DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giải nghĩa Kinh Pháp Cú

2 posters

Go down

Giải nghĩa Kinh Pháp Cú Empty Giải nghĩa Kinh Pháp Cú

Bài gửi  duchuy88 Thu Apr 16, 2009 3:12 pm

Thưa thầy, con có câu hỏi xin được thầy giải đáp. Con có đọc kinh Pháp Cú, ở "Phẩm Già" có câu làm con không hiểu được ý nghĩa. Đó là:
"Lúc trẻ, không phạm hạnh,
Không tìm kiếm bạc tiền.
Như cò già bên ao,
Ủ rũ, không tôm cá."
Và câu tiếp theo là:
"Lúc trẻ không phạm hạnh,
Không tìm kiếm bạc tiền;
Như cây cung bị gẫy,
Thở than những ngày qua."
Xin Thầy giải đáp để con được hiểu đúng lời Phật dạy. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật
(Email của con là: halan_bay2000@yaoo.com)

duchuy88

Tổng số bài gửi : 2
Location : viettnam
Registration date : 16/04/2009

Về Đầu Trang Go down

Giải nghĩa Kinh Pháp Cú Empty Có thể hiểu đại ý như thế này.

Bài gửi  duchuy88 Sun May 22, 2011 12:06 am


Lúc thiếu niên cường tráng, đã không kiếm ra tài sản,
chẳng lo tu hành, thì khi già chẳng khác gì con cò
bờ ao, không kiếm ra mồi, phải ủ rũ chết mòn.


Tích chuyện con ông Đại-Đà-na.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại rừng Mi-già, gần thành Ba-la-nại, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến người con trai của ông Đại-Đà-na.
Thuở ấy, ở thành Ba-la-nại có một người giàu-có tên là Đại-Đà-na. Ông có người con trai lúc còn nhỏ chẳng chịu học-hành gì, đến khi trưởng-
thành, cưới được một người vợ, con gái của một người cũng rất giàu-có. Người vợ cũng giống chồng, chẳng có sự giáo-dục khi còn trẻ. Khi cha mẹ
hai bên qua đời, vợ chồng người ấy được thừa-hưởng gia-tài to-lớn của bên chồng và bên vợ. Cả hai người đều là người dốt-nát, chẳng biết giữ-gìn
của-cải, chẳng hiểu cách làm-lụng để của-cải được sanh lợi thêm, cả ngày họ chỉ biết ăn ngon mặc đẹp, uống rượu, đánh bạc, vui đùa mà thôi.
Chẳng bao lâu, tài-sản của họ lần lần tiêu-tán, họ trở nên thiếu-thốn. Bấy giờ họ bán cả đất cát, ruộng vườn để trả nợ, và sau cùng phải bán luôn
ngôi nhà đang ở cùng các bàn ghế, rồi lang-thang nơi đầu đường xó chợ đi ăn xin, sống nhờ vào sự bố-thí của kẻ khác.
Một hôm, Đức Phật nhìn thấy con trai ông Đại-Đà-na, ăn mặc rách-rưới, thân-thể gầy-yếu, già-nua, đang đứng dựa lưng vào vách tường chùa, chờ
các vị Sa-di đem các thức ăn còn thừa ra cho mà ăn. Đức Phật mỉm cười; lúc ấy Tôn-giả A-nan đứng bên cạnh mới thưa hỏi tại sao Phật lại cười.
Đức Phật bảo: "Nầy A-nan, hãy nhìn con trai ông Đại-Đà-na đang đứng dựa tường kia. Con nhà giàu-có, anh ta lúc thiếu-thời chẳng học-hành chi
cả, sống một cuộc đời thật là vô-dụng. Nếu vào buổi đầu của cuộc đời, anh ta biết bảo-tồn tài-sản của mình, anh sẽ trở thành một nhà cự-phú. Hay
nếu biết xuất-gia, thọ-giới Tỳ-kheo, thì nay anh có thể đắc được quả-vị A-la-hán và vợ anh, nếu biết tu-hành cũng có thể chứng được quả-vị A-na-
hàm. Nếu vợ chồng anh, vào tuổi trung-niên, biết làm-lụng để của-cải sanh lợi, thì nay cả hai cũng khá-giả. Hay nếu họ đi tu vào thời đã đứng
tuổi,thì nay chồng cũng chứng được quả A-na-hàm, vợ được quả Tư-đà-hàm. Nếu hai người ấy vào lúc tuổi đã xế chiều, biết giữ-gìn tiền-của, thì
nay hai vợ chồng già cũng có đủ ăn. Hay nếu về già, họ đi tu, thì nay chồng cũng đắc được quả Tư-đà-hàm, vợ cũng chứng quả Tu-đà-huờn. Tuy
nhiên, vì cả trong ba giai-đoạn thời-gian của đời sống, họ đã chẳng biết làm điều lợi-ích nào, cho nên họ đã mất hết cả tài-sản, bỏ qua những cơ-hội
quí để chứng-đắc được các Đạo và Quả.". Rồi Đức Phật mới nói lên hai bài Kệ sau đây:

"Lúc thiếu-thời, chẳng sống đời Phạm-hạnh,
Chẳng đi làm để được lãnh tiền lương.
Đến tuổi già, nằm dài như cung gãy,
Nhìn dĩ-vãng, than-thở nhớ thương."


(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện:
Tích chuyện rất giản-dị, thuật lại một người nhà giàu, lúc nhỏ chẳng chịu học-hành, lớn lên chẳng có nghề làm việc mưu-sanh, nên về già phải
nghèo-khổ, đi ăn xin.
Ý-nghĩa của Tích chuyện là lời Phật dạy: lúc nhỏ chẳng học-hành, chẳng có nghề, thì về già sẽ nghèo-khó. Trong suốt cuộc đời nếu bỏ qua các dịp
quí-báu để tu-hành, thì chẳng chứng-đắc được đạo-quả nào cả.
(2)Ý-nghĩa của hai bài Kệ số 155 và 156: Hai bài Kệ rất giống nhau về ý-nghĩa: lúc còn nhỏ mà chẳng sống cuộc đời đức-hạnh, chẳng có
nghề-nghiệp mưu-sanh, thì về già sẽ nghèo-khổ. Bài Kệ trước ví người già nghèo khó như con cò hương gầy-ốm chẳng tìm thấy cá, tôm ở bên hồ.
Bài Kệ sau ví người già nghèo khó như cây cung gẫy nằm dài, bị bỏ xó, nhớ tiếc thời xưa.
HỌC TẬP:
1.- Học thuộc hai bài Kệ, ghi nhớ, dùng để nhắc-nhở con-cái phải chăm-chỉ học-hành khi còn trong tuổi thanh-niên.
2.- Nếu có quyết-tâm tu-hành, nên sắp-xếp công-việc và thời-giờ để tu-học. Các khó-khăn trong việc tu-học, phần lớn do chính bên trong mình mà
ra: tánh hẹn lần, để khi rỗi-rảnh sẽ tu, đó là chẳng bao giờ tu được cả. Nên nhớ, còn đủ sức-khoẻ cường-tráng là có đủ cơ-duyên để học Đạo; đến
khi tuổi già, bịnh-hoạn liên-miên, khó mà tu-tập được.
(Kệ số 156.)

duchuy88

Tổng số bài gửi : 2
Location : viettnam
Registration date : 16/04/2009

Về Đầu Trang Go down

Giải nghĩa Kinh Pháp Cú Empty Re: Giải nghĩa Kinh Pháp Cú

Bài gửi  tam_tu_phat_phap Sat Jul 23, 2011 9:41 pm

Sống không chịu làm về già hiêu quanh,buồn không tiền Bạc
Sống không chiu làm về già buồn trách thân

tam_tu_phat_phap

Tổng số bài gửi : 14
Age : 43
Location : 271180
Registration date : 14/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Giải nghĩa Kinh Pháp Cú Empty Re: Giải nghĩa Kinh Pháp Cú

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết