“ có hiếu khuyên dụ cha mẹ hướng về đạo”
Trang 1 trong tổng số 1 trang
“ có hiếu khuyên dụ cha mẹ hướng về đạo”
270. Thư trả lời cư sĩ Phương Diệu Đình (thư thứ hai)
Nhận được thư đầy đủ, gần đây người niệm Phật đông đảo, chuyện cảm ứng cũng thường luôn nghe nói. Hôm trước, Quán Âm Am ở Hoài An gởi tới một viên xá-lợi to bằng hạt kê, màu như ngọc Phỉ Thúy, nói là [viên xá-lợi ấy] kết từ hoa đèn thắp trước bàn Phật của một liên hữu; gởi tới muốn cậy Quang chứng minh, bình luận để khơi gợi lòng tin cho người khác. Quang liền đựng trong một cái hộp sứ cho mọi người xem; xem xong để thờ trước tượng Phật. Ngày hôm qua, sau buổi tụng kinh khóa sáng, mở hộp ra xem thì không còn nữa, chắc là đã trở về am đó rồi! Hôm qua tôi đã gởi thư hỏi chuyện ấy.
Có rất nhiều kẻ vẫn chỉ chuộng nghiên cứu, chẳng chịu thực hành, tức là thuộc hạng “thấy chuyện nhân mà cố nhường”, buồn thay! Lệnh từ tuổi gần tám mươi mà còn muốn quy y, đáng gọi là có thiện căn từ đời trước. Nhưng đang khi cụ tuổi cao như ngọn đuốc [chập chờn] trước gió này, cố nhiên nên tính kế lo xa. Nay gởi cho ông ba cuốn Sức Chung Tân Lương, ngoài một cuốn tự giữ ra, hãy nên tặng cho hai người Vương và Trần. Hãy nên bảo quyến thuộc trong nhà hằng ngày thay phiên bầu bạn niệm Phật với lệnh từ, một là để đẹp dạ cao đường, hai là khiến cho bọn họ ai nấy được gieo thiện căn, ba là luyện thành thói quen để lúc lệnh từ quy Tây mọi người đều trở thành người trợ niệm [cho cụ]. Nếu chẳng thường luyện tập, mà cũng chẳng thường nói điều lợi do trợ niệm khi lâm chung và mối hại do bày vẽ phô trương mù quáng, khóc lóc, thì tất cả quyến thuộc đều là kẻ phá hoại chánh niệm! Chuyện này hết sức khẩn yếu. Nếu không có ai nói, khó tránh làm hỏng chuyện thì vô biên lợi ích sẽ do vậy bị mất đi, thật hết sức đau lòng!
Quang chẳng thể nói tường tận, Sức Chung Tân Lương là sách nói tường tận chuyện này. Phận làm con khi trợ niệm cho cha mẹ vào lúc lâm chung hãy nên dốc hết lòng thành theo đuổi. Vì thế, trước hết quyến thuộc trong nhà phải tập luyện sẵn. Đã thường niệm và thường nghe điều lợi của trợ niệm và lẽ hại của sự phá hoại chánh niệm, họ sẽ có thể nhất trí tiến hành, giúp người đã khuất vãng sanh. Nay đặt pháp danh cho cụ là Đức Siêu, nghĩa là dùng nhất tâm niệm Phật để mong cầu vượt thoát tam giới, lên thẳng chín phẩm sen. Thư này tuy viết cho ông, nhưng hai vị Trần - Vương cũng nên dạy quyến thuộc của họ giống như thế để chính mình khỏi bị hỏng chuyện khi lâm chung. Hãy nên bảo họ ai nấy đều xem [thư và sách], Quang không rảnh rang để viết riêng cho họ.
Trần Minh Kính pháp danh là Đức Minh, nghĩa là có thể nhất tâm niệm Phật sẽ tự sáng tỏ được Minh Đức. Vương Sĩ Lâm pháp danh là Đức Lâm. Lâm (林) có nghĩa là “chúng” (眾: đông đảo), là “quân” (君: chủ, vượt trỗi) (theo sách Nhĩ Nhã). “Quân” có nghĩa là chủ. Có thể lấy tín nguyện niệm Phật làm chủ để lợi lạc đại chúng, thì công đức lớn lao, ai nấy đều ngưỡng mộ tuân theo. Nay gởi cho hai người ấy Văn Sao, Gia Ngôn Lục mỗi người một bộ, Sức Chung Tân Lương mỗi người một cuốn, xin hãy chuyển giao.
Do [những sách tính gởi ấy] chẳng đầy hết một gói nên đem Một Lá Thư Trả Lời Khắp thêm vào cho đủ hai phần. Lá thư này quả thật là bài văn có quan hệ lớn đối với thời thế hiện tại. Nếu có thể hành theo đó thì lợi ích sẽ tự biết, cố nhiên chẳng cần đợi phải thuật nói nữa! Vận nước nguy ngập, thiên tai, nhân họa liên tiếp giáng xuống mà chẳng cầu xuất sanh tử từ nơi bức thư ấy tức là tự phụ vậy. Bạch Cư Dị nói: “Ta bảy mươi mốt tuổi, chẳng còn chuộng ngâm nga, xem kinh nhọc sức quá, làm phước sợ bôn ba, lấy gì độ tâm nhãn? Một câu A Di Đà. Đi cũng A Di Đà, ngồi cũng A Di Đà. Rảnh rang, bận túi bụi, chẳng bỏ A Di Đà. Chiều tà đường còn xa, đời ta lần khân quá, sáng tối thanh tịnh tâm, chỉ niệm A Di Đà. Người thông đạt cười ta, càng niệm A Di Đà. Đạt thì sẽ ra sao? Không đạt lại thế nào? Nguyện khắp pháp giới chúng, cùng niệm A Di Đà” (ngày Mười Một tháng Mười Một, viết dưới đèn).
271. Thư trả lời cư sĩ Phương Diệu Đình (thư thứ ba)
Tịnh Độ Ngũ Kinh đã gởi đến, chẳng bao lâu sẽ có Kỹ Lộ Chỉ Quy gởi tới. Trong khoảng tháng Bảy, tháng Tám, sẽ có sách Vật Do Như Thử gởi đến. Hai đầu sách này đều do Du Dân Tập Cần Sở ở Tào Hà Kính, Thượng Hải, gởi tới. Một cuốn chuyên dạy người niệm Phật, một cuốn dạy người kiêng giết, bảo vệ sanh vật, nhưng chẳng có lời nào nhắc đến chuyện kiêng giết, mà chuyên tập hợp những hạnh cao đẹp hiếu, hữu, trung, nghĩa, trinh liệt, cứu nạn, giúp kẻ côi cút v.v… của loài vật, là tác phẩm đặc sắc trong những sách kiêng giết, sẽ in năm sáu vạn cuốn để phân phát cho những kẻ có học thức thì lợi ích lớn lắm. Lệnh hữu là Dịch Trọng Phù đã muốn quy y, thì hãy bảo ông ta thường đọc Ngũ Kinh, nhất là chú ý đến hai lời Tựa và một lời Bạt của Quang, ngõ hầu chẳng đến bị các tri thức Thiền, Giáo, Mật lay động, đoạt mất chí hướng. Hai cuốn sách Kỹ Lộ Chỉ Quy, Vật Do Như Thử gởi đến, xin hãy tặng cho ông ta [mỗi thứ] một cuốn (ngày mồng Hai tháng Năm năm Dân Quốc 24 - 1935)
272. Thư trả lời cư sĩ Phương Diệu Đình (thư thứ tư)
Thư đã đọc xong, cư sĩ Lã Đức Pháp soạn bài ký về chuyện vãng sanh cho ông Trầm Đạm Nham rất hay. Chỉ có điều bốn dòng đầu chẳng hợp với thân phận của người ấy, cho nên tôi bỏ đi. Lời Bạt sau bài ký ấy, nói: “Công lao trùm lấp cõi đời, chẳng cự nổi một chữ Căng (kiêu căng); tội lớn ngập trời, chẳng cự nổi một chữ Hối”. Đạm Nham biết người đời trước làm nghề chẳng lành, khi cha mẹ còn sống đã khuyên cha mẹ đổi nghề. Khi cha mẹ đã mất, bèn dốc cạn lòng Thành sám hối, [làm như vậy] đã phù hợp sâu xa với nghĩa “người con có hiếu khuyên dụ cha mẹ hướng về đạo” và lời dạy “từ tâm chẳng giết, tu Thập Thiện Nghiệp” của đức Như Lai. Có đủ công đức ấy sẽ được vãng sanh. Huống chi lại dốc lòng tin Tịnh nghiệp, cạn hết lòng Thành niệm tụng ư? Những lời bàn luận trong phân nửa phần đầu bài ký của ông Lã không hợp thân phận. Rốt cuộc Đạm Nham được thành tựu là vì Đạm Nham trước kia làm đồ tể, về sau mới sám hối tu trì, vì thế chẳng áp dụng [nhận định ấy được]. Mong hãy nói với ông Đức Pháp điều này (ngày Mười Chín tháng Mười năm Dân Quốc 24 - 1935)
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien8.htm
Nhận được thư đầy đủ, gần đây người niệm Phật đông đảo, chuyện cảm ứng cũng thường luôn nghe nói. Hôm trước, Quán Âm Am ở Hoài An gởi tới một viên xá-lợi to bằng hạt kê, màu như ngọc Phỉ Thúy, nói là [viên xá-lợi ấy] kết từ hoa đèn thắp trước bàn Phật của một liên hữu; gởi tới muốn cậy Quang chứng minh, bình luận để khơi gợi lòng tin cho người khác. Quang liền đựng trong một cái hộp sứ cho mọi người xem; xem xong để thờ trước tượng Phật. Ngày hôm qua, sau buổi tụng kinh khóa sáng, mở hộp ra xem thì không còn nữa, chắc là đã trở về am đó rồi! Hôm qua tôi đã gởi thư hỏi chuyện ấy.
Có rất nhiều kẻ vẫn chỉ chuộng nghiên cứu, chẳng chịu thực hành, tức là thuộc hạng “thấy chuyện nhân mà cố nhường”, buồn thay! Lệnh từ tuổi gần tám mươi mà còn muốn quy y, đáng gọi là có thiện căn từ đời trước. Nhưng đang khi cụ tuổi cao như ngọn đuốc [chập chờn] trước gió này, cố nhiên nên tính kế lo xa. Nay gởi cho ông ba cuốn Sức Chung Tân Lương, ngoài một cuốn tự giữ ra, hãy nên tặng cho hai người Vương và Trần. Hãy nên bảo quyến thuộc trong nhà hằng ngày thay phiên bầu bạn niệm Phật với lệnh từ, một là để đẹp dạ cao đường, hai là khiến cho bọn họ ai nấy được gieo thiện căn, ba là luyện thành thói quen để lúc lệnh từ quy Tây mọi người đều trở thành người trợ niệm [cho cụ]. Nếu chẳng thường luyện tập, mà cũng chẳng thường nói điều lợi do trợ niệm khi lâm chung và mối hại do bày vẽ phô trương mù quáng, khóc lóc, thì tất cả quyến thuộc đều là kẻ phá hoại chánh niệm! Chuyện này hết sức khẩn yếu. Nếu không có ai nói, khó tránh làm hỏng chuyện thì vô biên lợi ích sẽ do vậy bị mất đi, thật hết sức đau lòng!
Quang chẳng thể nói tường tận, Sức Chung Tân Lương là sách nói tường tận chuyện này. Phận làm con khi trợ niệm cho cha mẹ vào lúc lâm chung hãy nên dốc hết lòng thành theo đuổi. Vì thế, trước hết quyến thuộc trong nhà phải tập luyện sẵn. Đã thường niệm và thường nghe điều lợi của trợ niệm và lẽ hại của sự phá hoại chánh niệm, họ sẽ có thể nhất trí tiến hành, giúp người đã khuất vãng sanh. Nay đặt pháp danh cho cụ là Đức Siêu, nghĩa là dùng nhất tâm niệm Phật để mong cầu vượt thoát tam giới, lên thẳng chín phẩm sen. Thư này tuy viết cho ông, nhưng hai vị Trần - Vương cũng nên dạy quyến thuộc của họ giống như thế để chính mình khỏi bị hỏng chuyện khi lâm chung. Hãy nên bảo họ ai nấy đều xem [thư và sách], Quang không rảnh rang để viết riêng cho họ.
Trần Minh Kính pháp danh là Đức Minh, nghĩa là có thể nhất tâm niệm Phật sẽ tự sáng tỏ được Minh Đức. Vương Sĩ Lâm pháp danh là Đức Lâm. Lâm (林) có nghĩa là “chúng” (眾: đông đảo), là “quân” (君: chủ, vượt trỗi) (theo sách Nhĩ Nhã). “Quân” có nghĩa là chủ. Có thể lấy tín nguyện niệm Phật làm chủ để lợi lạc đại chúng, thì công đức lớn lao, ai nấy đều ngưỡng mộ tuân theo. Nay gởi cho hai người ấy Văn Sao, Gia Ngôn Lục mỗi người một bộ, Sức Chung Tân Lương mỗi người một cuốn, xin hãy chuyển giao.
Do [những sách tính gởi ấy] chẳng đầy hết một gói nên đem Một Lá Thư Trả Lời Khắp thêm vào cho đủ hai phần. Lá thư này quả thật là bài văn có quan hệ lớn đối với thời thế hiện tại. Nếu có thể hành theo đó thì lợi ích sẽ tự biết, cố nhiên chẳng cần đợi phải thuật nói nữa! Vận nước nguy ngập, thiên tai, nhân họa liên tiếp giáng xuống mà chẳng cầu xuất sanh tử từ nơi bức thư ấy tức là tự phụ vậy. Bạch Cư Dị nói: “Ta bảy mươi mốt tuổi, chẳng còn chuộng ngâm nga, xem kinh nhọc sức quá, làm phước sợ bôn ba, lấy gì độ tâm nhãn? Một câu A Di Đà. Đi cũng A Di Đà, ngồi cũng A Di Đà. Rảnh rang, bận túi bụi, chẳng bỏ A Di Đà. Chiều tà đường còn xa, đời ta lần khân quá, sáng tối thanh tịnh tâm, chỉ niệm A Di Đà. Người thông đạt cười ta, càng niệm A Di Đà. Đạt thì sẽ ra sao? Không đạt lại thế nào? Nguyện khắp pháp giới chúng, cùng niệm A Di Đà” (ngày Mười Một tháng Mười Một, viết dưới đèn).
271. Thư trả lời cư sĩ Phương Diệu Đình (thư thứ ba)
Tịnh Độ Ngũ Kinh đã gởi đến, chẳng bao lâu sẽ có Kỹ Lộ Chỉ Quy gởi tới. Trong khoảng tháng Bảy, tháng Tám, sẽ có sách Vật Do Như Thử gởi đến. Hai đầu sách này đều do Du Dân Tập Cần Sở ở Tào Hà Kính, Thượng Hải, gởi tới. Một cuốn chuyên dạy người niệm Phật, một cuốn dạy người kiêng giết, bảo vệ sanh vật, nhưng chẳng có lời nào nhắc đến chuyện kiêng giết, mà chuyên tập hợp những hạnh cao đẹp hiếu, hữu, trung, nghĩa, trinh liệt, cứu nạn, giúp kẻ côi cút v.v… của loài vật, là tác phẩm đặc sắc trong những sách kiêng giết, sẽ in năm sáu vạn cuốn để phân phát cho những kẻ có học thức thì lợi ích lớn lắm. Lệnh hữu là Dịch Trọng Phù đã muốn quy y, thì hãy bảo ông ta thường đọc Ngũ Kinh, nhất là chú ý đến hai lời Tựa và một lời Bạt của Quang, ngõ hầu chẳng đến bị các tri thức Thiền, Giáo, Mật lay động, đoạt mất chí hướng. Hai cuốn sách Kỹ Lộ Chỉ Quy, Vật Do Như Thử gởi đến, xin hãy tặng cho ông ta [mỗi thứ] một cuốn (ngày mồng Hai tháng Năm năm Dân Quốc 24 - 1935)
272. Thư trả lời cư sĩ Phương Diệu Đình (thư thứ tư)
Thư đã đọc xong, cư sĩ Lã Đức Pháp soạn bài ký về chuyện vãng sanh cho ông Trầm Đạm Nham rất hay. Chỉ có điều bốn dòng đầu chẳng hợp với thân phận của người ấy, cho nên tôi bỏ đi. Lời Bạt sau bài ký ấy, nói: “Công lao trùm lấp cõi đời, chẳng cự nổi một chữ Căng (kiêu căng); tội lớn ngập trời, chẳng cự nổi một chữ Hối”. Đạm Nham biết người đời trước làm nghề chẳng lành, khi cha mẹ còn sống đã khuyên cha mẹ đổi nghề. Khi cha mẹ đã mất, bèn dốc cạn lòng Thành sám hối, [làm như vậy] đã phù hợp sâu xa với nghĩa “người con có hiếu khuyên dụ cha mẹ hướng về đạo” và lời dạy “từ tâm chẳng giết, tu Thập Thiện Nghiệp” của đức Như Lai. Có đủ công đức ấy sẽ được vãng sanh. Huống chi lại dốc lòng tin Tịnh nghiệp, cạn hết lòng Thành niệm tụng ư? Những lời bàn luận trong phân nửa phần đầu bài ký của ông Lã không hợp thân phận. Rốt cuộc Đạm Nham được thành tựu là vì Đạm Nham trước kia làm đồ tể, về sau mới sám hối tu trì, vì thế chẳng áp dụng [nhận định ấy được]. Mong hãy nói với ông Đức Pháp điều này (ngày Mười Chín tháng Mười năm Dân Quốc 24 - 1935)
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien8.htm
Similar topics
» Khuyên Phát Bồ Đề Tâm (Đại Sư Thật Hiền Soạn)
» Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ (bản mới)
» Khuyên Người Niệm Phật
» Khuyên Niệm Phật trong khi lái xe
» Quyển "Khuyên Người Niệm Phật" của Cư Sĩ Diệu Âm
» Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ (bản mới)
» Khuyên Người Niệm Phật
» Khuyên Niệm Phật trong khi lái xe
» Quyển "Khuyên Người Niệm Phật" của Cư Sĩ Diệu Âm
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết