DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm

3 posters

Go down

Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm Empty Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm

Bài gửi  nhocvuive Fri Dec 03, 2010 12:05 pm

Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm
Kính các Phật tử!

Long Hoa Hội Thượng do Đức Tịnh Vương Nhất Tôn chính là hóa thân của Đức Di Lạc Tôn Phật đã khai đạo đang dạy cho tứ chúng chân tử Phật đà đang lầm lẫn trong thời Mạt Pháp.

Mới bắt đầu Tu và học Đạo vì tin rằng trên đời này có nhân-quả, có thiện-ác, có vui-buồn, có sống-chết tức có Âm-Dương. Sự bắt đầu Tu này có rất nhiều pháp môn như Tu tịnh cốc, Tu gần chùa tượng, Tu niệm Phật tụng kinh, Tu tại gia, Tu cúng bái lập đền Thánh Thần...Cũng giống như chuẩn bị đi vào một ngôi nhà có nhiều cửa. Vượt qua được ải của cửa đầu tiên rồi chọn tầng tiếp theo với nhiều loại hình khác nữa. Cứ tiếp tục "Tu tiến hóa" giống như hình tượng "Kim Tự Tháp". Tu có nhiều cấp bậc là vậy, lúc đầu có chọn phương pháp nào khác nhau đi nữa thì về sau đến đỉnh cũng đều giống nhau (về Một làm vậy). Tuy nhiên, Thời này là thời "Mạt Pháp", dù sự khởi đầu tu là hình thức gì đi nữa về sau tiếp bước Tiến Hóa nếu không có sự chỉ dẫn của Phật Tổ ra đời thời này cũng không thể diệt hết nỗi ma chấp. Duy chỉ có Long Hoa Hội Thượng ra đời nhờ có Pháp Tạng của Di Lạc thành Phật tại thế gian này mới kham được mà thôi. Ví như 1 vị Thánh vừa mới xuất hiện chỉnh trang lại tư tưởng Đạo, chẳng lẽ chúng ta quay về Tu theo kinh sách cũ chỉ hợp với thời xưa thôi sao (Chắc chắn rằng không thể hợp với thời này hết thảy được)... Nhấn mạnh rằng sự khởi đầu Tu chọn loại hình thức nào cũng được, nhưng về sau nếu không Tu theo Long Hoa - Đại Tạng Kinh chỉ dẫn thì khó thoát hết ma lực nơi tâm mình thời Mạt Tận này

THỈNH – LỜI THƠ PHẬT DI LẠC

Để tán thán CÔNG ĐỨC vô lượng của ĐỨC TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN chính ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT Hạ Lai Trần Thế, cùng gợi lên phần nào nỗi niềm cưu mang của Bậc CHÁNH GIÁC trong thời Hạ Lai, chúng tôi xin Hồi Hướng Tam Thế cùng nương vào CÔNG ĐỨC Như Lai, xin trân trọng giới thiệu Thi Tập Lời Thơ Phật Đạo của ĐỨC TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN, TĂNG CHỦ PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM đã khai mở LONG HOA.


LONG HOA HỘI THƯỢNG THỜI HAI

Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm 1291310212321838361_574_0



CHÚNG SANH NÀO? NÓ Ở NƠI ĐÂU?

Chúng Sanh nào phải nơi đâu?
Nó là: Tâm Ý đang ngồi thở than.
Chúng sanh suy nghĩ muôn ngàn,
Phân phân biệt biệt lỡ làng đường tu.
Chúng sanh than nặng nghiệp mù,
Tự sinh uể oải công phu không chừng.
Chúng Sanh so tính không ngừng,
Nhìn trên Tự Ngã thêm lừng hiên ngang.
Lười biếng mong Phật khải hoàn,
Sớm chiều hoài vọng, ngang hàng Thế Tôn.
Vì còn lưu nghiệp căn tồn,
Bậc tu Soi Sửa liền mòn chúng sanh,
Đạo Tràng bảo pháp dịu lành,
Bản năng lìa muốn, vạn ngành viên thông.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN ( 20-02-1971 )
* * * * * * * * *

* * * * * * * * *
TẠI SAO?
Tại sao hiểu biết chưa đồng?
Vì rằng Ý Thức đục trong cân lường.

Tại sao nghi chấp vấn vương?
Vì rằng kém Dũng, lòng thường lợi riêng.

Tại sao sáng tối triền miên?
Vì rằng chưa rõ, chưa yên bến bờ.

Nên chi dục vọng vẩn vơ,
Mong hoàn Bản Giác làm mờ Chân Nguyên.
Đến đây phải tu Hạnh Nguyền,
Hành Thâm Pháp Giới, Tròn Duyên Tứ Thừa.

Tại sao uể oải sớm trưa?
Vì nghe Giáo lý chẳng vừa vọng tham.
Đương nhiên Nghiệp Thức đón đàng,
Cản ngăn biếng trễ, Tâm phàm đắn đo.

Tại sao Bát Nhã không đò?
Như Trí suốt suốt khỏi lo luân hồi.
Tại sao tiến thoái kéo lôi?
Vì rằng chưa nhận được lời THẦY răn.

Tại sao suy tính lăng nhăng?
Vì rằng Đạo Hạnh khó khăn chưa hành.

Tại sao Trí quẩn cùng quanh?
Vì rằng Tà Kiến, chấp thành ngẩn ngơ.
Lìa Tự Giác, Tánh mật mờ
Nghĩ suy ảo tưởng, mong chờ Thần Thông.
Đương nhiên Đức Trí viển vông,
Tự sinh chán nản như lòng nói trên.

Khuyên ai Nung Chí Vững bền,
Hạnh Nguyện Tròn Giác, dựng nên Phật Đài.
* * * * * * * * *


-----------------------------------------------------------------
PHẢI CHĂNG TU hay là LẬP PHÁP TRÍ

Phải chăng Tu Sửa thói Đời?
Hay là Hòa Hợp, Trí lời mở mang.

Phải chăng Tu chịu khổ nàn?
Hay là lập Trí cốt hoàn Thiện Minh.

Phải chăng Tu chọn Sắc Hình?
Hay là Tỏ Tánh Quân bình in nhau.

Phải chăng Tu chuộng phép màu?
Hay là phá chấp, trước sau Tỏ tường.

Phải chăng Tu lánh tình vương?
Hay nguồn Tâm Pháp,diễn tuồng Nhất Nguyên.

Phải chăng Tu phát lời nguyền?
Hay là Tâm rỗng vẹn tuyền Chân Như.

Phải chăng Tu thuộc văn từ?
Hay là xóa: Muốn Buồn, Mừng, Có, Không.

Phải chăng Tu xuất nhập đồng?
Hay là Bất Động vẹn phần Quang Minh.

Phải chăng Tu cứu độ hình?
Hay là suốt suốt lộ trình Vô Lai.

Phải chăng Đặng Mất không hai?
Khoe Tài khoe Đức nay mai Niết Bàn.

Hay là một kiến không màng?
Ly Chân sẵn Kiến, khắp tràn Phật Tôn.

Khuyên ai Tu chớ vuông tròn,
Tỏ tường Tướng Tánh, hơn lòn lạy xin.

Chẳng mong huyển hóa tròng thêm,
Hằng ngày thong thả, giải niềm bận mang.

Pháp Tương Đối, Pháp lầm than,
Vừa ngăn trí tuệ, lấp đàng Viễn Thông.

Phải. Quấy hai pháp song đồng,
Nghĩ thầm Phải Quấy cũng không bến bờ.

Lầm theo Tương Đối vọng mơ,
Thuận thương, Nghịch ghét làm mờ Chân Như.

Ngẫm suy chu đáo tận từ,
Tâm càng cổi giải đẹp tươi trăm đường.

Nếu nhận Pháp chấp liền vương,
Không cho mình phải lần tường Tỏ thông.

Càng Tu càng dốt trăm phần,
Ấy là tiến bộ dẹp lòng tự cao.

Pháp Trí đóng mở tiêu hao,
Ba hồi tối sáng khơi mào tỉnh mê.

Gắng công Tâm rổng rang về,
Thung dung sạch chướng,mọi bề mở mang.

Tu lập Pháp Trí khải hoàn,
Tu theo sắc tướng là đường quanh co.

Tướng Sắc Phương Tiện thăm dò,
Thực hành Nhất Trí chính đò Tâm Thông.

Khuyên ai Tu khéo mau gần,
Pháp Đàn Chư Phật cốt ngần ấy thôi.

DI LẠC TÔN PHẬT
-----------------------------------------------------------------

. Nếu ai cũng xưng Phật mà cũng Tin thì mù quáng ko bao giờ nhận được Phật,
Nếu ai xưng Phật cũng đều ko Tin thì cố chấp chờ 1000 kiếp cũng ko gặp được Phật,
Ai có quyết tâm đi tìm chân lý cố gắng đọc tất cả các loại kinh sách, có 1 ngày sẽ tìm được bí kíp. Lúc ấy hẵn lòng vui mừng như tìm được bảo châu trong vũng bùn lầy.

TẠI SAO PHẢI VỘI VÀNG PHÊ, MÀ TẠI SAO PHẢI VỘI VÀNG TIN, CHÚNG TA HÃY CÒN CƠ HỘI TẠI SAO LẠI KHÔNG SUY NGẪM KINH VÀ ĐỜI !!!
..................................................
Để tưởng nhớ ngài Di Lạc con xin đưa bài thơ của ngài dâng người
..................................................
AI HIỂU BIỆN CHỨNG ÂM DƯƠNG, LÚC NÓNG LÚC LẠNH, LÚC NÀY LÚC KIA, CÓ LÚC ĐẦY ĐỦ ĐỀ HUỀ, LÚC THÌ THIẾU THỐN LÒNG TÊ BUỐT BUỒN. ĐỜI NHỊ BIÊN SINH ĐỦ THỨ HỎI MUÔN LOÀI CÓ HỎI MẤY AI ?
... BIỆN CHỨNG SAO QUÁ PHỦ PHÀNG - PHẬT THỜI SAU TRƯỚC NGƯỢC NHAU HOÀN TOÀN...
-----------------------------------------------------------------

Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm 1291310212321838361_574_0

TỰ THÁN CẢM THI-ngày Trung Thu Đinh Tỵ

Chí Tôn. Ngài thấu chăng Ngài,
Thượng Sanh. Hạ Kiếp diễn hai thứ tuồng.
Ngài Thái Tử triệu đời vang tiếng,
Tôi Cư Nhân bốn biển nào hay,
Bên vai Bao Đãy ăn mày,
Chung thời một hướng, phơi bày hai phương.
Nói ra thiên hạ xem thường,
Nào ai đã thấu con đường hóa sinh.
Thời hạ kiếp sống mông mênh,
Thượng Sanh tuy thế dân tình ấm êm.
Hạ Kiếp điên đảo sanh phiền,
Phần tôi gánh chịu lời nguyền hạ lai.
Sức kiệt sức. Gối vùn vai,
Chí còn vận chuyển Phật Đài còn xây.
Làm xong dân chúng sum vầy,
Bóng này đã khuất. Đông Tây khó tìm.

Nhắn lời. Tôi chẳng nói thêm,
ẤN CHỈ tư. Bảo Phẩm chân truyền Nhất Tôn.
Khuyên Phật Tử khéo bảo tồn,
Non còn bảo vật, nước còn trơ trơ.
Còn tình Chân Tử đón chờ,
Thời còn Thể Hiện giải mơ phá lầm.
Trăm năm Ta nhớ trăm năm,
Lời thơ Cảm Thán. Trăng rằm trung thu.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN * * 11-07-1977
-----------------------------------------------------------------
NAM MÔ LONG HOA TĂNG CHỦ DI LẠC TÔN PHẬT

LÚC NÀO ĐƯỢC TU?
Bậc tu cần hiểu đặng đường tu,
Hoá giải vô minh thoát khỏi mù,
Bằng giữ Tín Tâm chưa rõ lối,
Trăm năm vạn kiếp chịu thiên thu.

Gặp lúc được tu Ta chẳng tu,
Tâm hằng phân tách Dại, Khôn, Ngu,
Đương nhiên dị biệt, lòng đen tối,
Dù niệm Phật hoài, chính chưa tu.

Biết tu gặp cảnh trái ngang
Lòng an nhiên tỉnh,chính đàng đương tu.

Gặp khi gai mắt trái lời,
Tâm không oán tức, tức thời được tu.

Biết tu xem xét nghiệp mình,
Trước sau hối cải, là mình đang tu.
Bậc tu, chớ vọng đâu xa,
Quán nơi gia cảnh trong nhà để tu.

Người ơi! Tu cốt lai hoàn
Chớ nào có phải tu mang giận hờn?
Người ơi! Tu cốt tỏ chân (chân lý)
Chớ nào có phải tu cần vinh hoa?

Người ơi! Tu cốt Tâm hòa
Tạo nền ĐỨC TRÍ mới là chính tông.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN



NGHE TÔI NÓI
Nghe Tôi nói:
Pháp này hay quá!
Thì người ơi! Pháp hóa muôn trùng.

Nghe Tôi nói:
Lý này tuyệt quá!
Thì người ơi! Lý ấy sẽ chơi vơi.

Nghe Tôi nói:
Khai thông thích quá!
Thì người ơi! Đến đích CHÂN NHƯ.

Bao năm triệt thấu tâm tư
Chữ đồng vô lượng, nghĩa từ ra sao.
Dù Ta đi đứng ra vào,
Nói năng chi mấy vẫn vào VƯƠNG TÔN.


TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
٭Kính dâng ĐỨC THẾ TÔN BỔN SƯ CHÁNH BIẾN TRI


BỔN NGUYỆN LỜI THI٭


Ngài hiện thể trong thời dân nô lệ.

Tôi hiện thân giữa Chánh Pháp suy đồi.

Ngài dạy bày tỏ rõ khúc nôi.

Tôi tôn chỉnh những gì ngỡ chấp.

Ngài khai thị muôn dân tri đạo.

Tôi thâu gồm một mối Liên Tông.

Ngài thiên thừa Tạng Đảnh trường tồn.

Tôi nhân hạnh suy tôn chơn pháp.

Ngài vứt bỏ cung vàng điện ngọc.

Tôi cư nhân ngang dọc trổi lên.

Ngài xây thành Tam Bảo vang rền.

Tôi đưa sinh chúng bấp bênh trở về.

Ngài trao chân lý đề huề,

Tôi vạch Bảo Pháp tỉ tê tận tường.

Ngài ban chung khắp tình thương,

Tôi lãnh lời nguyện an khương hôm nào.

Ngài vì bi dũng tối cao,

Tôi vì chí nguyện trước sau khải hoàn.

Ngài thân kim sắc màu vàng,


Tôi lòng trong suốt kính mang dâng Ngài.

Ngài tường. Tôi tưởng đâu hai,

Chánh tri Sư Bổn, nào hoài chân tôn.

Miễn sao phá cạnh vuông tròn,

Ngài,Tôi xây đắp,không còn,không chân.

Vui vui nhịp sống song đồng,

Cười cười đôi thể,nhưng không bến bờ.

Say say đạo diễn nào mơ,

Tôi Ngài chung hộp,vốn thờ Giác Nguyên.

Bút ngừng. Dâng kính vẹn tuyền,

Suy Tôn Giáo Chủ lời nguyền Chứng Minh.

* * * * * * * * *
TÌNH LỜI HẠ SANH
KỶ NIỆM NĂM KỶ MÙI (1918)
Giữa buổi trời xanh, nắng dịu hòa
Thuyền con, bườm trắng chạy xa xa,
Nha Trang bãi biển chiều thanh lịch,
Tôi kể thời xưa chuyện đã qua:

Năm ấy Đông đi, xuân sắp về,
Cánh đồng thịnh trị khắp thôn quê,
Lương dân vui hưởng ba ngày tết,
Giải sạch lo phiền chuyện gớm ghê.

Năm bốn năm qua. . . Tết những gì?
Nhà nhà vôi trắng, dựng Nêu Quy,
Có câu Liễn Đỏ hai bên cửa,
Có pháo huy hoàng mong chứng tri.

Trong lúc ấy, kẻ đi người lại,
Mua sắm đồ cầu vái Chư Thiên,
Huyền linh chung khắp các miền,
Thực hư, hư thực bởi duyên thanh bình.

Cùng ngày hai bốn viên minh,
Cũng trong tháng chạp,một mình Ta Thôi.
Phất phơ trên đảnh mây trời,
Đương Lai Sanh Hạ hợp thời Hạ Nguyên.

Ta có nói vẫn lời dư dả,
Ngày hôm nay thư thả như nhiên.
Phú cho mạt thế vẹn tuyền,
Của Như Lai Dụng, một phiên diễn tuồng.

Thiện Chân Tử chính nguồn an ủi,
Pháp Tạng nầy, chung tuổi ấm êm,
Miễn sao dưới mái gương thềm,
Chung vui hoàn giác, nỗi niềm Tôi mong.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

Hỡi Chân Phật Tử!
Người ơi! Suy nghĩ thế nào?
TA đem Thiện Mỹ đặt vào Thiện Minh.
Phải chăng Bổn Nguyện lộ trình,
Dụng lưu Bảo Pháp, Duyên Trinh vãng hồi.
TA thường lắm tỏ khúc nôi,
Miễn sao Hoàn Giác, sao ngồi Điểm Câu?
TA cùng xây lại nhịp cầu,
Đừng vương so tính cạn sâu đo lường.
Chính mình tự cản muôn phương,
Để TA gánh chịu nhiều đường đón đưa.
Dù sao chung kết Tam Thừa,
Gom về duy nhất để vừa Thích Tôn.
Đó là lời hẹn Bảo Tồn,
Lời nguyền trong ấy vẫn còn trong TA.
Nay TA kêu gọi gần xa,
Thiên Nhân chung thế cùng TA hương nguyền.
Lời nầy lời nói Tròn Duyên,
Hởi Chân Phật Tử vẹn tuyền cùng TA.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

nhocvuive

Tổng số bài gửi : 3
Location : TP HCM
Registration date : 03/12/2010

Về Đầu Trang Go down

Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm Empty Re: Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm

Bài gửi  phimanh Wed Jan 12, 2011 9:06 pm

ĐẠI HỘI LONG HOA


Hỏi: Hiện nay ở miền Bắc nước ta, có một số người nghe theo tuyên truyền Đại Hội Long Hoa. Họ cho rằng thời kỳ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã hết hạn ở thế gian. Đến năm hai ngàn là thời kỳ của đức Phật Di Lặc ra đời thay thế cho đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Kính thưa Thầy như vậy có đúng không? Nếu không đúng thì hiểu như thế nào để không lạc vào con đường tà giáo, ngoại đạo và giúp cho mọi người ra khỏi con đường mê mờ này ?

Có một số người tu theo đạo Phật nhiều năm mà đạo chẳng ra đạo, đời chẳng ra đời vì phải đi chùa này chùa nọ, làm công quả để tạo công đức này, công đức kia, bỏ cả việc làm ăn. Kính thưa Thầy, những người tu như vậy sẽ có lợi ích gì cho đời sống của họ và xã hội ?

Đáp: Phần đông, các tu sĩ Phật giáo hiện giờ đều là đệ tử của đức Phật Di Lặc, họ tu theo giáo pháp phát triển, tức là giáo pháp của đức Phật Di Lặc, chứ đâu còn là giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, những tu sĩ này gọi giáo pháp đó là giáo pháp Thanh Văn, Nhị Thừa, Duyên Giác, ngoại đạo. Họ đã bỏ giáo pháp này từ lâu, chứ đâu có đợi đến ngày Đại Hội Long Hoa, đức Phật Di Lặc ra đời rồi mới truyền giáo pháp này.

Họ tu theo giáo pháp phát triển của đức Phật Di Lặc từ khi chúng tỳ kheo chia ra làm hai bộ phái: Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ. Trước khi chia ra bộ phái, họ đã triển khai kinh sách phát triển vạch ra một đường lối tu mới, vì thế người ta không còn tu theo giáo pháp của đức Phật Thích Ca, chứ đâu phải đợi tới năm hai ngàn.

Chính lúc mới tám tuổi, khi xuất gia học đạo, chúng tôi cũng đều tu học theo giáo pháp của đức Phật Di Lặc, nỗ lực tu hành hơn 30 năm trời, đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, nên đành phải bỏ pháp môn đó, trở lại tu pháp môn Duyên Giác, Thanh Văn, Nhị Thừa của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng tôi mới thấy pháp xả tâm và giới luật của Thanh Văn thật là hữu hiệu, nhờ đó, trước tiên chúng tôi nhận được mình là một tu sĩ có đời sống đạo hạnh và thân tâm thường thanh thản, an lạc, vô sự tức là chúng tôi đã nếm được mùi vị giải thoát thật sự của đạo Phật, chừng ấy chúng tôi mới nhận thấy rõ đạo là đạo, đời là đời, không thể đạo đời lẫn lộn như pháp môn phát triển của đức Phật Di Lặc. Cách thức sống của các tu sĩ hiện giờ, đạo đời lẫn lộn khiến cho mọi người không biết đâu là đời sống đạo đúng và đâu là đời sống đạo không đúng. Cách thức sống của các tu sĩ Phật giáo hiện giờ cũng chạy theo vật chất thế gian, như người đời nên khó phân biệt, chỉ có phân biệt được là chiếc áo tu sĩ mà thôi.

Nếu muốn không lầm lạc vào tà giáo ngoại đạo thì quý vị nên lấy giới luật Phật quán xét giới tu sĩ, người tu sĩ nào sống đúng giới luật, có đầy đủ phạm hạnh là người sống và tu đúng pháp chơn chánh của đạo Phật, còn người tu sĩ nào phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, sống chạy theo vật chất dục lạc thế gian là tu theo pháp phát triển và Thiền Đông Độ.

Người tu sĩ Phật giáo lấy giới luật làm Thầy như đức Phật Thích Ca đã di chúc: “Sau khi Ta nhập diệt, các Thầy tỳ kheo hãy lấy giới luật của Ta mà làm Thầy, làm chỗ nương tựa tu hành vững chắc. Giới luật Ta còn là đạo Ta còn, giới luật Ta mất là đạo Ta mất”.
Dựa theo lời di chúc này, các vị tỳ kheo nào phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới là đệ tử của ngoại đạo, tà giáo. Quý Phật tử không nên tu hành theo những vị tu sĩ này, vì có tu hành theo họ thì cũng chẳng tu đến đâu, đời chẳng ra đời và đạo cũng chẳng ra đạo. Nếu có tu cũng chỉ trở thành là một ông thầy danh, lợi mà thôi.

Nhờ cân nhắc về đức hạnh giới luật mà quý Phật tử tìm được một bậc Thầy chơn chánh và thoát khỏi những sự lừa đảo của những tà sư ngoại đạo, tu lầm lạc vào con đường mê mờ, u tối, loanh quanh trong các định tưởng.

Tóm lại, đạo Phật do đức Giáo Chủ Di Lặc hướng dẫn phần nhiều tu sĩ xem thường giới luật, nên đều phạm giới. Chính hình ảnh đức Phật Di Lặc là hình ảnh mất oai nghi tế hạnh của một tu sĩ chân chánh, mặc áo hở bụng ngực một cách thô lỗ không đúng đức hạnh của bậc thánh tăng.

Người tu sĩ phạm giới là người không có đức hạnh làm một vị thánh tăng, nên chúng ta dễ nhận xét con đường nào là con đường tu hành của Bà La Môn giáo và con đường nào là con đường tu hành theo Phật giáo.

Trong thời đức Phật còn tại thế, vấn đề làm công quả thì gần như không có. Vì là một Du Tăng Khất Sĩ, sống rày đây mai đó, không ở chỗ nào quá lâu, nên vấn đề công quả không cần thiết. Mỗi tu sĩ đến giờ đi khất thực để sống ngày một bữa, nên dồn tất cả các thời gian rảnh rang vào tu tập và rèn luyện pháp hướng tâm.

Cho nên, một số người hiện giờ làm công quả từ chùa này, đến chùa khác để tìm cầu sự giải thoát thì chắc chắn không bao giờ có được, chỉ uổng cho một đời tu hành bị người khác lừa đảo, làm công không cho họ mà họ không tốn tiền.

Làm công quả để được phước báo, điều này chúng ta dễ bị lừa. Bởi phước báo của đạo Phật là do chính mình ngăn ác, diệt ác pháp, hoặc ly dục, ly ác pháp thì phước báo sẽ đến với mình ngay liền tức khắc, còn làm công quả thì thân thể mệt nhọc, tâm sanh ra buồn ngủ; cơ thể mệt nhọc, tâm sanh buồn ngủ là trạng thái mất tỉnh thức, mất tỉnh thức, tức là vô minh mà vô minh thì làm sao có phước báo được.

Người làm công quả thì không bao giờ tu hành được, nếu suốt đời làm công quả thì chỉ là một người làm công cho kẻ khác, chẳng ích lợi gì cho mình, chỉ là một người ngu mà thôi.

Khi bước vào đạo Phật còn chiếc áo của người cư sĩ, nghĩa là chưa thọ Giới luật thì lúc bây giờ chúng ta làm được những gì để giúp cho chư Tăng yên tâm tu hành, đó là gieo nhân tu hành cho chúng ta ở ngày mai, chứ không phải làm công quả để cầu phước báo đó là sai.

(Trích Đường Về Xứ Phật tập VIII)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm Empty Re: Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm

Bài gửi  phimanh Wed Jan 12, 2011 9:08 pm

ĐẠO PHẬT CHỈ CÓ MỘT ĐẤNG GIÁO CHỦ


Hỏi: Kính thưa Thầy, con có nghe nhiều, thấy nhiều kinh sách nói về Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Hội Long Hoa, v.v.... con không hiểu kính xin Thầy giảng để chúng con hiểu.

Đáp: Phật A Di Đà là do các nhà Đại Thừa dựng lên để xây dựng thế giới siêu hình Cực Lạc Tây Phương tưởng, nhất là tưởng tượng và hy vọng “Cực Lạc” có nghĩa là rất vui, là nơi lý tưởng của các nhà Đại Thừa để sau khi chết họ sẽ về đó để hưởng hạnh phúc an lạc đời đời, kiếp kiếp.

Đức Phật Di Lặc cũng là một vị Thần trong kinh Vệ Đà mà các Tổ đã biến thành Giáo Chủ của Phật giáo trong thời vị lai.

Đức Phật Di Lặc là một đức Phật tưởng do các nhà Đại Thừa dựng lên, hy vọng ngày mai xây dựng một Phật giáo mới. Nói đúng hơn là lấy đức Phật Di Lặc đem lại niềm tin kinh điển Đại Thừa cho mỗi con người hơn.

Đức Phật Di Lặc đã được kinh sách Đại Thừa nói rất nhiều và kinh A hàm thuộc Hán tạng cũng có nói đến, đó là những bài kinh gạch nối của các Tổ sau này soạn viết đưa vào, đó là một thâm ý nham hiểm của các nhà Đại Thừa, đưa đức Phật Di Lặc ra để làm một cuộc cách mạng Phật giáo lật đổ đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thay thế đức Phật Di Lặc làm Giáo Chủ Đạo Phật.

Hội Long Hoa, tức là cuộc cách mạng Phật giáo do các nhà Đại Thừa lãnh đạo, để mở màn cho đức Phật Di Lặc lên nắm quyền Giáo Chủ Phật Giáo toàn bộ thì lúc bây giờ kinh sách Nguyên Thủy sẽ bị triệt tiêu (tức là đường lối giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ bị quét sạch).

Trong kinh sách Nguyên Thủy không bao giờ có nói đến đức Phật Di Lặc và trong hàng Thánh Tăng đệ tử của đức Phật trong thời điểm đó cũng không có ai tên là Di Lặc. Cho nên đối với kinh sách Nguyên Thủy tên Di Lặc là một tên xa lạ. Vậy mà sắp sửa lên nắm quyền giáo chủ Phật giáo, Xin quý vị Phật tử suy ngẫm.

Hội Long Hoa được xem như một cuộc trưng cầu dân ý bầu cử Đức Giáo Chủ mới cho Phật giáo. Các tôn giáo khác không hiểu dựa vào và bị ảnh hưởng kinh sách Đại Thừa, do đó tưởng ấm của con người này thể hiện qua “cơ bút” bằng cách lập lại cho biết ngày tận thế và hội Long Hoa sắp mở bày.

Riêng Phật giáo Nguyên Thủy không chấp nhận điều này:
“Quá khứ không truy tìm
Vị lai không ước vọng
Chỉ có hiện tại thôi”.

Ba câu kệ trên đây xác chứng Phật giáo Nguyên Thủy không chấp nhận những chuyện quá khứ và vị lai, chỉ biết sống trong hiện tại, vì thế quá khứ vị lai không cần biết đến, chỉ sống và làm mọi việc lành ngay trong hiện tại thì quá khứ và tương lai là hạnh phúc.

Biết Hội Long Hoa là một sự bịa đặt của các nhà Đại Thừa, chờ cơ hội thuận tiện nhất để mở một cuộc họp Phật giáo toàn thế giới, nếu tất cả tu sĩ Phật Giáo Nam Tông đều rơi vào các pháp thiền tưởng và chịu ảnh hưởng kinh sách Đại Thừa thì cuộc lật đổ Phật Giáo Nguyên Thủy đã bắt đầu, nhưng vì Phật giáo Nguyên Thủy còn có những người giữ gìn lời dạy của đức Phật nên Hội Long Hoa chưa triển khai được, vì thế các tổ chức Phật giáo kêu gọi sự hòa hợp bằng cách thống nhất các hệ phái Phật giáo.

Hiện nay các tổ chức Phật giáo thế giới đều công nhận Đại Thừa Phật giáo là một hệ phái của Phật giáo, đó là một bước thắng lợi thứ nhất của Phật giáo Đại Thừa. Chờ đến khi các sư Phật giáo Nguyên Thủy Nam Tông chịu ảnh hưởng sâu đậm của giáo pháp Đại Thừa, và các sư Nam Tông Nguyên Thủy lần lượt tu tập sai pháp của Phật, do tưởng giải các Ngài rơi vào giáo pháp Đại Thừa mà không hay biết như thiền sư: Mahashi và A Chancha. Từ đó Phật giáo Nam Tông chỉ còn danh từ Nguyên Thủy còn pháp môn tu tập là của Đại Thừa. Do đó suy ra hiện giờ Phật giáo Nguyên Thủy gần như bị mất gốc, chỉ còn chờ một thời gian nữa cho chín mùi thì Hội Long Hoa ra đời thành lập một Phật giáo mới, Đức Giáo Chủ là đức Phật Di Lặc.

Đó là một thâm đồ sâu sắc của Bà La Môn giáo đã dựng lên đức Phật Di Lặc là có ý diệt trừ Phật giáo tận gốc., mà hầu hết các tu sĩ Phật giáo hiện giờ: Nam Tông lẫn Bắc Tông đều vô tình không thấy ý đồ thâm độc của Bà La Môn giáo ngày xưa.

Kinh sách nói về Phật Di Lặc và Hội Long Hoa là do các giáo sĩ Bà La Môn viết, soạn ra rồi đưa vào kinh sách Phật giáo, mạo nhận Phật thuyết, lợi dụng Phật giáo kết tập kinh sách chưa thành văn bản, nên lúc bây giờ ai muốn thêm bớt sao cũng được và dễ dàng.

Cho nên người nghiên cứu kinh sách Phật hiện giờ đều gặp phải khó khăn, vì những bài kinh này mâu thuẫn với những bài kinh khác, khiến cho chẳng biết đâu là lời Phật dạy chân chánh, đâu là lời giả. Ở trường hợp này chỉ dối gạt người chưa tu chứng, không thể dối gạt người tu đã chứng.

Vì thế chúng tôi mạnh dạn lật tẩy bộ mặt thâm độc của Bà La Môn giáo để cho Phật tử và mọi người hiểu rõ.

Nếu bảo rằng quá khứ có bảy vị Phật thì khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đi tu thì phải có đạo Phật. Cớ sao trong thời đó lại chỉ có Lục Sư ngoại đạo mà không thấy có cái tên Phật giáo?

Đến khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu hành chứng quả giải thoát thành lập tôn giáo Phật giáo, nhờ thế chúng ta hiện giờ mới có đạo Phật, mới có bốn chân lý: khổ, tập, diệt, đạo.

Trong thời đức Phật đi tu không nghe nói đến bốn chân lý này như vậy mà bảo rằng có đạo Phật ở quá khứ là sai, do người sau đặt ra thêm vào để mưu đồ lật đổ đức Phật Thích Ca mâu Ni.

Do thế mà thời tương lai có một người tên là Từ Thị hiệu là Di Lặc được suy tôn chức Giáo Chủ thay đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong tôn giáo mà cũng có những sự tranh giành vị trí lãnh đạo như các nhà vua phong kiến ở thế gian thường tranh giành ngai vàng.

Theo kinh sách Đại Thừa đạo Phật có ba vị Giáo Chủ:
I/ Bảy vị Phật Giáo Chủ ở quá khứ:
II/ Một vị Phật Giáo Chủ ở hiện tại là: Thích Ca Mâu Ni.
III/ Một vị Phật Giáo Chủ ở tương lai là: Đức Phật Di Lặc.

Sự phân chia đạo Phật có ba thời gian Giáo Chủ như vậy chẳng khác gì như các vua quan phong kiến như đã nói ở trên. Ông vua này xuống đến ông vua khác lên thay. Mỗi ông vua cai trị đều có cách khác nhau. Giáo Pháp Đại Thừa cũng giống như vậy, cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni đã trở thành Phật quá khứ và giáo pháp của Người cũng lỗi thời vì thế mới gọi nó là “Tiểu Thừa Ngoại Đạo”.

Chúng ta thử xét qua Thiền Đông Độ, từ Tổ này dạy như vậy đến Tổ khác dạy khác như: “Chẳng niệm thiện niệm ác, Vô tâm còn cách một lớp rào” còn pháp thực hành tu thì có: giữ ông chủ, chăn trâu, biết vọng liền buông, tham thoại đầu, tham công án v.v...Chỉ có một pháp không vọng tưởng mà tu hành lại chế ra nhiều pháp, nhưng pháp nào cũng chỉ là pháp ức chế tâm, tập trung tâm, để không niệm khởi, chứ không có pháp gì khác.

Còn nếu bảo rằng giáo pháp cần phải phát triển cho phù hợp với mọi hoàn cảnh và sự tiến bộ của loài người thì đó là phỉ báng đức Phật xem như đức Phật không thông suốt thời vị lai nên đã di chúc: “Lấy giới luật và giáo pháp của mình làm Thầy làm chỗ nương tựa tu hành vững chắc”. Nếu đức Phật di chúc như vậy và bây giờ các Tổ Phát triển kinh sách như vậy thì chúng ta còn tin Phật nữa hay không?

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm Empty Re: Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm

Bài gửi  phimanh Wed Jan 12, 2011 9:10 pm

ĐỨC PHẬT DI LẶC


Hỏi: Kính thưa Thầy, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ, Đức Phật Di Lặc có thật hay không?

Đáp: Đức Phật Di Lặc không có, đó chỉ là một Đức Phật tưởng tượng của các nhà Đại Thừa Bà La Môn. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn lật tẩy bộ mặt thâm độc của Bà La Môn Giáo để cho Phật tử hiểu rõ. Nếu bảo rằng quá khứ đã có bảy vị Phật thì khi Đức Phật Thích Ca đi tu phải có Đạo Phật, tại sao lại chỉ có lục sư ngoại đạo mà không có cái tên là Phật Giáo? Thật ra, mãi đến khi Đức Phật Thích Ca tu hành chứng quả, thành lập ra Phật Giáo, bấy giờ chúng ta mới có tôn giáo mang tên là Phật Giáo. Thế mà dám bảo quá khứ có bảy vị Phật, rồi gán cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói, thì rất oan cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong kinh Tương Ưng Đức Phật nói: “Nếu Ta nói một điều gì mà chúng sanh hiểu bằng tưởng thì Ta có nói láo trong Ta” .

Rồi về vị lai các nhà Đại Thừa sản xuất ra một người có tên là Từ Thị, hiệu là Di Lặc muốn tranh chức giáo chủ với Đức Phật Thích Ca, giống như các nhà vua phong kiến ở thế gian, tranh ngai vàng.

Theo như kinh sách Đại Thừa, Đạo Phật có ba vị giáo chủ:

1- Bảy vị Phật, làm giáo chủ ở quá khứ.
2- Một vị Phật, giáo chủ ở hiện tại.
3- Một vị Phật, giáo chủ ở vị lai.

Đức Phật Di Lặc đã được kinh sách Đại Thừa nói đến rất nhiều. Đó là một thâm ý nham hiểm của các nhà Đại Thừa Giáo, đưa Đức Phật Di Lặc ra để làm một cuộc cách mạng Phật Giáo lật đổ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, thay thế bằng vị giáo chủ mới là Phật Di Lặc.

Hội Long Hoa, tức là cuộc cách mạng Phật Giáo do các nhà Đại Thừa lãnh đạo. Khi Đức Phật Di Lặc lên nắm quyền giáo chủ Phật Giáo, thì toàn bộ kinh sách Nguyên Thủy sẽ bị triệt tiêu, tức là đường lối giáo lý của Phật Thích Ca sẽ bị đốt sạch.
Kinh sách Nguyên Thủy không bao giờ có nói đến Đức Phật Di Lặc và các bậc Thánh Tăng đệ tử của Đức Phật không có ai tên là Di Lặc. Đối với kinh sách Nguyên Thủy, tên Di lặc là một tên xa lạ, vậy mà bây giờ sắp lên nắm quyền giáo chủ Phật Giáo! Xin quý vị Phật tử suy ngẫm để khỏi lầm lạc.

Hội Long Hoa, được xem như một cuộc trưng cầu dân ý bầu cử đức giáo chủ mới cho Phật Giáo. Các tôn giáo khác không hiểu, dựa vào gốc kinh sách Đại Thừa và tưởng ấm của con người thể hiện qua “cơ bút” cho biết ngày tận thế và Hội Long Hoa sắp mở bày.
Phật Giáo Nguyên Thủy, không chấp nhận điều này. Đức Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng”. Quá khứ và vị lai không cần biết đến, chỉ làm một việc lành ngay trong hiện tại thì quá khứ và tương lai là hạnh phúc.

Hội Long Hoa là một sự bịa đặt của các nhà Đại Thừa, chờ cơ hội thuận tiện nhất để mở một cuộc họp Phật Giáo toàn thế giới, lật đổ Phật Giáo Nguyên Thủy. Nhưng vì thế lực Phật Giáo Nguyên Thủy còn mạnh, cho nên họ không thể làm gì được. Hiện nay, cả Phật Giáo thế giới đều chấp nhận Đại Thừa Phật Giáo là giáo pháp của Phật Giáo. Đó là một bước thắng lợi thứ nhất của Đại Thừa Giáo. Đến khi các sư Nam Tông, tức là các sư Phật Giáo Nguyên Thủy, dần dần chịu ảnh hưởng giáo pháp của Đại Thừa và lần lượt các sư Nam Tông sẽ tu tập theo giáo pháp của Đại Thừa,[1] thì Giáo Pháp Nguyên Thủy sẽ bị đốn tận gốc. Lúc bấy giờ, người ta bảo rằng Hội Long Hoa ra đời thành lập Phật Giáo mới và đức giáo chủ là Đức Phật Di Lặc.

Đó là một thâm ý sâu sắc của Phật Giáo Đại Thừa dựng lên Đức Phật Di Lặc là có ý diệt trừ Phật Giáo tận gốc, mà hầu hết các tu sĩ Phật Giáo hiện giờ, Nam Tông lẫn Bắc Tông đều vô tình không thấy ý đồ thâm độc của Bà La Môn Giáo ngày xưa.

Kinh sách nói về Phật Di Lặc và Hội Long Hoa là do các giáo sĩ Bà La Môn viết soạn ra, rồi đưa vào kinh sách Phật Giáo, mạo nhận Phật thuyết. Lợi dụng lúc Phật Giáo kết tập kinh sách chưa thành văn bản, người ta đã tùy tiện, thêm bớt thật dễ dàng. Cho nên người nghiên cứu kinh sách Phật Giáo hiện nay gặp phải khó khăn là có nhiều bài kinh mâu thuẫn nhau, khiến chẳng biết đâu là lời Phật dạy chân chánh, đâu là lời giả.
vvvvv
(Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm Empty Tai sao lại phân biệt pháp tốt xấu?

Bài gửi  vodanhladanh Wed Jan 28, 2015 2:47 pm

Phật Pháp có bao giờ thay đổi.
Chỉ có chúng sinh thay đổi.
Phật Pháp ko có xấu tốt, chỉ có chúng sinh mới làm ra cái này tốt cái kia xấu.
Kiến thức có cao, có thấp nhưng ko có xấu tốt.
Chẳng ai nói sách lớp 12 tốt, sách lớp 1 kém.
Tùy duyên mà chọn sách học cho phù hợp.
Nói thế là hại chúng sánh, học trò lớp 1 nghe sách lớp 12 hay ùn ùn mua về học thì được ích gì?
Ai hợp pháp nào thì tùy duyên theo Pháp đó, ai bệnh gì thì uống thuốc đó.
Trong các loại thuốc tôi sợ nhất là thuốc trị bá bệnh, ai uống cũng được, bệnh gì cũng khỏi, khi nào uống cũng được.
Lòng ngay thẳng nói thật, bạn có giận thì mình chịu vậy.

vodanhladanh

Tổng số bài gửi : 10
Location : 01011981
Registration date : 25/01/2015

Về Đầu Trang Go down

Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm Empty Re: Long Hoa Hội Thượng Thời Hai Đã Ra Đời Từ Rất Sớm

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết