Kinh Chánh Pháp Sanghata
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Kinh Chánh Pháp Sanghata
GIỚI THIỆU KINH SANGHATA
Gần đây, Lama Zopa Rinpoche đề nghị các Trung Tâm Bảo Tồn Phật Giáo Ðại Thừa (FPMT centres) đọc tụng bộ kinh Ðại thừa tên Sanghata, 20 lần. Chỉ cần nghe qua, đọc tụng kinh này là gặt hái được cả một kho tàng công đức đồ sộ, vì vậy Lama Zopa Rinpoche khuyên Phật tử nên đọc để hồi hướng công đức cho Công Trình Xây Tượng Phật Di Lạc (Maitreya Project). Và rồi chính Công Trình Xây Tượng Phật Di Lạc sẽ mang lại công đức đồ sộ cho vô lượng chúng sinh.
Kinh Sanghata do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng trên đỉnh núi Linh Thứu, thành Vương Xá. Kinh này cũng như mọi bộ kinh Ðại thừa khác, được các đệ tử của Phật ghi nhớ rồi chép lại bằng tiếng Phạn. Kinh Sanghata đặc biệt là vì kinh này do đức Thích Ca Mâu Ni thọ nhận từ đức Phật quá khứ, đồng thời tác dụng của kinh này đối với người đọc tụng cũng đặc biệt lớn lao.
Kinh Sanghata là một trong những bộ kinh thuộc hệ Dharma-paryayas, có khả năng chuyển hóa tâm thức người đọc một cách mạnh mẽ dị thường. Một trong những lợi ích vĩ đại của kinh này là người nào đã từng đọc tụng kinh Sanghata, đến khi chết sẽ thấy chư Phật đến an ủi tiếp dẫn trong quá trình vào cõi tử. Ngoài ra, còn một lợi ích lớn lao khác, kinh văn có nói rõ: nơi nào có kinh Sanghata, Phật ở ngay nơi ấy. Vậy đọc tụng kinh này còn có tác dụng thanh tịnh cảnh giới bên ngoài, ngay chốn kinh này được đọc tụng.
Nhìn chung mà nói, đọc tụng kinh điển Ðại thừa là một trong sáu phương pháp sám hối. Kinh này đặc biệt có khả năng thanh tịnh nghiệp thức nhiều đời. Phật có giải thích phong phú trong kinh văn là đọc tụng kinh này thì đoạn diệt mọi chủng nghiệp phiền não, gieo hạt giống an lạc cho tương lai, mãi đến tận quả vị Phật đà. Kinh cũng giảng giải phong phú về quá trình vào cõi tử, khi các thành phần tâm lý và vật lý lần lượt hoại diệt.
Khi xưa, trong nhiều thế kỷ, Sanghata đã từng là một trong những bộ kinh phổ biến nhất. Vào những năm 1930, các nhà khảo cổ đào ở phía Bắc Pakistan thuộc địa của Anh quốc, tìm được cả một kho kinh điển Phật giáo của thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, xưa hơn những gì kiếm ra trong các cuộc khảo cổ trước đây rất nhiều. Trong số những bộ kinh tìm thấy, Sanghata được ghi chép nhiều nhất, hơn cả Pháp Hoa hay Kim Cương hay những bộ kinh thuộc hệ Bát Nhã hiện nay đang phổ biến. Kinh Sanghata vào thời phôi thai của Phật giáo Ðại thừa đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Tàu, tiếng Khotanese, tiếng Tây Tạng, còn nguyên bản tiếng Phạn thì thất lạc. Phải đợi đến đợt khám phá cổ học vào thập niên 1930, nguyên văn Phạn tự mới được tìm thấy.
Gần đây, ở chùa của Geshe Sopa tại Madison, Lama Zopa Rinpoche sau khi đọc xong kinh Sanghata đã quyết định lấy mực vàng ròng chép lại bộ kinh này, đồng thời khuyến khích đệ tử thường xuyên đọc tụng. Vào dịp kỷ niệm trận khủng bố New York ngày 11 tháng 9, Rinpoche yêu cầu đệ tử trên toàn thế giới
đọc tụng kinh này càng nhiều càng tốt để hồi hướng công đức, cầu nguyện nạn khủng bố chấm dứt.
Bộ kinh này có khả năng tác động mạnh mẽ lên tâm thức. Người đọc tụng có thể thấy được rất rõ tấm lòng từ bi vô hạn của Phật đối với chúng sinh. Phật nói kinh này để giúp chúng sinh mau chóng thành tựu viên mãn Vô Thượng Bồ Ðề. Ðồng thời, nhiều đoạn dài trong kinh là lời Phật nói, nên khi đọc cũng là mang giọng nói của mình làm sống lại tiếng lời của Phật trong thế giới hôm nay. Ðọc Sanghata, không những chúng ta gặt hái được cho mình một kho tàng công đức đồ sộ, mà còn trực tiếp và tinh tấn góp phần bảo vệ chánh pháp.
Ðây cũng là điều cần thiết, có thể làm nhẹ bớt được gánh nặng khổ đau của chúng sinh.
LAMA ZOPA RINPOCHE VÀ KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA
Dưới đây là lời của Ven. Lhundrup Damcho, kể lại câu chuyện Lama Zopa Rinpoche và kinh Sanghata.
Lúc ấy tôi có ý định mang bản tiếng Tạng của kinh Sanghata tặng cho Lama Zopa Rinpoche, vì vậy đã để kinh ấy trên bàn nơi hành lang trước phòng Rinpoche. Chưa kịp đàng hoàng trao tặng - nói cho thật đúng, tôi chưa chuẩn bị xong trang bìa cũng chưa kịp dùng lụa bọc kinh cho cẩn thận – Rinpoche đã bắt gặp cuốn kinh, tỏ ý muốn xem ngay. Rinpoche đọc lướt qua, nói với chúng tôi rằng, “Kinh Sanghata nói chỉ cần nghe kinh này là có được kho tàng công đức của Như lai, như vậy có nghĩa là đã thu tóm đầy đủ cả hai bồ công đức phước tuệ, cũng có nghĩa là đã thành một bậc Như Lai. Việc này thoạt nghe không hợp lý." Rinpoche ngẩng đầu lên, đề nghị nên hiểu là khi nghe được kinh này, người nghe kinh sẽ có khả năng tiếp tục gặt hái công đức cho đến khi gom đủ cả kho tàng công đức đồ sộ được diễn tả trong kinh. Cần hiểu như vậy để khỏi thấy kinh này nói chuyện vô lý khó tin.
Rinpoche đọc tiếp nhiều đoạn trong kinh, rồi nói rằng kinh này cho mình cảm nhận rõ ràng lòng từ bi của Phật. Chúng ta thường luôn cảm thấy chánh pháp khó tu, khó thực hành. Dù gặp được chánh pháp, vẫn không có thời gian để tu học; hoặc là tu học được ít hôm, rồi xao lãng; hoặc sinh ra trong truyền thống Phật giáo, nhưng lại kiếm tìm loanh quanh. Ở đây, Phật muốn giúp cho chúng ta dễ tu, nên thuyết kinh này để chúng ta nghe rồi có được kho tàng công đức đồ sộ. Nhờ vậy mà dễ tu, dễ làm việc lợi ích chúng sinh, dễ thành Phật và dễ giúp chúng sinh cùng thành Phật. Rinpoche nói, được như vậy là nhờ vào những bộ kinh như kinh này. Lòng từ bi của Phật thật khó mà tưởng tượng cho hết. Rinpoche cũng có nói ngài đã thức trọn đêm để đọc hết quyển kinh, và đó là điều rất đáng nói, vì bình thường ít khi nào Rinpoche làm xong ngay việc gì.
Rinpoche cũng có nói về kinh nghiệm của Rinpoche khi đọc Sanghata. Nói rằng lúc đọc xong phần diễn tả về công đức nghe kinh, ngài bắt đầu tìm coi đâu là nền tảng, đâu là đặc tính cố định trong kinh có thể cho ra cả một kho tàng công đức đồ sộ như vậy. Vừa nói, Rinpoche đưa tay làm dấu, như muốn nắm bắt lấy phần tinh túy đang vuột thoát. Rồi Rinpoche tự cười chính mình, đã cố tìm đặc tính cố định của kinh. Rinpoche có giải thích rằng nhiều kinh Ðại thừa mới đầu diễn tả rất phong phú về lợi ích của kinh, sau đó cho một câu thần chú làm nền tảng chuyên chở công đức. Nhưng kinh Sanghata này thì không như vậy. Hình như chính sự diễn tả về lợi ích của kinh Sanghata đã là nền tảng chứa đựng toàn thể công đức. Ðến sáng sớm ngày hôm sau, Rinpoche nói Rinpoche vừa nghĩ ra một việc: Phật có khả năng truyền năng lực hộ niệm cho đá sỏi hay những đồ vật vô tri khác, rồi từ đó con người nhận lại nguồn năng lực của chư Phật. Vậy Phật cũng có thể làm như vậy với kinh này. Nếu vậy thì chức năng của kinh không khác chức năng của Phật, cùng có khả năng hộ niệm và tạo lợi ích như nhau. Giải thích như vậy rồi, Rinoche lại nói thêm rằng sau khi đọc kinh xong, Rinpoche ngồi thiền thấy có nhiều tiến bộ khả quan, đó cũng nhờ tác dụng của kinh Sanghata.
sanghata1- Tổng số bài gửi : 64
Location : TP HCM
Registration date : 30/03/2011
sanghata1- Tổng số bài gửi : 64
Location : TP HCM
Registration date : 30/03/2011
Xin được trích dẫn 1 bài kệ trong kinh
Nếu ngu si vô trí
Lại được gặp bạn ác
Rộng tạo nhân ô nhiễm
Là các việc tham dục
Càng khởi thêm ngã kiến
Phá hòa hợp tăng già
Hủy hoại chùa và tháp
Chẳng tin sâu Tam Bảo
Chỉ tạo các ác nghiệp
Chẳng tạo nhân duyên lành
Trong tất cả mọi thời
Thường phạm các lỗi lầm
Làm não loạn mẹ cha
Không sanh tâm hiếu kính
Nói ra lời vô pháp
Khinh chê bậc hiền thiện
Vì tạo nhân ác nầy
Phải đọa xuống Địa-ngục
Thân phải chịu khổ não
Không ai cứu giúp được
Ngục hãi hùng, ép nát
Nóng cháy và vô gián
Trong các ngục như vậy
Lần lượt chịu các khổ
Vừa từ ngục lớn ra
Lại vào trong ngục nhỏ
Là hoa sen đao binh
Bị thọ khổ liên tục
Ngục lớn nhỏ như vậy
Có vô số chúng sanh
Tùy nhân duyên nghiệp mình
Mà thọ báo nặng nhẹ
Hoặc trăm kiếp ngàn kiếp
Hoặc thời gian lâu dài
Dây ác nghiệp trói buộc
Không thể nào thoát khỏi
Trong địa-ngục đao binh
Rộng đến trăm do-tuần
Không thấy cửa ra ngục
Chỉ thấy người khổ thọ khổ
Số trăm ngàn câu chi
Rừng gươm và núi đao
Xua đuổi tội nhân vào
Thân thể bị chặt đứt
Tạm thời tuy chết đi
Gió nghiệp lại thổi đến
Tức thì sống liền lại
Phải chịu các khổ não
Địa-ngục không ngằn mé
Chúng sanh cũng vô cùng
Do nhân duyên ác nghiệp
Liên tục không gián đoạn
Người tạo các ác nghiệp
Phải đọa vào địa ngục
Ngày nay thiện tri thức
Nghe nói nghiệp đã tạo
Ta từng khởi tâm tham
Tạo nhà cửa cao lớn
Tô vẽ và chạm trổ
Vàng ngọc dùng trang trí
Lại làm các vườn hoa
Kho tàng với sản nghiệp
Nuôi các loại trâu ngựa
Dùng phục vụ đời sống
Cha mẹ và quyến thuộc
Số nội ngoại rất nhiều
Tôi tớ và kỹ nữ
Số ấy nhiều vô cùng
Thường khiến suốt ngày đêm
Tấu các thứ âm nhạc
Chỉ để mình vui thích
Không nhớ người khác khổ
Coi thường kẻ nghèo khó
Tạo các thứ trang nghiêm
Những đồ vật xử dụng
Toàn vàng bạc châu báu
Dùng dầu thơm tắm rửa
Lại thoa các hương thơm
Long não và chiên đàn
Cùng các loại xạ hương
Dùng nước hoa tắm xong
Tiếp theo là trang điểm
Tay mang xuyến đeo nhẫn
Đều làm bằng châu ngọc
Dùng trân châu anh lạc
Để trang nghiêm nơi cổ
Chơn kim đẹp tối thượng
Dùng làm đôi bông tai
Trang nghiêm thân thể xong
Đầu cài các hoa đẹp
Tô-ma-na , chiêm bà
Cùng các thứ hương lạ
Lại mặc y phục đẹp
Bằng dạ mềm tối thượng
Trắng tinh lại thanh khiết
Xông ướp bằng hương thơm
Ăn uống vị ngon bổ
Ngọt ngào lại thơm tho
Người hầu dâng thức cần
Không hề thấy đói khát
Mặt đất trải chiếu đẹp
Đi trên đó dạo chơi
Hai bên có người hầu
Tự tại lại tôn quý
Trang sức rộng như vậy
Để thân được yêu thích
Thường luyến tiếc gìn giữ
Không sanh tưởng phá hoại
Đã đầy đủ giàu sang
Không còn nghĩ gì khác
Buông lung tâm nhiễm dục
Tạo lầm lỗi bất thiện
Mắt tham đắm cảnh sắc
Các căn khác cũng vậy
Họ vì nhân lỗi lầm
Tự chẳng thể hiểu rõ
Chỉ biết nơi thấy nghe
Các phiền não tùy sanh
Ở trong cảnh thuận nghịch
Khởi dậy tham giận si
Các xúc thật mềm diụ
Thân tâm xúc sanh ái
Tưởng ái ấy đã sanh
Đều tạo các nghiệp tội
Ta đã từng có lúc
Vô cớ hại hữu tình
Dùng tên bắn thân nai
Khiến cho nó phải chết
Chỉ lấy thịt để ăn
Chẳng nghĩ trong đời sau
Quả báo phải tự thọ
Không ai thế ta được
Ta ngu si vô trí
Chỉ muốn nuôi thân mình
Ngày kia chết, khổ đến
Thức diệt thân hư nát
Chỉ nhóm các khổ não
Chẳng có gì khả ái
Cha mẹ cùng thân quyến
Nhìn nhau chẳng cứu được
Lương y và thuốc tốt
Cũng chỉ uổng công sức
Những tăng thêm phiền não
Không cách nào cứu được
Khi mạng ta chấm dứt
Bỏ nơi bãi tha ma
Bị các trùng chim thú
Ăn uống thật no nê
Tất cả vô sở hữu
Hiện tiền là không huyễn
Các cảnh đều là không
Duy quả báo chẳng mất
Bấy giờ biết nương đâu
Chỉ nương tựa thiện pháp
Như ta tạo nhân ác
Sẽ đọa xuống địa ngục
Rộng tích chứa tội nghiệp
Sau tùy sanh khổ não
Ấy ở trong ba đời
Phá hoại giống thiện pháp
Thọ tưởng hai pháp hành
Dùng các xúc làm nhân
Do xúc tâm ái sanh
Nên buồn khổ trói buộc
Thiện pháp như thuốc hay
Hay trị tâm tham ái
Tham ái đã không sanh
Các ác mới không tạo
Ta thật không phước huệ
Dối thọ lấy thân người
Phật nói cửa phương tiện
Bố thí và trì giới
Ta không thể tự làm
Không tùy hỉ thấy nghe
Không thể nghe chánh pháp
Ngu si ngày một tăng
Vô minh và phiền não
Chuyển hóa đến vô cùng
Ngăn nhân duyên thiện pháp
Làm sao được giải thoát
Tâm mê hoặc tán loạn
Không lúc nào yên tỉnh
Lửa phiền não đốt cháy
Bị các thứ trói buộc
Với thân chẳng an vui
Chẳng bao giờ thích pháp
Mạng sống sắp kết thúc
Tất cả đều hư nát
Chỉ thắng pháp chư Phật
Năng cứu khổ chúng sanh
Giới pháp cửa chân thật
Ai vào được vui lớn
Như nghiệp ta đã tạo
Trong lòng rất hối hận
Nay gặp thiện tri thức
Vì vậy nói sự thật
Lại được gặp bạn ác
Rộng tạo nhân ô nhiễm
Là các việc tham dục
Càng khởi thêm ngã kiến
Phá hòa hợp tăng già
Hủy hoại chùa và tháp
Chẳng tin sâu Tam Bảo
Chỉ tạo các ác nghiệp
Chẳng tạo nhân duyên lành
Trong tất cả mọi thời
Thường phạm các lỗi lầm
Làm não loạn mẹ cha
Không sanh tâm hiếu kính
Nói ra lời vô pháp
Khinh chê bậc hiền thiện
Vì tạo nhân ác nầy
Phải đọa xuống Địa-ngục
Thân phải chịu khổ não
Không ai cứu giúp được
Ngục hãi hùng, ép nát
Nóng cháy và vô gián
Trong các ngục như vậy
Lần lượt chịu các khổ
Vừa từ ngục lớn ra
Lại vào trong ngục nhỏ
Là hoa sen đao binh
Bị thọ khổ liên tục
Ngục lớn nhỏ như vậy
Có vô số chúng sanh
Tùy nhân duyên nghiệp mình
Mà thọ báo nặng nhẹ
Hoặc trăm kiếp ngàn kiếp
Hoặc thời gian lâu dài
Dây ác nghiệp trói buộc
Không thể nào thoát khỏi
Trong địa-ngục đao binh
Rộng đến trăm do-tuần
Không thấy cửa ra ngục
Chỉ thấy người khổ thọ khổ
Số trăm ngàn câu chi
Rừng gươm và núi đao
Xua đuổi tội nhân vào
Thân thể bị chặt đứt
Tạm thời tuy chết đi
Gió nghiệp lại thổi đến
Tức thì sống liền lại
Phải chịu các khổ não
Địa-ngục không ngằn mé
Chúng sanh cũng vô cùng
Do nhân duyên ác nghiệp
Liên tục không gián đoạn
Người tạo các ác nghiệp
Phải đọa vào địa ngục
Ngày nay thiện tri thức
Nghe nói nghiệp đã tạo
Ta từng khởi tâm tham
Tạo nhà cửa cao lớn
Tô vẽ và chạm trổ
Vàng ngọc dùng trang trí
Lại làm các vườn hoa
Kho tàng với sản nghiệp
Nuôi các loại trâu ngựa
Dùng phục vụ đời sống
Cha mẹ và quyến thuộc
Số nội ngoại rất nhiều
Tôi tớ và kỹ nữ
Số ấy nhiều vô cùng
Thường khiến suốt ngày đêm
Tấu các thứ âm nhạc
Chỉ để mình vui thích
Không nhớ người khác khổ
Coi thường kẻ nghèo khó
Tạo các thứ trang nghiêm
Những đồ vật xử dụng
Toàn vàng bạc châu báu
Dùng dầu thơm tắm rửa
Lại thoa các hương thơm
Long não và chiên đàn
Cùng các loại xạ hương
Dùng nước hoa tắm xong
Tiếp theo là trang điểm
Tay mang xuyến đeo nhẫn
Đều làm bằng châu ngọc
Dùng trân châu anh lạc
Để trang nghiêm nơi cổ
Chơn kim đẹp tối thượng
Dùng làm đôi bông tai
Trang nghiêm thân thể xong
Đầu cài các hoa đẹp
Tô-ma-na , chiêm bà
Cùng các thứ hương lạ
Lại mặc y phục đẹp
Bằng dạ mềm tối thượng
Trắng tinh lại thanh khiết
Xông ướp bằng hương thơm
Ăn uống vị ngon bổ
Ngọt ngào lại thơm tho
Người hầu dâng thức cần
Không hề thấy đói khát
Mặt đất trải chiếu đẹp
Đi trên đó dạo chơi
Hai bên có người hầu
Tự tại lại tôn quý
Trang sức rộng như vậy
Để thân được yêu thích
Thường luyến tiếc gìn giữ
Không sanh tưởng phá hoại
Đã đầy đủ giàu sang
Không còn nghĩ gì khác
Buông lung tâm nhiễm dục
Tạo lầm lỗi bất thiện
Mắt tham đắm cảnh sắc
Các căn khác cũng vậy
Họ vì nhân lỗi lầm
Tự chẳng thể hiểu rõ
Chỉ biết nơi thấy nghe
Các phiền não tùy sanh
Ở trong cảnh thuận nghịch
Khởi dậy tham giận si
Các xúc thật mềm diụ
Thân tâm xúc sanh ái
Tưởng ái ấy đã sanh
Đều tạo các nghiệp tội
Ta đã từng có lúc
Vô cớ hại hữu tình
Dùng tên bắn thân nai
Khiến cho nó phải chết
Chỉ lấy thịt để ăn
Chẳng nghĩ trong đời sau
Quả báo phải tự thọ
Không ai thế ta được
Ta ngu si vô trí
Chỉ muốn nuôi thân mình
Ngày kia chết, khổ đến
Thức diệt thân hư nát
Chỉ nhóm các khổ não
Chẳng có gì khả ái
Cha mẹ cùng thân quyến
Nhìn nhau chẳng cứu được
Lương y và thuốc tốt
Cũng chỉ uổng công sức
Những tăng thêm phiền não
Không cách nào cứu được
Khi mạng ta chấm dứt
Bỏ nơi bãi tha ma
Bị các trùng chim thú
Ăn uống thật no nê
Tất cả vô sở hữu
Hiện tiền là không huyễn
Các cảnh đều là không
Duy quả báo chẳng mất
Bấy giờ biết nương đâu
Chỉ nương tựa thiện pháp
Như ta tạo nhân ác
Sẽ đọa xuống địa ngục
Rộng tích chứa tội nghiệp
Sau tùy sanh khổ não
Ấy ở trong ba đời
Phá hoại giống thiện pháp
Thọ tưởng hai pháp hành
Dùng các xúc làm nhân
Do xúc tâm ái sanh
Nên buồn khổ trói buộc
Thiện pháp như thuốc hay
Hay trị tâm tham ái
Tham ái đã không sanh
Các ác mới không tạo
Ta thật không phước huệ
Dối thọ lấy thân người
Phật nói cửa phương tiện
Bố thí và trì giới
Ta không thể tự làm
Không tùy hỉ thấy nghe
Không thể nghe chánh pháp
Ngu si ngày một tăng
Vô minh và phiền não
Chuyển hóa đến vô cùng
Ngăn nhân duyên thiện pháp
Làm sao được giải thoát
Tâm mê hoặc tán loạn
Không lúc nào yên tỉnh
Lửa phiền não đốt cháy
Bị các thứ trói buộc
Với thân chẳng an vui
Chẳng bao giờ thích pháp
Mạng sống sắp kết thúc
Tất cả đều hư nát
Chỉ thắng pháp chư Phật
Năng cứu khổ chúng sanh
Giới pháp cửa chân thật
Ai vào được vui lớn
Như nghiệp ta đã tạo
Trong lòng rất hối hận
Nay gặp thiện tri thức
Vì vậy nói sự thật
sanghata1- Tổng số bài gửi : 64
Location : TP HCM
Registration date : 30/03/2011
Re: Kinh Chánh Pháp Sanghata
kinh chánh pháp sanghata này chưa dc hoàn thiện về bản dịch lắm . Nếu đọc qua 2 bản dịch thì ta thấy , bản dịch Kinh chánh pháp sanghata- Hồng Như cũng có thiếu 1 vài phần , khiến cho người đọc rơi vào uẩn khuất , lời văn của Hồng Như dịch ko mang tính biểu cảm lắm , lời văn cũng ko dc hay . Còn bản dịch Kinh chánh pháp đại tập hội -Nguyên Hiển thì so với bản dịch kia cũng có nhiều sai khác và cũng có chút thiếu sót . Nhưng bù lại bản dịch của Nguyên Hiển thì lời văn có vẻ hay và xúc tích hơn , đọc vào dễ cảm nhận dc lý sanh diệt trong kinh hơn bản dịch trc .
Quý đh nên nghiên cứu cả 2 bản dịch , để bổ xung nhưng ý còn thiếu trong bản dịch kia .
Download 2 bản dịch của kinh Chánh Pháp sanghata
http://www.mediafire.com/?cqyb1k0zufx7fbp
http://www.mediafire.com/?y1cwy6zoz64o3os
Link nghe : http://www.mediafire.com/?m83i2h2a5x32lmm
Quý đh nên nghiên cứu cả 2 bản dịch , để bổ xung nhưng ý còn thiếu trong bản dịch kia .
Download 2 bản dịch của kinh Chánh Pháp sanghata
http://www.mediafire.com/?cqyb1k0zufx7fbp
http://www.mediafire.com/?y1cwy6zoz64o3os
Link nghe : http://www.mediafire.com/?m83i2h2a5x32lmm
sanghata1- Tổng số bài gửi : 64
Location : TP HCM
Registration date : 30/03/2011
Similar topics
» Kinh hoa nghiêm - là vua trong các kinh
» chuyển nghiệp, tụng kinh, trì chú, đọc kinh.
» Kinh Trung Bộ | Bài Số 67 Phần 1 | Lớp giảng kinh tại chùa
» Kinh Trung Bộ | Bài Số 67 Phần 2 | Lớp giảng kinh tại chùa S
» Kinh Trung Bộ | Bài Số 29 Phần 1 | Lớp học kinh tạng tại Chù
» chuyển nghiệp, tụng kinh, trì chú, đọc kinh.
» Kinh Trung Bộ | Bài Số 67 Phần 1 | Lớp giảng kinh tại chùa
» Kinh Trung Bộ | Bài Số 67 Phần 2 | Lớp giảng kinh tại chùa S
» Kinh Trung Bộ | Bài Số 29 Phần 1 | Lớp học kinh tạng tại Chù
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết