Nhụy Nguyên “lập thiền ”
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nhụy Nguyên “lập thiền ”
Người đời thì lập ngôn còn Nhụy Nguyên thì “lập thiền”. Thú thực tôi chưa hiểu hết dụng ý của Nhụy Nguyên khi đặt tên cho tập thơ đầu tay của mình là Lập thiền. Bản thân từ Hán Việt vốn ẩn chứa nhiều tầng nghĩa.
“Lập” theo tôi hiểu là chỗ đứng, là cơ sở tư tưởng để nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong đời sống tự nhiên và xã hội. “Thiền” là cách sống, là quan niệm sống của đạo Phật. Một trong những tư tưởng chủ yếu của đạo Phật là hết mực yêu thương con người và vạn vật. Đó là lòng từ bi, bác ái mà đạo Phật muốn truyền bá cho mọi người. Tôi chưa biết Nhụy Nguyên có phải phật tử hay không nhưng đọc thơ anh tôi nhận thấy thơ anh thấm đẫm chất Thiền. Người làm thơ trẻ này có tấm lòng cảm thông sâu sắc đối với con người và vạn vật. Có thể khẳng định chất thiền đã góp phần làm nên nét riêng trong phong cách thơ của Nhụy Nguyên.
Với tôi, thơ trước hết là tiếng nói tình cảm. Vì thế đọc Lập thiền tôi rất đồng cảm. Mặc dù trong Lập thiền, Nhụy Nguyên ít đề cập đến người thân nhưng chỉ một đôi câu thoáng qua chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào tình yêu thương và niềm cảm thông sâu sắc của anh đối với ông bà, cha mẹ: “Tôi về chốn cũ, rào thưa / Tìm trong vườn vắng dáng xưa nội còm” (Tiễn nội về xa). Một chữ “còm” thôi mà hàm chứa bao nhiêu thương cảm. Và đây là hai câu anh viết về cha mẹ: “Mẹ giờ thân đã xanh xao / Cha giờ tóc đã phai màu trước năm”. Hiện nay, khi lối sống thực dụng làm băng hoại ít nhiều những tình cảm máu mủ, thiêng liêng thì niềm thương cảm của Nhụy Nguyên đối với cha mẹ thật đáng cho thế hệ trẻ suy ngẫm. Không chỉ đối với người thân, ngay cả đối với láng giềng anh cũng hết sức quan tâm. Sáng nào Nhụy Nguyên cũng ra trước sân ngước nhìn lên tầng ba ngôi nhà đối diện để chia sẻ với người đàn bà ngồi khuất sau khung cửa sổ có gương mặt “dịu dàng. Buồn. Và cam chịu”. Anh biết nàng đang nếm trải bao nhiêu cay đắng vì gặp phải người chồng phàm tục. Nhụy Nguyên nhìn nàng với ánh nhìn “thâm tím” như những vết roi trên da thịt của nàng. Đó là ánh nhìn giàu lòng trắc ẩn. Anh thương dòng sông quê vắng những chuyến đò ngang. Anh thương một mảnh “trăng gầy”. Anh thương vạt cải em gieo trước vườn nhà “cứ vươn lên được vài phân lại bị mưa đông vật xuống”. Anh thương những giọt sương “bị ngọn cỏ đâm xuyên vào ngực”. Anh thương tháng sáu: “Nắng bòn rút mạch nước ngầm trong đất / Đời thêm nhiều cát bụi mịt mù bay...”.
Nhụy Nguyên thường dùng cách nói ẩn dụ. Nếu chỉ đọc lướt qua rất khó nắm bắt cách nói ẩn dụ của anh. Chẳng hạn khi Nhụy Nguyên viết về những cánh hoa đào sau khi đã dâng hết sự “trinh nguyên” đành phải lìa cành rơi “quằn quại trên mặt đất” thì chúng ta nên hiểu đó là anh đang diễn tả tâm trạng đau đớn của những cô gái bị ép phải bán đi cái quý giá nhất. Bài “Một phút với ngàn mai” cũng thuộc dạng những bài thơ có nhiều tầng nghĩa như vậy. Những nhành mai nở sớm ấy “Mở lối đón mùa vàng / Không đủ sức nuôi nhụy / Rụng bên thềm xuân sang...”. Đó chính là Nhụy Nguyên mượn những cánh mai vàng để chia sẻ, cảm thông với những người đi tiên phong trong mọi lĩnh vực, những người dám hy sinh mở đường cho nhân loại tiến lên.
Nhụy Nguyên “lập thiền “cả khi anh viết thơ tình. Điều này chứng tỏ tuy ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng Phật giáo nhưng anh vẫn có kiểu “thiền” riêng của mình. Theo quan niệm đạo Phật “tu là cõi phúc, tình là dây oan” (Nguyễn Du). Nhụy Nguyên không tu để được lên cõi phúc mà anh lại yêu - dẫu biết có thể vướng vào dây oan. Đọc thơ anh tôi biết anh có một mối tình hết sức sâu nặng. Mặc dù mối tình ấy đã vùi chôn “dưới đáy mồ dĩ vãng” nhưng “khăn tang còn giăng trước tầm nhìn”. Nhụy Nguyên hỏi người mình yêu: “Em à, bể khổ nông sâu? / Để anh lội xuống vớt câu thơ tình” (Đối thoại tình ta). Người anh yêu cũng giàu lòng trắc ẩn như anh. Cho nên “Dường như trong phút giận hờn / Mắt em vẫn giấu lệ buồn giùm tôi” (Dường như). Ngày họ chia tay nhau thật ảm đạm: “Em đi hồn cỏ xanh xao / Trời liu riu gió điểm vào hư không / Ba năm chiếu cói nằm chung / Ấm hơi ủ lại cất chưng giọt buồn”. Và mặc dù đã chia tay người ấy, Nhụy Nguyên vẫn luôn quan tâm đến nàng “Anh chừ đứng giữa muôn phương / Dõi theo gót mỏng phía đường em đi” (Gọi tôi). Bài Thiền tình là một trong những bài thơ chứa đầy tâm trạng:
Tìm em trong cõi nhân duyên
Đốt ngày thắp sáng trời đêm, tôi tìm
Em thời con gái...
Vô tình
trăng tà rọi vỡ
Vầng trinh ai cầm!?
Một lời than? Một lời trách? Hay một câu hỏi? Tất cả được dồn nén trong vài câu thơ. Nhụy Nguyên vừa thương tiếc vừa đau đớn, xót xa cho nàng vừa ngậm ngùi cho mình. Chính tôi cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh tương tự: “Em nhặt được bao nhiêu vỏ ốc, vỏ sò / Cái vừa ý thì chẳng còn nguyên vẹn / Bởi tại em hay tại vì sóng biển? / Em lặng im và sóng biển trầm tư...” (Chuyện vỏ ốc, vỏ sò). Vì vậy tôi rất hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình trong Thiền tình.
Nhụy Nguyên tuy còn trẻ nhưng vốn sống hết sức phong phú. Anh là người từng trải và bản lĩnh. Dẫu chịu nhiều đau thương, mất mát; dẫu chứng kiến không ít những bất công ngang, trái trên cõi đời nhưng anh vẫn tự tin, vẫn luôn nuôi hy vọng. Nhụy Nguyên nói với cô gái gieo cải “Vạt cải em gieo trước vườn nhà / sẽ lên xanh ngày tới / Níu bầu trời gần với xa xăm...” (Tinh sương với cải). Anh an ủi cô gái thôn quê “Tôi về gom hết cổ xưa / Gieo lên đồng ruộng em vừa cấy xong” (Gửi đất mẹ). Anh nhìn thấy trên cánh đồng “những hạt lúa còn sót lại sau mùa gặt / giãy giụa dưới ánh trăng / nảy mầm...” (Trăng quê). Thực tế đã chứng minh niềm tin ấy của Nhụy Nguyên là có cơ sở. Đó chính là trường hợp nhà thơ Phùng Quán. Chỉ vì cương quyết làm theo “Lời mẹ dặn”, chỉ vì can đảm lên tiếng “chống tham ô, lãng phí”... mà trong một thời gian khá dài nhà thơ phải lâm vào cảnh “rượu nợ, văn chui, cá trộm”. Dẫu vậy nhà thơ vẫn vững tin mình sẽ được hồi sinh. Và điều đó đã trở thành hiện thực: “Mấy chục năm có lẻ / Trăng mới tỏ Hoàng thành” (Về quê nội Phùng Quán).
Tôi đã ngồi “thiền” suốt mấy ngày để đọc Lập thiền của Nhụy Nguyên. Phải nghiền ngẫm mãi tôi mới phát hiện được cái chất thiền xuyên suốt tập thơ. Trong Lập thiền có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Những cách nói mới mẻ của anh không đi lạc khỏi quỹ đạo của thơ. Tuy là tập thơ đầu tay nhưng Nhụy Nguyên đã sớm có giọng riêng. Đó là điều mà không phải ai cũng làm được. Trong Lập thiền nhiều bài có tứ nhưng cách viết còn hơi khô nên ít truyền cảm. Một đôi bài lối dùng từ, đặt câu còn hơi cầu kỳ... Mỗi người có một cách thưởng thức thơ. Riêng tôi, tôi thích sự bình dị, trong sáng và tinh tế. Vì vậy, tôi rất quý những bài thơ bình dị, trong sáng, tinh tế trong Lập thiền như “Tiễn nội về xa!”, “Thiền tình”, “Một phút với ngàn mai”... đó là những bài thơ đậm đặc chất thiền theo cách của Nhụy Nguyên.
Huế, tháng 7 - 2006
MAI VĂN HOAN (TCSH)
“Lập” theo tôi hiểu là chỗ đứng, là cơ sở tư tưởng để nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong đời sống tự nhiên và xã hội. “Thiền” là cách sống, là quan niệm sống của đạo Phật. Một trong những tư tưởng chủ yếu của đạo Phật là hết mực yêu thương con người và vạn vật. Đó là lòng từ bi, bác ái mà đạo Phật muốn truyền bá cho mọi người. Tôi chưa biết Nhụy Nguyên có phải phật tử hay không nhưng đọc thơ anh tôi nhận thấy thơ anh thấm đẫm chất Thiền. Người làm thơ trẻ này có tấm lòng cảm thông sâu sắc đối với con người và vạn vật. Có thể khẳng định chất thiền đã góp phần làm nên nét riêng trong phong cách thơ của Nhụy Nguyên.
Với tôi, thơ trước hết là tiếng nói tình cảm. Vì thế đọc Lập thiền tôi rất đồng cảm. Mặc dù trong Lập thiền, Nhụy Nguyên ít đề cập đến người thân nhưng chỉ một đôi câu thoáng qua chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào tình yêu thương và niềm cảm thông sâu sắc của anh đối với ông bà, cha mẹ: “Tôi về chốn cũ, rào thưa / Tìm trong vườn vắng dáng xưa nội còm” (Tiễn nội về xa). Một chữ “còm” thôi mà hàm chứa bao nhiêu thương cảm. Và đây là hai câu anh viết về cha mẹ: “Mẹ giờ thân đã xanh xao / Cha giờ tóc đã phai màu trước năm”. Hiện nay, khi lối sống thực dụng làm băng hoại ít nhiều những tình cảm máu mủ, thiêng liêng thì niềm thương cảm của Nhụy Nguyên đối với cha mẹ thật đáng cho thế hệ trẻ suy ngẫm. Không chỉ đối với người thân, ngay cả đối với láng giềng anh cũng hết sức quan tâm. Sáng nào Nhụy Nguyên cũng ra trước sân ngước nhìn lên tầng ba ngôi nhà đối diện để chia sẻ với người đàn bà ngồi khuất sau khung cửa sổ có gương mặt “dịu dàng. Buồn. Và cam chịu”. Anh biết nàng đang nếm trải bao nhiêu cay đắng vì gặp phải người chồng phàm tục. Nhụy Nguyên nhìn nàng với ánh nhìn “thâm tím” như những vết roi trên da thịt của nàng. Đó là ánh nhìn giàu lòng trắc ẩn. Anh thương dòng sông quê vắng những chuyến đò ngang. Anh thương một mảnh “trăng gầy”. Anh thương vạt cải em gieo trước vườn nhà “cứ vươn lên được vài phân lại bị mưa đông vật xuống”. Anh thương những giọt sương “bị ngọn cỏ đâm xuyên vào ngực”. Anh thương tháng sáu: “Nắng bòn rút mạch nước ngầm trong đất / Đời thêm nhiều cát bụi mịt mù bay...”.
Nhụy Nguyên thường dùng cách nói ẩn dụ. Nếu chỉ đọc lướt qua rất khó nắm bắt cách nói ẩn dụ của anh. Chẳng hạn khi Nhụy Nguyên viết về những cánh hoa đào sau khi đã dâng hết sự “trinh nguyên” đành phải lìa cành rơi “quằn quại trên mặt đất” thì chúng ta nên hiểu đó là anh đang diễn tả tâm trạng đau đớn của những cô gái bị ép phải bán đi cái quý giá nhất. Bài “Một phút với ngàn mai” cũng thuộc dạng những bài thơ có nhiều tầng nghĩa như vậy. Những nhành mai nở sớm ấy “Mở lối đón mùa vàng / Không đủ sức nuôi nhụy / Rụng bên thềm xuân sang...”. Đó chính là Nhụy Nguyên mượn những cánh mai vàng để chia sẻ, cảm thông với những người đi tiên phong trong mọi lĩnh vực, những người dám hy sinh mở đường cho nhân loại tiến lên.
Nhụy Nguyên “lập thiền “cả khi anh viết thơ tình. Điều này chứng tỏ tuy ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng Phật giáo nhưng anh vẫn có kiểu “thiền” riêng của mình. Theo quan niệm đạo Phật “tu là cõi phúc, tình là dây oan” (Nguyễn Du). Nhụy Nguyên không tu để được lên cõi phúc mà anh lại yêu - dẫu biết có thể vướng vào dây oan. Đọc thơ anh tôi biết anh có một mối tình hết sức sâu nặng. Mặc dù mối tình ấy đã vùi chôn “dưới đáy mồ dĩ vãng” nhưng “khăn tang còn giăng trước tầm nhìn”. Nhụy Nguyên hỏi người mình yêu: “Em à, bể khổ nông sâu? / Để anh lội xuống vớt câu thơ tình” (Đối thoại tình ta). Người anh yêu cũng giàu lòng trắc ẩn như anh. Cho nên “Dường như trong phút giận hờn / Mắt em vẫn giấu lệ buồn giùm tôi” (Dường như). Ngày họ chia tay nhau thật ảm đạm: “Em đi hồn cỏ xanh xao / Trời liu riu gió điểm vào hư không / Ba năm chiếu cói nằm chung / Ấm hơi ủ lại cất chưng giọt buồn”. Và mặc dù đã chia tay người ấy, Nhụy Nguyên vẫn luôn quan tâm đến nàng “Anh chừ đứng giữa muôn phương / Dõi theo gót mỏng phía đường em đi” (Gọi tôi). Bài Thiền tình là một trong những bài thơ chứa đầy tâm trạng:
Tìm em trong cõi nhân duyên
Đốt ngày thắp sáng trời đêm, tôi tìm
Em thời con gái...
Vô tình
trăng tà rọi vỡ
Vầng trinh ai cầm!?
Một lời than? Một lời trách? Hay một câu hỏi? Tất cả được dồn nén trong vài câu thơ. Nhụy Nguyên vừa thương tiếc vừa đau đớn, xót xa cho nàng vừa ngậm ngùi cho mình. Chính tôi cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh tương tự: “Em nhặt được bao nhiêu vỏ ốc, vỏ sò / Cái vừa ý thì chẳng còn nguyên vẹn / Bởi tại em hay tại vì sóng biển? / Em lặng im và sóng biển trầm tư...” (Chuyện vỏ ốc, vỏ sò). Vì vậy tôi rất hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình trong Thiền tình.
Nhụy Nguyên tuy còn trẻ nhưng vốn sống hết sức phong phú. Anh là người từng trải và bản lĩnh. Dẫu chịu nhiều đau thương, mất mát; dẫu chứng kiến không ít những bất công ngang, trái trên cõi đời nhưng anh vẫn tự tin, vẫn luôn nuôi hy vọng. Nhụy Nguyên nói với cô gái gieo cải “Vạt cải em gieo trước vườn nhà / sẽ lên xanh ngày tới / Níu bầu trời gần với xa xăm...” (Tinh sương với cải). Anh an ủi cô gái thôn quê “Tôi về gom hết cổ xưa / Gieo lên đồng ruộng em vừa cấy xong” (Gửi đất mẹ). Anh nhìn thấy trên cánh đồng “những hạt lúa còn sót lại sau mùa gặt / giãy giụa dưới ánh trăng / nảy mầm...” (Trăng quê). Thực tế đã chứng minh niềm tin ấy của Nhụy Nguyên là có cơ sở. Đó chính là trường hợp nhà thơ Phùng Quán. Chỉ vì cương quyết làm theo “Lời mẹ dặn”, chỉ vì can đảm lên tiếng “chống tham ô, lãng phí”... mà trong một thời gian khá dài nhà thơ phải lâm vào cảnh “rượu nợ, văn chui, cá trộm”. Dẫu vậy nhà thơ vẫn vững tin mình sẽ được hồi sinh. Và điều đó đã trở thành hiện thực: “Mấy chục năm có lẻ / Trăng mới tỏ Hoàng thành” (Về quê nội Phùng Quán).
Tôi đã ngồi “thiền” suốt mấy ngày để đọc Lập thiền của Nhụy Nguyên. Phải nghiền ngẫm mãi tôi mới phát hiện được cái chất thiền xuyên suốt tập thơ. Trong Lập thiền có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Những cách nói mới mẻ của anh không đi lạc khỏi quỹ đạo của thơ. Tuy là tập thơ đầu tay nhưng Nhụy Nguyên đã sớm có giọng riêng. Đó là điều mà không phải ai cũng làm được. Trong Lập thiền nhiều bài có tứ nhưng cách viết còn hơi khô nên ít truyền cảm. Một đôi bài lối dùng từ, đặt câu còn hơi cầu kỳ... Mỗi người có một cách thưởng thức thơ. Riêng tôi, tôi thích sự bình dị, trong sáng và tinh tế. Vì vậy, tôi rất quý những bài thơ bình dị, trong sáng, tinh tế trong Lập thiền như “Tiễn nội về xa!”, “Thiền tình”, “Một phút với ngàn mai”... đó là những bài thơ đậm đặc chất thiền theo cách của Nhụy Nguyên.
Huế, tháng 7 - 2006
MAI VĂN HOAN (TCSH)
tuongphat3d- Tổng số bài gửi : 43
Location : a
Registration date : 28/04/2011
Similar topics
» Những nguyên nhân chủ yếu làm cho thiền phái Trúc Lâm đời Hậ
» Tuyệt tác của thiên nhiên còn nguyên sơ
» Chuyện nhỏ ở vườn thiền. 15 ở Tuệ Tâm Thiền thư quán
» Bức thư gửi cha mẹ của nguyên thủ quốc gia
» Pháp Sư Tịnh Không Giảng "Phổ Hiền Hạnh Nguyện"
» Tuyệt tác của thiên nhiên còn nguyên sơ
» Chuyện nhỏ ở vườn thiền. 15 ở Tuệ Tâm Thiền thư quán
» Bức thư gửi cha mẹ của nguyên thủ quốc gia
» Pháp Sư Tịnh Không Giảng "Phổ Hiền Hạnh Nguyện"
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết