DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Khi nghĩ rằng mình là người khiêm tốn

Go down

Khi nghĩ rằng mình là người khiêm tốn  Empty Khi nghĩ rằng mình là người khiêm tốn

Bài gửi  laitutran247 Tue May 07, 2019 10:29 am

Tại Sao Chúng Ta Sợ Chết?

Không phải là mọi nền văn hóa đều sợ chết và do đó chối bỏ sự chết. Lyall Watson nói rằng, tuyệt đối không có bằng chứng cho thấy sự lo sợ là một phần tự nhiên và tất yếu trong hành vi lúc sắp chết của chúng ta. Ông viết: “Ngược lại, trong các nền văn hóa mà sự chết được xét một cách thẳng thắn hơn và được coi là một phần của tiến trình sống thì không có sự sợ chết”. Ông cũng nói rằng, ông không biết một sinh vật nào biểu lộ sự sợ chết. Khi bệnh nhân thời kỳ cuối đã trải qua đủ thời gian hay đã được giúp đỡ đủ để khắc phục sự lo sợ của mình và chấp nhận cái chết không thể tránh được, họ thường có cảm giác an lạc”.

Triết gia Hy Lạp Socrates nói rằng, sự sợ chết là bất bình thường vì nó dựa vào ý tưởng vị kỷ cho rằng muốn biết những điều mà thực ra mình không biết: “Sợ chết không là gì khác hơn nghĩ rằng mình khôn ngoan trong khi mình không khôn ngoan, mình biết những gì mình không biết. Không ai biết rằng sợ chết có thể trở thành điều ơn phước lớn nhất cho con người, vậy mà người ta sợ chết cứ như là mình biết chắc sự chết là điều xấu lớn nhất”.

Vậy tại sao trong những quốc gia phát triển ở Tây Phương, sự sợ chết lại phổ biến như vậy? Nguyên nhân của sự sợ này là gì và làm sao để giải trừ nó? Có những nguyên nhân là sự bạo động khác thường trong thời đại của chúng ta và sự bùng phát của nó thành chiến tranh, và những nguyên nhân khác là sự đe dọa của vũ khí hạt nhân và sự hủy diệt mọi sự sống. Nói chung là sự sợ chết có thể được chia thành sự sợ đau, sợ cô đơn, sợ bị bỏ rơi, sợ bị mổ xẻ, sợ bị mất tự ngã, dù tự ngã là cái gì. Sự sợ chết cũng có phương diện không duy lý, như sợ bóng tối, và sợ cái mình không biết. Sợ chết cũng có gốc rễ tâm lý học mà nhà tâm lý trị liệu người Pháp Ignace Lepp đề ra trong cuốn “Sự Chết và Những Bí Mật Của Nó”. Vì nhận xét của ông có tính cảm nhận nên tôi sẽ cố gắng tóm tắt và cũng nói về những gì tôi tin là nguyên nhân chính của sự sợ chết theo quan điểm Phật Giáo.

Lepp cảm thấy rằng sự sợ chết mà ông phân biệt với sự lo nghĩ tới cái chết, là bình thường và thực sự làm gia tăng niềm vui sống của chúng ta. (Lepp cũng phân biệt sợ chết với sự sợ hãi lúc chết). Ông nhận thấy rằng nếu sự sống con người tuân theo những luật hợp lý thì chúng ta có thể thấy những người sống cuồng nhiệt nhất và yêu đời sống mãnh liệt nhất sẽ sợ chết nhiều nhất, còn những người thấy đời sống khó nhọc sẽ đón mừng cái chết. Nhưng cuộc nghiên cứu của ông cho thấy điều ngược lại thường là đúng. Ông đưa ra những ví dụ về những người ở nước Pháp trong thế chiến thứ hai “Sống giống như loài thực vật”. Họ là những người sợ nhiều nhất và là những người đầu tiên chạy tới hầm trú ẩn trong những cuộc oanh tạc của máy bay. Lại có những người không sợ cái chết của mình mà sợ cái chết của người khác, đặc biệt là những người thân yêu. Ông còn nhận thấy có khi chúng ta lo sợ về cái chết của người khác vì nó báo hiệu hay nhắc nhở chúng ta về cái chết của chính mình.

Lepp nói tới sự sợ chết có nguồn gốc tương đối gần đây, đó là sự sợ cái chết tập thể. Từ thập niên 1950, với sự chạy đua về vũ khí hạt nhân, sự sợ chết tập thể đã lan rộng. Lepp thấy một điều có ý nghĩa tâm lý học là sự sợ chết vì chiến tranh hạt nhân hay tai họa hạt nhân có nhiều nhất trong những nước có nhiều vũ khí hạt nhân nhất. Ngày nay các nước càng giàu càng mạnh thì càng kém an toàn. Lepp cảm thấy gần đây là cách giải thích một phần về sự rối loạn của thời đại chúng ta, biểu lộ trong tội phạm, phá hoại, tính dục và sự gia tăng nhịp độ đời sống. Cả âm nhạc và những điệu múa hiện đại cũng có vẻ biểu lộ sự tuyệt vọng của loài người không còn tin vào tương lai của mình.

Lepp cho rằng sự sợ chết đến loạn trí liên quan chặt chẽ tới ý thức về cá nhân, cùng có ý thức về chính mình như một cá nhân hơn là một người trong một tập thể, sự sợ chết càng lớn. Lepp nghĩ rằng nguyên nhân chính của sự sợ chết, ít nhất là ở Tây Phương, có vẻ là chủ nghĩa cá nhân thái quá của con người ngày nay. Trong những nền văn minh cổ xưa hơn ở Đông Phương, thân phận con người tương đối ít được coi trọng hơn. Trong những nước thịnh vượng ở Tây Phương, người ta sống cho bản thân nhiều hơn, và có nhiều ý thức về cá nhân hơn.

Lepp đề nghị điều gì để khắc phục sự sợ chết? Sau khi liệt kê những phương cách dẹp bỏ sự sợ chết như rượu, ma túy, và sự theo đuổi lạc thú một cách cuồng nhiệt, ông xét những lối tiếp cận có tính cách triết lý của Tây Phương và thấy chúng đều thiếu sót một cách đáng buồn. Sau cùng ông kết luận: “Tôi tin rằng tình yêu sâu đậm dành cho cuộc sống là phương thuốc tốt nhất và có lẽ độc nhất để chữa chứng sợ chết.”

Với sự chú trọng vào cá nhân, Lepp muốn nói tới nguyên nhân của sự sợ chết mà không chỉ thẳng vào gốc rễ của nó. Tôi thấy sự sợ chết này trụ trong ý thức về cái “ta”, sự chấp thủ tự ngã hữu hạn, và cảm giác cái chết là sự tiêu diệt cái “ta” đó. Người ta sợ chết vì họ coi cái chết là sự chấm dứt của sự hiện hữu của mình, cái chết đưa mình vào hư vô.

Làm sao sự yêu đời cuồng nhiệt có thể phát triển khi người ta dùng năng lực của mình để khẳng định cái "ta", một tư thế mà xã hội cá nhân chủ nghĩa của chúng ta khuyến khích? Trong những nền văn hóa xem những sự hoàn thiện hóa con người chính là sự buông bỏ tự ngã, cái chết không phải là một thảm kịch như trong những xã hội đề cao cái “ta” hữu hạn. Nếu xem Tâm chỉ là bộ óc và bộ óc chỉ là một phần của cơ thể thì người ta sẽ hoảng sợ khi nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ tan rã thành hư vô.

Nói về sự sợ chết, triết gia Horace Kallen viết: “Có những người sống theo sự sợ chết của họ, và có những người sống theo niềm vui sống. Những người trước sống mà chết, những người sau chết mà sống. Khi tôi chết, tôi sẽ chết mà sống”. Lối sống của Kallen rất hay, nhưng giống như Lepp, ông không nói phải làm sao để giải trừ cái “ta vị kỷ” vốn là chướng ngại cho việc gây dựng niềm vui cuộc sống.

Lepp là nhà tâm lý trị liệu, vì vậy ông dùng phương pháp của ngành này để chữa chứng lo sợ cái chết mà ông xem là loạn trí (dù ông coi sự sợ chết là điều bình thường). Ông nói rằng “Sợ chết một cách loạn trí thường là sự biểu hiện của sự lo sợ tổng quát có nguyên nhân thật là vô thức và phát sinh với sự chấn động ở tuổi mới lớn, thời thơ ấu hay lúc sinh ra” Tuy nhiên, một cơn bệnh nặng hoặc cái chết của một người thân yêu có thể đưa sự sợ đó vào ý thức. Để đối phó với sự lo sợ này, phải phân lập những chấn động thời thơ ấu hay thời mới lớn vốn đã kết tinh thành những sự đè nén, ám ảnh, u trầm, lo sợ, hay những xung đột tâm lý khác, tất cả là những chướng ngại cho việc giao tiếp vui vẻ và lành mạnh với đời sống. Việc điều chỉnh tâm lý có thể kéo dài và mệt nhọc trong nhiều năm với kết quả không phải luôn luôn mỹ mãn, và việc này còn có thể đắt giá. Nếu gốc rễ của sự sợ chết hay lo về cái chết, tức là ý thức quá lớn về cái “ta” không bị giải trừ, thì sự lo sợ đó sẽ không hoàn toàn tiêu tan. Nhưng nếu sự sợ chết có thể trở thành ý nguyện tỉnh thức thì nó có thể đưa người ta tới giác ngộ.

Có thể xem mục tiêu của nhà tâm lý trị liệu là điều chỉnh bệnh nhân để họ có thể hoạt động bình thường trong xã hội. Nhưng chính những hoạt động bình thường trong xã hội phản chiếu một tình trạng loạn trí, tức là nhìn thực tại từ quan điểm sai lầm về tự thân và người khác thay vì như một toàn thể bất nhị, nên nhãn quan nội tâm của bệnh nhân vẫn còn nhỏ hẹp, dù để thoát khỏi sự loạn trí. Như vậy những người đã được điều chỉnh về tâm lý học có thể muốn gây dựng tinh yếu cuộc sống nồng nhiệt, nhưng họ không thể làm như vậy vì những lý do nói trên, rốt cuộc họ sẽ đuổi theo những cái bóng mong cầu cũng như lo sợ.

Theo Phật Giáo thì có thể giải trừ sự sợ chết người ta phải buông bỏ sự trói buộc của tự ngã, hay sự vị kỷ. Chúng ta buông bỏ sự trói buộc này mỗi khi không làm theo tâm ái dục của mình mà chỉ làm lợi ích cho người khác, cho gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, hay xứ sở của mình. Một điều cũng quan trọng là chúng ta phải thôi quý trọng cũng như thôi khinh thường bản thân, không chạy theo đời sống mà cũng không rút khỏi đời sống. Không đề cao cái ta thì sự sợ chết sẽ giảm dần.

Một phần của công trình này là gây dựng tính hiền hòa. Khi Đức Chúa nói: “Người hiền hòa sẽ thừa hưởng thế gian” (The meek shall inherit the earth), Ngài không muốn nói tính nhút nhát và tính nể sợ người khác, mà là tính chịu đựng và nhẫn nhục, những người không kiêu ngạo và không khẳng định bản thân. Hiền hòa không phải là nhu nhược mà là không quý trọng bản thân hơn người khác. Triết gia người Do Thái Moses Maimonides (1135-1204) nói: “Không gì cao quý hơn khiêm tốn và nhẫn nhục” (No crown carries such royalty with it as doeth humility). Nhưng khiêm tốn cũng có thể là hình thức tệ hại nhất của tính kiêu ngạo: “Khi nghĩ rằng mình là người khiêm tốn thì đó là dấu hiệu lớn nhất của sự kiêu ngạo”. (you can have no greater sign of a confirmed pride than when you think you are humble enough).

Để có sự chuyển hóa thực sự, chúng ta cần phải tránh sự khiêm tốn giả tạo cũng như tính quý trọng bản thân hơn người khác. Trong việc thanh lọc này chúng ta có thể biết mình thực sự là gì

st
laitutran247
laitutran247

Tổng số bài gửi : 67
Age : 38
Location : 3181960
Registration date : 10/07/2008

http://www.dharmasite.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết