TẠI SAO TA TU THEO PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ ?
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
TẠI SAO TA TU THEO PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ ?
Đời mạt thế, người tu thì nhiều nhưng chứng đạo rất ít, phần nhiều theo trí thông minh của mình đi lạc đường mà không tự biết, tự xưng là vô thượng sư, tự cho là đến nhà, tự bảo là đại triệt đại ngộ, tự mình lầm đường, lại bảo kẻ khác cùng đi lầm đường, tạo tội vô lượng vô biên. Do đó phải nương vào hồng danh Phật để khỏi lạc đường tu, lại được vãng sanh.
KÍNH LỄ PHẬT A DI ĐÀ , NGÀI LÀ ĐẤNG THẾ TÔN, ỨNG CÚNG, CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC
GIÁC NGỘ- Admin
- Tổng số bài gửi : 59
Registration date : 01/01/2008
Re: TẠI SAO TA TU THEO PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ ?
Pháp môn Trì danh niệm Phật dễ tu vì:
1.- Lúc nào niệm Phật cũng được,
2.- Chỗ nào niệm Phật cũng được,
3.- Niệm Phật cách nào cũng được,
4.- Người nào niệm Phật cũng được,
5.- Pháp môn niệm Phật bao gồm tất cả các pháp môn tu khác.
Ðức Thích Ca Từ phụ đã để dành sẵn một phương thần dược chữa bệnh sinh tử luân hồi cho bầy con thơ dại dột rơi rớt trong thời kỳ Mạt pháp này. Ngài đinh ninh khuyên dạy rằng: Chúng sinh chỉ nương pháp môn niệm Phật mà được ra khỏi luân hồi. Vì pháp môn niệm Phật có những công dụng đặc biệt mà các pháp môn khác không có.
Cho hay thân người khó gặp, Tịnh độ Tây phương lại dễ sinh! Vì Ðức Phật A Di Ðà có lời thệ nguyện rộng lớn rằng: “Nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu Ta, khởi tâm chí thành, niệm từ một niệm đến mười niệm mà Ta không tiếp độ về nước Ta, thì Ta không làm Phật”.
May mắn thay! Hiện nay chúng ta có cái thân người lại được nghe pháp môn Dễ Tu thật là chúng ta có đầy đủ phước đức nhân duyên để sau này sẽ vãng sinh về Tây phương Cực lạc thế giới. Vậy chúng ta không nên chần chờ, lần lựa gì nữa mà không chuyên tâm trì niệm danh hiệu của Ðức Phật A Di Ðà, kẻo một khi thân này mất rồi, thì muôn kiếp ngàn đời khó gặp trở lại được.
1.- Lúc nào niệm Phật cũng được,
2.- Chỗ nào niệm Phật cũng được,
3.- Niệm Phật cách nào cũng được,
4.- Người nào niệm Phật cũng được,
5.- Pháp môn niệm Phật bao gồm tất cả các pháp môn tu khác.
Ðức Thích Ca Từ phụ đã để dành sẵn một phương thần dược chữa bệnh sinh tử luân hồi cho bầy con thơ dại dột rơi rớt trong thời kỳ Mạt pháp này. Ngài đinh ninh khuyên dạy rằng: Chúng sinh chỉ nương pháp môn niệm Phật mà được ra khỏi luân hồi. Vì pháp môn niệm Phật có những công dụng đặc biệt mà các pháp môn khác không có.
Cho hay thân người khó gặp, Tịnh độ Tây phương lại dễ sinh! Vì Ðức Phật A Di Ðà có lời thệ nguyện rộng lớn rằng: “Nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu Ta, khởi tâm chí thành, niệm từ một niệm đến mười niệm mà Ta không tiếp độ về nước Ta, thì Ta không làm Phật”.
May mắn thay! Hiện nay chúng ta có cái thân người lại được nghe pháp môn Dễ Tu thật là chúng ta có đầy đủ phước đức nhân duyên để sau này sẽ vãng sinh về Tây phương Cực lạc thế giới. Vậy chúng ta không nên chần chờ, lần lựa gì nữa mà không chuyên tâm trì niệm danh hiệu của Ðức Phật A Di Ðà, kẻo một khi thân này mất rồi, thì muôn kiếp ngàn đời khó gặp trở lại được.
Nam mô A Di Ðà Phật
GIÁC NGỘ- Admin
- Tổng số bài gửi : 59
Registration date : 01/01/2008
VÌ SAO CẦN PHẢI NIỆM PHẬT?
VÌ SAO CẦN PHẢI NIỆM PHẬT?
Lúc bình thường tại sao cần phải niệm Phật? Vì bình thường niệm Phật là để chuẩn bị cho khi lâm chung. Tại sao không đợi đến lâm chung mới niệm Phật? Vì hằng ngày niệm Phật chính là để huân tập hạt giống Phật vào trong tâm của bạn. Nếu bạn niệm mãi thì trải qua thời gian, hạt giống đó lớn dần lên trong mảnh đất tâm của bạn và đưa bạn đến kết quả giải thoát giác ngộ. Nếu bình thường bạn không niệm Phật thì bạn không biết gieo hạt giống Phật vào mảnh đất tâm của mình. Khi lâm chung, thần trí rối loạn thì làm sao nghĩ đến Phật mà niệm được chứ. Tại sao vậy? Vì hiện tại không thường xuyên niệm Phật. Do đó, hằng ngày cần phải niệm Phật, lạy Phật, tu pháp môn Tịnh độ. Được như thế thì hiện tại được bình an, khi lâm chung không bị hôn mê tán loạn lại được tự tại vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.
Tại sao phải vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc? Bởi vì đức Phật A Di Đà khi chưa thành Phật tên là Tỳ kheo Pháp Tạng đã phát ra 48 lời nguyện, trong đó có một lời nguyện “Sau khi tôi thành Phật, chúng sanh trong khắp mười phương nếu niệm danh hiệu của tôi A Di Đà Phật, tôi nhất định tiếp dẫn họ về cõi nước của tôi, tương lai thành Phật… Chúng sanh trong cõi nước tôi đều hóa sanh từ hoa sen, nên thân thể thanh tịnh không bị nhiễm ô”. Với đại nguyện rộng lớn của Phật A Di Đà như thế, nên tất cả chúng sanh ai ai cũng tu “pháp môn niệm Phật”, vì đây là pháp môn hợp với mọi trình độ căn cơ và rất dễ tu.
Kinh Đại Tập (tên đầy đủ là Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập, do Ngài Đàm Vô Sấm đời Bắc Lương dịch) nói: “Thời mạt pháp ức ức người tu hành, khó có người đắc đạo, chỉ nương vào pháp môn niệm Phật thì độ thoát sanh tử”. Đây là nói ức ức người tu hành mà không có một người đắc đạo, chỉ có niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương Cực lạc mới thoát khỏi sanh tử. Đặc biệt bây giờ là thời đại mạt pháp, niệm Phật rất tương ưng và hợp căn cơ của người thời này.
Nhưng ở các nước phương Tây, hiện tại chưa phải là thời đại mạt pháp, có thể nói đang là thời kỳ chánh pháp. Tại sao nói đang là thời kỳ chánh pháp? Bởi vì Phật pháp mới vừa đến các quốc gia ở Tây phương nên lúc này đang thịnh vượng. Hiện tại ở Mỹ có rất nhiều người thích ngồi thiền, đây là biểu hiện đang thời chánh pháp. Thời chánh pháp cũng tu pháp môn niệm Phật được, thời mạt pháp cũng tu pháp môn niệm Phật được. Vì sao?
Thời đại nào cũng tu được, nếu người nào tu pháp môn khác mà không tiến bộ thì nên tu pháp môn niệm Phật.
Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ (Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ, tự là Xung Huyền, người đời nhà Tống, Vĩnh Minh là lấy tên chùa ở núi Tuệ Nhật tại Hàng Châu, Trung Quốc, niên hiệu là Vĩnh Minh, có chỗ gọi là Vĩnh Minh Thọ) nói: “Có Thiền có Tịnh độ, giống như hổ mọc sừng, hiện đời làm thầy người, tương lai thành Phật thành Tổ”. Nếu vừa tham thiền vừa niệm Phật thì giống như hổ mọc sừng, hiện đời đủ tư cách làm thầy, tương lai thành Phật thành Tổ.
Vì vậy, người chân chánh tham thiền cũng chúng là người chân chánh niệm Phật, người chân chánh niệm Phật, cũng chính là người chân chánh tham thiền. Nói một cách nữa, người chân chánh trì giới, cũng chính là người chân chánh tham thiền, người chân chánh tham thiền cũng chính là người chân chánh trì giới. Thế thì người chân chánh giảng kinh thuyết pháp cũng chính là chân chánh tham thiền. Sách Chứng đạo ca của Ngài Vĩnh Gia.
“Tông diệc thông, pháp diệc thông, định tuệ viên minh bất trệ không. Nghĩa là: tông cũng thông, pháp cũng thông, định huệ sáng tròn chẳng trệ không”. Vừa tham thiền vừa giảng kinh, đây chính là tông thuyết đều thông. Hoặc nói một cách khác, người chân chánh trì chú, chính là người chân chánh tu Mật tông, cũng chính là người chân chánh tham thiền.
Tuy nói năm loại: Thiền, Giáo, Luật, Mật, Tịnh nhưng chung quy lại là một chứ chẳng phải hai. Nhưng nói rốt ráo, ngay một cũng chẳng có, sao lại nói năm loại chứ? Người học Phật chân chánh cần hiểu rõ ràng điều này.
Có người đem tâm phân biệt cho rằng pháp môn niệm Phật là tối cao, tham thiền không đúng, hoặc có người nói tham thiền là tối cao, niệm Phật là sai lầm. Những người như thế đều chưa hiểu Phật pháp. Nên biết, tất cả đều là Phật pháp, đều bất khả đắc, đã không có pháp để chứng đắc, vậy sao trên đầu lại đội thêm cái đầu nữa chứ? Đã vô sự sao lại tìm việc làm gì nữa chứ? Nếu bạn thật sự hiểu và lãnh hội là không pháp để chứng đắc. Nghe qua lời này có thể một vài người chưa lĩnh hội điểm này, họ sẽ thất vọng. Vì sao vậy? Vì Phật pháp phương tiện nên lập quyền pháp, chính là để nói thật pháp. Phật nói quyền trí, là đưa người đi đến thật trí. Thế nào là thật trí? Thật trí là một tên “Quy vô sở đắc” là trở về chỗ không thể đắc tức là thật tướng vô tướng, không hình không tướng, đó mới là trí huệ chân thật.
Lúc bình thường tại sao cần phải niệm Phật? Vì bình thường niệm Phật là để chuẩn bị cho khi lâm chung. Tại sao không đợi đến lâm chung mới niệm Phật? Vì hằng ngày niệm Phật chính là để huân tập hạt giống Phật vào trong tâm của bạn. Nếu bạn niệm mãi thì trải qua thời gian, hạt giống đó lớn dần lên trong mảnh đất tâm của bạn và đưa bạn đến kết quả giải thoát giác ngộ. Nếu bình thường bạn không niệm Phật thì bạn không biết gieo hạt giống Phật vào mảnh đất tâm của mình. Khi lâm chung, thần trí rối loạn thì làm sao nghĩ đến Phật mà niệm được chứ. Tại sao vậy? Vì hiện tại không thường xuyên niệm Phật. Do đó, hằng ngày cần phải niệm Phật, lạy Phật, tu pháp môn Tịnh độ. Được như thế thì hiện tại được bình an, khi lâm chung không bị hôn mê tán loạn lại được tự tại vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.
Tại sao phải vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc? Bởi vì đức Phật A Di Đà khi chưa thành Phật tên là Tỳ kheo Pháp Tạng đã phát ra 48 lời nguyện, trong đó có một lời nguyện “Sau khi tôi thành Phật, chúng sanh trong khắp mười phương nếu niệm danh hiệu của tôi A Di Đà Phật, tôi nhất định tiếp dẫn họ về cõi nước của tôi, tương lai thành Phật… Chúng sanh trong cõi nước tôi đều hóa sanh từ hoa sen, nên thân thể thanh tịnh không bị nhiễm ô”. Với đại nguyện rộng lớn của Phật A Di Đà như thế, nên tất cả chúng sanh ai ai cũng tu “pháp môn niệm Phật”, vì đây là pháp môn hợp với mọi trình độ căn cơ và rất dễ tu.
Kinh Đại Tập (tên đầy đủ là Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập, do Ngài Đàm Vô Sấm đời Bắc Lương dịch) nói: “Thời mạt pháp ức ức người tu hành, khó có người đắc đạo, chỉ nương vào pháp môn niệm Phật thì độ thoát sanh tử”. Đây là nói ức ức người tu hành mà không có một người đắc đạo, chỉ có niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương Cực lạc mới thoát khỏi sanh tử. Đặc biệt bây giờ là thời đại mạt pháp, niệm Phật rất tương ưng và hợp căn cơ của người thời này.
Nhưng ở các nước phương Tây, hiện tại chưa phải là thời đại mạt pháp, có thể nói đang là thời kỳ chánh pháp. Tại sao nói đang là thời kỳ chánh pháp? Bởi vì Phật pháp mới vừa đến các quốc gia ở Tây phương nên lúc này đang thịnh vượng. Hiện tại ở Mỹ có rất nhiều người thích ngồi thiền, đây là biểu hiện đang thời chánh pháp. Thời chánh pháp cũng tu pháp môn niệm Phật được, thời mạt pháp cũng tu pháp môn niệm Phật được. Vì sao?
Thời đại nào cũng tu được, nếu người nào tu pháp môn khác mà không tiến bộ thì nên tu pháp môn niệm Phật.
Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ (Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ, tự là Xung Huyền, người đời nhà Tống, Vĩnh Minh là lấy tên chùa ở núi Tuệ Nhật tại Hàng Châu, Trung Quốc, niên hiệu là Vĩnh Minh, có chỗ gọi là Vĩnh Minh Thọ) nói: “Có Thiền có Tịnh độ, giống như hổ mọc sừng, hiện đời làm thầy người, tương lai thành Phật thành Tổ”. Nếu vừa tham thiền vừa niệm Phật thì giống như hổ mọc sừng, hiện đời đủ tư cách làm thầy, tương lai thành Phật thành Tổ.
Vì vậy, người chân chánh tham thiền cũng chúng là người chân chánh niệm Phật, người chân chánh niệm Phật, cũng chính là người chân chánh tham thiền. Nói một cách nữa, người chân chánh trì giới, cũng chính là người chân chánh tham thiền, người chân chánh tham thiền cũng chính là người chân chánh trì giới. Thế thì người chân chánh giảng kinh thuyết pháp cũng chính là chân chánh tham thiền. Sách Chứng đạo ca của Ngài Vĩnh Gia.
“Tông diệc thông, pháp diệc thông, định tuệ viên minh bất trệ không. Nghĩa là: tông cũng thông, pháp cũng thông, định huệ sáng tròn chẳng trệ không”. Vừa tham thiền vừa giảng kinh, đây chính là tông thuyết đều thông. Hoặc nói một cách khác, người chân chánh trì chú, chính là người chân chánh tu Mật tông, cũng chính là người chân chánh tham thiền.
Tuy nói năm loại: Thiền, Giáo, Luật, Mật, Tịnh nhưng chung quy lại là một chứ chẳng phải hai. Nhưng nói rốt ráo, ngay một cũng chẳng có, sao lại nói năm loại chứ? Người học Phật chân chánh cần hiểu rõ ràng điều này.
Có người đem tâm phân biệt cho rằng pháp môn niệm Phật là tối cao, tham thiền không đúng, hoặc có người nói tham thiền là tối cao, niệm Phật là sai lầm. Những người như thế đều chưa hiểu Phật pháp. Nên biết, tất cả đều là Phật pháp, đều bất khả đắc, đã không có pháp để chứng đắc, vậy sao trên đầu lại đội thêm cái đầu nữa chứ? Đã vô sự sao lại tìm việc làm gì nữa chứ? Nếu bạn thật sự hiểu và lãnh hội là không pháp để chứng đắc. Nghe qua lời này có thể một vài người chưa lĩnh hội điểm này, họ sẽ thất vọng. Vì sao vậy? Vì Phật pháp phương tiện nên lập quyền pháp, chính là để nói thật pháp. Phật nói quyền trí, là đưa người đi đến thật trí. Thế nào là thật trí? Thật trí là một tên “Quy vô sở đắc” là trở về chỗ không thể đắc tức là thật tướng vô tướng, không hình không tướng, đó mới là trí huệ chân thật.
Similar topics
» Tiến trình 5 uẩn tiếp theo- Sư Giác Khang
» Tu Hành Pháp Môn Niệm Phật - Theo Kinh Phật và Lời Tổ
» Pháp âm của Ht Thích Thanh Từ-BÀI PHÁP NGẮN
» Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ
» Tổng quan về quán đỉnh(Tiếp theo & hết)
» Tu Hành Pháp Môn Niệm Phật - Theo Kinh Phật và Lời Tổ
» Pháp âm của Ht Thích Thanh Từ-BÀI PHÁP NGẮN
» Chia Sẽ Những Cách Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ
» Tổng quan về quán đỉnh(Tiếp theo & hết)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết