DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

“Tùy tâm tạo nghiệp, tùy tâm chuyển nghiệp”

Go down

“Tùy tâm tạo nghiệp, tùy tâm chuyển nghiệp” Empty “Tùy tâm tạo nghiệp, tùy tâm chuyển nghiệp”

Bài gửi  laitutran247 Fri Sep 10, 2010 11:24 am

47. Thư gởi cư sĩ X… ở Vĩnh Gia (thư thứ năm)



Những lời Úy Như nói hơi có đạo lý. Nhưng tôi là một gã vô tri vô thức chỉ biết lo tự độ[27], dạy người cũng dùng những pháp tắc để tự độ, còn ông ta muốn cho người khác thông hiểu rộng rãi Phật pháp rồi nhờ đó mà tin sâu Tịnh Độ; do vậy mới đến nỗi bề ngoài tợ hồ không phù hợp, nhưng bên trong quả thật do chú trọng đến những điểm khác nhau, ai nấy có sở trường riêng và cũng có khuyết điểm riêng nên mỗi cách có những thiếu sót riêng. Nếu có thể chọn lấy những chỗ lợi ích thì chẳng đến nỗi trở thành thói tệ, pháp môn sẽ may mắn lắm!

Tuy vậy, rất khó! Pháp do Như Lai, chư Tổ đã lập, hậu nhân làm theo còn bị biến thành tệ hại, huống gì bọn ta? Ai nấy chỉ nên giữ lấy một pháp ngõ hầu tự lợi và kiêm dùng pháp đó để lợi ích người hữu duyên thì mới nên! Kẻ vô duyên Phật còn chẳng độ được, dù chúng ta có lập đủ cách cũng sẽ chỉ có thể nói “không làm gì được” mà thôi! Hai lá thư của Úy Như đã khen ngợi Bất Huệ quá mức khiến cho người ta thẹn thùng không lánh vào đâu được! Trọn chẳng được học theo cái lối ấy, học theo sẽ khiến người khác nghi ngờ, miệt thị cổ nhân, đâm ra cả mình lẫn người cùng bị tổn hại! Thư ông viết cũng rất hữu lý, nhưng Quang sự việc quá nhiều, không rảnh rang trình bày rõ. Những lời thỉnh vấn nếu phù hợp bèn đáp, nếu không hợp bèn bảo đi hỏi cao nhân khác. Như các cửa tiệm ngoài chợ, mỗi tiệm có bán hàng hóa chuyên biệt: Hoặc chỉ một món hàng mà có thể thông thương làm nước giàu, hưng gia lập nghiệp; hoặc bán nhiều món hàng nhưng chẳng qua cũng chỉ nhằm để thông thương, nước giàu, hưng gia, lập nghiệp mà thôi.

Chúng tôi đã chẳng dựng đại pháp tràng, nhặt cơm thừa canh cặn bị vất bỏ ở cửa nhà trưởng giả đại phú để tự nuôi thân; nếu ai chẳng nề hà hôi chua bèn chẳng ngại chuyền tay trao lại. Nếu không, hãy cứ mặc lòng lấy gan rồng tủy phượng để tự bồi bổ, há có nên nói “tặng hết cho mọi người, khiến cho ai nấy đều hưởng thứ cơm thừa canh cặn của ta mới đẹp dạ mình” ư? Ở chợ, nếu cửa hàng chuyên bán một thứ luôn luôn phát đạt thì kẻ bán nhiều mặt hàng cũng sẽ trích vốn [để buôn mặt hàng đó]. Sao riêng chuyện hoằng pháp lợi sanh lại chẳng giống như thế? Ngàn căn cơ đều cùng dạy chính là lý do xuất thế của Như Lai. Như Lai giáng tích thị hiện làm thiện tri thức, cũng chẳng lấy đó làm chuẩn. Tôi pháp gì cũng chẳng thông, chỉ chịu niệm Phật thì cũng có thể cậy vào đó để liễu sanh tử; tôi cũng chẳng thẹn vì mình không thông, chỉ thẹn mình ngôn hạnh không tương ứng, hữu danh vô thực mà thôi!



48. Thư trả lời cư sĩ X… ở Vĩnh Gia (thư thứ sáu)



Giấc mộng tốt lành kỳ lạ, đặc biệt, ắt có con quý xuất loại bạt tụy nối dòng thư hương, kế nghiệp tổ tông, do Phật, trời ban cho. Lòng vui mừng, an ủi khôn cầm, chúc mừng, chúc mừng! Kinh Hoa Nghiêm nói: “Hết thảy chúng sanh đều có đủ đức tướng, trí huệ của Như Lai, nhưng do vọng tưởng, chấp trước nên chẳng thể chứng đắc”. Do vậy, biết trí huệ, đức tướng chúng sanh và Phật giống nhau. Ấy chính là Tánh Đức! Do có vọng tưởng, chấp trước và lìa vọng tưởng, chấp trước nên chúng sanh và Phật khác hẳn nhau. Đấy chính là Tu Đức vậy.

Tu Đức có thuận, có nghịch. Tu thuận theo tánh thì càng tu càng gần, tu đến cùng cực bèn chứng triệt để, tuy chứng nhưng trọn chẳng được điều gì! Tu nghịch với tánh thì càng tu càng xa, tu đến cùng cực bèn vĩnh viễn đọa trong ác đạo, đọa nhưng trọn chẳng mất gì. Hiểu rõ điều này thì kẻ ngu có thể là hiền, kẻ hiền có thể là ngu, kẻ thọ bị chết yểu, kẻ chết yểu được sống thọ, phú quý, bần tiện, con cháu đầy đàn hay tuyệt diệt, mỗi chuyện đều có thể tự mình làm chủ, có chỗ nương tựa có thể thành không nơi nương tựa, không nơi nương tựa có thể thành có nơi nương tựa; như núi cao không lên được, con người không có cách nào thì cũng chẳng ngại đục vách núi xếp bậc rồi cũng lên thẳng được chót đảnh. Con người xưa nay không biết đến nghĩa lý “tùy tâm tạo nghiệp, tùy tâm chuyển nghiệp”; bao nhiêu kẻ đại thông minh, đại học vấn trở thành bỏ sạch mọi công trước, lại còn di hại bao kiếp!

Nếu chẳng tu đức thì thân dù giàu trùm thiên hạ, quý như thiên tử, hoặc quan vị cao cùng cực, thanh thế lừng lẫy như địa vị tể tướng, phụ thần, có hay không những kẻ ngay trong đời này thân bị giết, nhà tan cửa nát? Như vậy những gì thân mình tự có được đều chẳng thể nương cậy được! Viên Liễu Phàm khá hiểu nghĩa này, nên coi hết thảy những gì mình được hưởng thụ không gì chẳng phải do nhân trước định sẵn! Thế tục thường gọi “tiền nhân” là trời, “thiên định thắng nhân” nghĩa là khó chuyển được cái nhân trước! Nhân định cũng có thể thắng được trời nghĩa là tu trì chống lại nghiệp thì nhân trước chẳng đáng nương cậy! Tức là dùng cái nhân hiện tại làm nhân để tiêu diệt cái nhân trước. Nếu mặc tình làm càn thì sẽ trở thành trái ngược lại. Hiểu điều này thì kẻ ngu sẽ thành hiền, kẻ dở tệ, tầm thường sẽ thành siêu quần, bạt tụy; đều do chính mình giữ cái lòng tu đức và tùy thời khéo dạy mà thôi! Há chẳng nên nỗ lực tài bồi ngõ hầu giấc mộng tốt đẹp trở nên có căn cứ hay sao?

http://niemphat.net/Luan/anquangvs/anquang3.htm
laitutran247
laitutran247

Tổng số bài gửi : 67
Age : 39
Location : 3181960
Registration date : 10/07/2008

http://www.dharmasite.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết