DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mình hãy tận sức lo, sau đó tùy trời định

Go down

Mình hãy tận sức lo, sau đó tùy trời định Empty Mình hãy tận sức lo, sau đó tùy trời định

Bài gửi  laitutran247 Wed Feb 10, 2010 1:18 am

Lời Cảnh Tỉnh

Sư Cô Chứng Nghiêm



Sư Cô Chứng Nghiêm (Master Cheng Yen) quê quán ở tỉnh Ðài Trung, Ðài Loan. Năm 23 tuổi cô xuất gia, sống đời thanh đạm tu hành. Vào thời ấy vì hoàn cảnh khó khăn, cô đã phải làm nhang, đèn cầy, đậu hủ, bán để giúp chùa và duy trì sinh hoạt cá nhân. Thấy sự khổ sở của đồng bào, cô đã phát đại nguyện hành đạo bồ tát để cứu tế chúng sinh. Với đại nguyện và tinh thần vì người quên mình, nhiều nhân duyên bất khả tư nghì đã cảm ứng, để đến năm 1966, cô thành lập Từ Tế Công Ðức Hội (Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation). Thế rồi trãi qua hơn ba mươi năm cần khổ phục vụ, hội đã giúp không biết bao nhiêu người nghèo khổ bịnh tật và vì vậy hội đã trở thành một trong những tổ chức từ thiện cung ứng nhu cầu về y tế, phục vụ, giáo dục, văn hóa tích cực nhất ở Ðài Loan. Hiện tại Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation đã có chi nhánh tại Nam Phi, Á Căn Ðình, Bỉ, Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản, Thái Lan... Sư Cô được trao tặng Ramon Magsaysay Award năm 1991 và cũng đã được đề nghị lảnh giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1993. Những lời khuyên sau đây là lời cô bản thân kinh nghiệm, nói lại cho chúng ta để đối diện với hoàn cảnh thực tế mỗi ngày.



(tiếp theo)

Khi từ nơi Intensive Care Unit đi ra, tôi gặp một bà ngồi khóc nơi cửa. Tôi hỏi bà ấy phải chăng con bà đang ở trong ICU. Bà càng khóc to thảm thiết. Tôi mới an ủi bà rằng: "Ðừng nên quá đau buồn bác ạ. Mình hãy tận sức lo, sau đó tùy trời định." Bà nói: "Thưa sư cô! Ba tháng nay, từ chỗ mê man, con tôi đã dần hồi tỉnh, khôi phục lại sức lực để có thể ăn uống, xuống giường đi đứng. Bửa nay bổng nhiên tự dưng cơn bịnh phát chứng, phải đem tới phòng cấp cứu ICU, làm sao tôi chẳng đau đớn lo buồn?

Ðứa con của bà năm nay 29 tuổi, vô nhà thương vì bị đụng xe. Ở bịnh viện anh ta được điều trị cẩn thận nên đã đi đứng được rồi, dù phải cần người đở phụ. Bởi vậy mẹ anh rất vui mừng. Nào ngờ bây giờ bịnh khác lại tới...

Lòng mẹ thương con cái thì sâu đậm thế đó. Chỉ cần con sống một ngày, dù bịnh nặng đến đâu, mẹ cũng chan chứa hy vọng, tận lực tìm cách giúp con lành bịnh. Dù cho có phải bán nhà, bán cửa, tốn hao tiền của bao nhiêu, mẹ cũng chẳng tiếc.

Ðến lúc mẹ sinh bịnh, phải chăng con cái cũng tràn đầy thương yêu, hiếu thảo tận tụy vì mẹ?

Kinh Bổn Sự có đoạn như sau: Ví như có người, vai cõng cha, vai cõng mẹ; cõng như vậy suốt đời chẳng tạm rời. Rồi lại cung kính cúng dường y phục, ẩm thực, thuốc men, đủ mọi thứ cần thiết, vị ấy cũng chưa thể báo đền cho hết công ơn sâu dày của cha mẹ.

Kẻ tri túc thì tuy ăn rau nằm đất, vẫn thấy an lạc. Kẻ chẳng biết tri túc, dù ở thiên đường cũng chẳng vừa lòng xứng ý.

Có công chúa bửa nọ đi với vua cha du ngoạn sơn thủy. Ngang bên bờ hồ thấy cá lội nhảy nhót làm nổi bọt lăng tăng. Dưới ánh hồng của buổi hoàng hôn, bọt ấy óng ánh thật đẹp vô ngần. Cô ta mới xin cha rằng: "Cha ơi, xin làm cho con một chuỗi hạt châu bằng bọt kia để con xâu nơi búi tóc." Vua cha ngạc nhiên, hỏi rằng: "Bọt nước làm sao kết thành vòng đeo nơi tóc chớ?" Song cô con cưng ấy nhất định nằng nặc: "Ðời này thứ gì con cũng có, chỉ thiếu cái này. Không có được nó, con chẳng muốn sống đâu!" Thế là vua phải ban lệnh, bắt mọi thợ thuyền phải làm cho xong, ai chẳng làm được thì sẽ ngồi tù. Chẳng mấy chốc nhà tù đầy dẫy thợ thuyền! Có vị trí huệ thấy chuyện, bất bình, mới xin yết kiến nhà vua, thưa rằng: "Tôi có thể làm vòng hoa ấy. Song xin cho tôi có điều yêu cầu: Không biết công chúa thích cái bọt nào? Lở tôi xâu thành, không phải thứ bọt công chúa mong muốn thì thật phiền hà. Xin công chúa vui lòng cùng tôi tới hồ, tự mình lựa bọt, vớt lên, thì tôi sẽ quyết đan thành vòng châu." Công chúa ra tới bờ hồ, nổ lực vớt bọt cả ngày, mà hễ đụng bọt là bọt tan tành. Cả ngày vớt mãi, chẳng được một bọt! Mệt mõi, thất vọng cô ta mới nói: "Bọt nước dễ vỡ làm sao vớt được chớ! Thôi ta chẳng ham vòng ngọc gì nữa!"

Biết mọi chuyện thế gian
Như khói, như điện chớp,
Như mộng, như tiếng vang,
Như huyễn, như biến hóa.

(Kinh Hoa Nghiêm)


Con người ở thế gian nhờ vào sự hoà hợp của nhân duyên mà sinh tồn, chẳng thể ly quần tự tồn. Tu hành cũng hệt như vậy: Sự giải thoát chân chính thì đắc được ở giữa sinh hoạt nhân duyên ràng buộc. Chỉ ở trong phiền não ta mới giải thoát.


Có cô nọ xưa kia giàu có sung túc lắm. Khi tôi trù hoạch xây bịnh viện, cô ta từng nói với tôi rằng: "Sư cô ơi! Cô muốn xây bịnh viện, con nhất định sẽ giúp. Chỉ mong cô chờ con làm ăn thành công, tiền bạc dồi dào thì con nhất định sẽ lạc quyên tán trợ." Lúc ấy tôi mới khuyên cô rằng: "Ðời người vô thường! Làm tới đâu, phước tới đó. Cô có sức bao nhiêu thì giúp bấy nhiêu." Cô ta đáp rằng: "Con chỉ muốn đem tiền bây giờ đi đầu tư, sinh lời. Lúc tiền nhiều rồi, con sẽ cúng chùa nhiều hơn." Lúc ấy tôi đã nghĩ: "Cô ta tính toán như vậy, có thật mọi sự như ý mình muốn chăng?" Mấy hôm rồi, cô ta lại thăm tôi, khóc lóc nói rằng vì kinh tế chẳng tốt, buôn bán lỗ lã, cho người mượn tiền, chẳng đòi lại được vì y bị phá sản. Nếu cô sớm biết sự tình là thế, ắt đã sớm đem tiền làm phước rồi. Tôi mới nói rằng: "Vì thiếu năng lực dự tri biết việc tương lai nên người ta cứ thường hối hận đã chẳng làm ngay từ đầu. Có bao năng lực, thì làm bấy nhiêu. Ðừng có trù trì, chờ đợi, tính toán. Chờ đợi, rốt cuộc chẳng làm gì xong."

Trước kia có cô Sa di ni tu đạo với thầy mình trong thâm sơn cùng cốc. Ngày nọ cô hỏi thầy rằng: "Làm sao để tâm con khai phát trí huệ quang minh?" Sư phụ cô trả lời: "Thắp sáng ngọn đèn trong tâm con." Cô sa di ni trong lòng mù tịt, tự nghĩ: "Thầy dạy ta thắp sáng đèn lòng. Ta biết làm sao cho phải? Làm sao để thật sự thể hội được chân lý về ngọn đèn lòng này?" Chẳng bao lâu, vị sư phụ ấy tạ thế. Cô sa di ni cũng từ từ trưởng thành, xây dựng đạo tràng tu hành. Mỗi lần làm việc công đức gì, cô lại thắp một ngọn đèn ở trước điện Phật. Năm tháng trôi qua, điện Phật tràn ngập những đèn thắp sáng, do đó tín đồ gọi chùa là Vạn Ðăng Tự. Lúc đã ngoài thất tuần, sắp sửa vãng sinh, cô nhìn quanh khắp điện tràn ngập đèn sáng, nhè nhẹ lắc đầu, nói: "Sư phụ ta dạy phải thắp sáng đèn lòng. Ta đã thắp không biết là bao ngọn đèn nữa. Song le ngọn đèn tâm ta nào hề được thắp!" Ðến phút lâm chung, quét mắt nhìn quanh điện Phật, lòng cô chợt bừng dậy ánh quang minh, cô mĩm cười nói với đệ tử: "Các con ơi! Chỉ cần các con nổ lực thực hành Phật pháp, sau đó đem điều sở học giáo hoá chúng sinh, khiến quang minh của Phật pháp tới mọi nơi mọi chốn trên thế gian, nơi nơi cũng tỏa ánh quang minh Phật Pháp, thì đó chính là thắp sáng đèn lòng vậy."

Có người thắp đèn cầu trí huệ quang minh, nhưng kỳ thật đèn trước bàn thờ Phật chẳng cần phải thắp. Bởi vì trí huệ quang minh chân chính thì ở trong tâm mình. Cần thắp sáng là thắp ngọn đèn trong tâm ta. (Ở Ðài Loan, nhiều Phật tử tới chùa cúng tiền để thắp "Quang Minh Ðăng" với hy vọng rằng nhờ công đức cúng đèn, sẽ khai mở trí huệ, tiêu trừ tai ương.)

Càng tha thứ kẻ khác thì bạn càng thêm phước đức.

Càng mở rộng tâm lượng thì phước càng lớn thêm.

Người nào cũng có sức: Kẻ nhiều phước thì có nhiều sức, nên lợi ích được nhiều người. Kẻ ít phước thì lợi ích ít người. Kẻ vô phước thì chỉ lợi lạc cho chính mình.

Bố thí không phải là việc dành riêng kẻ có tiền mà là việc dành cho kẻ có tâm.

Tu thiền chân chính là ở trong sinh hoạt hàng ngày: chẳng khởi vọng tưởng phiền não, tập trung tinh thần, tâm chuyên chú một cảnh. Ðược vậy thì núi xanh nơi nào cũng là đạo tràng, đi đứng nằm ngồi đều tự tại an nhiên.

Có vị kỷ nghệ gia ai cũng biết tiếng là kẻ có sự nghiệp thành đạt, giàu mà biết tiết kiệm. Y nói với mọi người rằng: "Biết tiết kiệm không phải là điều hiếm có. Biết dùng tiền cho đúng mới thật là hy kỳ. Vì tôi bận lo làm việc nên chẳng có giờ để xử lý việc chi tiêu. Bởi thế vợ tôi lo giùm tôi, đem tiền đi làm phước làm chuyện thiện cho thiên hạ. Cô ta càng làm phước thì tụi tôi càng thêm phước. Có phước thì mới có tiền để tiết kiệm! Do đó người mà tôi cảm ơn nhất là vợ tôi, bởi vì cô ta đem mỗi đồng tiền làm ra, xử dụng tại chỗ tối hữu dụng, lợi ích nhất. Lấy từ xã hội thì phải dùng cho xã hội.

Làm việc từ thiện hay phước đức thì như nước giếng tuôn trào: Nước lấy hoài chẳng cạn, càng lấy càng có hoài.

Muốn được người khác hoan nghinh, thương mến thì trước tiên hãy lo sửa sang tánh tình của mình. Từ nét mặt sắc thái, động tác, lời nói đều phải hàng ngày tu dưỡng đức tính nhu hoà nhẫn nhục.

Có vị tín đồ hỏi rằng: "Cả đời tôi làm người thật tốt, vậy tại sao tôi lại gặp nhiều chuyện chẳng như ý vậy?" Tôi trả lời rằng: "Phần bác làm tốt bây giờ nó chưa hiện ra (quả báo) đâu. Những chuyện bất như ý đều là quả của nhân trồng trong quá khứ. Nhân thì như hạt giống vậy. Hạt giống này cũng như hạt long nhãn. Nếu bây giờ tôi nói nó là cây long nhãn thì bác nhất định sẽ cải rằng đây là cái hạt mà thôi. Cái hạt chính là nhân, chưa có đủ duyên. Khi gieo hạt xuống đất, tưới nước, hứng nắng, phân bón, hạt sẽ nẩy mầm, trải qua một thời gian thì thành cây. Nó chẳng thể thoáng chốc trưởng thành.

Nên kinh nói rằng: "Kẻ xấu, ác nghiệt cũng có gặp chuyện tốt, phước đức; vì ác nghiệp của y chưa chín mùi. Ðến khi chín mùi thì y tự thọ quả báo ác. Kẻ tốt hiền lành đôi khi cũng gặp chuyện khổ, họa hoạn; vì phước báo của y chưa chín mùi. Ðến khi chín mùi thì y sẽ hưởng quả báo lành."

Có một cô nhà giàu thương chó hơn cả mạng mình. Mỗi ngày cô đều dặn người làm phải mua cánh gà tươi nhất để chó ăn. Một bữa, người làm nói với tôi rằng: "Thưa sư cô! Có lúc tôi thấy bà nhạc phụ không đáng giá bằng con chó!" "Tại sao vậy?" Tôi có ý nghi ngờ. "Bà cụ nhà bình thường rất tiết kiệm. Cụ già, bao tử chẳng tốt, răng cũng lung lay. Có lần tôi sắp đi chợ, hỏi cô chủ mua gì cho bà nhạc, phải chăng mua chút đồ mềm để bà cụ dễ ăn. Cô chủ hồi đáp rằng: "Tùy ý! Song chớ quên mua cánh gà tươi nhất cho chó nhé. Hôm qua chó ăn đau bụng rồi đấy." Phải chăng bà nhạc phụ không đáng giá bằng con chó? Hay là chúng ta đã tự mình hạ thấp phẩm cách, chỉ biết hiếu dưỡng loài chó mà thôi?

Làm con dâu, phải biết "uống nước nhớ nguồn". Hãy thử nghĩ xem: Chồng cô từ đâu ra?

(còn tiếp)

Mình hãy tận sức lo, sau đó tùy trời định 4b706f7a_1d3ab284_suducphat-7
laitutran247
laitutran247

Tổng số bài gửi : 67
Age : 38
Location : 3181960
Registration date : 10/07/2008

http://www.dharmasite.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết