Mật Tông có phải là tông phái ngoại đạo bắt nguồn t
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Mật Tông có phải là tông phái ngoại đạo bắt nguồn t
Hiện nay, rất nhiều người cho rằng Mật tông không phải là Phật giáo thuần chính, mà là một ngoại đạo bắt nguồn từ Ấn Độ giáo, thực tế đây là cách hiểu sai lầm về Mật tông. Mật tông là Phật giáo thuần chính do Phật Đà truyền thừa lại. Có ba lý do sau đây để khẳng định điều đó:
1. Văn hiến lịch sử: Trong Đại tạng kinh của Phật giáo, tục điển Mật pháp do Phật Đà tuyên giảng chiếm tỉ lệ rất lớn, sớ luận Mật pháp của những học giả Phật giáo Ấn Độ nổi tiếng như Long Thụ (Sa. NagarJuna bo. klu sgrub), Nguyệt Xứng (Sa. Candrakirti) cũng chiếm tỉ lệ tương đương. Những kinh luận Mật pháp này đều lần lượt có văn hiến có thể khảo chứng, khó có thể nghi ngờ. Ngoài ra, trong kinh điển Phật giáo Đại, Tiểu thừa, Phật Đà cũng thuyết giang các loại chú ngữ, chúng ta có thể tìm thấy trong các kinh điển Đại, Tiểu thừa như A hàm hình, Hoa nghiêm bình, Pháp hoa bính. Điều này cũng chứng minh mật chú tuyệt dối không phải đến từ ngoại đạo, mà chính là lời Phật Đà nói ra.
2. Giáo nghĩa Mật tông: Nếu nói Mật tông bắt nguồn từ ngoại đạo thì trong giáo nghĩa nhất định sẽ phát hiện ra dấu vết của giáo nghĩa ngoại đạo. Nhưng trong toàn bộ Mật tục, chúng ta thấy đều là các tư tưởng Phật giáo như Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Tứ pháp ấn, Lục độ, tính không, đều không hề có dấu tích của tư tưởng ngoại đạo. Thậm chí trong Mật pháp càng giải thích hoàn bị hơn nữa những tư tưởng Phật giáo này, tăng thêm hình tượng hóa. Như Đại Uy Đức Kim Cương 9 đầu đại biểu cho 9 bộ kinh điển (chính là 12 bộ Tam tạng, Phật giáo Tạng truyền quy nạp thành 9 bộ), hai chiếc sừng đại biểu, cho nhị đế.
Phật giáo Tạng truyền cho rằng, Mật tông là giáo nghĩa thuần chính do Phật Đà truyền lại. Mật chú trong Mật tông là chính lời của Phật Đà nói ra; giáo nghĩa Mật tông hoàn toàn phù hợp với tư tưởng Phật giáo; bản tôn Mật tông phản ảnh vô cùng tươi mới nội hàm văn hóa Phật giáo. Vì thế, Mật tông là Phật pháp rất thuần khiết.
3. Nội hàm văn hóa: Hình tượng Bản tôn Mật tông, nếu bóc đi tấm màn thần bí, chúng ta có thể nhìn thấy nội hàm và đặc trưng văn hóa trong đó. Đại Ủy Đức Kim Cương 9 đầu chân đặt lên 8 đại thiên thần là thần mặt trăng, thần mặt trời, Tỳ ba Nha Ca, đồng tử 6 mặt, Nhân Đà La, Tỳ Thấp Nô, Thấp Bà, Đại Phạn Thiên, chủ thần của Bà La Môn giáo, - Ấn Độ giáo. Thắng Lạc Kim Cương và Du Già Mẫu đều đẫm lên Thấp Bà và nữ thần thời gian; Đại Uy Đức và Thắng Lạc Kim Cương trong tay còn bưng đầu lâu của Đại Phạn Thiên máu chảy đầm đìa. Thấp Bà là chủ thần của Ấn Độ giáo, Đại Phạn Thiên là chủ thần của Bà La Môn giáo. Đại đa số tượng Kim Cương tay đều cầm đao cong, trong Mật tục nói. Tay cầm đao cong tượng trưng cho đoạn diệt ma ái dục. Loại nội hàm và đặc trưng văn hóa này có thể thấy ở bất cứ đâu. Từ những nội hàm văn hóa này có thể thấy, không những Mật tông có nguồn gốc bừ Ấn Độ giáo mà còn phản đối Ấn Độ giáo và ngoại đạo Ấn Độ.
Ngoài ra, "Mật tông không có nguồn gốc hoặc dung hợp với tông phái của ngoại đạo Ấn Độ mà là giáo nghĩa Phật Đà thuần khiết.
Thành- Tổng số bài gửi : 3
Registration date : 01/06/2019
Similar topics
» Theo phat phai lam sao?
» Mật tông có phải truyền thừa của Thích Ca Mâu Ni ?
» Suối Nguồn Tâm Linh
» PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG KÍNH MONG MỌI NGUỜI CỨU LẤY THẾ GIỚI
» Nguồn Gốc Của Phiền Não Và Đau Khổ
» Mật tông có phải truyền thừa của Thích Ca Mâu Ni ?
» Suối Nguồn Tâm Linh
» PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG KÍNH MONG MỌI NGUỜI CỨU LẤY THẾ GIỚI
» Nguồn Gốc Của Phiền Não Và Đau Khổ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết