Hạnh nguyện của Phật A Di Đà
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hạnh nguyện của Phật A Di Đà
Theo lời dạy của Phật Thích Ca, Đức Phật A Di Đà đã thành Phật cách đây mười ức kiếp; hiện là giáo chủ cõi Cực lạc phía Tây thế giới Ta bà. Ngài có hạnh nguyện rộng lớn là tiếp độ tất cả chúng sanh trong mười phương pháp giới, nếu người nào có lòng ưa thích muốn được sanh về thế giới của Ngài.
A Di Đà, tiếng Phạn là Amitaba, theo kinh Phật Thuyết A Di Đà (La Thập dịch) thì: “Đức Phật kia có ánh sáng vô lượng, nên gọi là Phật A Di Đà”. Còn theo kinh A Di Đà và kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Tho thì danh xưng A Di Đà có ba nghĩa là Vô lượng quang, Vô lượng thọ và Vô lượng công đức.
Vô lượng quang nghĩa là Đức Phật A Di Đà có ánh sáng vô lượng, chiếu soi khắp mười phương pháp giới. Ánh sáng vô lượng biểu thị Phật A Di Đà có trí tuệ vô lượng. Vô lượng thọ là Đức Phật A Di Đà có thọ mạng lâu dài không thể tính kể. Thọ mạng lâu dài biểu thị công năng thiền định của Phật A Di Đà là vô tận. Vô lượng công đức là Phật A Di Đà có công đức vô cùng vô tận. Công đức vô lượng biểu thị Phật A Di Đà có giới đức vô biên. Tóm thâu, danh xưng A Di Đà có ý nghĩa vô lượng giới, định và tuệ. Mà giới, định, tuệ là pháp môn tu hành căn bản của đạo Phật. Ba đời chư Phật trong qua khứ do đây mà thành tựu; chư vị Bồ tát cũng nương vào pháp môn này để đắc quả Vô thượng Bồ đề và tất cả chúng sanh nếu ai muốn siêu phàm nhập thánh thì không thể rời bỏ pháp môn này.
Về nhân địa tu hành của Đức Phật A Di Đà, theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tiền kiếp quá khứ Đức Phật A Di Đà là con thứ chín trong mười sáu người con của Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Sau khi Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai xả tục xuất gia tu hành thành Phật, mười sáu vị vương tử cũng phát tâm xuất gia làm Sa di trong pháp hội của Phật.
Sau khi Phật Đại Thông Trí Thắng nhập Niết bàn; mười sáu vị Sa di thay Phật tiếp tục giảng kinh Pháp Hoa, nhờ công đức giảng kinh này mà mười sáu vị vương tử đều thành Phật. Trong đó vị vương tử thứ chín thành Phật, hiệu là A Di Đà ở cảnh giới Cực lạc.
Theo kinh Xuất Sanh Bồ Tát, về thưở quá khứ có vị Thái tử tên là Bất Tư Nghì Thắng Công Đức, nhờ nghe kinh Pháp Bổn Đà La Ni của Đức Phật Bảo Công Đức Tinh Tú Kiếp Vương mà xả tục xuất gia, tinh tấn tu hành.
Sau khi xuất gia, Ngài đã hóa độ được mười muôn ức na-do-tha chúng sanh phát tâm bồ đề, trụ bậc bất thối chuyển. Thái tử Thắng Công Đức chính là tiền thân của Đức Phật A Di Đà.
Lại theo kinh Quán Phật Tam Muội Hải, đời quá khứ Ngài làm một vị Tỳ kheo, nhờ công đức siêng năng kính lễ và quán tưởng tướng lông mày trắng của Đức Phật Không Vương, nên được Phật Không Vương thọ ký thành Phật hiệu là A Di Đà.
Theo kinh Bi Hoa, quá khứ hằng hà kiếp về trước, Ngài là vị Chuyển luân thánh vương tên Vô Tránh Niệm. Vị Chuyển luân thánh vương này có một vị đại thần tên Bảo Hải, rất giàu lòng tín ngưỡng Phật pháp. Một hôm vua hay tin Đức Phật Bảo Tạng đến thuyết pháp tại vườn Diêm phù ở gần bên thành, vua cùng đại thần Bảo Hải đến nghe và sanh tâm hoan hỷ. Vua phát tâm thỉnh Phật và đại chúng vào vương cung cúng dường trọn ba tháng để cầu phước báo.
Đức Phật khuyên nhà vua nên phát tâm bồ đề để cầu đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Khi đó Đức Phật Bảo Tạng liền phóng hào quang sáng ngời, soi khắp cả thế giới của chư Phật mười phương, cho chúng hội đồng thấy. Đại thần Bảo Hải liền thưa với vua Vô Tránh Niệm: “Nay bệ hạ nhờ oai thần của Phật, được thấy các thế giới, vậy bệ hạ muốn cầu thế giới nào”.
Vua đảnh lễ Phật quỳ gối chắp tay phát đại nguyện, cầu xin sau khi tu hành thành Phật, quốc độ và nhân dân của Ngài, đều được trang nghiêm thanh tịnh. Do nhân duyên ấy, sau Ngài thành Phật hiệu là A Di Đà ở cõi Tây phương Cực lạc.
Còn theo kinh Vô Lượng Thọ, đời quá khứ lâu xa cách đây hơn mười kiếp, có một nước tên là Diệu Hỷ, vua cha là Nguyệt Thượng Luân Vương, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan sanh ra được ba người con. Người con trưởng là Nhật Nguyệt Minh, người con thứ hai là Kiều Thi Ca, người con thứ ba là Nhật Đế Chúng.
Khi ấy có Đức Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Thái tử Kiều Thi Ca bỏ ngôi phú quý theo Phật xuất gia, thọ giới Tỳ kheo, được Phật cho hiệu là Pháp Tạng. Tỳ kheo Pháp Tạng đối trước Phật phát bốn mươi tám đại nguyện rộng lớn, độ khắp mười phương chúng sanh. Ngài nguyện rằng nếu có một nguyện nào không viên mãn, thì thề chẳng thành Chánh giác. Khi ấy chư thiên rải hoa, tán thán, quả đất rung động, giữa hư không có tiếng khen ngợi: “Tỳ kheo Pháp Tạng quyết định sau này sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà”.
Về hạnh nguyện độ sanh của Phật A Di Đà, theo kinh Vô Lượng Thọ, trong khi hành Bồ tát đạo làm vị Tỳ kheo Pháp Tạng, Phật A Di Đà đã thỉnh cầu Phật Thế Tự Tại Vương vì mình mà thị hiện hai trăm năm mươi ức Phật độ. Sau khi quán sát quốc độ mười phương chư Phật, Tỳ kheo Pháp Tạng liền chọn lọc những điểm đặc sắc của mỗi quốc độ để kiến lập thế giới Cực lạc. Đồng thời Tỳ kheo Pháp Tạng đem thế giới thù thắng đó thưa với Phật. Phật Thế Tự Tại Vương dạy Pháp Tạng muốn thành tựu được cảnh giới thù thắng đó cần phải phát đại nguyện, rộng độ chúng sanh. Sau khi nghe Phật dạy, Tỳ kheo Pháp Tạng liền đối trước Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai phát bốn mươi tám đại nguyện.
Trên nền tảng của bốn mươi tám đại nguyện, Tỳ kheo Pháp Tạng xây dựng quốc độ của mình bằng ba phương tiện nhiếp pháp hàng đầu, đó là nhiếp pháp thân nguyện, nhiếp tịnh độ nguyện và nhiếp chúng sanh nguyện.
Nhiếp pháp thân nguyện là nguyện xây dựng Phật thân. Bồ tát Pháp Tạng chọn quả Vô thượng Bồ đề, để đem công đức thù thắng, thệ nguyện trang nghiêm thành tựu Pháp thân chư Phật, ánh sáng vô lượng, thọ mạng vô lượng và công đức vô lượng.
Nhiếp tịnh độ nguyện là Bồ tát Pháp Tạng thệ nguyện xây dựng cõi Phật trang nghiêm, tạo thuận duyên cho chúng sanh tu hành. Vì thế sau khi thành Phật, quốc độ của Ngài toàn bằng thất bảo, thanh tịnh thù thắng không có Tịnh độ của Đức Phật nào có thể sánh bằng.
Nhiếp chúng sanh nguyện là Bồ tát Pháp Tạng với lòng từ bi vô lượng, nhận thấy tất cả chúng sanh trong mười phương, tuy siêng năng tu học nhưng khó thành tựu đạo quả. Ngài liền kiến tạo thế giới Cực lạc, nơi hội đủ duyên lành cho chúng sanh tu học, đồng thời phát tâm tiếp độ và giáo hóa tất cả chúng sanh bao gồm cả phàm phu và thánh trí.
Hạnh nguyện tiếp độ chúng sanh của Đức Phật A Di Đà đã thể hiện rõ nét qua thánh tượng của Ngài. Như chúng ta biết thánh tượng của Phật A Di Đà, đứng trên hoa sen trụ giữa hư không, bên dưới là bể cả sóng dậy chập chùng; mắt Ngài nhìn xuống, tay phải đưa lên ngang vai, tay trái duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi tiếp cứu những chúng sanh đang lặn hụp biển cả ba đào.
Phật A Di Đà đứng trên hoa sen trụ giữa hư không, hai mắt nhìn xuống biểu thị Phật luôn luôn hướng về chúng sanh, theo dõi chúng sanh; tâm Phật thương yêu chúng sanh chẳng khác nào mẹ hiền thương con đỏ. Tay phải của Phật đưa lên biểu thị đón tiếp tứ Thánh, tay trái Phật duỗi xuống biểu thị tiếp dẫn lục phàm. Nghĩa là Ngài luôn sẵn sàng đón tiếp tứ Thánh, cứu độ lục phàm, đồng đưa lên bờ giác.
Kỷ niệm ngày Khánh đản Đức Từ phụ A Di Đà, chúng ta nên noi theo đại nguyện của Ngài, phát tâm bồ đề rộng lớn, nguyện phát tâm tín sâu, nguyện thiết, chuyên trì thánh hiệu Ngài. Chúng ta hãy cùng nhau hướng về pháp hội Di Đà vĩnh hằng vô tận, hướng về thế giới Liên Trì Hải hội thanh tịnh, hoan hỷ sáng lạn tràn ngập tiếng cười, cất lên tiếng hát an lành của đại sư Ấn Quang, vị cao tăng hoằng dương pháp môn Tịnh độ thời cận đại:
Vãng sanh phát nguyện đi thôi
Suối non đất khách mặc người quẩn quanh
Quê nhà chẳng chịu về nhanh
Hễ về ắt được, ai giành gió trăng.
THÍCH NGUYÊN LIÊN
A Di Đà, tiếng Phạn là Amitaba, theo kinh Phật Thuyết A Di Đà (La Thập dịch) thì: “Đức Phật kia có ánh sáng vô lượng, nên gọi là Phật A Di Đà”. Còn theo kinh A Di Đà và kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Tho thì danh xưng A Di Đà có ba nghĩa là Vô lượng quang, Vô lượng thọ và Vô lượng công đức.
Vô lượng quang nghĩa là Đức Phật A Di Đà có ánh sáng vô lượng, chiếu soi khắp mười phương pháp giới. Ánh sáng vô lượng biểu thị Phật A Di Đà có trí tuệ vô lượng. Vô lượng thọ là Đức Phật A Di Đà có thọ mạng lâu dài không thể tính kể. Thọ mạng lâu dài biểu thị công năng thiền định của Phật A Di Đà là vô tận. Vô lượng công đức là Phật A Di Đà có công đức vô cùng vô tận. Công đức vô lượng biểu thị Phật A Di Đà có giới đức vô biên. Tóm thâu, danh xưng A Di Đà có ý nghĩa vô lượng giới, định và tuệ. Mà giới, định, tuệ là pháp môn tu hành căn bản của đạo Phật. Ba đời chư Phật trong qua khứ do đây mà thành tựu; chư vị Bồ tát cũng nương vào pháp môn này để đắc quả Vô thượng Bồ đề và tất cả chúng sanh nếu ai muốn siêu phàm nhập thánh thì không thể rời bỏ pháp môn này.
Về nhân địa tu hành của Đức Phật A Di Đà, theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tiền kiếp quá khứ Đức Phật A Di Đà là con thứ chín trong mười sáu người con của Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Sau khi Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai xả tục xuất gia tu hành thành Phật, mười sáu vị vương tử cũng phát tâm xuất gia làm Sa di trong pháp hội của Phật.
Sau khi Phật Đại Thông Trí Thắng nhập Niết bàn; mười sáu vị Sa di thay Phật tiếp tục giảng kinh Pháp Hoa, nhờ công đức giảng kinh này mà mười sáu vị vương tử đều thành Phật. Trong đó vị vương tử thứ chín thành Phật, hiệu là A Di Đà ở cảnh giới Cực lạc.
Theo kinh Xuất Sanh Bồ Tát, về thưở quá khứ có vị Thái tử tên là Bất Tư Nghì Thắng Công Đức, nhờ nghe kinh Pháp Bổn Đà La Ni của Đức Phật Bảo Công Đức Tinh Tú Kiếp Vương mà xả tục xuất gia, tinh tấn tu hành.
Sau khi xuất gia, Ngài đã hóa độ được mười muôn ức na-do-tha chúng sanh phát tâm bồ đề, trụ bậc bất thối chuyển. Thái tử Thắng Công Đức chính là tiền thân của Đức Phật A Di Đà.
Lại theo kinh Quán Phật Tam Muội Hải, đời quá khứ Ngài làm một vị Tỳ kheo, nhờ công đức siêng năng kính lễ và quán tưởng tướng lông mày trắng của Đức Phật Không Vương, nên được Phật Không Vương thọ ký thành Phật hiệu là A Di Đà.
Theo kinh Bi Hoa, quá khứ hằng hà kiếp về trước, Ngài là vị Chuyển luân thánh vương tên Vô Tránh Niệm. Vị Chuyển luân thánh vương này có một vị đại thần tên Bảo Hải, rất giàu lòng tín ngưỡng Phật pháp. Một hôm vua hay tin Đức Phật Bảo Tạng đến thuyết pháp tại vườn Diêm phù ở gần bên thành, vua cùng đại thần Bảo Hải đến nghe và sanh tâm hoan hỷ. Vua phát tâm thỉnh Phật và đại chúng vào vương cung cúng dường trọn ba tháng để cầu phước báo.
Đức Phật khuyên nhà vua nên phát tâm bồ đề để cầu đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Khi đó Đức Phật Bảo Tạng liền phóng hào quang sáng ngời, soi khắp cả thế giới của chư Phật mười phương, cho chúng hội đồng thấy. Đại thần Bảo Hải liền thưa với vua Vô Tránh Niệm: “Nay bệ hạ nhờ oai thần của Phật, được thấy các thế giới, vậy bệ hạ muốn cầu thế giới nào”.
Vua đảnh lễ Phật quỳ gối chắp tay phát đại nguyện, cầu xin sau khi tu hành thành Phật, quốc độ và nhân dân của Ngài, đều được trang nghiêm thanh tịnh. Do nhân duyên ấy, sau Ngài thành Phật hiệu là A Di Đà ở cõi Tây phương Cực lạc.
Còn theo kinh Vô Lượng Thọ, đời quá khứ lâu xa cách đây hơn mười kiếp, có một nước tên là Diệu Hỷ, vua cha là Nguyệt Thượng Luân Vương, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan sanh ra được ba người con. Người con trưởng là Nhật Nguyệt Minh, người con thứ hai là Kiều Thi Ca, người con thứ ba là Nhật Đế Chúng.
Khi ấy có Đức Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Thái tử Kiều Thi Ca bỏ ngôi phú quý theo Phật xuất gia, thọ giới Tỳ kheo, được Phật cho hiệu là Pháp Tạng. Tỳ kheo Pháp Tạng đối trước Phật phát bốn mươi tám đại nguyện rộng lớn, độ khắp mười phương chúng sanh. Ngài nguyện rằng nếu có một nguyện nào không viên mãn, thì thề chẳng thành Chánh giác. Khi ấy chư thiên rải hoa, tán thán, quả đất rung động, giữa hư không có tiếng khen ngợi: “Tỳ kheo Pháp Tạng quyết định sau này sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà”.
Về hạnh nguyện độ sanh của Phật A Di Đà, theo kinh Vô Lượng Thọ, trong khi hành Bồ tát đạo làm vị Tỳ kheo Pháp Tạng, Phật A Di Đà đã thỉnh cầu Phật Thế Tự Tại Vương vì mình mà thị hiện hai trăm năm mươi ức Phật độ. Sau khi quán sát quốc độ mười phương chư Phật, Tỳ kheo Pháp Tạng liền chọn lọc những điểm đặc sắc của mỗi quốc độ để kiến lập thế giới Cực lạc. Đồng thời Tỳ kheo Pháp Tạng đem thế giới thù thắng đó thưa với Phật. Phật Thế Tự Tại Vương dạy Pháp Tạng muốn thành tựu được cảnh giới thù thắng đó cần phải phát đại nguyện, rộng độ chúng sanh. Sau khi nghe Phật dạy, Tỳ kheo Pháp Tạng liền đối trước Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai phát bốn mươi tám đại nguyện.
Trên nền tảng của bốn mươi tám đại nguyện, Tỳ kheo Pháp Tạng xây dựng quốc độ của mình bằng ba phương tiện nhiếp pháp hàng đầu, đó là nhiếp pháp thân nguyện, nhiếp tịnh độ nguyện và nhiếp chúng sanh nguyện.
Nhiếp pháp thân nguyện là nguyện xây dựng Phật thân. Bồ tát Pháp Tạng chọn quả Vô thượng Bồ đề, để đem công đức thù thắng, thệ nguyện trang nghiêm thành tựu Pháp thân chư Phật, ánh sáng vô lượng, thọ mạng vô lượng và công đức vô lượng.
Nhiếp tịnh độ nguyện là Bồ tát Pháp Tạng thệ nguyện xây dựng cõi Phật trang nghiêm, tạo thuận duyên cho chúng sanh tu hành. Vì thế sau khi thành Phật, quốc độ của Ngài toàn bằng thất bảo, thanh tịnh thù thắng không có Tịnh độ của Đức Phật nào có thể sánh bằng.
Nhiếp chúng sanh nguyện là Bồ tát Pháp Tạng với lòng từ bi vô lượng, nhận thấy tất cả chúng sanh trong mười phương, tuy siêng năng tu học nhưng khó thành tựu đạo quả. Ngài liền kiến tạo thế giới Cực lạc, nơi hội đủ duyên lành cho chúng sanh tu học, đồng thời phát tâm tiếp độ và giáo hóa tất cả chúng sanh bao gồm cả phàm phu và thánh trí.
Hạnh nguyện tiếp độ chúng sanh của Đức Phật A Di Đà đã thể hiện rõ nét qua thánh tượng của Ngài. Như chúng ta biết thánh tượng của Phật A Di Đà, đứng trên hoa sen trụ giữa hư không, bên dưới là bể cả sóng dậy chập chùng; mắt Ngài nhìn xuống, tay phải đưa lên ngang vai, tay trái duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi tiếp cứu những chúng sanh đang lặn hụp biển cả ba đào.
Phật A Di Đà đứng trên hoa sen trụ giữa hư không, hai mắt nhìn xuống biểu thị Phật luôn luôn hướng về chúng sanh, theo dõi chúng sanh; tâm Phật thương yêu chúng sanh chẳng khác nào mẹ hiền thương con đỏ. Tay phải của Phật đưa lên biểu thị đón tiếp tứ Thánh, tay trái Phật duỗi xuống biểu thị tiếp dẫn lục phàm. Nghĩa là Ngài luôn sẵn sàng đón tiếp tứ Thánh, cứu độ lục phàm, đồng đưa lên bờ giác.
Kỷ niệm ngày Khánh đản Đức Từ phụ A Di Đà, chúng ta nên noi theo đại nguyện của Ngài, phát tâm bồ đề rộng lớn, nguyện phát tâm tín sâu, nguyện thiết, chuyên trì thánh hiệu Ngài. Chúng ta hãy cùng nhau hướng về pháp hội Di Đà vĩnh hằng vô tận, hướng về thế giới Liên Trì Hải hội thanh tịnh, hoan hỷ sáng lạn tràn ngập tiếng cười, cất lên tiếng hát an lành của đại sư Ấn Quang, vị cao tăng hoằng dương pháp môn Tịnh độ thời cận đại:
Vãng sanh phát nguyện đi thôi
Suối non đất khách mặc người quẩn quanh
Quê nhà chẳng chịu về nhanh
Hễ về ắt được, ai giành gió trăng.
THÍCH NGUYÊN LIÊN
tuongphat3d- Tổng số bài gửi : 43
Location : a
Registration date : 28/04/2011
Similar topics
» Pháp Sư Tịnh Không Giảng "VĂN PHÁT NGUYỆN SÁM HỐI"
» Phật bảo Thế Trí Biện Thông là....
» THI KỆ VÀ ĐẠI NGUYỆN CỦA PHẬT A DI ĐÀ (TT. Thích Thái Hòa)
» 32 Lời Sám Hối - Cầu Nguyện
» CỰC LẠC NGUYỆN VĂN
» Phật bảo Thế Trí Biện Thông là....
» THI KỆ VÀ ĐẠI NGUYỆN CỦA PHẬT A DI ĐÀ (TT. Thích Thái Hòa)
» 32 Lời Sám Hối - Cầu Nguyện
» CỰC LẠC NGUYỆN VĂN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết