Phải tự xét kỹ căn cơ của chính mình
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Phải tự xét kỹ căn cơ của chính mình
50. Trả lời thư cư sĩ X… ở Vĩnh Gia (thư thứ tám)
Nhận được thư, biết ông trong cơn bệnh nhờ sức Tam Bảo biến hiểm thành lành, mới biết sanh tử trắng tay; nếu không thâm nhập một môn sẽ chẳng làm được gì. Nhân nghiên cứu, đọc các sách Tịnh tông mới biết Di Đà vì ta phát nguyện, lập hạnh để mong thành Phật. Ta do trái nghịch Di Đà hạnh nguyện nên bao kiếp dài lâu thường luân hồi lục đạo, vĩnh viễn làm chúng sanh. Hiểu rõ Di Đà là Phật trong tâm ta, ta là chúng sanh trong tâm Di Đà. Đã là một mà phàm và thánh khác nhau một trời một vực là vì ta một mực mê trái nên mới thành ra nông nỗi ấy. Tín tâm như thế mới là chân tín. Từ tín tâm này, phát ra cái nguyện quyết định vãng sanh, hành cái hạnh quyết định niệm Phật, ngõ hầu thâm nhập pháp giới Tịnh Độ, thành tựu ngay trong một đời, siêu nhập thẳng vào Như Lai địa như mẹ con gặp gỡ, vui sướng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, biết không khó, làm được mới khó. Trong đời có hạng người nói xuông, khoe mẽ[29] nghe được lý “tâm, Phật, chúng sanh cả ba không sai biệt”, hoặc do duyệt Giáo tham Tông ngộ được lý ấy, bèn nói: “Ta đã giống hệt Phật thì tu hay chứng còn có ích gì”, bèn buông tâm phóng ý trong hết thảy cảnh duyên, lầm lạc bảo: “Sáu trần chính là giác, tham - sân - si chính là Giới - Định - Huệ, cần gì phải chế tâm nhiếp thân, không dây tự trói?” Loại kiến giải này hèn kém nhất, chính là chấp Lý phế Sự, bác không nhân quả, như dùng bánh vẽ để khỏi đói, xây nhà trên không, tự lầm, lầm người, tội há thể cùng tận nổi? Do thiện nhân chuốc lấy ác quả, tam thế chư Phật gọi kẻ ấy là “hạng đáng thương xót”. Ông nên nương vào lý tâm Phật, nhân quả bất nhị này để thiết thực tu trì pháp Tín - Nguyện - Hạnh thì vãng sanh sẽ có ngày, có hy vọng thành Phật, may mắn lắm thay!
Bài tựa Thiền Tông Bí Mật Liễu Nghĩa Kinh nơi sách Nhất Hạnh Cư Tập tôi đã nói với ông Úy Như rồi, ông ta viết thư trả lời: “Ông ta chưa hề thấy kinh ấy, nên lúc khắc đã sơ ý bỏ qua, sẽ bỏ bài tựa ấy đi, ngõ hầu khỏi tạo nên nghi ngờ, lầm lạc”. Tôi lại bảo khắc chữ to hơn, hòng [sử dụng bản gỗ khắc] in được nhiều lần hơn; ông ta cũng cho biết đã bảo thợ khắc chữ to hơn, lại còn cho biết trong đầu tháng Hai sẽ lên miền Bắc. Quang cũng chẳng hỏi ông ta đã trở lại làm việc cho chính quyền hay chưa? Ở Bắc Kinh hiện đang lập xưởng in kinh, nếu Úy Như không chăm sóc sẽ không xong. Toa thuốc cữ hút thuốc phiện[30] truyền xa bốn phương, ai nương theo đó cữ thuốc, khi dùng hết thuốc bệnh bèn lành, quả thật là thần phương (bài thuốc tuyệt hay).
Như Lai thuyết pháp vốn thích ứng căn cơ, vì thế mới có chuyện vì Thật bày ra Quyền, khai Quyền hiển Thật, năm thời ban bố giáo pháp. Lại vì cậy vào Tự Lực để liễu thoát thì khó khăn, cậy vào Phật Lực để liễu thoát thì dễ dàng; lại thêm chúng sanh đời Mạt căn cơ hèn kém; do vậy, Phật đặc biệt mở ra pháp môn Tịnh Độ, ngõ hầu ba căn thượng, trung, hạ cùng được lợi ích, cùng chứng Bất Thoái. Đời có kẻ ham cao chuộng xa, chẳng xét thời cơ, thường dạy người tu tập những pháp đa phần chẳng thể khế ngộ, ý họ tuy rất tốt lành, nhưng ước về Giáo lại chẳng thể thích hợp căn cơ, nên dùng sức nhiều lại được lợi ích ít ỏi!
51. Trả lời thư cư sĩ X… ở Vĩnh Gia (thư thứ chín)
Thư ông gởi đến khá hợp thuyết Chuyên Tu của ngài Thiện Đạo, lại còn khế ngộ người căn cơ tầm thường, hèn kém. Rất vui! Chúng sanh mỗi người tập khí sai khác, mỗi người thiên về một chỗ. Kẻ ngu thiên về hèn kém, tầm thường, bậc trí thiên nơi cao thượng. Nếu kẻ ngu yên chịu phận ngu, chẳng dụng tâm tạp loạn, chuyên tu Tịnh nghiệp thì ngay trong đời này quyết định được vãng sanh, có thể nói là không ai sánh kịp kẻ ngu ấy. Nếu người trí chẳng cậy vào trí, vẫn cứ theo đuổi một môn cậy vào Phật từ lực, cầu sanh Tịnh Độ, thì có thể nói là “đại trí”. Nếu ỷ vào kiến giải của chính mình, miệt thị Tịnh Độ sẽ thấy từ kiếp này sang kiếp khác trầm luân ác đạo, có muốn được bén gót những gã ngu trong hiện thời cũng hoàn toàn chẳng thể được!
Tôi thật sự yêu mến, hâm mộ những kẻ hiểu sâu xa Tánh, Tướng, Tông, Giáo kia, nhưng chẳng dám thuận theo. Vì sao? Dây ngắn chẳng kéo được nước sâu, giấy nhỏ không thể bọc rộng, nguyên do là vậy! Chứ không phải là hết thảy mọi người đều phải bắt chước việc tôi làm. Nếu cũng hèn kém giống như tôi mà muốn học theo hành vi của bậc đại thông gia, muốn diệu ngộ ngay tự tâm, xem đọc biển giáo, tôi sợ chẳng thể thành bậc đại thông gia; trái lại còn bị hạng ngu phu ngu phụ thật thà niệm Phật vãng sanh Tây Phương thương xót! Há chẳng phải là quá khéo biến thành vụng to, bay lên không lại rớt xuống vực sâu ư? Một lời bao trùm hết: Phải tự xét kỹ căn cơ của chính mình mà thôi! Chúng ta chỉ nên an phận chịu ngu, mặc cho người khắp cõi đời đều là bậc thông gia, chỉ mong Phật pháp được rực sáng trong đời, chúng sanh đều được độ thoát mà thôi, còn gì sướng hơn! Cũng mong ông đem lời này bảo với Sư Thọ. Thầy Hoằng Nhất muốn lánh vào ở trong núi sâu, đáng gọi là bậc có lòng tin sốt sắng, chân tu, tôi vui mừng vô lượng!
http://niemphat.net/Luan/anquangvs/anquang3.htm
Nhận được thư, biết ông trong cơn bệnh nhờ sức Tam Bảo biến hiểm thành lành, mới biết sanh tử trắng tay; nếu không thâm nhập một môn sẽ chẳng làm được gì. Nhân nghiên cứu, đọc các sách Tịnh tông mới biết Di Đà vì ta phát nguyện, lập hạnh để mong thành Phật. Ta do trái nghịch Di Đà hạnh nguyện nên bao kiếp dài lâu thường luân hồi lục đạo, vĩnh viễn làm chúng sanh. Hiểu rõ Di Đà là Phật trong tâm ta, ta là chúng sanh trong tâm Di Đà. Đã là một mà phàm và thánh khác nhau một trời một vực là vì ta một mực mê trái nên mới thành ra nông nỗi ấy. Tín tâm như thế mới là chân tín. Từ tín tâm này, phát ra cái nguyện quyết định vãng sanh, hành cái hạnh quyết định niệm Phật, ngõ hầu thâm nhập pháp giới Tịnh Độ, thành tựu ngay trong một đời, siêu nhập thẳng vào Như Lai địa như mẹ con gặp gỡ, vui sướng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, biết không khó, làm được mới khó. Trong đời có hạng người nói xuông, khoe mẽ[29] nghe được lý “tâm, Phật, chúng sanh cả ba không sai biệt”, hoặc do duyệt Giáo tham Tông ngộ được lý ấy, bèn nói: “Ta đã giống hệt Phật thì tu hay chứng còn có ích gì”, bèn buông tâm phóng ý trong hết thảy cảnh duyên, lầm lạc bảo: “Sáu trần chính là giác, tham - sân - si chính là Giới - Định - Huệ, cần gì phải chế tâm nhiếp thân, không dây tự trói?” Loại kiến giải này hèn kém nhất, chính là chấp Lý phế Sự, bác không nhân quả, như dùng bánh vẽ để khỏi đói, xây nhà trên không, tự lầm, lầm người, tội há thể cùng tận nổi? Do thiện nhân chuốc lấy ác quả, tam thế chư Phật gọi kẻ ấy là “hạng đáng thương xót”. Ông nên nương vào lý tâm Phật, nhân quả bất nhị này để thiết thực tu trì pháp Tín - Nguyện - Hạnh thì vãng sanh sẽ có ngày, có hy vọng thành Phật, may mắn lắm thay!
Bài tựa Thiền Tông Bí Mật Liễu Nghĩa Kinh nơi sách Nhất Hạnh Cư Tập tôi đã nói với ông Úy Như rồi, ông ta viết thư trả lời: “Ông ta chưa hề thấy kinh ấy, nên lúc khắc đã sơ ý bỏ qua, sẽ bỏ bài tựa ấy đi, ngõ hầu khỏi tạo nên nghi ngờ, lầm lạc”. Tôi lại bảo khắc chữ to hơn, hòng [sử dụng bản gỗ khắc] in được nhiều lần hơn; ông ta cũng cho biết đã bảo thợ khắc chữ to hơn, lại còn cho biết trong đầu tháng Hai sẽ lên miền Bắc. Quang cũng chẳng hỏi ông ta đã trở lại làm việc cho chính quyền hay chưa? Ở Bắc Kinh hiện đang lập xưởng in kinh, nếu Úy Như không chăm sóc sẽ không xong. Toa thuốc cữ hút thuốc phiện[30] truyền xa bốn phương, ai nương theo đó cữ thuốc, khi dùng hết thuốc bệnh bèn lành, quả thật là thần phương (bài thuốc tuyệt hay).
Như Lai thuyết pháp vốn thích ứng căn cơ, vì thế mới có chuyện vì Thật bày ra Quyền, khai Quyền hiển Thật, năm thời ban bố giáo pháp. Lại vì cậy vào Tự Lực để liễu thoát thì khó khăn, cậy vào Phật Lực để liễu thoát thì dễ dàng; lại thêm chúng sanh đời Mạt căn cơ hèn kém; do vậy, Phật đặc biệt mở ra pháp môn Tịnh Độ, ngõ hầu ba căn thượng, trung, hạ cùng được lợi ích, cùng chứng Bất Thoái. Đời có kẻ ham cao chuộng xa, chẳng xét thời cơ, thường dạy người tu tập những pháp đa phần chẳng thể khế ngộ, ý họ tuy rất tốt lành, nhưng ước về Giáo lại chẳng thể thích hợp căn cơ, nên dùng sức nhiều lại được lợi ích ít ỏi!
51. Trả lời thư cư sĩ X… ở Vĩnh Gia (thư thứ chín)
Thư ông gởi đến khá hợp thuyết Chuyên Tu của ngài Thiện Đạo, lại còn khế ngộ người căn cơ tầm thường, hèn kém. Rất vui! Chúng sanh mỗi người tập khí sai khác, mỗi người thiên về một chỗ. Kẻ ngu thiên về hèn kém, tầm thường, bậc trí thiên nơi cao thượng. Nếu kẻ ngu yên chịu phận ngu, chẳng dụng tâm tạp loạn, chuyên tu Tịnh nghiệp thì ngay trong đời này quyết định được vãng sanh, có thể nói là không ai sánh kịp kẻ ngu ấy. Nếu người trí chẳng cậy vào trí, vẫn cứ theo đuổi một môn cậy vào Phật từ lực, cầu sanh Tịnh Độ, thì có thể nói là “đại trí”. Nếu ỷ vào kiến giải của chính mình, miệt thị Tịnh Độ sẽ thấy từ kiếp này sang kiếp khác trầm luân ác đạo, có muốn được bén gót những gã ngu trong hiện thời cũng hoàn toàn chẳng thể được!
Tôi thật sự yêu mến, hâm mộ những kẻ hiểu sâu xa Tánh, Tướng, Tông, Giáo kia, nhưng chẳng dám thuận theo. Vì sao? Dây ngắn chẳng kéo được nước sâu, giấy nhỏ không thể bọc rộng, nguyên do là vậy! Chứ không phải là hết thảy mọi người đều phải bắt chước việc tôi làm. Nếu cũng hèn kém giống như tôi mà muốn học theo hành vi của bậc đại thông gia, muốn diệu ngộ ngay tự tâm, xem đọc biển giáo, tôi sợ chẳng thể thành bậc đại thông gia; trái lại còn bị hạng ngu phu ngu phụ thật thà niệm Phật vãng sanh Tây Phương thương xót! Há chẳng phải là quá khéo biến thành vụng to, bay lên không lại rớt xuống vực sâu ư? Một lời bao trùm hết: Phải tự xét kỹ căn cơ của chính mình mà thôi! Chúng ta chỉ nên an phận chịu ngu, mặc cho người khắp cõi đời đều là bậc thông gia, chỉ mong Phật pháp được rực sáng trong đời, chúng sanh đều được độ thoát mà thôi, còn gì sướng hơn! Cũng mong ông đem lời này bảo với Sư Thọ. Thầy Hoằng Nhất muốn lánh vào ở trong núi sâu, đáng gọi là bậc có lòng tin sốt sắng, chân tu, tôi vui mừng vô lượng!
http://niemphat.net/Luan/anquangvs/anquang3.htm
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết