Phú quý và nữ nhân khó học Đạo
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Phú quý và nữ nhân khó học Đạo
“Phú quý khó học đạo, nữ nhân cũng khó học đạo”
3) Thập Thiện: Một là chẳng sát sanh, hai là chẳng trộm cắp, ba là chẳng tà dâm, bốn là chẳng nói dối, năm là chẳng nói thêu dệt, sáu là chẳng nói đôi chiều, bảy là chẳng ác khẩu, tám là chẳng keo tham, chín là chẳng nóng giận, mười là chẳng tà kiến.
Trong những giới này, ba giới đầu tiên là thân nghiệp; bốn giới giữa là khẩu nghiệp; ba giới sau cùng thuộc về ý nghiệp. Nghiệp là sự. Nếu giữ gìn chẳng phạm thì gọi là Thập Thiện; nếu vi phạm chẳng giữ được thì gọi là Thập Ác. Thập Ác chia ra làm thượng, trung, hạ; sẽ cảm thân trong ba ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Thập Thiện cũng chia ra làm thượng, trung, hạ, được thân trong ba đường lành: trời, người, A Tu La. Nhân lành cảm quả lành, nhân ác cảm quả ác, quyết định không nghi, tơ hào chẳng lầm. Những điều “giết, trộm, dâm, nói dối” đã giảng trong phần nói về Ngũ Giới.
Nói thêu dệt là nói lời vô ích, phù phiếm, bóng bảy, đẹp đẽ, bàn soạn chuyện dâm dục khiến người ta nghĩ bậy v.v… Nói đôi chiều là đến người kia nói chuyện người này, hướng đến người này nói chuyện kẻ kia; khêu gợi thị phi, đòn xóc hai đầu. Ác khẩu là ngôn ngữ thô ác như đao, như kiếm, phơi bày những điều xấu người ta muốn giấu, chẳng biết kiêng dè. Nếu lại còn mạo phạm đến cha mẹ người thì gọi là đại ác khẩu; tương lai sẽ mắc quả báo súc sanh. Ðã thọ Phật giới thì nên cẩn thận chớ phạm. “Keo tham” (xan tham) là chẳng chịu thí của cải của chính mình cho người thì gọi là Keo. Ðối với của cải của người ta chỉ muốn đoạt về mình thì gọi là Tham. Nóng giận là phẫn hận, giận dữ: Thấy người đạt được điều gì thì lo buồn, phẫn nộ; thấy người bị mất mát, lòng khoan khoái sung sướng. [Nóng giận] cũng có nghĩa là cậy thế lực, buông lung tâm tánh, khinh rẻ cả người lẫn vật. Tà kiến: Chẳng tin làm lành được phước, làm ác mắc tội; nói là không có nhân quả, chẳng có đời sau; khinh miệt lời của hiền thánh, hủy kinh giáo của Phật.
Thập Thiện này bao gồm hết thảy mọi sự. Nếu có thể tuân hành Thập Thiện thì không ác chi chẳng dứt được, không điều lành chi chẳng tu. Tôi sợ kẻ sơ tâm chẳng thể hiểu rõ nên nay nêu đại lược một hai việc:
a. Một là nên hiếu thuận phụ mẫu, chẳng trái, chẳng nghịch, mềm mỏng, uyển chuyển, khuyên cho cha mẹ nhập đạo, bỏ mặn, ăn chay, trì giới, niệm Phật, cầu sanh Tây phương liễu thoát sanh tử. Nếu cha mẹ tin nhận thì không điều lành nào lớn hơn nữa! Nếu như cha mẹ nhất quyết chẳng làm theo thì cũng chớ ép buộc vì sẽ mất đạo Hiếu; chỉ nên đối trước Phật thay cha mẹ sám hối tội lỗi; đó mới là điều nên làm. Với anh em bèn hết dạ; với vợ chồng thì tận kính; với con cái thì cực lực giáo huấn khiến cho chúng tốt lành. Cẩn thận chớ mặc tình kiêu hãnh quen thói đến nỗi thành phường trộm cướp. Ðối với xóm giềng làng nước nên hòa mục, nhún nhường. Vì họ nói nhân quả, thiện ác khiến họ đổi ác, hướng lành. Ðối với bằng hữu thì tận tín; với tôi tớ thì từ ái. Ðối với việc công cũng tận tâm hết sức như làm việc tư. Hễ thấy người thân, kẻ quen biết thì gặp cha bèn nói về lòng từ; gặp con liền nói về hiếu.
b. Về làm ăn tuy là bỏ vốn kiếm lời, cũng chẳng nên dùng đồ giả, gạt gẫm người khác.
Nếu phong hóa này được thạnh hành ở một làng, một ấp sẽ tiêu được cái họa loạn khi chưa chớm, đến nỗi hình phạt thành ra vô dụng thì có thể nói là ngoài nội tận trung, sống ở nhà mà tham dự quyền cai trị vậy.
43. Dạy bà tỳ-kheo-ni X…
(Bà này là người xuất gia thuộc dòng dõi thế gia, viết thay cho bạn)
Quang âm nhanh chóng, thời thế đổi dời trong từng sát-na, chẳng ngừng nghỉ dẫu chỉ một niệm. Đấy chính là tạo vật hiện tướng lưỡi rộng dài vì khắp hết thảy chúng sanh như bà với tôi mà nói “mạng người vô thường, vinh hoa chẳng tồn tại dài lâu, hãy gấp đi theo diệu pháp vô thượng để khỏi bị trầm luân”. Bà đã nhàm bỏ vinh hoa cõi thế, phát tâm xuất gia, ắt phải nỗ lực siêng tu, chớ nên chần chừ để ngày tháng trôi qua. Một hơi thở ra khó thể giữ lại, thở ra không hít vào được nữa liền thuộc vào đời sau. Hãy nghĩ hình chất tuy thuộc Ngũ Lậu[10], nhưng tâm tánh vốn đủ Tam Đức. Đau đáu gột rửa tập khí nữ nhân từ bao kiếp, tận lực trì thánh hiệu Di Đà, quán cõi Sa Bà này trược ác còn hơn chuồng xí, tin cõi Cực Lạc kia chính là quê nhà ta vốn sẵn có. Chẳng cầu những phước lạc trời - người đời này, đời sau, chỉ nguyện báo hết mạng tận được Phật tiếp dẫn vãng sanh. Sáng sao chiều vậy, niệm đâu nghĩ đấy, niệm cực công thuần, cảm ứng đạo giao, đến lúc lâm chung ắt được thỏa nguyện. Đã sanh về Tịnh Độ đốn ngộ Vô Sanh, nhìn lại phú quý thế gian khác nào ánh nắng dợn, hoa đốm trên không, hệt như ngục tù, biển độc!
Nhưng muốn sanh Tịnh Độ trước hết phải đối trị nhiễm tập (những tập khí nhơ uế). Kinh Phật thường dạy: “Phú quý khó học đạo, nữ nhân cũng khó học đạo”. Ấy là vì kẻ phú quý, kiêu mạn thành tánh, xa xỉ đầy lòng, còn chưa thể khiêm cung tiếp nhận sự vật để tự chăn giữ chính mình, sao có thể dứt nghĩ, quên duyên, hư tâm cầu đạo? Nữ nhân chỉ cậy bóng sắc, thường ôm lòng ghen ghét, chẳng biết dẫu là hạng sắc nước hương trời vẫn cứ là đãy phân, túi da y như cũ! Đã tham luyến thân huyễn, sao ngộ được diệu tánh? Nhằm trị bệnh này, đức Như Lai dạy tu quán Tứ Niệm Xứ: Một là quán thân bất tịnh, hai là quán thọ là khổ, ba là quán tâm vô thường, bốn là quán pháp vô ngã. Quán này nếu thành thì tập khí yêu mến cái thân, ỷ thế sẽ tiêu diệt không còn sót, chẳng khác lò lớn nung tan mảnh tuyết. Bà vốn là nữ nhân phú quý xuất gia, phàm những tập khí kiêu ngạo, xa hoa, đẹp đẽ, bóng bảy phải triệt để vứt bỏ, chẳng để cho mảy may nào chứa chấp trong lòng thì tương lai mới có phần thoát khổ. Hiện thời, pháp yếu ma mạnh, thầy lành bạn tốt thật chẳng dễ được, phải nên tôn kính cổ nhân, lấy cổ nhân làm thầy. Tỳ Kheo Ni Truyện, Thiện Nữ Nhân Truyện, Tịnh Độ Thập Yếu, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục hãy nên thường đọc kỹ, ngõ hầu có cái để học theo, không do đâu bị đọa vào bè ma. Gần đây Tăng - Ni đa phần không đúng pháp, chớ nên lạm thâu đồ chúng, hoại loạn Phật pháp, đấy thật là điều thiết yếu nhất. Hãy nên tận lực giữ gìn Thanh Quy, tận lực tu Tịnh nghiệp, sống làm gương cho nữ nhân, chết dự vào Liên Trì, mới khỏi phụ công trốn khỏi hầm lửa vạn trượng, đích thân làm đệ tử Như Lai. Hãy gắng sức lên, chớ quên lời ta.
http://niemphat.net/Luan/anquangvs/anquang17.htm
3) Thập Thiện: Một là chẳng sát sanh, hai là chẳng trộm cắp, ba là chẳng tà dâm, bốn là chẳng nói dối, năm là chẳng nói thêu dệt, sáu là chẳng nói đôi chiều, bảy là chẳng ác khẩu, tám là chẳng keo tham, chín là chẳng nóng giận, mười là chẳng tà kiến.
Trong những giới này, ba giới đầu tiên là thân nghiệp; bốn giới giữa là khẩu nghiệp; ba giới sau cùng thuộc về ý nghiệp. Nghiệp là sự. Nếu giữ gìn chẳng phạm thì gọi là Thập Thiện; nếu vi phạm chẳng giữ được thì gọi là Thập Ác. Thập Ác chia ra làm thượng, trung, hạ; sẽ cảm thân trong ba ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Thập Thiện cũng chia ra làm thượng, trung, hạ, được thân trong ba đường lành: trời, người, A Tu La. Nhân lành cảm quả lành, nhân ác cảm quả ác, quyết định không nghi, tơ hào chẳng lầm. Những điều “giết, trộm, dâm, nói dối” đã giảng trong phần nói về Ngũ Giới.
Nói thêu dệt là nói lời vô ích, phù phiếm, bóng bảy, đẹp đẽ, bàn soạn chuyện dâm dục khiến người ta nghĩ bậy v.v… Nói đôi chiều là đến người kia nói chuyện người này, hướng đến người này nói chuyện kẻ kia; khêu gợi thị phi, đòn xóc hai đầu. Ác khẩu là ngôn ngữ thô ác như đao, như kiếm, phơi bày những điều xấu người ta muốn giấu, chẳng biết kiêng dè. Nếu lại còn mạo phạm đến cha mẹ người thì gọi là đại ác khẩu; tương lai sẽ mắc quả báo súc sanh. Ðã thọ Phật giới thì nên cẩn thận chớ phạm. “Keo tham” (xan tham) là chẳng chịu thí của cải của chính mình cho người thì gọi là Keo. Ðối với của cải của người ta chỉ muốn đoạt về mình thì gọi là Tham. Nóng giận là phẫn hận, giận dữ: Thấy người đạt được điều gì thì lo buồn, phẫn nộ; thấy người bị mất mát, lòng khoan khoái sung sướng. [Nóng giận] cũng có nghĩa là cậy thế lực, buông lung tâm tánh, khinh rẻ cả người lẫn vật. Tà kiến: Chẳng tin làm lành được phước, làm ác mắc tội; nói là không có nhân quả, chẳng có đời sau; khinh miệt lời của hiền thánh, hủy kinh giáo của Phật.
Thập Thiện này bao gồm hết thảy mọi sự. Nếu có thể tuân hành Thập Thiện thì không ác chi chẳng dứt được, không điều lành chi chẳng tu. Tôi sợ kẻ sơ tâm chẳng thể hiểu rõ nên nay nêu đại lược một hai việc:
a. Một là nên hiếu thuận phụ mẫu, chẳng trái, chẳng nghịch, mềm mỏng, uyển chuyển, khuyên cho cha mẹ nhập đạo, bỏ mặn, ăn chay, trì giới, niệm Phật, cầu sanh Tây phương liễu thoát sanh tử. Nếu cha mẹ tin nhận thì không điều lành nào lớn hơn nữa! Nếu như cha mẹ nhất quyết chẳng làm theo thì cũng chớ ép buộc vì sẽ mất đạo Hiếu; chỉ nên đối trước Phật thay cha mẹ sám hối tội lỗi; đó mới là điều nên làm. Với anh em bèn hết dạ; với vợ chồng thì tận kính; với con cái thì cực lực giáo huấn khiến cho chúng tốt lành. Cẩn thận chớ mặc tình kiêu hãnh quen thói đến nỗi thành phường trộm cướp. Ðối với xóm giềng làng nước nên hòa mục, nhún nhường. Vì họ nói nhân quả, thiện ác khiến họ đổi ác, hướng lành. Ðối với bằng hữu thì tận tín; với tôi tớ thì từ ái. Ðối với việc công cũng tận tâm hết sức như làm việc tư. Hễ thấy người thân, kẻ quen biết thì gặp cha bèn nói về lòng từ; gặp con liền nói về hiếu.
b. Về làm ăn tuy là bỏ vốn kiếm lời, cũng chẳng nên dùng đồ giả, gạt gẫm người khác.
Nếu phong hóa này được thạnh hành ở một làng, một ấp sẽ tiêu được cái họa loạn khi chưa chớm, đến nỗi hình phạt thành ra vô dụng thì có thể nói là ngoài nội tận trung, sống ở nhà mà tham dự quyền cai trị vậy.
43. Dạy bà tỳ-kheo-ni X…
(Bà này là người xuất gia thuộc dòng dõi thế gia, viết thay cho bạn)
Quang âm nhanh chóng, thời thế đổi dời trong từng sát-na, chẳng ngừng nghỉ dẫu chỉ một niệm. Đấy chính là tạo vật hiện tướng lưỡi rộng dài vì khắp hết thảy chúng sanh như bà với tôi mà nói “mạng người vô thường, vinh hoa chẳng tồn tại dài lâu, hãy gấp đi theo diệu pháp vô thượng để khỏi bị trầm luân”. Bà đã nhàm bỏ vinh hoa cõi thế, phát tâm xuất gia, ắt phải nỗ lực siêng tu, chớ nên chần chừ để ngày tháng trôi qua. Một hơi thở ra khó thể giữ lại, thở ra không hít vào được nữa liền thuộc vào đời sau. Hãy nghĩ hình chất tuy thuộc Ngũ Lậu[10], nhưng tâm tánh vốn đủ Tam Đức. Đau đáu gột rửa tập khí nữ nhân từ bao kiếp, tận lực trì thánh hiệu Di Đà, quán cõi Sa Bà này trược ác còn hơn chuồng xí, tin cõi Cực Lạc kia chính là quê nhà ta vốn sẵn có. Chẳng cầu những phước lạc trời - người đời này, đời sau, chỉ nguyện báo hết mạng tận được Phật tiếp dẫn vãng sanh. Sáng sao chiều vậy, niệm đâu nghĩ đấy, niệm cực công thuần, cảm ứng đạo giao, đến lúc lâm chung ắt được thỏa nguyện. Đã sanh về Tịnh Độ đốn ngộ Vô Sanh, nhìn lại phú quý thế gian khác nào ánh nắng dợn, hoa đốm trên không, hệt như ngục tù, biển độc!
Nhưng muốn sanh Tịnh Độ trước hết phải đối trị nhiễm tập (những tập khí nhơ uế). Kinh Phật thường dạy: “Phú quý khó học đạo, nữ nhân cũng khó học đạo”. Ấy là vì kẻ phú quý, kiêu mạn thành tánh, xa xỉ đầy lòng, còn chưa thể khiêm cung tiếp nhận sự vật để tự chăn giữ chính mình, sao có thể dứt nghĩ, quên duyên, hư tâm cầu đạo? Nữ nhân chỉ cậy bóng sắc, thường ôm lòng ghen ghét, chẳng biết dẫu là hạng sắc nước hương trời vẫn cứ là đãy phân, túi da y như cũ! Đã tham luyến thân huyễn, sao ngộ được diệu tánh? Nhằm trị bệnh này, đức Như Lai dạy tu quán Tứ Niệm Xứ: Một là quán thân bất tịnh, hai là quán thọ là khổ, ba là quán tâm vô thường, bốn là quán pháp vô ngã. Quán này nếu thành thì tập khí yêu mến cái thân, ỷ thế sẽ tiêu diệt không còn sót, chẳng khác lò lớn nung tan mảnh tuyết. Bà vốn là nữ nhân phú quý xuất gia, phàm những tập khí kiêu ngạo, xa hoa, đẹp đẽ, bóng bảy phải triệt để vứt bỏ, chẳng để cho mảy may nào chứa chấp trong lòng thì tương lai mới có phần thoát khổ. Hiện thời, pháp yếu ma mạnh, thầy lành bạn tốt thật chẳng dễ được, phải nên tôn kính cổ nhân, lấy cổ nhân làm thầy. Tỳ Kheo Ni Truyện, Thiện Nữ Nhân Truyện, Tịnh Độ Thập Yếu, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục hãy nên thường đọc kỹ, ngõ hầu có cái để học theo, không do đâu bị đọa vào bè ma. Gần đây Tăng - Ni đa phần không đúng pháp, chớ nên lạm thâu đồ chúng, hoại loạn Phật pháp, đấy thật là điều thiết yếu nhất. Hãy nên tận lực giữ gìn Thanh Quy, tận lực tu Tịnh nghiệp, sống làm gương cho nữ nhân, chết dự vào Liên Trì, mới khỏi phụ công trốn khỏi hầm lửa vạn trượng, đích thân làm đệ tử Như Lai. Hãy gắng sức lên, chớ quên lời ta.
http://niemphat.net/Luan/anquangvs/anquang17.htm
Thể Tam Đức viên dung được tỏ lộ bởi Giới
44. Giới Đường Tiểu Thực Bảng[11]
Thể Tam Đức viên dung được tỏ lộ bởi Giới. Thân do Tứ Đại huyễn thành, sống nhờ ăn uống. Tiến đến Bồ Đề hoàn toàn nhờ vào Giới Độ; tinh tu đạo phẩm ắt phải dựa vào cái ăn. Các ông đã phát Vô Thượng Đạo Tâm, muốn đắc Tam Tụ Tịnh Giới[12], hãy nên dốc cạn tâm lực gieo lòng thành lễ sám. Các vị thầy ngoài Giới Đường và các vị hộ pháp chỉ sợ các ông thân tâm nhọc mệt, đạo nghiệp khó thể hoàn thành, nên trước bữa cơm trưa, đặc biệt lập ra bữa Tiểu Thực để các ông đỡ lòng hòng được yên ổn. Phải biết bữa ăn này về Thể chính là Thiền Duyệt[13], vô sanh vô diệt, chính là Sắc, chính là Không, giống như cơm thơm của ngài Tịnh Danh (Duy Ma Cật) thì Hoặc mới tiêu được đôi chút. Nó chính là chất Kim Cang[14] trong kinh Hoa Nghiêm, dù kiếp hoại [Kim Cang] vẫn không hoại. Nếu các ông hiểu được [như vậy] thì tam luân thể không, liền giác được lục trần, nhất niệm chẳng sanh, mười cõi tiêu mất. Thức ăn, pháp, tâm, cảnh mỗi mỗi bình đẳng. Giống như hư không hợp với hư không, như nước đổ vào nước, biến mất nhưng chẳng hoại, trở thành một thể. Như vậy mới xứng là người trì tịnh giới, mới gọi là người báo đáp được ân. Nếu không, hạt gạo to như núi làm sao ăn cho tiêu được, tương lai chắc phải có ngày khoác lông đội sừng đền, các ông ai nấy hãy cố gắng!
45. U Minh Giới Điệp[15]
(Bốn chữ “hiện tọa đạo tràng” chỉ Phổ Đà mới có thể dùng, những chỗ khác nên dùng chữ “tầm thanh cứu khổ”)
Thể của Tâm vốn tịnh, nhân mê vọng mà phiền hoặc bèn sanh. Thế giới vốn trong sạch, do huyễn nghiệp mà trược ác liền nhanh chóng hiện ra. Một phen mê thì mãi mãi mê, từ kiếp này sang kiếp khác trầm luân trong cõi sanh tử, chìm mất trong trần lao. Quán chiếu chưa khởi, sao biết được Ngũ Uẩn vốn không? Tham nhiễm thành tánh, nào rõ lục trần chính là giác! Ôm bảo châu vô giá oan uổng chịu khốn khổ, sẵn đủ Phật tánh thường trụ lại cam chịu luân hồi. Đức Đại Giác Thế Tôn thương xót thị hiện thành Chánh Giác, chế ra giới pháp. Trên từ Tam Thừa Thập Địa, dưới đến địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, phàm những ai có tâm thảy đều nên thọ trì. Ấy là vì hết thảy chúng sanh đều đầy đủ trí huệ, đức tướng của Như Lai, nhưng do vọng tưởng, chấp trước nên chẳng thể chứng đắc. Nếu lìa vọng tưởng thì Nhất Thiết Trí, Tự Nhiên Trí liền được hiện tiền. Do sức của Tam Tụ Tịnh Giới này, ngay lập tức dứt ác ngừa quấy, bỏ vọng theo chân, dơ hết, sáng hiện, vi trần vỡ, kinh lộ ra, cái tâm nghiệp thức biến thành Như Lai Tạng, khôi phục chân tâm thường trụ chẳng dời chẳng biến, chứng Pháp Tánh tịch diệt không giảm không tăng; nhập địa vị chư Phật, làm con đấng Pháp Vương, đến tận cùng đời vị lai độ thoát chúng sanh, ngõ hầu mình cùng người đều thành giác đạo. Cao quý thay đức Thế Tôn! Dùng Giới độ sanh, khiến cho lìa khổ được vui, khiến cho phàm phu trở thành thánh. Từ ân bát ngát, pháp lợi mênh mông. Dẫu thiên địa, phụ mẫu cũng chẳng thể sánh ví được muôn một.
Nay có tín sĩ X… sống trong huyện… phủ… tỉnh… của Trung Hoa Dân Quốc, thuộc Nam Thiệm Bộ Châu trong tứ thiên hạ, thờ Phật, tu nhân, siêu tiến vong linh vãng sanh liên bang, kính vì [hương linh]… sanh năm… tháng… ngày… giờ… hưởng thọ… tuổi, trong ngày… tháng… năm… đột nhiên qua đời. Đau đớn nghĩ: Thân lìa trần thế, thần thức vào chốn u minh, chưa liễu nhất tâm, khó thoát lục đạo. Muốn cậy nhờ Phật lực dẫn dắt thần thức vãng sanh Cực Lạc, nên đến chùa này, xin thuyết giới để trước hết gột sạch căn thân. Do vậy, kính vâng theo lời Phật sắc truyền, lập đàn tác pháp, phụng thỉnh Sa Bà Giáo Chủ Thích Ca Thế Tôn, Cực Lạc Đạo Sư A Di Đà Phật, Phật Thuyết Phạm Võng Bồ Tát Giới Kinh, U Minh Giáo Chủ Địa Tạng Bồ Tát, Hiện Tọa Đạo Tràng Quán Âm Đại Sĩ, thập phương tam thế vô tận Tam Bảo giáng đàn chứng minh, rủ lòng từ gia bị khiến cho giới pháp vô tác mầu nhiệm tốt lành từ đảnh môn nhập vào thân tâm, thành tựu pháp khí, tiếp nối hưng thạnh dòng giống Phật.
Do vậy, trước hết dạy [vong linh] quy y Tam Bảo, phản tà quy chánh, kế đó, dạy sám hối nghiệp chướng, thanh tịnh căn thân. Tiếp đó, dạy phát Tứ Hoằng Thệ Nguyện, thượng cầu hạ hóa. Sau đó, mới vì [vong linh] nói Tam Tụ Tịnh Giới khiến cho thân - khẩu - ý nghiệp có chỗ nương tựa. Từ đấy, đoạn ác tu thiện, tự lợi, lợi tha. Nếu tự có thể mạnh mẽ không ngừng nghỉ, sẽ phá được Ngũ Trụ, thoát khỏi nhị tử, viên mãn Tứ Hoằng, chứng Tam Đức nào có khó gì! Phải biết: Sa Bà trược ác, gặp phải duyên bèn gây chướng đạo; Cực Lạc thanh tịnh, thấy cảnh tâm bèn sáng tỏ. Đem công đức thọ giới vô thượng này hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Phát trọn vẹn ba tâm, xưng danh mười niệm, chắc chắn được Phật Di Đà đích thân tiếp dẫn, thánh chúng đều đến đón. Trong khoảng khảy ngón tay liền sanh sang cõi kia, gởi thân nơi thai sen, vĩnh viễn lìa các khổ, nghe pháp thọ ký, đốn chứng Vô Sanh. Rồi từ đó nương theo nguyện luân của chính mình, trở vào Sa Bà, ứng trọn khắp các căn cơ, hiện thân hình tùy theo từng loại để thành tựu trọn các duyên, xiển dương pháp “tự tánh chính ngay nơi tâm”, khiến cho chúng sanh trong khắp pháp giới đều cùng vào trong Di Đà nguyện hải, đáng gọi là Phật tử tối thượng, là bậc đại trượng phu thật sự! Tác pháp đã xong, cấp cho điệp văn. Nhờ công đức này liền được sanh về Tịnh Độ.
46. Dạy Trần Sanh
(ông này sống nhờ tại trường học Hóa Vũ ở Phổ Đà, cha ông ta dạy học tại trường này)
Mạnh Tử cho rằng bậc quân tử có ba điều vui[16] còn hơn làm vua thiên hạ, điều thứ ba chính là được dạy dỗ bậc anh tài trong thiên hạ. Có thể thấy rằng chuyện giáo dục anh tài rất lớn lao, trách nhiệm rất nặng, quan hệ thật chẳng phải nông cạn. Ấy là vì nếu bậc anh tài được giáo dục sẽ nối tiếp được thánh nhân đời trước, chỉ bảo cho người học đời sau, giữ yên đất nước, khiến đời yên dân lành. Nếu không được giáo dục thì bậc thượng do không có khuôn phép [để noi theo] nên chẳng thể siêu quần xuất chúng, trở thành một kẻ tầm thường; còn bậc hạ sẽ bầu bạn với kẻ gian, đàn đúm với kẻ trộm cướp, làm quấy, làm ác, hoặc hãm thân trong phường gian thần tặc tử mà chẳng tự biết! Bất Huệ khi trẻ chẳng nỗ lực, đến già chẳng thành trò trống gì, trên phụ tấm lòng sư phụ dạy dỗ, dưới bị mất đi niềm vui giáo dục bậc anh tài. Chỉ mong anh tài trong thiên hạ đều được giáo dục, cùng hưởng cái tâm vui sướng ấy, chưa từng một ngày nào quên đi điều đó!
Ông tướng mạo xuất chúng, thông minh hơn người, nếu chịu phát phẫn học hỏi, tương lai nhất định đạt đại thành tựu chẳng thể suy lường được! Chỉ sợ ông ham chơi, luống uổng thời gian, đến nỗi tài vén mây ngút trời trở thành cái tài quẩn quanh trong gang tấc. Bài thơ đã nói chiều qua, sợ ông chưa thể nhớ được, nên hôm nay chép lại đưa cho ông, mong giúp phần tạo nên cái tâm phát phẫn học hành cho ông ngõ hầu trở thành bậc đội trời đạp đất vô song trong cả cõi đời. Thơ rằng:
Thiếu niên thanh xuân tự quá câu,
Song tiền sự nghiệp cánh hà như,
Dục vi thiên hạ vô song sĩ,
Tu độc nhân gian vạn quyển thư,
Vũ lộ nan tư khô căn thảo,
Phong lôi đản hóa hữu lân ngư,
Tương Như[17] bất phẫn đề kiều chí,
Yên đắc cao thừa tứ mã xa,
(Tạm dịch:
Tuổi xuân như bóng bạch câu[18],
Bên song sự nghiệp biết đâu mà lường?
Muốn thành thiên hạ vô song,
Hãy nên đọc lấy muôn vàn quyển văn,
Cỏ khô rễ đẫm sương vô ích,
Cá có vảy sấm gió mới thành,
Bên cầu phẫn chí ghi thề,
Tương Như mới có ngựa xe dập dìu!)
Lại nói:
Tam xích Long Tuyền, vạn quyển thư,
Lão thiên sanh ngã ý hà như?
Sơn Đông tể tướng, Sơn Tây tướng,
Bỉ trượng phu hề ngã trượng phu!
(Long Tuyền[19] ba thước, sách vàn muôn,
Trời sanh ra tớ, há chuyện xuông?
Sơn Đông tể tướng, Sơn Tây tướng[20],
Người trượng phu, ta cũng trượng phu!)
Hai bài thơ ấy của cổ nhân nhằm khích lệ tấm lòng anh tài, có thể nói là thân thiết, khẩn thiết đến cùng cực không chi hơn được nữa! Mong ông hãy đọc kỹ, nghĩ chín chắn thì may mắn lắm thay!
http://niemphat.net/Luan/anquangvs/anquang17.htm
Thể Tam Đức viên dung được tỏ lộ bởi Giới. Thân do Tứ Đại huyễn thành, sống nhờ ăn uống. Tiến đến Bồ Đề hoàn toàn nhờ vào Giới Độ; tinh tu đạo phẩm ắt phải dựa vào cái ăn. Các ông đã phát Vô Thượng Đạo Tâm, muốn đắc Tam Tụ Tịnh Giới[12], hãy nên dốc cạn tâm lực gieo lòng thành lễ sám. Các vị thầy ngoài Giới Đường và các vị hộ pháp chỉ sợ các ông thân tâm nhọc mệt, đạo nghiệp khó thể hoàn thành, nên trước bữa cơm trưa, đặc biệt lập ra bữa Tiểu Thực để các ông đỡ lòng hòng được yên ổn. Phải biết bữa ăn này về Thể chính là Thiền Duyệt[13], vô sanh vô diệt, chính là Sắc, chính là Không, giống như cơm thơm của ngài Tịnh Danh (Duy Ma Cật) thì Hoặc mới tiêu được đôi chút. Nó chính là chất Kim Cang[14] trong kinh Hoa Nghiêm, dù kiếp hoại [Kim Cang] vẫn không hoại. Nếu các ông hiểu được [như vậy] thì tam luân thể không, liền giác được lục trần, nhất niệm chẳng sanh, mười cõi tiêu mất. Thức ăn, pháp, tâm, cảnh mỗi mỗi bình đẳng. Giống như hư không hợp với hư không, như nước đổ vào nước, biến mất nhưng chẳng hoại, trở thành một thể. Như vậy mới xứng là người trì tịnh giới, mới gọi là người báo đáp được ân. Nếu không, hạt gạo to như núi làm sao ăn cho tiêu được, tương lai chắc phải có ngày khoác lông đội sừng đền, các ông ai nấy hãy cố gắng!
45. U Minh Giới Điệp[15]
(Bốn chữ “hiện tọa đạo tràng” chỉ Phổ Đà mới có thể dùng, những chỗ khác nên dùng chữ “tầm thanh cứu khổ”)
Thể của Tâm vốn tịnh, nhân mê vọng mà phiền hoặc bèn sanh. Thế giới vốn trong sạch, do huyễn nghiệp mà trược ác liền nhanh chóng hiện ra. Một phen mê thì mãi mãi mê, từ kiếp này sang kiếp khác trầm luân trong cõi sanh tử, chìm mất trong trần lao. Quán chiếu chưa khởi, sao biết được Ngũ Uẩn vốn không? Tham nhiễm thành tánh, nào rõ lục trần chính là giác! Ôm bảo châu vô giá oan uổng chịu khốn khổ, sẵn đủ Phật tánh thường trụ lại cam chịu luân hồi. Đức Đại Giác Thế Tôn thương xót thị hiện thành Chánh Giác, chế ra giới pháp. Trên từ Tam Thừa Thập Địa, dưới đến địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, phàm những ai có tâm thảy đều nên thọ trì. Ấy là vì hết thảy chúng sanh đều đầy đủ trí huệ, đức tướng của Như Lai, nhưng do vọng tưởng, chấp trước nên chẳng thể chứng đắc. Nếu lìa vọng tưởng thì Nhất Thiết Trí, Tự Nhiên Trí liền được hiện tiền. Do sức của Tam Tụ Tịnh Giới này, ngay lập tức dứt ác ngừa quấy, bỏ vọng theo chân, dơ hết, sáng hiện, vi trần vỡ, kinh lộ ra, cái tâm nghiệp thức biến thành Như Lai Tạng, khôi phục chân tâm thường trụ chẳng dời chẳng biến, chứng Pháp Tánh tịch diệt không giảm không tăng; nhập địa vị chư Phật, làm con đấng Pháp Vương, đến tận cùng đời vị lai độ thoát chúng sanh, ngõ hầu mình cùng người đều thành giác đạo. Cao quý thay đức Thế Tôn! Dùng Giới độ sanh, khiến cho lìa khổ được vui, khiến cho phàm phu trở thành thánh. Từ ân bát ngát, pháp lợi mênh mông. Dẫu thiên địa, phụ mẫu cũng chẳng thể sánh ví được muôn một.
Nay có tín sĩ X… sống trong huyện… phủ… tỉnh… của Trung Hoa Dân Quốc, thuộc Nam Thiệm Bộ Châu trong tứ thiên hạ, thờ Phật, tu nhân, siêu tiến vong linh vãng sanh liên bang, kính vì [hương linh]… sanh năm… tháng… ngày… giờ… hưởng thọ… tuổi, trong ngày… tháng… năm… đột nhiên qua đời. Đau đớn nghĩ: Thân lìa trần thế, thần thức vào chốn u minh, chưa liễu nhất tâm, khó thoát lục đạo. Muốn cậy nhờ Phật lực dẫn dắt thần thức vãng sanh Cực Lạc, nên đến chùa này, xin thuyết giới để trước hết gột sạch căn thân. Do vậy, kính vâng theo lời Phật sắc truyền, lập đàn tác pháp, phụng thỉnh Sa Bà Giáo Chủ Thích Ca Thế Tôn, Cực Lạc Đạo Sư A Di Đà Phật, Phật Thuyết Phạm Võng Bồ Tát Giới Kinh, U Minh Giáo Chủ Địa Tạng Bồ Tát, Hiện Tọa Đạo Tràng Quán Âm Đại Sĩ, thập phương tam thế vô tận Tam Bảo giáng đàn chứng minh, rủ lòng từ gia bị khiến cho giới pháp vô tác mầu nhiệm tốt lành từ đảnh môn nhập vào thân tâm, thành tựu pháp khí, tiếp nối hưng thạnh dòng giống Phật.
Do vậy, trước hết dạy [vong linh] quy y Tam Bảo, phản tà quy chánh, kế đó, dạy sám hối nghiệp chướng, thanh tịnh căn thân. Tiếp đó, dạy phát Tứ Hoằng Thệ Nguyện, thượng cầu hạ hóa. Sau đó, mới vì [vong linh] nói Tam Tụ Tịnh Giới khiến cho thân - khẩu - ý nghiệp có chỗ nương tựa. Từ đấy, đoạn ác tu thiện, tự lợi, lợi tha. Nếu tự có thể mạnh mẽ không ngừng nghỉ, sẽ phá được Ngũ Trụ, thoát khỏi nhị tử, viên mãn Tứ Hoằng, chứng Tam Đức nào có khó gì! Phải biết: Sa Bà trược ác, gặp phải duyên bèn gây chướng đạo; Cực Lạc thanh tịnh, thấy cảnh tâm bèn sáng tỏ. Đem công đức thọ giới vô thượng này hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Phát trọn vẹn ba tâm, xưng danh mười niệm, chắc chắn được Phật Di Đà đích thân tiếp dẫn, thánh chúng đều đến đón. Trong khoảng khảy ngón tay liền sanh sang cõi kia, gởi thân nơi thai sen, vĩnh viễn lìa các khổ, nghe pháp thọ ký, đốn chứng Vô Sanh. Rồi từ đó nương theo nguyện luân của chính mình, trở vào Sa Bà, ứng trọn khắp các căn cơ, hiện thân hình tùy theo từng loại để thành tựu trọn các duyên, xiển dương pháp “tự tánh chính ngay nơi tâm”, khiến cho chúng sanh trong khắp pháp giới đều cùng vào trong Di Đà nguyện hải, đáng gọi là Phật tử tối thượng, là bậc đại trượng phu thật sự! Tác pháp đã xong, cấp cho điệp văn. Nhờ công đức này liền được sanh về Tịnh Độ.
46. Dạy Trần Sanh
(ông này sống nhờ tại trường học Hóa Vũ ở Phổ Đà, cha ông ta dạy học tại trường này)
Mạnh Tử cho rằng bậc quân tử có ba điều vui[16] còn hơn làm vua thiên hạ, điều thứ ba chính là được dạy dỗ bậc anh tài trong thiên hạ. Có thể thấy rằng chuyện giáo dục anh tài rất lớn lao, trách nhiệm rất nặng, quan hệ thật chẳng phải nông cạn. Ấy là vì nếu bậc anh tài được giáo dục sẽ nối tiếp được thánh nhân đời trước, chỉ bảo cho người học đời sau, giữ yên đất nước, khiến đời yên dân lành. Nếu không được giáo dục thì bậc thượng do không có khuôn phép [để noi theo] nên chẳng thể siêu quần xuất chúng, trở thành một kẻ tầm thường; còn bậc hạ sẽ bầu bạn với kẻ gian, đàn đúm với kẻ trộm cướp, làm quấy, làm ác, hoặc hãm thân trong phường gian thần tặc tử mà chẳng tự biết! Bất Huệ khi trẻ chẳng nỗ lực, đến già chẳng thành trò trống gì, trên phụ tấm lòng sư phụ dạy dỗ, dưới bị mất đi niềm vui giáo dục bậc anh tài. Chỉ mong anh tài trong thiên hạ đều được giáo dục, cùng hưởng cái tâm vui sướng ấy, chưa từng một ngày nào quên đi điều đó!
Ông tướng mạo xuất chúng, thông minh hơn người, nếu chịu phát phẫn học hỏi, tương lai nhất định đạt đại thành tựu chẳng thể suy lường được! Chỉ sợ ông ham chơi, luống uổng thời gian, đến nỗi tài vén mây ngút trời trở thành cái tài quẩn quanh trong gang tấc. Bài thơ đã nói chiều qua, sợ ông chưa thể nhớ được, nên hôm nay chép lại đưa cho ông, mong giúp phần tạo nên cái tâm phát phẫn học hành cho ông ngõ hầu trở thành bậc đội trời đạp đất vô song trong cả cõi đời. Thơ rằng:
Thiếu niên thanh xuân tự quá câu,
Song tiền sự nghiệp cánh hà như,
Dục vi thiên hạ vô song sĩ,
Tu độc nhân gian vạn quyển thư,
Vũ lộ nan tư khô căn thảo,
Phong lôi đản hóa hữu lân ngư,
Tương Như[17] bất phẫn đề kiều chí,
Yên đắc cao thừa tứ mã xa,
(Tạm dịch:
Tuổi xuân như bóng bạch câu[18],
Bên song sự nghiệp biết đâu mà lường?
Muốn thành thiên hạ vô song,
Hãy nên đọc lấy muôn vàn quyển văn,
Cỏ khô rễ đẫm sương vô ích,
Cá có vảy sấm gió mới thành,
Bên cầu phẫn chí ghi thề,
Tương Như mới có ngựa xe dập dìu!)
Lại nói:
Tam xích Long Tuyền, vạn quyển thư,
Lão thiên sanh ngã ý hà như?
Sơn Đông tể tướng, Sơn Tây tướng,
Bỉ trượng phu hề ngã trượng phu!
(Long Tuyền[19] ba thước, sách vàn muôn,
Trời sanh ra tớ, há chuyện xuông?
Sơn Đông tể tướng, Sơn Tây tướng[20],
Người trượng phu, ta cũng trượng phu!)
Hai bài thơ ấy của cổ nhân nhằm khích lệ tấm lòng anh tài, có thể nói là thân thiết, khẩn thiết đến cùng cực không chi hơn được nữa! Mong ông hãy đọc kỹ, nghĩ chín chắn thì may mắn lắm thay!
http://niemphat.net/Luan/anquangvs/anquang17.htm
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết