Lịch sử tổng quát Thiền Tông
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Lịch sử tổng quát Thiền Tông
Thiền tông khởi nguyên từ Ấn Độ được truyền đến đời thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma. Ngày nay, người ta không còn tư liệu gì cụ thể về lịch sử các vị Tổ Thiền tông Ấn Độ. Nhưng dù thế nào đi nữa thì điều hệ trọng nhất của Thiền tông là "tại đây" và "bây giờ".
Đầu thế kỉ thứ 6, Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Quốc và được xem là Sơ tổ của Thiền tông tại đây. Sáu vị Tổ Thiền tông Trung Quốc là:
1. Bồ-đề-đạt-ma (?-532)
2. Huệ Khả (487-593)
3. Tăng Xán (?-606)
4. Đạo Tín (580-651)
5. Hoằng Nhẫn (601-674)
6. Huệ Năng (638-713)
Trong suốt thời gian từ đó đến Lục tổ Huệ Năng, Phật giáo và Lão giáo đã có nhiều trộn lẫn với nhau, nhất là trong phái Thiền đốn ngộ của Huệ Năng, phát triển tại miền Nam Trung Quốc. Một phái Thiền khác ở phía Bắc, do Thần Tú chủ trương, chấp nhận "tiệm ngộ" —tức là ngộ theo cấp bậc—không kéo dài được lâu. Phái Thiền của Huệ Năng phát triển như một ngọn đuốc chói sáng, nhất là trong đời nhà Đường, đầu đời nhà Tống và sản sinh vô số những vị Thiền sư danh tiếng như Mã Tổ Đạo Nhất, Bách Trượng Hoài Hải, Triệu Châu Tòng Thẩm, Lâm Tế Nghĩa Huyền ... và truyền ra các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.
Thiền phương Nam dần dần chia thành Ngũ gia thất tông, "năm nhà, bảy tông", đó là những tông phái thường chỉ khác nhau về cách giáo hoá, không khác về nội dung đích thật của Thiền. Ngũ gia thất tông gồm Tào Động tông, Vân Môn tông, Pháp Nhãn tông, Quy Ngưỡng tông, Lâm Tế tông và hai bộ phái của Lâm Tế là Dương Kì phái và Hoàng Long phái.
Đầu thế kỉ thứ 6, Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Quốc và được xem là Sơ tổ của Thiền tông tại đây. Sáu vị Tổ Thiền tông Trung Quốc là:
1. Bồ-đề-đạt-ma (?-532)
2. Huệ Khả (487-593)
3. Tăng Xán (?-606)
4. Đạo Tín (580-651)
5. Hoằng Nhẫn (601-674)
6. Huệ Năng (638-713)
Trong suốt thời gian từ đó đến Lục tổ Huệ Năng, Phật giáo và Lão giáo đã có nhiều trộn lẫn với nhau, nhất là trong phái Thiền đốn ngộ của Huệ Năng, phát triển tại miền Nam Trung Quốc. Một phái Thiền khác ở phía Bắc, do Thần Tú chủ trương, chấp nhận "tiệm ngộ" —tức là ngộ theo cấp bậc—không kéo dài được lâu. Phái Thiền của Huệ Năng phát triển như một ngọn đuốc chói sáng, nhất là trong đời nhà Đường, đầu đời nhà Tống và sản sinh vô số những vị Thiền sư danh tiếng như Mã Tổ Đạo Nhất, Bách Trượng Hoài Hải, Triệu Châu Tòng Thẩm, Lâm Tế Nghĩa Huyền ... và truyền ra các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.
Thiền phương Nam dần dần chia thành Ngũ gia thất tông, "năm nhà, bảy tông", đó là những tông phái thường chỉ khác nhau về cách giáo hoá, không khác về nội dung đích thật của Thiền. Ngũ gia thất tông gồm Tào Động tông, Vân Môn tông, Pháp Nhãn tông, Quy Ngưỡng tông, Lâm Tế tông và hai bộ phái của Lâm Tế là Dương Kì phái và Hoàng Long phái.
Similar topics
» Thỉnh Chư Thiên
» Những lợi ích của thiền định
» Đời người gặp phải các cảnh thiện - ác..
» Vị thiền sư phương Tây nổi tiếng nhất thế giới
» Các Pháp Âm tiêu biểu-cố HT Thích Thiện Hoa
» Những lợi ích của thiền định
» Đời người gặp phải các cảnh thiện - ác..
» Vị thiền sư phương Tây nổi tiếng nhất thế giới
» Các Pháp Âm tiêu biểu-cố HT Thích Thiện Hoa
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết