Thượng Quảng Huệ đến gặp Quang, đem sự thật nói rõ từng điều. Quang bảo đại chúng thuộc Thảo Am niệm Văn Thù Bồ Tát sẽ có cảm ứng.

Lâm Dật thuộc Sơ Đài đến chùa Báo Quốc quy y, ông ta vốn là chủ nhiệm Văn Phòng Xử Lý Thường Vụ tỉnh Sơn Tây đóng tại kinh đô, Quang cậy ông ta đem chuyện này kể tường tận với Triệu Thứ Lũng. Trước đó, Thứ Lũng đã cùng Quang trao đổi thư từ, chứ chưa hề gặp mặt. Ông Lâm nói với ông Triệu; ông Triệu liền phái Tăng - tục mười người lên núi lo liệu, cho con cháu chùa Bích Sơn một vạn đồng - trước đây đã từng cho tiền họ mấy lần, ước chừng hai ba vạn đồng - bảo bọn họ dọn đi (dời đi hơn hai mươi dặm) thì [Ngũ Đài Sơn] mới hoàn toàn trở thành một đạo tràng thanh tịnh. Các cư sĩ Nhiếp Vân Đài, Vương Nhất Đình, Khuất Văn Lục v.v… ở Thượng Hải đều thay nhau lo liệu sổ kết duyên, trong [cuốn sổ ấy] đã từng nói rõ.

Phật Học Tân Văn Báo Xã tại Thượng Hải há có ai chẳng biết chuyện này? Ấy là vì kẻ tiểu nhân sanh lòng đố kỵ, phá hoại chuyện của người khác, hoặc tưởng sư Quảng Huệ đã đút lót tiền cho bọn họ. [Tâm địa của kẻ viết bài báo vu khống ấy] cũng có thể suy ra mà biết! Quang chẳng những phát khởi lần này mà còn phát khởi chuyện dẹp tà giúp chánh lần trước, nhằm giữ lại người phát khởi căn bản cho một đạo tràng thanh tịnh của Văn Thù Bồ Tát. Lòng người nguy hiểm, nguy hiểm còn hơn băng mùa Xuân. Phật Học Tân Văn Hội thốt ra những lời lẽ ấy, hoàn toàn thiếu nhân cách, đáng than lắm thay! Sau khi thái bình, ông hãy tới Ngũ Đài triều bái Văn Thù Bồ Tát, ở lại chùa Bích Sơn, sẽ tự biết lời Quang chẳng sai. Cuộc chiến ở đất Hỗ (Thượng Hải) tuy khốc liệt, nhưng Quang trọn chẳng sợ. Chẳng những không chịu sang quý địa, ngay cả Linh Nham Sơn cũng chẳng chịu tới.

Nay sống tại chỗ thường có phi cơ bay tới, hằng ngày tụng chú Đại Bi, niệm Phật, niệm Quán Âm, nếu chẳng dám ở lại, trốn sang phương xa, há chẳng khiến cho kẻ khác chê cười ư? Quang chỉ trơ trọi một thân, đi hay ở đều chẳng ăn nhằm gì. Huống chi còn có chuyện Hoằng Hóa Xã [phải lo liệu]? Quang tuy chẳng phải là Trụ Trì chùa, nhưng mọi chuyện đều nhờ Quang làm chủ. Chủ nhân đi vắng, nếu những người khác cũng đi luôn thì công chuyện sẽ thành bỏ phế, ảnh hưởng rất lớn đến chuyện lưu thông kinh sách có ích cho đời, cho người. Nếu đại kiếp đối đầu, mọi người đều cùng chết sạch hết, Quang cũng sẽ cùng chết với họ thì cũng là đáng phận vậy (ngày mồng Bốn tháng Tám năm Dân Quốc 26 - 1937)

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien8.htm
laitutran247
laitutran247

Tổng số bài gửi : 67
Age : 38
Location : 3181960
Registration date : 10/07/2008

http://www.dharmasite.net/

Về Đầu Trang Go down

Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu Empty Re: Niệm Quán Âm là phương thuốc thần diệu

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết