Ngày Thế Giới Thực Tập Năm Giới Cư Sĩ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ngày Thế Giới Thực Tập Năm Giới Cư Sĩ
Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại
Ngày Thế Giới Thực Tập Năm Giới Cư Sĩ 1-7
Năm giới Cư sĩ là bài thực tập cơ bản không chỉ dành cho cư sĩ Phật giáo mà còn tất cả các cư sĩ khác và nhất là nhà chính trị. Người thực tập Năm giới rất đẹp, đi đâu tới đâu cũng vững mạnh, làm gì nghĩ gì cũng an toàn. Con người trở nên tự do, thánh thiện, lúc nào cũng đi về nẻo lành và làm bạn với những học thuyết lành mạnh. Nhà chính trị không lấy bất kỳ ai làm nơi nương tựa, không cho rằng vị tổng thống, chủ tịch hay bất cứ người hùng nào làm kim chỉ nam soi rọi bước đường. Có thể học tập những điểm hay từ họ nhưng không tôn thờ quá đáng đến mức mù quáng. Chỉ có giới luật thực sự xứng đáng làm thầy, mọi quyết định căn cứ vào giới luật, tinh thần giới luật đưa ra các chính sách thích hợp về mặt kinh tế hay chính trị. Hơn nữa, chính trị là mảnh đất màu mỡ cho việc ứng dụng giới luật Phật giáo xây dựng thế giới hoà bình, bảo vệ môi trường và đưa con người trở về với nét đẹp thuần khiết vốn có. Trải qua bao thời đại, giới luật cũng sẽ thay đổi cho phù hợp và một khi chúng được ứng dụng uyển chuyển, nhà chính trị đẹp như một tu sĩ và môi trường chính trị là môi trường tu tập không thua kém gì thiền viện hay tự viện. Anan được mệnh danh là con người của giải phóng, giải phóng mọi đen tối và đem ánh sáng trở về. Ông huy động toàn thế giới thực tập giới luật như ông đã từng huy động cho Giờ Trái Đát 28-3. 1-7 hàng năm là Ngày Thế Giới Thực Tập Năm Giới Cư Sĩ. Không phải mọi người chỉ thực tập vào ngày này mà dĩ nhiên mọi ngày đều thực tập và 1-7 chỉ là hình thức nhắc nhở, tạo điều kiện thực tập và góp phần chuyển hóa khổ đau. Liên Hiệp Quốc khuyến khích các chính phủ sử dụng Năm giới làm tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất chính trị của người làm chính trị và nếu có thể áp dụng thêm 14 giới tiếp hiện. Học thuyết chính trị cũng nên dựa vào Năm giới làm nền tảng và nếu học thuyết nào đi ngược lại tinh thần của Năm giới xem như đi ngược lại sự tiến bộ của loài người. Sau đây là Năm giới Cư sĩ và 14 giới tiếp hiện.
Năm giới Cư sĩ (14)
Giới thứ nhất là bảo vệ sự sống của muôn loài.
Con nguyện thực tập bảo vệ sự sống bằng cách không giết hại sanh mạng con người và muôn loài, kể cả môi trường. Con quý trọng thân mạng mình và của kẻ khác dù ở trong bất cứ trường hợp nào. Con biết chỉ có thực tập yêu thương mới xóa bỏ hận thù, thân tâm nhẹ nhàng, giấc ngủ an lành và nét mặt hiền hòa.
Giới thứ hai là tôn trọng quyền tư hữu.
Con nguyện thực tập tôn trọng quyền tư hữu của người bằng cách không trộm cướp, không cưỡng ép, không cậy thế ủy quyền, không tích trữ đầu cơ, không làm giàu bất chính bằng bất công xã hội hay mồ hôi nước mắt của kẻ khác. Con quý trọng quyền tư hữu, thực tập nếp sống khiêm cung, đơn giản và thanh bạch. Con biết tôn trọng sự công bằng bình đẳng chính là nuôi dưỡng lòng từ bi, có nhiều thì giờ để tu tập chuyển hóa thân tâm và tránh nghiệp báo oán thù. Thực tập buông bỏ, sẻ chia với người đang thiếu thốn, cưu mang những người đang cần giúp đỡ sẽ mang lại cho con đời sống hiện tại được an toàn, tin cậy và thảnh thơi.
Giới thứ ba là bảo vệ tiết hạnh.
Con nguyện thực tập bảo vệ tiết hạnh cho bản thân con và cho những người khác bằng cách không sống thử, không quan hệ trước hôn nhân, không quan hệ bất chính với người không phải là chồng hay vợ của mình. Dù là nam, nữ, hay người đồng tính, con quý trọng sự đoan chánh, hạnh phúc gia đình và bảo vệ từng tế bào của tổ tiên trong cơ thể. Con biết thực tập cho thân tâm khỏe mạnh thì gia đình và xã hội khỏe mạnh, cho nên con luôn điều phục con được trong sạch, lựa chọn sống trong môi trường trong sạch và tiếp xúc với các phương tiện trong sạch.
Giới thứ tư là tôn trọng sự thật.
Con nguyện thực tập nói lời sự thật để dâng tặng niềm vui và hạnh phúc đến cho người bằng cách không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời hai chiều và không nói lời ác ngữ. Tôn trọng sự thật là nuôi dưỡng tình thương, bảo tồn sự trung tín trong xã hội và xây dựng niềm tin giữa người với người. Con nguyện không tham gia chỉ trích, lên án hay phê bình những điều mà con không biết rõ, những điều có thể gây chia rẽ hay căm thù, và những điều tạo nên sự bất hoà của đoàn thể tu học, cộng đồng dân chúng, hòa giải dân tộc, an ninh khu vực và hoà bình thế giới.
Giới thứ năm là bảo vệ và nuôi dưỡng thân tâm.
Con nguyện thực tập bảo vệ và nuôi dưỡng thân tâm bằng cách không sử dụng rượu bia, các chất say, các chất ma tuý và những sản phẩm độc hại. Để bảo toàn hạt giống trí tuệ quý báu, ngăn ngừa những nguyên nhân sanh ra tội lỗi và không làm mất tự chủ hay rơi vào tình trạng ốm đau của thân tâm, con chỉ sử dụng các thức ăn thức uống lành mạnh có thể đem lại sự an lạc và thanh tịnh cho thân tâm. Con biết thực tập giới này giúp cho gia đình yên vui, thân thể kiện khương, trí tuệ phát triển và xã hội hài hòa, cho nên bây giờ và về sau con không bao giờ uống các loại rượu bia, không hút các loại thuốc lá, không sử dụng các chất ma tuý, không ăn uống các sản phẩm có độc tố, và không tiêu thụ các sản phẩm độc hại có chứa đựng bạo động, khủng bố, cuồng tín, sợ hãi, thèm khát và hận thù.
Mười Bốn Giới Tiếp Hiện (13)
Đây là Giới Thứ Nhất.
Ý thức được những khổ đau do thái độ cuồng tín và thiếu bao dung gây ra, con xin nguyện thực tập để đừng bị vướng mắc vào bất cứ một chủ nghĩa nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là những chân lý để thờ phụng và bảo vệ, nhất là bảo vệ bằng những phương tiện bạo động.
Đây là Giới Thứ Hai.
Ý thức được những khổ đau do kiến chấp và vọng tưởng gây ra, con xin nguyện thực tập để phá bỏ thái độ hẹp hòi và cố chấp, để có thể cởi mở và đón nhận tuệ giác và kinh nghiệm của người khác. Con biết rằng những kiến thức hiện giờ con đang có không phải là những chân lý bất di bất dịch, và tuệ giác chân thực chỉ có thể đạt được do sự thực tập quán chiếu và lắng nghe, bằng sự buông bỏ tất cả mọi ý niệm mà không phải bằng sự chứa chấp kiến thức khái niệm. Con nguyện suốt đời là một người đi tìm học và thường trực sử dụng chánh niệm để quán chiếu sự sống trong con và xung quanh con trong từng giây phút. Ý thức được những khổ đau do thái độ cuồng tín và thiếu bao dung gây ra, con xin nguyện thực tập để đừng bị vướng mắc vào bất cứ một chủ nghĩa nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là những chân lý để thờ phụng và bảo vệ, nhất là bảo vệ bằng những phương tiện bạo động.
Đây là Giới Thứ Ba.
Ý thức được những khổ đau do sự cưỡng bức kẻ khác vâng theo ý kiến của mình, con nguyện không ép buộc người khác, kể cả trẻ em, theo quan điểm của con, bằng bất cứ cách nào: uy quyền, sự mua chuộc, sự dọa nạt, sự tuyên truyền và giáo dục nhồi sọ. Con nguyện tôn trọng sự khác biệt của kẻ khác và sự tự do nhận thức của họ. Tuy nhiên con biết con phải dùng những phương tiện đối thoại từ bi và ái ngữ để giúp người khác cởi bỏ cuồng tín và cố chấp.
Đây là Giới Thứ Tư.
Ý thức rằng tiếp xúc và quán chiếu về bản chất của khổ đau có thể giúp con phát khởi tâm từ bi và thấy được con đường thoát khổ, con nguyện không trốn tránh thực tại khổ đau, nhắm mắt trước khổ đau và đánh mất ý thức về khổ đau của chúng sanh. Con nguyện tìm tới với những kẻ khổ đau để hiểu biết được tình trạng của họ và để giúp đỡ họ. Bằng những phương tiện tiếp xúc, tường thuật, hình ảnh, âm thanh, con nguyện thường xuyên tự đánh thức mình và đánh thức những người xung quanh về sự có mặt của những khổ đau hiện thực khắp nơi trên thế giới. Con biết rằng sự thật thứ tư là đạo đế chỉ hiển lộ khi nào con quán chiếu và thấy được tự tánh của sự thật thứ nhất là khổ đế, và con sẽ luôn luôn nhớ rằng mục đích của sự tu tập là chuyển hóa khổ đau trở thành an lạc.
Đây là Giới Thứ Năm.
Ý thức rằng hạnh phúc chân thực không thể đạt tới được bằng tiền tài và danh vọng mà chỉ thật sự có mặt khi nào các yếu tố an ổn, vững chãi, thảnh thơi và từ bi có mặt, con nguyện không tích lũy tiền bạc và của cải trong khi nhiều người đang đói khổ thiếu thốn, không đặt danh vọng, quyền hành và sự hưởng thụ dục lạc làm mục tiêu của đời mình. Con nguyện tập sống giản dị và học chia sẻ thì giờ, khả năng và tài vật của mình với những kẻ thiếu thốn.
Đây là Giới Thứ Sáu.
Ý thức được rằng sân hận và oán thù có tác dụng cắt đứt truyền thông giữa người với người và tạo ra đau khổ cho cả hai phía, con nguyện học hỏi phương pháp chăm sóc và đối xử với năng lượng sân hận và oán thù khi chúng phát khởi trên ý thức con và phương pháp quán chiếu để nhận diện và chuyển hóa hạt giống của sân hận và oán thù trong chiều sâu tâm thức con. Con nguyện tập luyện để mỗi khi cơn giận hoặc sự bực tức phát khởi, con sẽ không nói gì và làm gì cả mà chỉ thực tập hơi thở chánh niệm hoặc đi thiền hành ngoài trời để chăm sóc tâm niệm sân hận và oán thù của con bằng năng lượng chánh niệm và để nhìn sâu vào bản chất của các tâm niệm sân hận và oán thù ấy. Con cũng nguyện sẽ học hỏi nhìn sâu vào tự tánh của người mà con nghĩ đã gây nên tâm niệm sân hận và oán thù của con và để có thể nhìn được người ấy bằng con mắt từ bi.
Đây là Giới Thứ Bảy.
Ý thức được rằng sự sống chỉ có thể thực sự có mặt trong giây phút hiện tại, và ta chỉ có thể sống an lạc ngay trong giây phút ấy, con nguyện tập luyện để có thể sống sâu sắc từng giây phút trong cuộc sống hàng ngày của con. Con nguyện không để cho những hối tiếc về quá khứ, những lo lắng về tương lai và những tham dục, giận hờn và ganh tỵ đối với những gì đang xảy ra trong hiện tại lôi kéo con và làm cho con đánh mất sự sống mầu nhiệm. Con nguyện thực tập giáo lý hiện pháp lạc trú, sử dụng hơi thở và nụ cười chánh niệm để tiếp xúc với những gì mầu nhiệm, tươi mát và lành mạnh trong con và chung quanh con, để liên tục gieo trồng và tưới tẩm những hạt giống an lành, hiểu biết và thương yêu trong con, làm động lực chuyển hóa chiều sâu tâm thức và đi tới trên đường thành tựu đạo nghiệp.
Đây là Giới Thứ Tám.
Ý thức được rằng những khó khăn trong việc truyền thông giữa người với người luôn luôn đưa tới ngăn cách và khổ đau, con nguyện thực tập lắng nghe bằng tâm từ bi và nói năng bằng lời ái ngữ. Con nguyện học hạnh lắng nghe chăm chú mà không phán xét và chỉ trích và không nói ra bất cứ một lời nào có thể tạo nên sự bất hòa trong đoàn thể và có thể làm tan vỡ đoàn thể. Con nguyện tu tập để tái lập sự truyền thông giữa con và mọi người khác, và đề giúp giải quyết mọi vụ bất hòa, dù lớn dù nhỏ.
...
(Theo sách: Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại - Minh Thạnh)
Xem thêm tại: http://vn.myblog.yahoo.com/sc_minhthanh
Ngày Thế Giới Thực Tập Năm Giới Cư Sĩ 1-7
Năm giới Cư sĩ là bài thực tập cơ bản không chỉ dành cho cư sĩ Phật giáo mà còn tất cả các cư sĩ khác và nhất là nhà chính trị. Người thực tập Năm giới rất đẹp, đi đâu tới đâu cũng vững mạnh, làm gì nghĩ gì cũng an toàn. Con người trở nên tự do, thánh thiện, lúc nào cũng đi về nẻo lành và làm bạn với những học thuyết lành mạnh. Nhà chính trị không lấy bất kỳ ai làm nơi nương tựa, không cho rằng vị tổng thống, chủ tịch hay bất cứ người hùng nào làm kim chỉ nam soi rọi bước đường. Có thể học tập những điểm hay từ họ nhưng không tôn thờ quá đáng đến mức mù quáng. Chỉ có giới luật thực sự xứng đáng làm thầy, mọi quyết định căn cứ vào giới luật, tinh thần giới luật đưa ra các chính sách thích hợp về mặt kinh tế hay chính trị. Hơn nữa, chính trị là mảnh đất màu mỡ cho việc ứng dụng giới luật Phật giáo xây dựng thế giới hoà bình, bảo vệ môi trường và đưa con người trở về với nét đẹp thuần khiết vốn có. Trải qua bao thời đại, giới luật cũng sẽ thay đổi cho phù hợp và một khi chúng được ứng dụng uyển chuyển, nhà chính trị đẹp như một tu sĩ và môi trường chính trị là môi trường tu tập không thua kém gì thiền viện hay tự viện. Anan được mệnh danh là con người của giải phóng, giải phóng mọi đen tối và đem ánh sáng trở về. Ông huy động toàn thế giới thực tập giới luật như ông đã từng huy động cho Giờ Trái Đát 28-3. 1-7 hàng năm là Ngày Thế Giới Thực Tập Năm Giới Cư Sĩ. Không phải mọi người chỉ thực tập vào ngày này mà dĩ nhiên mọi ngày đều thực tập và 1-7 chỉ là hình thức nhắc nhở, tạo điều kiện thực tập và góp phần chuyển hóa khổ đau. Liên Hiệp Quốc khuyến khích các chính phủ sử dụng Năm giới làm tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất chính trị của người làm chính trị và nếu có thể áp dụng thêm 14 giới tiếp hiện. Học thuyết chính trị cũng nên dựa vào Năm giới làm nền tảng và nếu học thuyết nào đi ngược lại tinh thần của Năm giới xem như đi ngược lại sự tiến bộ của loài người. Sau đây là Năm giới Cư sĩ và 14 giới tiếp hiện.
Năm giới Cư sĩ (14)
Giới thứ nhất là bảo vệ sự sống của muôn loài.
Con nguyện thực tập bảo vệ sự sống bằng cách không giết hại sanh mạng con người và muôn loài, kể cả môi trường. Con quý trọng thân mạng mình và của kẻ khác dù ở trong bất cứ trường hợp nào. Con biết chỉ có thực tập yêu thương mới xóa bỏ hận thù, thân tâm nhẹ nhàng, giấc ngủ an lành và nét mặt hiền hòa.
Giới thứ hai là tôn trọng quyền tư hữu.
Con nguyện thực tập tôn trọng quyền tư hữu của người bằng cách không trộm cướp, không cưỡng ép, không cậy thế ủy quyền, không tích trữ đầu cơ, không làm giàu bất chính bằng bất công xã hội hay mồ hôi nước mắt của kẻ khác. Con quý trọng quyền tư hữu, thực tập nếp sống khiêm cung, đơn giản và thanh bạch. Con biết tôn trọng sự công bằng bình đẳng chính là nuôi dưỡng lòng từ bi, có nhiều thì giờ để tu tập chuyển hóa thân tâm và tránh nghiệp báo oán thù. Thực tập buông bỏ, sẻ chia với người đang thiếu thốn, cưu mang những người đang cần giúp đỡ sẽ mang lại cho con đời sống hiện tại được an toàn, tin cậy và thảnh thơi.
Giới thứ ba là bảo vệ tiết hạnh.
Con nguyện thực tập bảo vệ tiết hạnh cho bản thân con và cho những người khác bằng cách không sống thử, không quan hệ trước hôn nhân, không quan hệ bất chính với người không phải là chồng hay vợ của mình. Dù là nam, nữ, hay người đồng tính, con quý trọng sự đoan chánh, hạnh phúc gia đình và bảo vệ từng tế bào của tổ tiên trong cơ thể. Con biết thực tập cho thân tâm khỏe mạnh thì gia đình và xã hội khỏe mạnh, cho nên con luôn điều phục con được trong sạch, lựa chọn sống trong môi trường trong sạch và tiếp xúc với các phương tiện trong sạch.
Giới thứ tư là tôn trọng sự thật.
Con nguyện thực tập nói lời sự thật để dâng tặng niềm vui và hạnh phúc đến cho người bằng cách không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời hai chiều và không nói lời ác ngữ. Tôn trọng sự thật là nuôi dưỡng tình thương, bảo tồn sự trung tín trong xã hội và xây dựng niềm tin giữa người với người. Con nguyện không tham gia chỉ trích, lên án hay phê bình những điều mà con không biết rõ, những điều có thể gây chia rẽ hay căm thù, và những điều tạo nên sự bất hoà của đoàn thể tu học, cộng đồng dân chúng, hòa giải dân tộc, an ninh khu vực và hoà bình thế giới.
Giới thứ năm là bảo vệ và nuôi dưỡng thân tâm.
Con nguyện thực tập bảo vệ và nuôi dưỡng thân tâm bằng cách không sử dụng rượu bia, các chất say, các chất ma tuý và những sản phẩm độc hại. Để bảo toàn hạt giống trí tuệ quý báu, ngăn ngừa những nguyên nhân sanh ra tội lỗi và không làm mất tự chủ hay rơi vào tình trạng ốm đau của thân tâm, con chỉ sử dụng các thức ăn thức uống lành mạnh có thể đem lại sự an lạc và thanh tịnh cho thân tâm. Con biết thực tập giới này giúp cho gia đình yên vui, thân thể kiện khương, trí tuệ phát triển và xã hội hài hòa, cho nên bây giờ và về sau con không bao giờ uống các loại rượu bia, không hút các loại thuốc lá, không sử dụng các chất ma tuý, không ăn uống các sản phẩm có độc tố, và không tiêu thụ các sản phẩm độc hại có chứa đựng bạo động, khủng bố, cuồng tín, sợ hãi, thèm khát và hận thù.
Mười Bốn Giới Tiếp Hiện (13)
Đây là Giới Thứ Nhất.
Ý thức được những khổ đau do thái độ cuồng tín và thiếu bao dung gây ra, con xin nguyện thực tập để đừng bị vướng mắc vào bất cứ một chủ nghĩa nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là những chân lý để thờ phụng và bảo vệ, nhất là bảo vệ bằng những phương tiện bạo động.
Đây là Giới Thứ Hai.
Ý thức được những khổ đau do kiến chấp và vọng tưởng gây ra, con xin nguyện thực tập để phá bỏ thái độ hẹp hòi và cố chấp, để có thể cởi mở và đón nhận tuệ giác và kinh nghiệm của người khác. Con biết rằng những kiến thức hiện giờ con đang có không phải là những chân lý bất di bất dịch, và tuệ giác chân thực chỉ có thể đạt được do sự thực tập quán chiếu và lắng nghe, bằng sự buông bỏ tất cả mọi ý niệm mà không phải bằng sự chứa chấp kiến thức khái niệm. Con nguyện suốt đời là một người đi tìm học và thường trực sử dụng chánh niệm để quán chiếu sự sống trong con và xung quanh con trong từng giây phút. Ý thức được những khổ đau do thái độ cuồng tín và thiếu bao dung gây ra, con xin nguyện thực tập để đừng bị vướng mắc vào bất cứ một chủ nghĩa nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là những chân lý để thờ phụng và bảo vệ, nhất là bảo vệ bằng những phương tiện bạo động.
Đây là Giới Thứ Ba.
Ý thức được những khổ đau do sự cưỡng bức kẻ khác vâng theo ý kiến của mình, con nguyện không ép buộc người khác, kể cả trẻ em, theo quan điểm của con, bằng bất cứ cách nào: uy quyền, sự mua chuộc, sự dọa nạt, sự tuyên truyền và giáo dục nhồi sọ. Con nguyện tôn trọng sự khác biệt của kẻ khác và sự tự do nhận thức của họ. Tuy nhiên con biết con phải dùng những phương tiện đối thoại từ bi và ái ngữ để giúp người khác cởi bỏ cuồng tín và cố chấp.
Đây là Giới Thứ Tư.
Ý thức rằng tiếp xúc và quán chiếu về bản chất của khổ đau có thể giúp con phát khởi tâm từ bi và thấy được con đường thoát khổ, con nguyện không trốn tránh thực tại khổ đau, nhắm mắt trước khổ đau và đánh mất ý thức về khổ đau của chúng sanh. Con nguyện tìm tới với những kẻ khổ đau để hiểu biết được tình trạng của họ và để giúp đỡ họ. Bằng những phương tiện tiếp xúc, tường thuật, hình ảnh, âm thanh, con nguyện thường xuyên tự đánh thức mình và đánh thức những người xung quanh về sự có mặt của những khổ đau hiện thực khắp nơi trên thế giới. Con biết rằng sự thật thứ tư là đạo đế chỉ hiển lộ khi nào con quán chiếu và thấy được tự tánh của sự thật thứ nhất là khổ đế, và con sẽ luôn luôn nhớ rằng mục đích của sự tu tập là chuyển hóa khổ đau trở thành an lạc.
Đây là Giới Thứ Năm.
Ý thức rằng hạnh phúc chân thực không thể đạt tới được bằng tiền tài và danh vọng mà chỉ thật sự có mặt khi nào các yếu tố an ổn, vững chãi, thảnh thơi và từ bi có mặt, con nguyện không tích lũy tiền bạc và của cải trong khi nhiều người đang đói khổ thiếu thốn, không đặt danh vọng, quyền hành và sự hưởng thụ dục lạc làm mục tiêu của đời mình. Con nguyện tập sống giản dị và học chia sẻ thì giờ, khả năng và tài vật của mình với những kẻ thiếu thốn.
Đây là Giới Thứ Sáu.
Ý thức được rằng sân hận và oán thù có tác dụng cắt đứt truyền thông giữa người với người và tạo ra đau khổ cho cả hai phía, con nguyện học hỏi phương pháp chăm sóc và đối xử với năng lượng sân hận và oán thù khi chúng phát khởi trên ý thức con và phương pháp quán chiếu để nhận diện và chuyển hóa hạt giống của sân hận và oán thù trong chiều sâu tâm thức con. Con nguyện tập luyện để mỗi khi cơn giận hoặc sự bực tức phát khởi, con sẽ không nói gì và làm gì cả mà chỉ thực tập hơi thở chánh niệm hoặc đi thiền hành ngoài trời để chăm sóc tâm niệm sân hận và oán thù của con bằng năng lượng chánh niệm và để nhìn sâu vào bản chất của các tâm niệm sân hận và oán thù ấy. Con cũng nguyện sẽ học hỏi nhìn sâu vào tự tánh của người mà con nghĩ đã gây nên tâm niệm sân hận và oán thù của con và để có thể nhìn được người ấy bằng con mắt từ bi.
Đây là Giới Thứ Bảy.
Ý thức được rằng sự sống chỉ có thể thực sự có mặt trong giây phút hiện tại, và ta chỉ có thể sống an lạc ngay trong giây phút ấy, con nguyện tập luyện để có thể sống sâu sắc từng giây phút trong cuộc sống hàng ngày của con. Con nguyện không để cho những hối tiếc về quá khứ, những lo lắng về tương lai và những tham dục, giận hờn và ganh tỵ đối với những gì đang xảy ra trong hiện tại lôi kéo con và làm cho con đánh mất sự sống mầu nhiệm. Con nguyện thực tập giáo lý hiện pháp lạc trú, sử dụng hơi thở và nụ cười chánh niệm để tiếp xúc với những gì mầu nhiệm, tươi mát và lành mạnh trong con và chung quanh con, để liên tục gieo trồng và tưới tẩm những hạt giống an lành, hiểu biết và thương yêu trong con, làm động lực chuyển hóa chiều sâu tâm thức và đi tới trên đường thành tựu đạo nghiệp.
Đây là Giới Thứ Tám.
Ý thức được rằng những khó khăn trong việc truyền thông giữa người với người luôn luôn đưa tới ngăn cách và khổ đau, con nguyện thực tập lắng nghe bằng tâm từ bi và nói năng bằng lời ái ngữ. Con nguyện học hạnh lắng nghe chăm chú mà không phán xét và chỉ trích và không nói ra bất cứ một lời nào có thể tạo nên sự bất hòa trong đoàn thể và có thể làm tan vỡ đoàn thể. Con nguyện tu tập để tái lập sự truyền thông giữa con và mọi người khác, và đề giúp giải quyết mọi vụ bất hòa, dù lớn dù nhỏ.
...
(Theo sách: Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại - Minh Thạnh)
Xem thêm tại: http://vn.myblog.yahoo.com/sc_minhthanh
Van hoa doanh nghiep- Tổng số bài gửi : 54
Location : Vietnam
Registration date : 05/05/2009
Similar topics
» Đầu Xuân Đinh Dậu Nhớ Bồ Tát sinh năm Đinh Dậu
» Cập nhật số lượng đĩa sư Giác Khang giảng từ năm 2010 -2011
» Cập nhật số lượng đĩa sư Giác Khang giảng từ năm 2010 -2011
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết