Kinh Nghiệm Bản Thân
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Kinh Nghiệm Bản Thân
Bạn có thể đọc bài này tại đây: http://metintrongphatgiao.blogspot.com/2010/10/buc-tam-thu-chan-tinh-gui-en-phat-tu.html
Chúng ta là phật tử, là con của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Pháp của Ngài dạy mang lại lợi ích cho chúng ta trong cuộc sống rất rõ ràng và thực tế qua những hành động sống đạo đức để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chính mình, mọi người và muôn loài vạn vật khác.
Hôm nay tôi mạo muội viết lên bức thư này để chia sẻ những hiểu biết của mình nhận thấy đối với Phật pháp ngày nay khác với những gì đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy:
1. Khi đức Phật chứng đạo, bài giảng đầu tiên là bài Tứ Diệu Đế, Tứ Diệu Đế là bốn chân lý của loài người. Do vậy khi nói đến đạo Phật thì ai ai cũng biết đến bốn chân lý này, và chỉ đạo Phật mới có.
2. Chân lý thứ hai nói rõ dục hay lòng ham muốn là nguyên nhân của cái khổ. Do vậy những lời dạy của đức Phật Thích Ca chỉ nhắm vào mục đích này chỉ rõ cho chúng ta cách diệt dục và ác pháp để đem niềm vui và hạnh phúc cho mình, mọi người và muôn loài vạn vật. Đó là những hành động sống đạo đức căn bản thể hiện qua ngủ giới: đức hiếu sinh, đức ly tham, đức chung thủy, đức thành thật và đức minh mẫn, v.v…
3. Đức Phật dạy tất cả các pháp đều do duyên mà ra, đủ duyên thì hợp, hết duyên thì tan. Do vậy mới có câu: “vạn pháp là vô thường”, vạn pháp luôn thay đổi, trùng trùng duyên sinh, trùng trùng duyên diệt. Từ câu này chúng ta hiểu sâu thêm nghĩa là vạn pháp trong vũ trụ này hữu hình hay vô hình đều từ duyên mà ra, vũ trụ, trái đất, con người, thần thánh, thượng đế, Phật, Chúa, vật chất, sông, núi, ao, hồ, đất, đá…đều do đủ duyên thì có, hết duyên thì tan. Không có gì trường tồn mãi. Thế giới này cũng vậy đều là do duyên mà ra, chứ không có thật. Thế giới siêu hình cũng vậy, đều do tưởng tri mà ra thôi chứ không có thật và không có thế giới nào trường tồn mãi mãi. Thiên đàng, địa ngục, cõi âm, thế giới sau khi chết, Niết bàn, Thế giới Tây Phương Cực Lạc đều là thế giới của tưởng tri, không có thật.
4. Đức Phật dạy về nhân quả. Mỗi người phải chịu trách nhiệm với hành động thiện ác của mình. Chính đức Phật cũng không thể cứu chúng ta được. Nếu cứu được thì đức Phật đã cứu rồi, nếu cứu được thì trái với quy luật nhân quả, nếu cứu được thì đạo Phật sẽ không có. Do vậy không thể có một vị thần thánh, bồ tát hay vị Phật nào cứu chúng ta thoát khỏi nhân quả được.
5. Đức Phật dạy “các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi, ta không thể đi thay cho các con được”. Chỉ có chính chúng ta sửa đổi tâm mình từ ác thành thiện thì nhân quả sẻ thay đổi, chứ không thể cầu mong có thần thánh, bồ tát hay vị Phật nào gia hộ được. Nhân quả của ai người đó phải chịu trách nhiệm, không thể nhờ hay mong rằng một người khác hay nhiều người khác làm thay đổi nhân quả của chính mình. Do vậy không thể có trường hợp cầu an, cầu siêu, tụng kinh của một hay nhiều người làm giảm tội cho một người khác được. Do vậy, câu chuyện về Mục Liên, Thanh Đề là phi nhân quả, là không phải của Phật Giáo.
6. Đức Phật chỉ dạy cách sống có đạo đức nhân bản nhân quả để con người biến cuộc sống hiện tại thành thiên đàng hay Niết Bàn. Con đường giáo hóa của Ngài không rời 3 chữ Giới, Định và Tuệ. Giới chính là đạo đức, đức hạnh của con người. Giới không phải là ngồi thiền, tụng kinh, gỏ mõ, niệm chú, niệm hồng danh đức Phật, hay niệm vị Phật nào cả.
7. Đức Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, chỉ có hiện tại” do vậy trong hiện tại chúng ta hãy sống đúng đạo đức nhân bản nhân quả, đừng mong tới tương lai có thế giới nào đó giúp chúng ta thoát khổ, đừng nghĩ rằng sẽ có một vị Phật nào đó sẽ ra đời, sẽ chấn chỉnh lại đạo Phật. Vì những chuyện tương lai là không có thật.
8. Đức Phật chỉ giáo hóa chúng sinh bằng giáo pháp ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm, sống có đạo đức, đức hạnh chứ không bao giờ dùng bất kỳ hình thức mê hoặc nào bằng thần thông để giáo hóa hay dụ dỗ mọi người theo đạo Phật. Bất kỳ câu chuyện hay kinh sách nào có nội dung liên quan đến thần thông đều là không phải của đức Phật, không phải do đức Phật thuyết ra.
9. Mục đích của đạo Phật là ly dục, ly ác pháp, buông xả mọi vật chất thì không thể nào có thế giới nào của Phật còn có vàng bạc, châu báu, ngọc ngà, trân châu hay kim cương quý báo. Nếu có câu chuyện hay kinh sách nào miêu tả thế giới của Phật có vàng bạc, châu báo, ngọc ngà, trân châu quý báo thì những bài kinh, sách hay câu chuyện đó không phải của đức Phật thuyết.
10. Đức Phật không công nhận có thế giới siêu hình, cõi âm, hay thế giới sau khi chết, do vậy những vấn đề liên quan đến mê tín, cầu an, cầu siêu, cầu cho vong linh siêu thoát không phải là những lời dạy của đức Phật.
11. Các cõi trời, địa ngục, sáu nẻo luân hồi trong kinh Phật thuyết là thế giới của tưởng tri chứ không phải có thật. Cõi trời, địa ngục, thiên đàng là tại thế gian này.
12. Đức Phật dạy không có gì trường tồn mãi mãi, không có gì là ta, là của ta hay bản ngã của ta. Vậy là linh hồn, phật tánh, tánh thấy, tánh nghe, tánh biết không phải của ta và không có thật. Đức Phật đã từng nói: “Nếu còn một tí xíu cát ở móng tay của ta, thì đạo của ta không ra đời”, ý Phật nói là không có gì của ta, không có gì là ta, không có gì là tự ngã của ta, tất cả đều vô thường, vô ngã. Khi chết ngủ uẩn tan rã không còn gì cả.
13. Trong 10 giới Thánh đức Sadi, Đức Phật khuyên không nên nghe ca hát và tự ca hát. Do vậy ca hát hay nghe ca hát không thể làm cho con người hết khổ được.
14. Giới thứ nhất của đức Phật dạy là không nên sát sanh và ăn thịt chúng sinh. Nếu sát sanh và ăn thịt chúng sinh thì không thể trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm được. Thiếu Tâm Từ Bi thì tâm Sân giận không thể diệt trừ được. Thiếu Từ Bi thì cuộc đời này không khác gì địa ngục. Vừa ăn thịt chúng sanh vừa trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm thì có ích gì hay không?
15. Con đường tu học theo Phật giáo là Giới, Định, Tuệ. Không thể đi tắt được. Không thể bỏ qua Giới Luật. Giới luật là đạo đức đức hạnh của con người. Khi giới luật đầy đủ thì tâm mới thanh tịnh, trang thái thanh tịnh này là tự nhiên, chính là Định do Giới sinh ra. Định này không phải do ngồi thiền, tụng kinh hay niệm chú, mà từ đời sống giới luật đạo đức ly dục ly ác pháp.
16. Đức Phật trước khi nhập diệt có dạy: “Khi ta nhập diệt các con hãy lấy Giới luật làm thầy, làm chỗ nương tựa; Giới luật còn là đạo Phật còn, Giới luật mất là đạo Phật mất” Do vậy Giới luật rất quan trọng đối với người tu theo đạo Phật. Ở đâu sống có giới luật ở đó là nhà Phật pháp. Giới luật quan trọng như vậy cho nên không thể bỏ qua một giới nhỏ nhặt nào, vì giới luật là đức hạnh của con người chứ không phải giới cấm. Phải luôn biết sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, không thể xem thường được. Ví dụ: Trong 10 giới Sadi có giới ăn ngày một bữa, là dứt khoát ăn một ngày một bữa, không thể ăn 2,3 bữa, ăn linh tinh, hay uống sữa, trái cây, trà, mật ong… ngoài bữa ăn chính được…
17. Đức Phật dạy trong bài Tứ Chánh Cần: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện”
Lục Tổ Huệ Năng dạy: “Chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền”
Hai lời dạy này hoàn toàn khác nhau. Đức Phật dạy niệm ác thì ngăn và diệt, còn niệm thiện thì làm cho sanh và phát triển, do vậy người tu luôn làm cho sanh khởi và phát triển lòng yêu thương vô bờ bến Từ Bi Hỷ Xả của mình để đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và muôn loài vạn vật. Do vẫn còn có niệm thiện cho nên sau khi tu xong đức Phật vẫn thuyết pháp hơn 40 năm.
Còn Tổ dạy không niệm thiện niệm ác, thì tu xong con người thành gì? thành cục đá? Cục đá thì có ích lợi gì cho mình, cho người, vậy tu để làm gì?
Vậy chúng ta nên nghe theo lời ai? Theo đức Phật thì gọi là đạo Phật? theo Tổ dạy thì tại sao không gọi là đạo Tổ mà gọi là đạo Phật? vì Tổ dạy khác với lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, không thể trắng đen lẫn lộn được.
18. v.v…
Ánh Sáng của Đức Phật đã chiếu sáng đến đất nước Việt Nam, con đường Giới Định Tuệ đã được khơi dậy lại. Tại Việt Nam đã có người tìm thấy con đường giải thoát từ Giới Định Tuệ, lập lại trật tự cho Phật giáo Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Ngoài con đường này không thể có con đường khác mang đến giải thoát chân chánh được.
Chúng ta là phật tử, là con của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Pháp của Ngài dạy mang lại lợi ích cho chúng ta trong cuộc sống rất rõ ràng và thực tế qua những hành động sống đạo đức để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chính mình, mọi người và muôn loài vạn vật khác.
Hôm nay tôi mạo muội viết lên bức thư này để chia sẻ những hiểu biết của mình nhận thấy đối với Phật pháp ngày nay khác với những gì đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy:
1. Khi đức Phật chứng đạo, bài giảng đầu tiên là bài Tứ Diệu Đế, Tứ Diệu Đế là bốn chân lý của loài người. Do vậy khi nói đến đạo Phật thì ai ai cũng biết đến bốn chân lý này, và chỉ đạo Phật mới có.
2. Chân lý thứ hai nói rõ dục hay lòng ham muốn là nguyên nhân của cái khổ. Do vậy những lời dạy của đức Phật Thích Ca chỉ nhắm vào mục đích này chỉ rõ cho chúng ta cách diệt dục và ác pháp để đem niềm vui và hạnh phúc cho mình, mọi người và muôn loài vạn vật. Đó là những hành động sống đạo đức căn bản thể hiện qua ngủ giới: đức hiếu sinh, đức ly tham, đức chung thủy, đức thành thật và đức minh mẫn, v.v…
3. Đức Phật dạy tất cả các pháp đều do duyên mà ra, đủ duyên thì hợp, hết duyên thì tan. Do vậy mới có câu: “vạn pháp là vô thường”, vạn pháp luôn thay đổi, trùng trùng duyên sinh, trùng trùng duyên diệt. Từ câu này chúng ta hiểu sâu thêm nghĩa là vạn pháp trong vũ trụ này hữu hình hay vô hình đều từ duyên mà ra, vũ trụ, trái đất, con người, thần thánh, thượng đế, Phật, Chúa, vật chất, sông, núi, ao, hồ, đất, đá…đều do đủ duyên thì có, hết duyên thì tan. Không có gì trường tồn mãi. Thế giới này cũng vậy đều là do duyên mà ra, chứ không có thật. Thế giới siêu hình cũng vậy, đều do tưởng tri mà ra thôi chứ không có thật và không có thế giới nào trường tồn mãi mãi. Thiên đàng, địa ngục, cõi âm, thế giới sau khi chết, Niết bàn, Thế giới Tây Phương Cực Lạc đều là thế giới của tưởng tri, không có thật.
4. Đức Phật dạy về nhân quả. Mỗi người phải chịu trách nhiệm với hành động thiện ác của mình. Chính đức Phật cũng không thể cứu chúng ta được. Nếu cứu được thì đức Phật đã cứu rồi, nếu cứu được thì trái với quy luật nhân quả, nếu cứu được thì đạo Phật sẽ không có. Do vậy không thể có một vị thần thánh, bồ tát hay vị Phật nào cứu chúng ta thoát khỏi nhân quả được.
5. Đức Phật dạy “các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi, ta không thể đi thay cho các con được”. Chỉ có chính chúng ta sửa đổi tâm mình từ ác thành thiện thì nhân quả sẻ thay đổi, chứ không thể cầu mong có thần thánh, bồ tát hay vị Phật nào gia hộ được. Nhân quả của ai người đó phải chịu trách nhiệm, không thể nhờ hay mong rằng một người khác hay nhiều người khác làm thay đổi nhân quả của chính mình. Do vậy không thể có trường hợp cầu an, cầu siêu, tụng kinh của một hay nhiều người làm giảm tội cho một người khác được. Do vậy, câu chuyện về Mục Liên, Thanh Đề là phi nhân quả, là không phải của Phật Giáo.
6. Đức Phật chỉ dạy cách sống có đạo đức nhân bản nhân quả để con người biến cuộc sống hiện tại thành thiên đàng hay Niết Bàn. Con đường giáo hóa của Ngài không rời 3 chữ Giới, Định và Tuệ. Giới chính là đạo đức, đức hạnh của con người. Giới không phải là ngồi thiền, tụng kinh, gỏ mõ, niệm chú, niệm hồng danh đức Phật, hay niệm vị Phật nào cả.
7. Đức Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, chỉ có hiện tại” do vậy trong hiện tại chúng ta hãy sống đúng đạo đức nhân bản nhân quả, đừng mong tới tương lai có thế giới nào đó giúp chúng ta thoát khổ, đừng nghĩ rằng sẽ có một vị Phật nào đó sẽ ra đời, sẽ chấn chỉnh lại đạo Phật. Vì những chuyện tương lai là không có thật.
8. Đức Phật chỉ giáo hóa chúng sinh bằng giáo pháp ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm, sống có đạo đức, đức hạnh chứ không bao giờ dùng bất kỳ hình thức mê hoặc nào bằng thần thông để giáo hóa hay dụ dỗ mọi người theo đạo Phật. Bất kỳ câu chuyện hay kinh sách nào có nội dung liên quan đến thần thông đều là không phải của đức Phật, không phải do đức Phật thuyết ra.
9. Mục đích của đạo Phật là ly dục, ly ác pháp, buông xả mọi vật chất thì không thể nào có thế giới nào của Phật còn có vàng bạc, châu báu, ngọc ngà, trân châu hay kim cương quý báo. Nếu có câu chuyện hay kinh sách nào miêu tả thế giới của Phật có vàng bạc, châu báo, ngọc ngà, trân châu quý báo thì những bài kinh, sách hay câu chuyện đó không phải của đức Phật thuyết.
10. Đức Phật không công nhận có thế giới siêu hình, cõi âm, hay thế giới sau khi chết, do vậy những vấn đề liên quan đến mê tín, cầu an, cầu siêu, cầu cho vong linh siêu thoát không phải là những lời dạy của đức Phật.
11. Các cõi trời, địa ngục, sáu nẻo luân hồi trong kinh Phật thuyết là thế giới của tưởng tri chứ không phải có thật. Cõi trời, địa ngục, thiên đàng là tại thế gian này.
12. Đức Phật dạy không có gì trường tồn mãi mãi, không có gì là ta, là của ta hay bản ngã của ta. Vậy là linh hồn, phật tánh, tánh thấy, tánh nghe, tánh biết không phải của ta và không có thật. Đức Phật đã từng nói: “Nếu còn một tí xíu cát ở móng tay của ta, thì đạo của ta không ra đời”, ý Phật nói là không có gì của ta, không có gì là ta, không có gì là tự ngã của ta, tất cả đều vô thường, vô ngã. Khi chết ngủ uẩn tan rã không còn gì cả.
13. Trong 10 giới Thánh đức Sadi, Đức Phật khuyên không nên nghe ca hát và tự ca hát. Do vậy ca hát hay nghe ca hát không thể làm cho con người hết khổ được.
14. Giới thứ nhất của đức Phật dạy là không nên sát sanh và ăn thịt chúng sinh. Nếu sát sanh và ăn thịt chúng sinh thì không thể trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm được. Thiếu Tâm Từ Bi thì tâm Sân giận không thể diệt trừ được. Thiếu Từ Bi thì cuộc đời này không khác gì địa ngục. Vừa ăn thịt chúng sanh vừa trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm thì có ích gì hay không?
15. Con đường tu học theo Phật giáo là Giới, Định, Tuệ. Không thể đi tắt được. Không thể bỏ qua Giới Luật. Giới luật là đạo đức đức hạnh của con người. Khi giới luật đầy đủ thì tâm mới thanh tịnh, trang thái thanh tịnh này là tự nhiên, chính là Định do Giới sinh ra. Định này không phải do ngồi thiền, tụng kinh hay niệm chú, mà từ đời sống giới luật đạo đức ly dục ly ác pháp.
16. Đức Phật trước khi nhập diệt có dạy: “Khi ta nhập diệt các con hãy lấy Giới luật làm thầy, làm chỗ nương tựa; Giới luật còn là đạo Phật còn, Giới luật mất là đạo Phật mất” Do vậy Giới luật rất quan trọng đối với người tu theo đạo Phật. Ở đâu sống có giới luật ở đó là nhà Phật pháp. Giới luật quan trọng như vậy cho nên không thể bỏ qua một giới nhỏ nhặt nào, vì giới luật là đức hạnh của con người chứ không phải giới cấm. Phải luôn biết sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, không thể xem thường được. Ví dụ: Trong 10 giới Sadi có giới ăn ngày một bữa, là dứt khoát ăn một ngày một bữa, không thể ăn 2,3 bữa, ăn linh tinh, hay uống sữa, trái cây, trà, mật ong… ngoài bữa ăn chính được…
17. Đức Phật dạy trong bài Tứ Chánh Cần: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện”
Lục Tổ Huệ Năng dạy: “Chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền”
Hai lời dạy này hoàn toàn khác nhau. Đức Phật dạy niệm ác thì ngăn và diệt, còn niệm thiện thì làm cho sanh và phát triển, do vậy người tu luôn làm cho sanh khởi và phát triển lòng yêu thương vô bờ bến Từ Bi Hỷ Xả của mình để đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và muôn loài vạn vật. Do vẫn còn có niệm thiện cho nên sau khi tu xong đức Phật vẫn thuyết pháp hơn 40 năm.
Còn Tổ dạy không niệm thiện niệm ác, thì tu xong con người thành gì? thành cục đá? Cục đá thì có ích lợi gì cho mình, cho người, vậy tu để làm gì?
Vậy chúng ta nên nghe theo lời ai? Theo đức Phật thì gọi là đạo Phật? theo Tổ dạy thì tại sao không gọi là đạo Tổ mà gọi là đạo Phật? vì Tổ dạy khác với lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, không thể trắng đen lẫn lộn được.
18. v.v…
Ánh Sáng của Đức Phật đã chiếu sáng đến đất nước Việt Nam, con đường Giới Định Tuệ đã được khơi dậy lại. Tại Việt Nam đã có người tìm thấy con đường giải thoát từ Giới Định Tuệ, lập lại trật tự cho Phật giáo Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Ngoài con đường này không thể có con đường khác mang đến giải thoát chân chánh được.
phimanh- Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010
Similar topics
» chuyển nghiệp, tụng kinh, trì chú, đọc kinh.
» Kinh hoa nghiêm - là vua trong các kinh
» Kinh nghiệm lựa chọn tượng thú bằng đá đặt phong thủy tốt
» Tập hợp tài liệu giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm – HT Tuyên Hóa
» Bộ sách kinh điển & tài liệu nghiên cứu Phật giáo _800 ebook
» Kinh hoa nghiêm - là vua trong các kinh
» Kinh nghiệm lựa chọn tượng thú bằng đá đặt phong thủy tốt
» Tập hợp tài liệu giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm – HT Tuyên Hóa
» Bộ sách kinh điển & tài liệu nghiên cứu Phật giáo _800 ebook
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết