DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

đừng ỷ lại, dựa vào thế lực bên ngoài

Go down

đừng ỷ lại, dựa vào thế lực bên ngoài Empty đừng ỷ lại, dựa vào thế lực bên ngoài

Bài gửi  laitutran247 Wed Feb 10, 2010 12:52 am

*

Kinh Ðại Trang Nghiêm dạy rằng: Làm lành thì tự nhiên sẽ có sức mạnh khiến sau này thọ quả báo tốt. Sức mạnh của vua chúa cũng không sao sánh bằng sức mạnh của nghiệp.

*

Học Phật thì phải học thứ Phật sống động. Tu thiền cũng phải tu thứ thiền sống động. Mỗi ngày trong sinh hoạt bình thường đi đứng nằm ngồi, mình phải học thiền. Thiền ấy mới chính là thiền sống động.

*

Hãy tự kiểm thảo hành vi chính mình, đừng ỷ lại, dựa vào thế lực bên ngoài như phong thủy.

*

Xuân trăm hoa nở, thu trăng tròn;

Hè gió hiu mát, đông tuyết rơi.
Lòng không lăng xăng trăm ngàn mối,
Mới là thời tiết tốt nhất đời.


*

Muốn được đời an bình, trước phải có lòng an tịnh.

*

Lúc đức Khổng Tử hơn bảy mươi tuổi ngoài, có lần ngài ngồi xe đi qua một chỗ nọ, đúng lúc gặp phải một em bé ngồi bên lề xây một tòa nhà bằng bùn đất. Ngài Tử Lộ, là một vị học trò của đức Khổng Tử, hỏi em bé ấy rằng: "Em kia, em chẳng thấy xe ta đang đi tới? Sao chẳng mau mau tránh ra." Em bé ấy an nhiên tự tại ngẩng đầu lên, đáp rằng: "Í! Từ xưa đến nay, phải chăng là xe tránh thành, hay là thành tránh xe?" Ðức Khổng Tử ngồi trên xe nghe như vậy, vội vã xuống xe, chấp tay cung kính xá xuống, nói rằng: "Em bạn trẻ, em đúng là thầy của ta! Ta tuy đã ngoài bảy mươi, song chẳng nghĩ tới điểm này. Em làm ta thể hội điều này, do đó em là thầy của ta." Chu Hy có nói: Chẳng có việc gì mình không học, chẳng có lúc nào mình không học, chẳng có chỗ nào mình không học.

*

Coi nhẹ chính mình thì tức là trí huệ; có trí huệ thì sẽ tự tại. Coi trọng chính mình thì tức là chấp trước; hễ chấp trước thì sinh phiền não.

*

Khi xả bỏ được lợi lạc cá nhân, thì sẽ thành đạt được công ích.

*

Bảo vật không dùng thì sẽ thành phế vật. Kẻ trí huệ không những biết dùng nó, mà còn biết dùng nó để tạo phước đức.

*

Kinh có kể chuyện: Có người bị con voi điên rượt chạy trong rừng. Trong lúc sợ hãi chạy trốn, anh chợt thấy một cái giếng hoang, với rễ cây đan thành giây, thòng xuống giếng. Anh liền thuận tay leo xuống. Tới gần tới đáy, anh chợt phát hiện có một con rồng độc nằm cuộn dưới đáy. Rồng ta giương vuốt, há mồm chờ anh xuống gần. Bốn bên tường giếng là bốn con rắn độc, cũng phồng mang muốn cắn. Sợ quá, anh ta lập tức trèo ngược trở lên. Nào ngờ bên trên một cặp chuột, con trắng con đen, đang cắn đứt dần giây leo. Lúc ấy anh ta thật chẳng biết phải làm sao cho ổn. Ngay lúc nguy cấp vô cùng như thế, từ trên tàng cây bên trên miệng giếng, hốt nhiên một giọt mật từ nơi hoa rớt xuống miệng anh ta. Mùi vị của giọt mật thật ngọt ngào làm sao! Anh ta trong phút chốc, mê mẩn với mùi vị, bỗng quên bẵng mọi chuyện xung quanh, quên cả việc mau mau tìm cách thoát hiểm.

*

Chúng sinh sống trong sự nguy hiểm của cái giếng Tam Giới, bị vô thường (con voi điên) bức bách, ngày đêm (hai con chuột) mạng sống giảm lần. Thân thể do đất nước gió lửa tạm bợ hợp thành này cũng giống như bốn con rắn độc, sẽ có lúc làm thân thể này tan rã, mất mạng. Nếu chẳng chịu tìm cách xuất ly, cứ bị khoái lạc tạm thời (giọt mật ngọt) của cõi đời làm mê hoặc, lấy cái giả làm thật, cho cái khổ là sướng, thì sẽ khó thoát đọa lạc địa ngục (con rồng độc).

*

Người sống trong hạnh phúc, chẳng hề có việc gì phải rên rỉ than vãn, là vì họ không hiểu thấu bịnh hoạn thống khổ chân chính là gì.

*

Giúp người chính là giúp mình, bởi vì không ai có thể sống một mình, tách rời đoàn thể.

*

Con cái vui cười: đối với cha mẹ cũng ấm áp như là mặt trời mùa đông.

*

Nếu có thể mượn cảnh để luyện tâm thì mới có thể tiết chế được sự khao khát không ngằn mé của tâm linh, đồng thời sẽ thể nghiệm được sự sung sướng và đầy đủ.

*

Hy vọng rằng quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu sẽ biến thành như mẹ và con gái ruột.

*

"Tôi có một hạt ngọc, đã lâu bụi bám đầy, ngày kia bụi hết; quang sinh, sáng soi non sông vạn cảnh." Chẳng biết kho châu báu trí huệ của tự tâm, chỉ biết cầu pháp bên ngoài tâm, đó chính là chẳng có trí huệ.

*

Trước không vun trồng lòng từ bi và lòng nhẫn nại, sau học Phật khó thành.

*

Khi người ta đau khổ thường thốt lên rên siết. Rên siết là một âm thanh, mà cười cũng là một âm thanh. Rên siết thì khiến người buồn bả ưu sầu, còn cười thì đem lại niềm vui hoan hỉ.

*

Vẻ tươi cười trong lúc bịnh thì giống hệt như ánh dương quang sau khi mây đen tản tận. Sự tươi mát ấy làm người ta cởi mở vui vẻ.

*

Kẻ ngu si thì thường xây trong lòng mình một bức tường kiên cố ngăn rào chính mình lại. Người trí huệ thì chắc chắn phá bỏ bức tường ấy, giải phóng người ở trong ấy ra.

*

Lúc khổ mà có thể buông bỏ cái khổ ấy, lúc đau mà cũng có thể buông bỏ cái đau ấy thì tự nhiên không còn đau khổ nữa.

*

Tha thứ cho người là mỹ đức, tha thứ cho mình là tổn đức. Càng tha thứ cho người thì càng có phước.

*

Ðừng xem bịnh hoạn đau đớn quá quan trọng, khi xem chúng quá quan trọng, ta sẽ xem nhẹ chính mình. Khi xem nhẹ chính mình, ta sẽ không thể siêu việt được bịnh khổ.

*

Ðức tin, nghị lực và dũng khí: khi bạn có đủ ba đức tính này thì thiên hạ chẳng chuyện gì khó nữa.

*

Mỗi giây mỗi phút đều là khởi đầu và cũng là sự kết thúc của sinh mạng. Chết đi cái cũ, sinh ra cái mới. Quan trọng là phải tạo ra cái mới.

*

Kẻ có sức mạnh lớn lao là kẻ có khả năng nhẫn nại mọi sự lăng nhục. Có thể nhẫn nhục là có thể không khởi ác ý, không nuôi lòng ác, nên được người tôn kính, và thành tựu mọi sự.

*

Người ngu thì luôn cho mình là đúng. Người trí thì khéo biết xoay chuyển cái ý niệm đúng đó.

(còn tiếp)

http://www.chuavanphat.org/bodehai.htm

đừng ỷ lại, dựa vào thế lực bên ngoài 4b706d30_220a0919_4a5329a7_3ca6cd37_phat%206_resize
laitutran247
laitutran247

Tổng số bài gửi : 67
Age : 39
Location : 3181960
Registration date : 10/07/2008

http://www.dharmasite.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết