DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ

Go down

Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ  Empty Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ

Bài gửi  em_lanh Tue Nov 15, 2011 8:17 am

Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ  387487_199834590093597_100002011737695_438808_1770343834_n

TÓM TẮT NHỮNG LỜI GIẢNG CỦA SƯ KHANG VỀ TỊNH ĐỘ

Các Đạo Hữu kính,

Vừa qua mình có đưa lên những video bài giảng của Sư Giác Khang về Tịnh Độ Tông cho các bạn lấy đó làm kim chỉ nam trên con đường tu học của mình. Hôm nay mình kính gửi đến các bạn một loạt bài của sư Khang do quá trình tu học, tham thiền nhập định đã chứng ngộ được. Sau một thời gian nhập thất và ra thất, sư đã gọi đệ tử của Sư lại ghi chép những điều này. Đây là những điều được ghi chép lại chứ không có đưa lên list đĩa video bài giảng của Sư. Nó sẽ bổ sung làm tỏ nghĩa hơn những đĩa video của Sư .

Hôm nay do duyên lành nên tôi trực tiếp liên hệ với Sư ở Trà Vinh và đã được nhận được lời dạy này. Kính đem san sẽ cùng quý vị. Đây cũng là tâm niệm của Sư và của tôi nhắm mang tri kiến giải thoát, phương pháp tu Tịnh Độ hiệu quả để chúng ta đồng vãng sanh về cõi Cực Lạc

Tôi sẽ bắt đầu lần lượt các bài giảng ghi chép của Sư thành từng mục riêng biệt cho quí đạo hữu tiện theo dõi. Nếu Đạo Hữu nào muốn nhận bản gốc bản word đầy đủ nhất thì liên hệ tôi qua email suukyi39@gmail.com. Tôi sẽ gửi tặng cho các bạn.

Bài 1:

7 CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
---- O ----

1- Đi tu Phật thất, tu pháp môn niệm Phật hay niệm Phật A-Di-Đà mục đích để làm gì ?
Tu Phật thất, tu pháp môn niệm Phật hay niệm Phật A-Di-Đà mục đích để cầu vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà.

2- Xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà ở đâu ?
Xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà ở hướng Tây, hướng mặt trời lặn, cách đây mười muôn ức cõi. Theo ’sự’, xác định hướng Tây là nhằm giúp cho hành giả có một niềm tin để tu thiền và tịnh được nhất niệm. Vì có được nhất niệm và phát nguyện thì mới cảm ứng đạo giao với Phật A-Di-Đà và sẽ được vãng sanh.

3- Lấy gì để vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà ?
Lấy thần thức để vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà. Thần thức còn gọi là linh hồn.
Khi chúng ta còn sống thì thần thức thể hiện qua 6 căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, óc. Khi chết thì xác thân trở về tứ đại, chỉ còn lại thần thức nó bàng bạc khắp mọi nơi trong không gian. Thần thức tỏa ra xa hay gần tùy theo định lực mạnh hay yếu.

4- Muốn vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà có mấy điều kiện ?
Muốn vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà cần phải có 3 điều kiện : Tín - Hạnh - Nguyện.
*Tín: là lòng tin, tin phải sâu. Tin có 6 :
1/ Tin tự : tin chính mình niệm Phật đạt nhất niệm thì chắc chắn được vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà.
2/ Tin tha : tin chắc chắn rằng Đức Phật A-Di-Đà sẽ tiếp dẫn những chúng sanh nào niệm Phật được nhất niệm và có phát nguyện về xứ Cực lạc.
3 + 4/ Tin nhân và Tin quả : hiện nay ta đã gieo nhân niệm Phật đạt nhất niệm thì sẽ được hưởng cái quả vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà.
5/ Tin sự : tin có thế giới Cực lạc thật sự ở phương Tây, cách đây mười muôn ức cõi, có Đức Phật A-Di-Đà và chư Thánh chúng. Đức Phật A-Di-Đà và chư Thánh chúng là Chánh báo, còn thế giới Cực lạc là Y báo.
6/ Tin lý : tức là Chánh báo và Y báo cũng phát hiện từ Chân tâm Phật tánh mà ra.
* Hạnh: là hành chuyên. Hành có 4 điều kiện : rành rõ, tương ưng, chí thành, nhiếp tâm
1/ Rành rõ : rành là từng chữ, từng câu rành rẽ không lộn lạo ; rõ là mình tự nhận lấy tiếng niệm Phật rõ ràng không trại, không mờ.
2/ Tương ưng : là tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng, tâm và tiếng hiệp khắn khít nhau.
3/ Chí thành : một lòng tha thiết luôn tưởng nhớ đến Phật, như con thơ mắc nạn mà kêu cầu từ mẫu cứu vớt.
4/ Nhiếp tâm : là để tâm vào tiếng niệm Phật, không để tạp niệm xen vào, nếu xao lãng thời liền thâu lại, chăm chú nhận rõ tiếng niệm Phật của mình.
* Nguyện : là phải mong mõi về Cực lạc, chí thành tha thiết như viễn khách nhớ cố hương, lúc nào cũng nhớ Phật, tưởng Phật như con thơ nhớ từ mẫu.
- 1 -
5- Tín – Hạnh – Nguyện cái nào có trước, cái nào có sau ?
* Nói về sự: Tín - Hạnh - Nguyện là cái vòng lẩn quẩn, nó cũng giống như cái kiềng ba chân không thể thiếu một. Nhưng tùy theo nhân duyên, hoàn cảnh và trình độ của mỗi người đến với pháp môn Tịnh độ : tín trước hoặc hạnh trước hay nguyện trước.
Thường thì người sơ cơ đến với pháp môn Tịnh độ bằng tín trước. Tức tin rằng thế giới Cực lạc thật sự ở phương Tây, cách đây mười muôn ức cõi, có Đức Phật A-Di-Đà và chư Thánh chúng. Rồi sau đó mới nhàm chán cõi Ta bà mong mõi về Cức lạc. Mà muốn về Cực lạc phải hành câu niệm Phật cho được nhất niệm.
* Nói về lý: thì Tín - Hạnh - Nguyện có cùng một lúc, không thể nói cái có trước, cái có sau. Vì trong tín có hạnh và nguyện, trong hạnh có tín và nguyện, trong nguyện có tín và hạnh. Tức là ba phương diện của một thực thể.

6- Tín – Hạnh – Nguyện cái nào quan trọng ?
Nguyện quyết định cho sự vãng sanh.
*Tín: nói về phẩm, có bốn :
1/ Tin sự: của người, trời. Vãng sanh về cõi Phàm Thánh đồng cư Tịnh độ thuộc Hạ phẩm.
2/ Tin lý: của 4 bậc Thánh. Vãng sanh về cõi Phương tiện hữu dư Tịnh độ thuộc Trung phẩm.
3/ Tin sự- lý vô ngại pháp giới: của chư Bồ tát. Vãng sanh về cõi Thật báo trang nghiêm Tịnh độ thuộc Thượng phẩm.
4/ Tin sự - sự vô ngại pháp giới: của Như lai. Vãng sanh về cõi Thường tịch quang Tịnh độ thuộc Thượng phẩm.
* Hạnh: nói về sanh, có ba: nếu hành được: 8/24 là Hạ sanh, 16/24 là Trung sanh – 24/24 là Thượng phẩm.
- Người- trời: niệm Phật được nhất niệm: .8/24 là Hạ phẩm- Hạ sanh.
.16/24 là Hạ phẩm- Trung sanh.
.24/24 là Hạ phẩm- Thượng sanh.
- Bốn bậc Thánh: vừa niệm Phật vừa nhận lại Phật tánh. Vô niệm.
.8/24 là Trung phẩm- Hạ sanh.
.16/24 là Trung phẩm- Trung sanh.
.24/24 là Trung phẩm- Thượng sanh.
- Bồ tát: vừa niệm Phật vừa tùy thuận giáo hóa chúng sanh. Vô niệm-niệm, niệm-vô niệm: .8/24 là Thượng phẩm- Hạ sanh.
.16/24 là Thượng phẩm- Trung sanh.
.24/24 là Thượng phẩm- Thượng sanh.
* Nguyện: có nguyện thì mới được vãng sanh và phải nguyện chí thành tha thiết.

Tóm lại: Tín- Hạnh- Nguyện nếu nói về sự thì nguyện quan trọng hơn hết. Vì nó quyết định cho sự vãng sanh. Còn nói về lý thì Tín- Hạnh- Nguyện đều quan trọng như nhau.

7/ Tu Tịnh độ có chắc chắn vãng sanh không ?
- Đối với những vị tu đắc Tứ thiền, Tứ không và ba quả Thánh đầu thì câu hỏi này là thừa. Vì định lực của những vị này rất mạnh, nếu muốn vãng sanh sẽ được vãng sanh. Những vị tu đắc Tứ thiền, Tứ không định lực của họ rất mạnh, sau khi chết lập tức sanh về cõi trời ngay. Và trường hợp của những người tạo tội ngũ nghịch, vì quá ác mất hết cái biết nên khi chết bị đọa địa ngục ngay, nên không mang thân trung ấm.

- Đối với 4 đường ác đạo, cõi người, cõi trời dục giới thì câu hỏi này không trả lời được, vì hiện tượng giới rất là phức tạp, thuộc về nhân quả ba đời mà chỉ có Như lai mới hiểu rõ thôi. Cho nên câu hỏi này phải nên sửa lại là “chúng ta tu Tịnh độ có đầy đủ tín - hạnh - nguyện chưa? Và nhất là nguyện lực có chí thành khẩn thiết không?”.
Nếu mà chấp nhận câu hỏi này thì trả lời rằng: chúng ta tu Tịnh độ có đầy đủ tín - hạnh - nguyện và nguyện lực có chí thành tha thiết thì chắc chắn sẽ được vãng sanh 100%. Nhưng nếu lỡ lâm chung do cận tử nghiệp nào đó làm trở ngại cho sự vãng sanh phải đọa vào ác đạo, đó là trường hợp ngoài ý muốn. Và do thường ngày chúng ta có huân tập sẵn những chủng tử niệm Phật vào trong alaya thức, thì khi đó chúng ta nhớ lại, liền niệm Phật với một lòng chí thành tha thiết nhớ tưởng Phật, nguyện về Cực lạc. Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc” và chúng ta sẽ được vãng sanh. Vì “Tất cả cảnh giới đều do tâm tạo”, chỉ cần chuyển đổi cái tâm thì cảnh giới sẽ được chuyển đổi.


Được sửa bởi em_lanh ngày Sat Nov 19, 2011 12:56 am; sửa lần 1.

em_lanh

Tổng số bài gửi : 198
Location : Can Tho
Registration date : 09/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ  Empty KHAI THỊ & PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH

Bài gửi  em_lanh Wed Nov 16, 2011 5:52 am

KHAI THỊ & PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH
------ O -----
KHAI THỊ
***

Đối vời người sắp lâm chung : (có 4 điều cần hiểu để hành)
1. Xác thân chết nhưng linh hồn còn chuyển biến liên tục mãi mãi.
2. Lúc hấp hối hiện ra những việc thiện, ác hay vô ký (không thiện không ác) đã làm trong cuộc sống. Nếu tắt thở hiện ra việc thiện thì tái sanh về cõi thiện (người, trời) ; hiện ra việc ác thì tái sanh về cõi ác (địa ngục, ngạ quỷ, atula). Tốt nhất, chúng ta niệm Phật niệm Phật được nhất niệm và phát nguyện vãng sanh sẽ được Phật tiếp dẫn về Tây phương Cực lạc, vĩnh viễn thoát luân hồi sinh tử khổ.
3. Phương cách niệm lục tự A Di Đà được nhất niệm thông qua 6 căn :
- Mắt nhìn hình Phật A Di Đà đặt ở hướng Tây tức hướng mặt trời lăn.
- Tai nghe tiếng niệm Phật.
- Mũi ngửi mùi thơm của nhang.
- Miệng niệm « nam mô A Di Đà Phật ».
- Thân ngồi kiết già, mặt quay về hướng Tây. Nếu nằm thì đầu quay về hướng bắc, chân hướng Nam, nằm nghiêng qua bên phải để lưng quay về hướng Đông, mặt quay về hướng Tây nhìn hình Phật.
- Ý luôn nghĩ, tưởng nhớ đến Phật A Di Đà.
4. Lúc lâm chung thấy người hoặc cảnh giới: màu đen là quỷ, màu đỏ là atula, màu xanh là tiên, màu trắng là trời thì chúng ta từ chối khéo léo không đi theo, đợi khi màu vàng và Phật A Di Đà hiện ra tay cầm hoa sen thì linh hồn nhập vào hoa sen đó.
Đối với người thân trong gia đình: (có 7 điều cần hiểu để hành)
1. Người sắp lâm chung hay bị hôn mê nên rất cần người nhắc nhở niệm Phật thường xuyên, có thể vị Chân sư khai thị hoặc Ban hộ niệm, tốt nhất là người thân cận nhưng phải khéo léo, dịu dàng,..để khi nhắc người bệnh vui vẻ chấp nhận niệm Phật.
2. Nếu bị bệnh nan y, thân mình đau nhức, khó tập trung niệm Phật. Người nhà nấu nước gạo lức để ấm 37 độ cho uống (không uống lạnh hoặc nóng) rồi xem nước tiểu nếu màu vàng lợt thì bệnh nhân hết nhức và còn nhức khi nước tiểu màu vàng đậm là do nhiệt (không rang gạo lức) hoặc màu trắng là do hàn (rang gạo lức ngã màu vàng sậm).
3. Người thân của người sắp lâm chung nên niệm Phật, tụng kinh, ăn chay rồi hồi hướng cho người bệnh và cứ tiếp tục cho đến 49 ngày sau khi mất.
4. Trước và sau khi chết, cả người thân cũng như người đến thăm không đến hỏi han hoặc khóc. Vì nếu khóc hoặc hỏi han thì người sắp lâm chung niệm Phật không nhất niệm sẽ khó ra đi hoặc linh hồn nắm níu khó siêu thoát.
5. Sau khi chết không đụng vào tử thi, phải chờ sau 8 tiếng đồng hồ mới thay đồ và liệm, cũng không bỏ vàng, nếp,… vào miệng người chết. Bởi vì các dây thần kinh cảm giác còn dính liền với linh hồn, khi va chạm dễ bị đau mà bị đọa vào súc sanh.
6. Khi đã chết rồi không rước ban kèn trống làm mất thanh tịnh. Người thân, Ban hộ niệm hoặc mở băng niệm Phật mà thôi.
7. Không đốt, không rải giấy tiền vàng bạc địa phủ. Không cúng và đãi khách đồ ăn mặn trong thời gian tổ chức đám tang.
- 1 -

Ấn chứng vãng sanh (có niệm Phật và phát nguyện vãng sanh)
1. Tỉnh táo niệm Phật trước khi tắt thở. Khi nhắc niệm mà người sắp lâm chung:
- Mĩm cười: có ¾ hào quang của Đức A Di Đà chiếu vào thân thể.
- Gật đầu: có 2/4 hào quang của Đức A Di Đà chiếu vào thân thể.
- Chớp mắt: có ¼ hào quang của Đức A Di Đà chiếu vào thân thể.
2. Chết sau 8 tiếng đồng hồ mà thân thể mềm mại, mặt tươi tỉnh như lúc còn sống.
3. Sau 8 tiếng đồng hồ, trước khi liệm, nhờ người nào có định lực, tu hành, tốt nhất là các vị Sư chân chánh khéo léo, nhẹ nhàng rà soát châu thân xác định điểm nóng, ấm chỗ nào, nếu ở:
- Đỉnh đầu: đây là hiện tượng của 4 bậc Thánh, vãng sanh về cõi Trung phẩm.
- Trán : sanh về Hạ phẩm Thượng sanh. Nếu không phát nguyện sanh về cõi trời Vô sắc giới.
- Mặt: sanh về Hạ phẩm Trung sanh. Nếu không phát nguyện sanh về cõi trời Sắc giới.
- Ngực: sanh về Hạ phẩm Hạ sanh. Nếu không phát nguyện sanh về cõi người, trời dục giới.
Ngoài ra, nếu còn nóng, ấm ở: bụng sẽ sanh vào ngạ quỷ, đầu gối sẽ sanh vào súc sanh, bàn chân sẽ sanh vào địa ngục.
4. Sau khi hỏa táng (thiêu), trường hợp 1,2,3 trên sẽ có xá lợi nhiều hay ít là do Phật lực chiếu vào. Người thân nên thờ xá lợi này sẽ giúp cho gia đình được yên ấm.
Cần khiêng những thức ăn:
- Kiêng ăn: hành, hẹ, tỏi, nén, ngò, kiệu,… để niệm Phật được trong sạch và linh nghiệm.
- Để tránh bệnh nan y như: ung thư, tiểu đường, bại liệt,…Cần tránh ăn: bột ngọt, dầu chiên, ớt, đồ nóng,…giá, măng, cà nâu, các loại nắm trồng bằng meo (nắm rơm, nấm đông cô,…). Nên ăn: bí rợ (bí đỏ), sà-lách-son, ngó sen, hạt sen, dưa gan muối, dưa leo muối,… các thứ đậu (đen, đỏ,…). Nấu nước gạo rang để ấm 37 độ thay nước uống trong ngày.



em_lanh

Tổng số bài gửi : 198
Location : Can Tho
Registration date : 09/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ  Empty Điều Kiện vãn sanh Cực Lạc và ý nghĩa

Bài gửi  em_lanh Fri Nov 18, 2011 4:55 am




MUỐN VÃNG SANH VỀ XỨ CỰC LẠC CỦA PHẬT A- DI- ĐA
CÓ MẤY ĐIỀU KIỆN ?
------ * ------

Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm, muốn được vậy phải có 3 điều kiện:
* TÍN # ĐỊNH # THỂ (thuộc tâm)
* HẠNH # GIỚI # TƯỚNG (thuộc thân)
* NGUYỆN # TUỆ # DỤNG (diệu dụng của tâm)

1/ TÍN là TIN SÂU: Thế nào gọi là tin sâu?
Muốn có tin sâu thì tối thiểu phải đạt từ nhất niệm của nhị thiền trở lên, đến giai đoạn này, tiếng niệm Phật phát ra từ Vô thức tức là Tàng thức còn gọi là Alaya thức hay Thức thứ 8. Tin sâu có nhiều mức độ, thông qua 4 cấp : Sự - Lý - Sự lý viên dung - Sự sự vô ngại pháp giới.

a/ TIN SỰ : là hiện tượng đối với hiện tượng của phàm phu, căn cứ vào thiền định làm minh chứng. Tu thiền định trải qua 5 giai đoạn, lấy câu «Nam mô A Di Đà Phật » làm đề mục để được nhất niệm. Nếu có phát nguyện sẽ vãng sanh về « Hạ phẩm » ở cảnh Phàm thánh đồng cư Tịnh độ.
* Sơ thiền : «ly dục sinh hỷ lạc » niệm Phật bằng ý thức trải qua 2 giai đoạn:
. Tầm : niệm Phật đếm từ 1- 10 cho đến khi không còn tạp niệm xen vào.
. Sát : niệm Phật khỏi đếm, theo dõi lắng nghe tiếng niệm Phật.
Đạt Sơ thiền nếu có phát nguyện sẽ vãng sanh về «Hạ phẩm Hạ sanh».
* Nhị thiền : «định sanh hỷ lạc» niệm Phật bằng vô thức. Khi nghĩ đến là lắng nghe tiếng niệm Phật tự phát từ tàng thức, dẫn đến thân an - tâm hỷ.
* Tam thiền : «ly hỷ diệu lạc» niệm Phật bằng vô thức. Chìm đắm (sâu) vào tiếng niệm Phật, dẫn đến thân lạc - tâm lạc.
Đạt nhị thiền, tam thiền nếu có phát nguyện sẽ vãng sanh về «Hạ phẩm Trung sanh».
* Tứ thiền – Tứ không : «bất lạc bất khổ thọ» (Đại thừa gọi là xả niệm thanh tịnh địa, Tiểu thừa gọi là định bất động hay tịnh định xả). Tâm thức thăng hoa, không dính mắc vào xác thân, thấy tất cả đều là duyên hợp, bấy giờ tiếng niệm Phật tự phát chính là thân-tâm-hoàn cảnh và ngược lại thân-tâm-hoàn cảnh chính là tiếng niệm Phật.
Đạt tứ thiền-tứ không nếu có phát nguyện sẽ vãng sanh về «Hạ phẩm Thượng sanh».
Khi tin sâu sẽ có 6 điều lợi :
1. Tin sự : có xứ cực lạc ở phương Tây.
2. Tin lý : tin y báo và chánh báo của xứ Cực lạc phát hiện từ Chân tâm, là báo thân của Đức Phật A Di Đà lập ra để cứu độ chúng sanh.
3. Tin tự : tin chắc chính mình tự tu, chính mình sẽ được nhất niệm thông qua chứng đắc các tầng thiền : sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, tứ không. Từ nhất niệm chuyển sang vô niệm chắc chắn vãng sanh.
4. Tin tha : tin chắc Phật A Di Đà dùng tha lực tiếp dẫn thần thức mình về xứ Cực lạc.
5. Tin nhân : gieo nhân niệm Phật được nhất niệm và nguyện lực sẽ nhận được quả vãng sanh.
6. Tin quả : gieo được nhân trên sẽ nhận được quả vãng sanh về xứ Cực lạc.
- 1 -
b/ TIN LÝ : từ hiện tượng nhận lại bản thể, từ nhất niệm nhận lại vô niệm, từ vọng tâm nhận lại Chân tâm, từ tướng nhận lại tánh của tứ Thánh. Nếu có phát nguyện sẽ vãng sanh về «Trung phẩm» ở cảnh Phương tiện hữu dư Tịnh độ.
- Thánh Nhập lưu về «Trung phẩm Hạ sanh».
- Thánh Nhất vãng lai và Thánh Bất lai đạo về «Trung phẩm Trung sanh».
- Thánh Bất lai quả và Thánh Alahán về «Trung phẩm Thượng sanh».
c/ TIN SỰ LÝ VIÊN DUNG : từ Bản thể trở ra hiện tượng giới cứu độ chúng sanh của Bồ Thánh thực hiện hạnh đại bi. Nếu có hướng tâm sẽ vãng sanh về «Thượng phẩm» ở cảnh Thật báo trang nghiêm Tịnh độ.
- Từ Sơ địa đến Lục địa về «Thượng phẩm Hạ sanh».
- Từ Thất địa đến Cửu địa về «Thượng phẩm Trung sanh».
- Từ Thập địa đến Đẳng giác về «Thượng phẩm Thượng sanh».
d/ TIN SỰ SỰ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI : hiện tượng chính là Bản thể, Bản thể chính là hiện tượng. Bản thể và hiện tượng tương ưng vô ngại, đây là thế giới Diệu giác của chư Phật có Pháp thân thường trụ, tự tại lực ứng hóa. Nếu hướng tâm cõi Tịnh độ, các Ngài lập tức ứng hiện trong phẩm «Tối thượng» ở cảnh Thường tịch quang Tịnh độ.

2/ HẠNH là HÀNH CHUYÊN : thế nào gọi là hành chuyên ? là thực hành phải chuyên cần. Trước hết cần giữ giới kỹ lưỡng, tối thiểu là 5 giới không làm 5 điều ác phải làm 5 điều lành:
1/ Không sát sanh mà còn phải 1/ Phóng sanh.
2/ Không trộm cắp mà còn phải 2/ Bố thí.
3/ Không tà dâm mà còn phải 3/ Tiết dục.
4/ Không nói dối mà còn phải 4/ Nói lời chân thật, dịu dàng.
5/ Không dùng các mà còn phải 5/ Tâm thức tỉnh táo quán
chất sai như : cờ bạc, vô thường - vô ngã - khổ đau.
rượu, ma túy,...
Giữ giới kỹ lưỡng sẽ có 4 điều lợi :
1- Rành rõ : rành là từng chữ, từng câu rành rọt không lẫn lộn. Rõ là tự mình nhận lấy tiếng niệm Phật rõ ràng.
2- Tương ưng : tiếng niệm Phật ở đâu thì tâm đó, tâm ở đâu thì tiếng niệm Phật ở đó, tiếng và tâm hòa hiệp với nhau.
3- Chí thiết : nhất tâm tha thiết luôn nhớ - nghĩ - tưởng đến Phật A Di Đà.
4- Nhiếp tâm : chú tâm theo dõi tiếng niệm Phật không cho tạp niệm xen vào, nếu xao lãng thâu lại tức khắc.
Hành có tinh chuyên thì Tín mới sâu và tin có sâu thì hành chuyên thêm. Vì vậy tin sâu và hành chuyên luôn luôn bổ sung, hỗ tương cho nhau.

3/ NGUYỆN phải NGUYỆN THIẾT: nguyện không cần điều kiện, đây là yếu tố quyết định cho vãng sanh. Nguyện thuộc diệu dụng của tâm tức trí huệ.
Như thế nào gọi là nguyện thiết ? nguyện thiết là trong nguyện phải có tin sâu và hành chuyên. Vì hành có chuyên thì tin sâu làm cho thức trong sang quán vô thường - vô ngã - khổ đau để hiểu rõ mà phân tích, so sánh cho được sự khác nhau giữa cõi Uế độ với cõi Cực lạc : cõi Uế độ sinh diệt chu kỳ đưa đến 8 khổ đau, còn cõi Cực lạc sinh diệt sátna được 8 cái vui, từ đó yễm ly cõi Uế độ mà hân nguyện cõi Tịnh độ.


em_lanh

Tổng số bài gửi : 198
Location : Can Tho
Registration date : 09/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ  Empty Nhận thức về tái sanh - chứng ngộ - vãng sanh

Bài gửi  em_lanh Sun Nov 20, 2011 7:41 am

NHẬN THỨC VỀ TÁI SANH - CHỨNG NGỘ - VÃNG SANH
----------------------

Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được. Với lòng bi mẫn, trong 49 năm, Ngài đã đi khắp nơi giảng đạo nhằm giúp chúng sanh thay đổi nhận thức để thành Phật như Ngài. Và Đức Phật đã truyền lại pho tạng Kinh-Luật cho người đời nương vào đó để mà “văn - tư - tu”. Trong quá trình tư - tu các vị Tổ Sư đã triển khai Kinh - Luật thành Luận. Nay, thông qua “Kinh-Luật-Luận” để tìm hiểu: Như thế nào gọi là Tái sanh? Như thế nào gọi là Chứng ngộ? Như thế nào gọi là Vãng sanh? Và ba cái này giống nhau và khác nhau ra sao?
Tái sanh:
Tái sanh tức là luân hồi đồng nghĩa với không giải thoát. Tái sanh là do nghiệp lực chiêu cảm mà sanh trở lại cõi Ta bà, tức là khi thọ mạng chấm dứt, mống tâm tác ý muốn hiện hữu do đó tái sanh dưới hình thức một xác thân mới.
Qua “Kinh - Luật - Luận”, hiểu rằng, trong cuộc sống hàng ngày, ngay xác thân ngũ uẩn, tiến trình tâm thức trải dài qua 15 hạng chúng sanh từ địa ngục cho tới Như lai, nhưng vì mê muội khó mà nhận biết. Nếu tâm thức dừng lại rồi tư tưởng phân biệt dính mắc tham đắm vào đâu thì khi thọ mạng chấm dứt sẽ tái sanh mang một xác thân mới ứng hợp với tâm thức cùng cảnh giới đang dính mắc.
Tâm thức lờ đờ dừng ở bề mặt của 5 căn phù trần không có cái biết. Khi thọ mạng dứt, lập tức sa đọa vào cảnh giới Địa ngục.
Tâm thức dừng lại ở cảm giác lờ mờ chưa phân biệt của 5 thức đầu, dục vọng phát khởi làm tăng trưởng cảm giác đam mê trau chuốt xác thân, dẫn đến tham lam chiếm hữu ngoại sắc thô tháo. Khi thọ mạng dứt, lập tức sa đọa vào cảnh giới Ngạ quỷ.
Tâm thức dừng lại ở óc có sự phân biệt lờ mờ dục vọng bản năng, không suy tính trong mọi hành động chiếm hữu ngoại sắc, vì thế thường thất bại nên dễ quạu quọ sân giận. Khi thọ mạng dứt lập tức sa đọa vào cảnh giới Súc sanh.
Tâm thức dừng lại ở tư tưởng phân biệt lờ mờ trên phương diện tật đố, ganh tỵ. Luôn tranh giành chiếm hữu ngũ dục bằng bạo lực qua hành động của thân - khẩu. Khi thọ mạng dứt, lập tức sa đọa vào cảnh giới Atula.
Tâm thức dừng lại ở ý chí. Khi đối cảnh, tư tưởng tập trung vào mỗi giác quan để so đo phân biệt theo luân lý, rồi dùng ý chí đè nén dục vọng bản năng cải sửa hành động hướng thiện, bằng lòng với hoàn cảnh sống hiện tại. Khi thọ mạng dứt, nếu không bị nghịch duyên sẽ tái sanh vào cảnh giới Người.
Tâm thức dừng lại ở ý chí và kinh nghiệm. Tư tưởng tổng hợp sự hiểu biết qua 5 giác quan kết hợp với kiến thức qua sách vở làm cho kinh nghiệm ngày càng phong phú, dễ thành công trong mọi lĩnh vực hoạt động, chiếm hữu ngoại sắc thanh cao, vui sống với cảnh an nhàn. Khi thọ mạng dứt, nếu không bị nghịch duyên sẽ tái sanh vào cảnh trời Dục giới.
Tâm thức dừng lại ở ý chí mạnh và kinh nghiệm dồi dào dễ dàng nhập định sơ thiền- nhị thiền- tam thiền, chìm đắm chiếm hữu nội sắc để tận hưởng cảm giác hỷ lạc, xem đây là cảnh thiên đường trần gian. Khi thọ mạng dứt lập tức tái sanh vào cảnh trời Sắc giới.
Tâm thức dừng lại ở ý chí mạnh mẽ và kinh nghiệm tuyệt vời, tự tại xuất nhập định, an trú trong cảm giác bất lạc bất khổ thọ của tứ thiền - tứ không, tư tưởng say mê tạo dựng cảnh giới mông lung, vui sống trong “hiện tại lạc trú và tịch tịnh trú”. Khi thọ mạng dứt lập tức tái sanh vào cảnh trời Vô sắc giới.

- 1 -
Tóm lại: Sau khi hết thọ mạng, sẽ tái sanh theo nghiệp vào các cõi người - trời không có Phật pháp. Có nhiều hướng tái sanh, nhưng tạm phân có 2: một là thường nghiệp lôi kéo sẽ tái sanh cảnh giới người- trời Dục giới; hai là trọng nghiệp thiện lập tức tái sanh vào cảnh trời Sắc giới và trời Vô sắc giới, còn nếu là trọng nghiệp ác lập tức sa đọa xuống 4 đường ác. Tái sanh là cũng để trả nghiệp cũ, song song đó tạo nghiệp mới bằng thân - khẩu - ý.

Chứng ngộ:
Chứng ngộ tức giải thoát. Chứng ngộ có tự độ và độ tha.
1/ Tự độ: là tự tu-tự chứng-tự đắc tức là tự mình tu tập, tự chứng ngộ Phật tánh và đắc quả Tứ Sa môn. Trước hết cần “giữ giới (3-5-8-10-250) để đạt định nhất niệm rồi tâm thức sẽ trong sáng”. Và nhờ thức trong sáng, có Thiện tri thức khai ngộ nhận lại Phật tánh, từng bước, tâm lặng lẽ nhìn-thấy-biết rõ tiến trình tâm thức trải dài qua 8 cảnh giới từ Địa ngục tới trời Phi tưởng phi phi tưởng, trở về “Niết bàn tịch tịnh”, chấm dứt tái sanh.
Thánh đầu tiên nhận lại Phật tánh là Nhập lưu, đây là quả Thánh quan trọng nhất vì “giải thoát đầu tiên cũng là giải thoát cuối cùng”. “Hơn thống lãnh cõi đất. Hơn được sanh cõi trời. Hơn chủ trì võ trụ. Quả Dự lưu tối thắng.”.
Thánh Nhập lưu, tâm lặng lẽ nhìn thấy biết rõ 16 oai nghi của thân sinh lý, tiến trình diễn biến phát sinh tâm tham lam, sân giận, tật đố. Do rõ biết nên vĩnh viễn không dính mắc vào cảnh giới 4 đường ác, nhưng nếu không tiến mà giậm chân một chỗ sẽ tái sanh vào cảnh giới người - trời Dục giới tối đa 7 lần.
Thánh Nhất vãng lai, tâm lặng lẽ nhìn thấy biết rõ tiến trình tư tưởng, ý chí cải sửa dục vọng theo hướng thiện hoặc ác và tư tưởng phân tích tổng hợp đúc kết thành kinh nghiệm như thế nào nhận như thế nấy. Vì rõ biết nên vĩnh viễn không dính mắc vào cảnh giới người - trời Dục giới. Nếu giậm chân một chỗ sẽ tái sanh vào cảnh trời Sắc giới tối đa 1 lần.
Thánh Bất lai, tâm lặng lẽ thấy biết rõ tư tưởng, ý chí dùng kinh nghiệm dồi dào nhập định kéo dài cảm giác hỷ lạc, vì rõ biết nên vĩnh viễn không dính mắc vào cảnh trời Sắc giới. Nếu giậm chân một chỗ sẽ tái sanh vào cảnh trời Vô sắc giới tối đa 1 lần.
Thánh Alahán, trở về Chân tâm như thật biết: ý chí mạnh mẽ, kinh nghiệm tuyệt vời tự tại xuất nhập định, tư tưởng tạo dựng cảnh giới mông lung và tiến trình tâm thức trải dài từ địa ngục đến trời Vô sắc giới, từ Thánh Nhập lưu đến Bất lai ngay xác thân ngũ uẩn của chính mình diễn biến như thế nhận như thế đó. Vì như thật biết nên tự độ đã xong, chấm dứt tái sanh, an trụ Niết bàn tịch tịnh.

2/ Độ tha: Thánh Alahán phát Bồ đề tâm, thực hiện hạnh Bồ tát, từ “Niết bàn tịch tịnh” trở ra hiện tượng giới để cứu độ chúng sanh.
Bích chi, Duyên giác hòa nhập vào cảnh giới chúng sanh cùng cõi để tìm hiểu tâm thức.
Bồ tát Thánh ứng hóa một thân đến nhiều thân chúng sanh hòa nhập vào một cảnh giới đến nhiều cảnh giới để từng bước hiểu rõ nguồn cội tâm thức chúng sanh trong pháp giới.
Như lai lập tức ứng hiện vô lượng thân chúng sanh trong vô biên cảnh giới, từ đó thấu suốt cội nguồn tâm thức chúng sanh trong pháp giới vũ trụ.

Tóm lại: Ba bậc Thánh hữu học chứng ngộ Phật tánh từng phần: 1/4, 2/4, 3/4. Vì còn tư tưởng chi phối, nếu các Ngài không tiến mà giậm chân một chỗ sẽ tái sanh vào cảnh giới
người - trời có Phật pháp để tiếp tục tu học và trả nghiệp. Thánh Alahán chứng ngộ Phật
- 2 -
tánh 4/4 an trụ Niết bàn tịch tịnh. Ba bậc Tam tôn “tịch chiếu” vào pháp giới, thị hiện ứng hóa nhiều thân chúng sanh trong nhiều cảnh giới, đến khi lập tức ứng hiện vô lượng thân chúng sanh trong vô biên cảnh giới thành tựu Như lai. Và chỉ có Như lai mới thật sự thấu suốt cội nguồn tâm thức tất cả chúng sanh trong toàn thể pháp giới.
Vãng sanh:
Vãng sanh tức giải thoát. Vãng sanh do tự lực cá nhân và tha lực của Phật A-Di-Đà tiếp dẫn về thế giới Cực lạc yểm ly thế giới Ta bà. Tự lực là tự mình hành trì câu niệm Phật đạt nhất niệm rồi phát nguyện cảm ứng đạo giao với Phật lực A-Di-Đà. Tha lực là Đức Phật A-Di-Đà phóng quang tiếp dẫn tâm thức chúng sanh về cõi Cực lạc.
Với tâm đại từ bi, Đức Phật A-Di-Đà phát 48 đại thệ nguyện, dùng Phật lực quán trong 5 a tăng kỳ kiếp lập thành thế giới Cực lạc, sau đó Ngài phát nguyện độ hết tất cả chúng sanh có duyên với Ngài về thế giới Cực lạc, thoát luân hồi sanh tử khổ.
Cực lạc là thế giới: vô lượng quang, vô lượng thọ, vô lượng công đức. Vô lượng quang vì toàn thể cảnh giới Cực lạc là do Phật lực của Đức Phật tạo thành, mặc dù mỗi chúng sanh, mỗi sự vật có hình tướng nhưng đều kết bằng hào quang xuyên suốt không chướng ngại. Vô lượng thọ vì thế giới Cực lạc chuyển biến sátna, là thế giới phát hiện nên vô lượng vô biên với hằng hà sa số chúng sanh có tuổi thọ vô cùng tận. Vô lượng công đức vì thế giới Cực lạc do công đức Đức Phật thành lập và Ngài là Đại Pháp Vương, vì thế, chúng sanh ở đây đều được thấm đẫm hào quang công đức của Phật và sau khi nghe Đức Phật thuyết một thời pháp đều phát trí tuệ đắc Thánh quả tối thiểu là Nhập lưu, có ngay lục thông được vay mượn từ Phật lực của Ngài, và tiến thẳng một đường thành Như lai. Đặc biệt, những chúng sanh nào còn mang nghiệp mà được vãng sanh, nhờ Phật lực sẽ trả bằng ý nghiệp cho đến chấm dứt nghiệp mà không tạo nghiệp mới.
Nhưng muốn được vãng sanh về Cực lạc cần có 3 điều kiện: Tín - Hạnh - Nguyện.
Tín: Tin sự là có thế giới Cực lạc ở hướng Tây. Tin lý là thế giới Cực lạc phát hiện từ Chân tâm là báo thân của Đức Phật A-Di-Đà. Và tin phải sâu tức là niệm Phật tối thiểu phải đạt nhất niệm.
Hạnh là thực hành chuyên cần niệm-nhớ-nghĩ-tưởng đến Phật A-Di-Đà trong mọi oai nghi đạt nhất niệm, nhưng muốn đạt nhất niệm đòi hỏi phải trì giới thật kỹ lưỡng. Tin sâu và hành chuyên luôn bổ sung hỗ tương cho nhau, có tin sâu thì hành mới chuyên và ngược lại.
Nguyện thuộc trí huệ, nghĩa là phải hiểu rõ thế giới Cực lạc và chí thành tha thiết nguyện cầu tha lực của Phật A-Di-Đà phóng quang tiếp dẫn về thế giới Cực lạc. Nguyện là yếu tố quyết định cho sự vãng sanh. Trong nguyện bao hàm cả tin sâu và hành chuyên.

Vậy, nếu niệm Phật tâm đạt nhất niệm trở lên và có phát nguyện cảm ứng với Phật lực mới được A-Di-Đà tiếp dẫn về thế giới Cực lạc.
- Chúng sanh 4 đường ác tâm tán loạn và tạp niệm nên khó thể cảm ứng với Phật lực A-Di-Đà do đó không vãng sanh.
- Chúng sanh người - trời Dục giới tâm được nhất niệm nhưng không liên tục, do đó sắp lâm chung, muốn chắc chắn vãng sanh bắt buộc phải đủ 3 yếu tố: thiện căn, phước đức, nhân duyên.Thiện căn là bản thân phải đầy đủ tín-hạnh-nguyện, Phước đức là có Ban hộ niệm và người nhắc niệm trợ duyên tích cực nhắc nhở người sắp lâm chung tâm thức luôn tỉnh táo niệm-nhớ-tưởng Phật A-Di-Đà, nhân duyên là thân tộc hân hoan cùng một lòng trợ lực với Ban hộ niệm giúp người sắp lâm chung được vãng sanh.
- Chúng sanh trời Sắc giới và trời Vô sắc giới nhờ tâm đạt định nhất niệm cao, sâu, liên tục do đó các vị muốn vãng sanh chỉ cần phát nguyện liền cảm ứng với Phật lực, lập
tức được A-Di-Đà phóng quang tiếp dẫn về Cực lạc.
- 3 -
- Ba bậc Thánh hữu học: Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai đã nhận Phật tánh tức tâm vô niệm, nhưng vì còn tư tưởng, do đó nếu muốn vãng sanh thì các Ngài hướng tâm phát nguyện, lập tức Phật A-Di-Đà tiếp dẫn ngay về Cực lạc. Thánh Alahán có huệ lực trở về báo thân thường trụ, các Ngài chỉ hướng tâm đúng tần số là phát hiện ra thế giới Cực lạc.
- Ba bậc Tam Tôn tâm vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm, vì vậy chỉ hướng tâm là thế giới Cức lạc hiện tiền.
Tóm lại: Chúng ta biết rằng “cảnh giới treo trên đầu một tâm niệm”. Vì vậy muốn được vãng sanh về thế giới Cực lạc cần tối thiểu đạt tâm nhất niệm và phát nguyện. Người – trời Dục giới sắp lâm chung cần thêm 3 yếu tố: thiện căn – phước đức – nhân duyên mới chắc chắn vãng sanh. Trời Sắc giới và Vô sắc giới tâm định nhất niệm cao khi phát nguyện là “hiện tại” vãng sanh. Ba bậc Thánh hữu học tâm vô niệm khi phát nguyện là “hiện tiền” vãng sanh. Thánh Alahán có huệ lực và ba bậc Tam Tôn thì vô niệm-niệm, niệm-vô niệm, chỉ cần hướng tâm lập tức an trụ ngay thế giới Cực lạc.

Tái sanh – Chứng ngộ - Vãng sanh giống nhau ra sao và khác nhau như thế nào?

1/ Tái sanh và Vãng sanh khác nhau rất xa.
- Tái sanh là luân hồi trong cõi Uế độ do cộng nghiệp của chúng sanh phàm phu trong 3 cõi lập thành, gọi là thế giới “Dân lập”, là thế giới chuyển biến chu kỳ, có không gian và thời gian tương ưng, có điều kiện, có: đi- đến, xa- gần, trước- sau, nhanh- chậm, lớn- nhỏ, có sanh- già- bệnh- chết,…Tái sanh để rồi trả nghiệp cũ đồng thời tạo nghiệp mới bằng thân – khẩu – ý.
- Vãng sanh là hoàn toàn giải thoát và an trụ trong cõi Cực lạc do Phật lực của A-Di-Đà lập thành, gọi là thế giới “Phật lập”, thế giới rặt ròng hào quang, là thế giới phát hiện, thế giới chuyển biến sátna, chỉ có thời gian tuyệt đối, bất sanh bất tử,…Và đặc biệt vãng sanh được đới nghiệp gọi là “Đới nghiệp vãng sanh” nghĩa là mang nghiệp cũ về Cực lạc trả bằng ý nghiệp mà không bao giờ tạo nghiệp mới.
2/ Chứng ngộ và Tái sanh giống nhau là cùng tái sanh vào cõi người- trời, nhưng khác nhau là có Phật pháp hay không Phật pháp.
- Chứng ngộ: nếu giậm chân một chỗ thì ba bậc Thánh hữu học còn tái sanh vào cõi người- trời nhưng có Phật pháp.
- Tái sanh: theo nghiệp lực của mỗi cá nhân mà tái sanh vào cõi người- trời nhưng không Phật pháp.
3/ Vãng sanh và Chứng ngộ: vãng sanh tức chứng ngộ, chứng ngộ có phát nguyện tức vãng sanh.
- Vãng sanh thù thắng nhất, nhờ Phật lực đương nhiên đắc Thánh bất thối chuyển, từ Nhập lưu tiến thẳng tới Như lai – Có lục thông – Được “Đới nghiệp vãng sanh”.
- Chứng ngộ tự chứng ngộ mà đắc Thánh quả. Nhưng nếu không có Phật tại thế, ba bậc Thánh hữu học dễ bị giậm chân tại chỗ, nên còn phải tái sanh để trả nghiệp.

Vậy, chúng ta thấy rằng, Đức Phật Thích Ca giới thiệu pháp môn Tịnh Độ cho chúng sanh trong thời mạt pháp là rất cần thiết và tối ư quan trọng. Chúng ta cần tin sâu – hành chuyên – nguyện thiết sẽ được vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà. Đây là thế giới an vui, giải thoát và thù thắng nhất, không có gì sánh bằng.



em_lanh

Tổng số bài gửi : 198
Location : Can Tho
Registration date : 09/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ  Empty Khổ Đế về Vũ Trụ Quan

Bài gửi  em_lanh Wed Nov 23, 2011 6:08 pm

KHỔ ĐẾ VỀ VŨ TRỤ QUAN
---------- O -----------

ĐỊNH NGHĨA:
Khổ đế là chân lý chắc thật về sự khổ của chúng sanh. Khổ đế chia ra hai phương diện: Vũ trụ quan và Nhân sinh quan.
Khổ đế về Vũ trụ quan là quan niệm về sự khổ của chúng sanh trong toàn thể vũ trụ. Đức Phật tạm chia thành 3 loại khổ:
- Hành khổ là sự chuyển biến sátna tức là vô thường tuyệt đối làm nền tảng ánh hiện vô lượng pháp trong toàn thể vũ trụ tạo thành biển pháp giới.
- Hoại khổ là sự chuyển biến chu kỳ là vô thường tương đối tương ưng với không gian vô ngã của tất cả vạn vật, chúng sanh và các pháp trong Tam giới.
- Khổ khổ vì chúng sanh không hiểu các pháp là hành khổ, hoại khổ, cho “các pháp có mà thật” sanh tâm chiếm hữu nên khổ chồng thêm khổ.

B. PHÂN TÍCH:
Qua giáo lý, chúng ta biết Bản thể vũ trụ vận hành thần tốc trùng trùng duyên khởi vô lượng chúng sanh, gom gọn thành 15 hạng. Và mỗi hạng có cách nhìn về sự khổ khác nhau, tạm chia có 4 cách nhìn: Nghiệp cảm duyên khởi, Alaya duyên khởi, Chân như duyên khởi, Pháp giới duyên khởi.
1/ Nghiệp cảm duyên khởi: đây là thế giới chuyển biến chu kỳ của chúng sanh trong Tam giới: cõi Dục giới, cõi trời Sắc giới, cõi trời Vô sắc giới.
a/ Cõi Dục giới: có 6 hạng chúng sanh chấp có các pháp, chiếm hữu ngoại sắc vun bồi cho thân căn phù trần.
-Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Atula (4 đường ác): tâm thức quá si mê, chấp các pháp có mà thật. Khi thân căn phù trần sinh lý khởi dục vọng, lập tức chiếm hữu ngoại sắc theo bản năng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn một cách hạ tiện, thô tháo. Nếu chiếm được có cảm giác sung sướng nhưng không giữ được lâu, ngược lại thì bực dọc muốn chấm dứt ngay nhưng không được và trong mọi hoàn cảnh luôn buông xuôi chấp nhận không biết cải sửa vì thế khổ chồng thêm khổ, đó là khổ khổ.
-Người và trời Dục giới (2 đường thiện): tâm thức tiến hóa, hiểu được các pháp luôn biến đổi và không cố định nên có mà không thật. Người và trời Dục giới, khi thân căn sinh lý có nhu cầu thì tìm mọi biện pháp tập trung một căn phù trần vào một đối tượng ngoại sắc rồi dùng ý chí , kinh nghiệm chiếm hữu sự vật một cách vi tế. Biết chuyển đổi hoàn cảnh khổ thành lạc, thay đổi cách chiếm hữu để tận hưởng niềm hỷ lạc dài lâu, do đó nhẹ khổ khổ.
Vậy, cõi Dục giới, 4 đường ác tâm thức quá u tối, hành động chiếm hữu theo bản năng, chỉ biết chấp nhận hoàn cảnh nên khổ là chính. Còn 2 đường thiện có ý chí, kinh nghiệm cải sửa cách chiếm hữu tế nhị mang lại nhiều hạnh phúc trong cuộc sống, làm nhẹ khổ khổ.
b/ Cõi trời Sắc giới: đắc Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền. Tâm thức tiến hóa, biết duyên hợp của các pháp, chiếm hữu nội sắc vun bồi cho thân căn tịnh sắc.
Theo thời gian, trời Dục giới nhàm chán cảnh tranh giành chiếm hữu ngoại sắc để
mưu cầu hạnh phúc, đi tìm cách chiếm hữu thanh cao hơn. Qua Kinh sách chỉ dạy “thiền định” chiếm hữu nội sắc tiếp xúc với thân căn tịnh sắc phát sinh hỷ lạc do mình tự tạo.
-Sơ thiền: chưa đạt định nhất niệm, từng bước buông bỏ ngoại sắc trở về nội tâm để có hỷ lạc do ly ngũ dục (sắc, tài, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ hoặc sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp).
- 1 -
-Nhị thiền: đạt định nhất niệm. Khi đối cảnh, gặp nghịch duyên lập tức nhập định, an trú trong hỷ lạc do “nội tỉnh nhất tâm”.
-Tam thiền: đạt định nhất niệm sâu an trú trong diệu lạc. Hoàn cảnh không làm tâm dao động do “ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác”.
Vậy, Cõi trời Sắc giới, tu tập thiền định từ Sơ thiền thăng hoa dần đến Tam thiền, tập trung an trú trong định, bỏ chiếm hữu bên ngoài do đó không bị ngoại cảnh chi phối, dường như dứt khổ khổ, còn hoại khổ chi phối.
c/ Cõi trời Vô sắc giới: đắc Tứ thiền sắc giới và Tứ không. Tâm thức thăng hoa rất vi tế dường như dứt hoại khổ.
An trú trong tam thiền lâu sanh nhàm chán, dùng định lực “xả niệm thanh tịnh” thăng hoa lên Tứ thiền sống thuần tư tưởng, nương thân căn tịnh sắc vi tế phát sinh niệm nhớ nghĩ, thấy được duyên khởi của các pháp, sống an nhàn trong “hiện tại lạc trú”, không dính mắc vào nội - ngoại pháp, do đó dường như dứt hoại khổ.
Tư tưởng nhàm chán, tập trung định lực tiêu dung thân căn tịnh sắc vi tế và niệm nhớ nghĩ thăng hoa lên Không vô biên xứ có thân - tâm - cảnh đều là không gian chuyển biến chu kỳ, đây chính là hoại khổ. Tư tưởng nhàm chán, tập trung định mạnh, kỹ thấy được hoại khổ của sắc, thọ, tưởng thăng hoa lên Thức vô biên xứ có thân - tâm - cảnh đều chuyển biến sátna, đây chính là hành khổ, dường như chấm dứt hẳn hoại khổ. Tư tưởng tập trung định mạnh, kỹ, lâu thấy được chuyển biến sátna của các pháp, thăng hoa lên Vô sở hữu xứ có thân - tâm - cảnh là Chân không bất biến đứng lặng dường như chấm dứt hành khổ. Lại nhàm chán, tư tưởng tập trung định mạnh, kỹ, lâu, sâu thăng hoa lên Phi tưởng phi phi tưởng xứ khi bặt niệm là Chân không, lúc khởi niệm thì pháp giới hiện bày, tự tại trong pháp giới, tất cả không còn để dính mắc, dường như chấm dứt hoàn toàn hành khổ.
Cõi trời Vô sắc giới thăng hoa thiền định, tâm thức tiến hóa vi tế. Tứ thiền ở “hiện tại lạc trú” và Tứ không ở “tịch tịnh trú” không bị nội – ngoại sắc chi phối, dường như dứt hoại khổ và hành khổ.
2/ Alaya duyên khởi: đây là thế giới chuyển biến sátna của ba bậc Thánh hữu học đã nhận lại Phật tánh. Tùy cấp độ chứng đắc lặng lẽ chiếu kiến thấy rõ từng phần tiến trình chuyển biến chu kỳ trong cõi Dục giới và cõi trời Sắc giới.
-Thánh Nhập lưu nhận lại 1/4 Phật tánh. Lặng lẽ thấy rõ tiến trình sinh khởi dục vọng dẫn đến hành động chiếm hữu ngoại sắc theo bản năng nên khổ khổ. Sống tự tại trong 4 đường ác mà không dính mắc. Chấm dứt khổ khổ của 4 đường ác.
-Thánh Nhất vãng lai nhận lại 2/4 Phật tánh. Lặng lẽ thấy rõ tiến trình ý chí, kinh nghiệm của người và trời Dục giới cải sửa hành động chiếm hữu bản năng làm nhẹ khổ khổ. Sống thật sự tự tại trong cõi Dục giới mà không dính mắc vào cảm giác do chiếm hữu ngoại sắc. Chấm dứt khổ khổ cõi Dục giới tức chấm dứt hoại khổ về sắc.
-Thánh Bất lai nhận lại 3/4 Phật tánh. Lặng lẽ thấy rõ tiến trình ý chí, kinh nghiệm của người và cõi trời Sắc giới bỏ chiếm hữu ngoại sắc sang chiếm hữu nội sắc, chuyển khổ thọ thành lạc thọ. Sống thật sự tự tại trong cõi trời Sắc giới mà không dính mắc vào cảm giác do chiếm hữu nội sắc. Chấm dứt lạc thọ - khổ thọ của cõi trời Sắc giới tức chấm dứt hoại khổ về thọ.
3/ Chân như duyên khởi: đây là thế giới bất biến đứng lặng của bậc Thánh vô học đã nhận lại trọn vẹn Phật tánh. Thánh Alahán nhận lại 4/4 Phật tánh. Như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly ra khỏi các cảm thọ và Lặng lẽ thấy rõ dòng chuyển biến sátna làm nền tảng duyên khởi dòng chuyển biến chu kỳ hình thành Tam giới. Chấm dứt vô minh về nhân sinh quan, sống thật sự tự tại trong tam giới mà không dính mắc, tức chấm dứt hoàn toàn hoại khổ.
- 2 -
4/ Pháp giới duyên khởi: đây là thế giới chuyển biến thần tốc mà bất biến đứng lặng, bất biến đứng lặng mà chuyển biến thần tốc. thế giới bất khả tư nghì của chư Đại Bồ tát và chư Như lai.
Từ Chân tâm, Bích chi - Duyên giác và Bồ tát Thánh nhìn vào pháp giới, thấy chúng sanh ngụp lặn trong biển khổ, với lòng bi mẫn các Ngài thị hiện ứng hóa từ một đến nhiều thân chúng sanh, trong một cõi tới nhiều cõi để từng bước tự tại đi vào pháp giới cứu độ chúng sanh, chấm dứt từng phần hành khổ. Đến khi tự tại lực lập tức ứng hiện vô lượng chúng sanh trong toàn thể pháp giới thành Như lai thì hoàn toàn chấm dứt hành khổ.

III. KẾT LUẬN:
- Nghiệp cảm duyên khởi: chúng sanh ở 4 đường ác do quá si mê nên bị khổ khổ chi phối. Từ người trở lên biết dùng ý chí tập trung định lực đè nén thăng hoa tư tưởng từ thô đến vi tế, nhưng bản chất tư tưởng là nhàm chán nên xuất định sẽ có hai trường hợp; một là nhập định trở lại tiến hóa lên tầng định cao hơn, hai là khi xuất định gặp hoàn cảnh quá tải bị rơi rớt trở xuống. Vì vậy chúng sanh trong Tam giới luôn quanh quẩn với 3 khổ: khổ khổ, hoại khổ, hành khổ.
- Alaya duyên khởi: ba bậc Thánh hữu học đã nhận lại Phật tánh, với mức độ nhận lại có sai khác mà lặng lẽ trực nhận thấy rõ từng phần chuyển biến chu kỳ nên từng bước chấm dứt khổ khổ, hoại khổ về sắc, về thọ.
- Chân như duyên khởi: Thánh Alahán đã nhận toàn phần Phật tánh, lặng lẽ thấy rõ hai dòng chuyển biến sátna và chuyển biến chu kỳ, nhưng vì chưa tự tại lực đi vào hiện tượng giới hóa độ chúng sanh nên chỉ dứt hẳn hoại khổ.
- Pháp giới duyên khởi: Bích chi - Duyên giác, Bồ tát thực hiện hạnh từ bi ứng hóa thân thị hiện đi vào hiện tượng giới cứu độ chúng sanh, chấm dứt từng phần hành khổ, đến khi tự tại lực lập tức ứng hiện vô lượng thân trong pháp giới thành Như lai hoàn toàn chấm dứt hành khổ.
Vậy chỉ có Như lai mới thật sự không bị các khổ chi phối mà thôi.


em_lanh

Tổng số bài gửi : 198
Location : Can Tho
Registration date : 09/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ  Empty Re: Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ

Bài gửi  em_lanh Wed Dec 07, 2011 7:48 am

KHỔ ĐẾ VỀ NHÂN SINH QUAN (cách 1)
------- O ------

I. ĐỊNH NGHĨA:
Khổ đế về Nhân sinh quan là quan niệm về sự khổ của chúng sanh loài người.
Chúng sanh có nghĩa là sống chung. Trong vũ trụ có vô lượng chúng sanh sống chung, Đức Phật tạm chia ra 15 hạng, đó là:

3 BẬC TAM TÔN 4 TIỂU THÁNH 4 ĐƯỜNG THIỆN 4 ĐƯỜNG ÁC
1- Như lai 1- Alahán 1- Trời Vô sắc giới 1- Atula
2- Bồ tát 2- Bất lai 2- Trời Sắc giới 2- Súc sanh
3- Bích chi 3- Nhất vãng lai 3- Trời Dục giới 3- Ngạ quỷ
Duyên giác 4- Nhập lưu 4- Người 4- Địa ngục

Sống chung có nhiều phương diện, gom gọn có ba phương diện: Thân - Tâm - Hoàn cảnh.
-Thân: là xác thân thuộc sinh lý được duyên hợp bởi tứ đại. Thân có 3: phù trần căn bao gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, óc, nơi duyên khởi ra dục vọng bản năng; tịnh sắc căn là hệ thống thần kinh 5 giác quan gồm có: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác nơi duyên khởi ra cảm giác vui buồn, không vui không buồn; tịnh sắc căn vi tế là trung khu thần kinh óc nơi duyên khởi ra tư tưởng phân biệt.
-Tâm: thuộc tâm lý, là sự hiểu biết.
-Hoàn cảnh thuộc vật lý, là môi trường cùng chung sống, là trần cảnh, sự vật.
Trong cuộc sống, con người lệ thuộc vào nhu cầu sinh lý của thân căn nên luôn phan duyên trần cảnh để chiếm hữu, vì tâm lăng xăng so đo phân biệt mãi mà sinh đau khổ. Tạm chia thành 8 khổ ảnh hưởng trực tiếp như sau:
. 4 khổ về thân sinh lý: sinh – già – bệnh – chết.
. 3 khổ về hoàn cảnh vật lý:thương yêu xa lìa, thù oán gặp gỡ, ham muốn không được
. 1 khổ về tâm lý: thủ ngũ uẩn hay còn gọi là ngũ ấm xí thạnh (sắc uẩn chưa có cái biết; thọ uẩn có cái biết nhưng chưa phân biệt; tưởng uẩn có cái biết phân biệt; hành uẩn biết đắn đo, lựa chọn quyết định hành động tạo nghiệp; thức uẩn là kho chứa kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, tội, phước,…). Đây là mấu chốt phát sinh 7 cái khổ trên.

II. PHÂN TÍCH:
Con người vừa mới tiến hóa từ 4 đường ác, do đó vẫn còn mang dấu ấn của động vật ở thân phù trần căn sinh lý (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, óc, tim gan, tỳ, phế, thận,…), nhưng khác là có” lý trí” tức ý chí, vì thế thân bổ sung tịnh sắc căn (hệ thống thần kinh của 5 giác quan và trung khu thần kinh óc) để hoàn thành chức năng chấp ngã. Dùng ý chí chế ngự dục vọng bản năng, chiếm hữu sự vật có luân lý theo phong tục, tập quán của gia đình, xã hội,… đương thời. Tìm cách khắc phục 8 khổ, nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên khi thành công khi thất bại. Do mới tiến hóa, nên ý chí lệ thuộc vào thói quen của tư tưởng và cảm giác, thành ra môi trường sống rất là quan trọng.
* Nếu sống trong môi trường xấu: thường xuyên tiếp xúc với người có hành vi xấu ác sẽ tiêm nhiễm dần và sa đọa xuống 4 đường ác.
- Thân người nhưng tâm Atula: Ý chí bị cảm giác, tư tưởng phân biệt hơn thua đồng hóa, nên tranh giành chiếm hữu ngoại sắc đem lại quyền lợi cho thân phù trần căn, thắng thì tự đắc, thua thì nổi nóng, đấu đá. Bản chất tật đố, ganh tỵ, thích chiến đấu.
- 1 -
- Thân người nhưng tâm Súc sanh: Ý chí bị cảm giác, tư tưởng phân biệt lờ mờ theo thói quen đồng hóa, chiếm hữu ngoại sắc theo bản năng sinh tồn, được thì thỏa thuê, không
được thì quạu quọ. Bản chất sân giận.
- Thân người nhưng tâm Ngạ quỷ: Ý chí bị dục vọng xác thân đồng hóa, chiếm hữu ngoại sắc một cách thô tháo nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý của thân như: ăn, uống, ngủ, nghỉ,…mà thôi, được thì sống, không được thì chết. Bản chất tham lam.
- Thân người nhưng tâm Địa ngục: Hành động ác sa đọa đến mức không còn cái biết. Thân có đó nhưng tâm điên loạn.
Tóm lại: Khi ý chí bị tư tưởng, cảm giác bản năng đồng hóa dẫn đến si mê tán loạn, chấp thân – tâm – cảnh có mà thật. Thân thuần phù trần căn , hoàn toàn lệ thuộc và chạy theo ngoại cảnh để chiếm hữu theo bản năng sinh tồn. Chấp cứng thuyết định mệnh, do đó đứng trước sự tàn hoại của thân, mọi sự đổi thay của thế sự, của hoàn cảnh đành chịu thế thôi. Tâm quá si mê nên tương ưng với thân cục mịch, thiếu căn và hoàn cảnh thì u tối, bần hàn. Vì không làm chủ được tâm nên khổ vô cùng.
* Nếu sống trong môi trường tốt: thường xuyên gặp thầy sáng bạn lành, dần dần tiếp thu những điều tốt đẹp, vui thích làm những điều hay lẽ phải, tiến hóa lên cõi trời.
- Thân người nhưng tâm trời Dục giới: sống có nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Ý chí phối hợp với kinh nghiệm, kiến thức chế ngự dục vọng bản năng, chiếm hữu ngoại sắc thanh cao. Sau mỗi hành động có sự suy tư, quán xét rút kinh nghiệm để cải sửa nghiệp ngày càng tốt hơn. Biết khắc phục khổ: Về thân: dùng thực phẩm có chọn lọc, điều trị bệnh hợp lý,… nhằm kéo dài sự sống; Về hoàn cảnh: sử dụng phương tiện truyền thông, giao thông khắc phục nhớ nhung, quán nhân duyên hay tìm cách xa lánh để oán thù không chồng chất, biết “tri túc thiểu dục” chế ngự lòng ham muốn; Về tâm: tập tu thiền định, tâm chánh niệm không rong ruổi chạy theo sự vật bên ngoài để ngũ dục không quá lắm,… mục đích cuộc sống được thanh thản. Biết thay đổi hoàn cảnh chuyển khổ thành lạc như: cư xử tinh tế, khéo léo, hòa nhã, rộng rãi bố thí, cúng dường,… tìm tòi nghiên cứu phát huy tài năng sáng tạo, phát minh ra nhiều đề tài khoa học tự nhiên cũng như xã hội phục vụ nhân loại đem lại sự nhàn hạ về thể xác lẫn tinh thần nhằm ru ngủ tâm hồn đau khổ,…Bản chất hướng thiện.
- Thân người nhưng tâm trời Sắc giới: (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền): có kinh nghiệm dồi dào, nhận biết được nhân duyên của các pháp, biết ngũ dục chỉ đem lại niềm vui giả tạm, bỏ trần cảnh trở về nội tâm. Trong thiền định, sử dung tịnh sắc căn phan duyên với nội pháp phát sinh cảm giác và phát sinh hỷ- lạc. Khi đối cảnh, lập tức nhập định chuyển khổ thành hỷ - lạc, dường như 8 khổ không còn chi phối, cuộc sống hạnh phúc.
- Thân người nhưng tâm trời Vô sắc giới: (Tứ thiền, Tứ không): Tứ thiền chánh niệm tỉnh giác trong giây phút hiện tại, nương óc khởi niệm nhớ nghĩ chiêu cảm tứ đại hình thành sự vật, thấy được duyên khởi của các pháp. Dùng định lực mạnh kỹ lâu sâu buông bỏ sắc- thọ chỉ còn thuần tư tưởng, chìm đắm trong “hiện tại lạc trú”. Tứ không có định lực siêu xuất tiêu dung sắc tướng thành hư không, chìm đắm trong “tịch tịnh trú”. Tứ không, với kinh nghiệm tuyệt chiêu thấy được định tướng không gian, thời gian, Niết bàn, pháp thân thường trụ của Như lai. Trời Vô sắc giới tự tại xuất nhập định, đè nén không dính mắc vào xác thân, cảm giác vì vậy thấy không có khổ.
Tóm lại: Người và trời Dục giới nương phù trần căn phan duyên chiếm hữu trần cảnh sinh cảm giác hỷ- ưu. Trời Sắc giới nương tịnh sắc căn phan duyên chiếm hữu nội pháp sinh cảm giác hỷ- lạc. Trời Vô sắc giới, nương tịnh sắc căn vi tế khởi niệm nhớ nghĩ chiếm hữu cái mông lung ở trạng thái bất lạc bất khổ thọ. Các cõi trời tu thiền định làm chủ được tâm quán vô thường – vô ngã – khổ đau, hiểu các pháp không cố định và luôn biến đổi nên có mà không thật. Dùng ý chí cải sửa định mệnh, bỏ ác hướng thiện đi đến thuần thiện, đè nén, chạy trốn được 8 khổ, nhưng nếu quá tải thì khổ vẫn hoàn khổ.
- 2 -
* Thân người nhưng tâm Tứ Thánh: Khi tiến hóa lên 4 đường thiện, nếu cơ duyên có Thiện trí thức hướng dẫn nhận lại cái vô sanh, Bất tử, Phật tánh tức cái “ Lặng lẽ”.
- Thánh Nhập lưu: Đây là quả Thánh đầu tiên nhưng rất là quan trọng “giải thoát đầu tiên cũng là giải thoát cuối cùng”. Thiện trí thức thường đưa ra nhiều ẩn dụ để đệ tử trở về ngay trong thân căn sanh tử nhận lại cái Bất tử, ngay giây phút hiện tại trực nhận về hiện tiền,…
. Ngay trong thân căn sinh lý, lặng lẽ nhìn biết rõ mọi hoạt động của thân (16 oai nghi): đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, ở, bệnh, nói, làm, ngủ, nghỉ,…như thế nào nhận như thế nấy không cải sửa.
. Lặng lẽ nhìn biết rõ 5 giác quan phù trần tiếp xúc với 5 trần cảnh phát hiện cái nhìn, lắng, ngửi, nếm, xúc chạm thế thôi.
. Lặng lẽ nhìn biết rõ thân căn sinh lý khởi dục vọng, xảy ra tiến trình 5 uẩn phát sinh cảm giác, tư tưởng bản năng của 4 đường ác diễn biến như thế nào nhận như thế nấy không tập trung cải sửa. Lặng lẽ nhìn biết rõ liên tục đắc Thánh quả Nhập lưu, từ đấy sống trong 4 đường ác mà không dính mắc, chấm dứt khổ của 4 đường ác.
- Thánh Nhất vãng lai: Tiêu dao cảnh thanh tịnh để niềm hỷ lạc khởi lên, trở về chính mình và lặng lẽ thấy rõ tiến trình 5 uẩn sinh khởi hỷ - lạc của người, trời Dục giới như thế nào nhận như thế đó. Vì vậy sống trong cõi Dục giới mà không dính mắc, chấm dứt khổ của người, trời Dục giới. Tuy nhiên các Ngài chưa dám dấn thân độ chúng sanh, vẫn còn thu thúc trong cảnh thanh tịnh để lặng lẽ thấy rõ được liên tục đắc Thánh quả Nhất vãng lai.
- Thánh Bất lai: Tìm nơi an tịnh, hòa mình vào thiên nhiên, nhập định trở về nội tâm, lặng lẽ thấy rõ tiến trình 5 uẩn hình thành cảm giác hỷ - lạc của trời sắc giới như thế nào nhận y như thế đó. Các Ngài sống trong cõi trời Sắc giới mà không dính mắc, chấm dứt cảm giác lạc - khổ thọ của cõi trời Sắc giới. Các Ngài có thể dấn thân vào cuộc đời đem sự tu học của mình để hướng dẫn chúng sanh.
- Thánh Alahán: Lặng lẽ ngày càng bén nhạy. Lặng lẽ như thật biết alaya làm nền tảng duyên khởi: hành uẩn, tưởng uẩn, thọ uẩn, sắc uẩn, chi mạt vô minh của chính mình. Nhận trọn vẹn cái bất tử tức Niết bàn tịch tịnh, sống tự tại trong Tam giới. Các Ngài có thể dấn thân vào cuộc đời hóa độ chúng sanh mà không bao giờ dính mắc, chấm dứt hoàn toàn 8 khổ.
Tóm lại : Ba bậc Thánh đầu đã nhận lại Bất tử, tùy cấp độ mà lặng lẽ chiếu kiến thấy rõ thân – tâm – hoàn cảnh và từng bước chấm dứt khổ của 4 đường ác, 3 đường thiện. Riêng Thánh Alahán dù sống trong hoàn cảnh nào cũng luôn trực nhận về Chân không, chấm dứt tham – sân – si tức chấm dứt 8 khổ.
* Ba bậc Tam Tôn:
- Bích chi, Duyên giác : Các Ngài sống Vô dư y Niết bàn, lặng lẽ thấy rõ tiến trình 12 nhân duyên, hòa nhập cuộc đời, làm quen dần với chúng sanh mà hoàn toàn không dính mắc.
- Bồ tát Thánh: Các Ngài phát tâm đại từ đại bi, huyễn hiện thân căn để độ từ một chúng sanh đến nhiều chúng sanh trong một cõi đến nhiều cõi nhưng tâm không bao giờ dính mắc.
- Như lai: Các Ngài với tâm bình đẳng. Tự tại lập tức ứng hóa vô lượng thân trong vô biên cõi để độ chúng sanh khắp vũ trụ mà tâm như như bất động.

Tóm lại: Ba bậc Tam Tôn với tâm đại từ đại bi cứu độ chúng sanh cùng khắp pháp giới, đến khi thân – tâm – pháp giới nhất như thì thành Như lai, hoàn toàn tự tại, an lạc.



III. KẾT LUẬN:
Con người mang xác thân 5 uẩn là khổ. Thân rong ruổi phan duyên đắm nhiễm ngoại sắc, tâm mãi mê phân biệt, chiếm hữu nhằm thỏa mãn bản ngã, được thì vui, ngược lại thì buồn. Suốt cuộc đời, do si mê chìm đắm trong tham và sân nên khổ. Muốn dứt khổ, trước hết là thăng hoa tâm thức, buông xả chiếm hữu ngoại sắc, chiếm hữu nội sắc và bỏ luôn cả chiếm hữu cái mông lung, có cơ duyên gặp Thiện trí thức hướng dẫn nhận lại Bất tử, lặng lẽ biết rõ tiến trình 5 uẩn qua căn – trần – thức – xúc – thọ - ái thì từng bước chấm dứt « dính mắc » cho tới hoàn toàn không còn dính mắc vào Tam giới trở về Niết bàn tịch tịnh đắc quả Alahán. Và từ đấy phát tâm đại từ đại bi thị hiện hóa độ vô lượng chúng sanh trong vũ trụ thành Như lai.



















KHỔ ĐẾ VỀ NHÂN SINH QUAN (cách 2)
------- O ------
Khổ về nhân sinh quan là quan điểm về sự khổ của chúng sanh loài người. Tạm chia thành 8 khổ trên 3 phương diện: thân – tâm – hoàn cảnh.
- 4 khổ về thân: Sinh – Già – Bệnh – Chết.
- 3 khổ về hoàn cảnh: Thương yêu xa lìa – Thù oán gặp gỡ – Ham muốn không được.
- 1 khổ về tâm: Thủ ngủ uẩn (sắc uẩn chưa có cái biết; thọ uẩn có cái biết nhưng chưa phân biệt; tưởng uẩn có cái biết phân biệt; hành uẩn biết đắn đo, lựa chọn quyết định hành động tạo nghiệp; thức uẩn là kho chưa kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, tội, phước,…). Đây là mấu chốt phát sinh 7 cái khổ trên.
Khi thân căn sinh lý đủ duyên đối xúc với trần cảnh vật lý thì đương nhiên trải qua tiến trình ngũ uẩn và phát hiện tâm thức trải dài qua 15 hạng chúng sanh. Nhưng tâm thức dừng lại ở đâu thì tương đương với hạng chúng sanh ở đó và sinh khởi cái khổ.
* Tâm thức dừng ở thế giới chuyển biến xao động:
- Ở cõi Dục giới:
- Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Atula: Tâm thức quá si mê, khi thân căn đối xúc với trần cảnh có cái nhìn, cái thấy, cái phân biệt lờ mờ và rồi cảm giác, tư tưởng xúi giục thân hành động chiếm hữu theo bản năng sinh tồn của thân phù trần. Bất lạc bất khổ thọ (trơ thọ) trước mọi hoàn cảnh nên chẳng màng tới sinh, già, bệnh, chết,…
- Người: Tâm thức có ý chí, biết cải sửa bất lạc bất khổ thọ thành lạc thọ hoặc khổ thọ. Khi thân căn đối xúc với trần cảnh cảm giác vui- buồn- không vui không buồn sinh khởi, dùng ý chí cải sửa hành động theo bản năng hoặc thay đổi môi trường nhằm kéo dài niềm vui và biết tìm cách đè nén, chạy trốn chấm dứt cái khổ. Tuy nhiên vì chưa có kinh nghiệm nên thường thất bại, do đó thấy vui chống tàn mà khổ thì dai dẳng.
- Trời Dục giới: khi đối cảnh, dùng ý chí và kinh nghiệm đẩy lùi cái khổ, tạo niềm vui bằng cách lao vào công việc qua nhiều hình thức: rộng rãi bố thí, ủy lạo, phóng sanh,… hoặc say sưa nghiên cứu các đề tài khoa học, sáng tạo ra nhiều của cải vật chất,…sáng tác văn, thơ, ca nhạc,…phục vụ nhân loại về thể xác lẫn tinh thần nhằm lưu danh cho đời biết đến mình và tôn vinh mình. Nhờ cuốn hút vào công việc nên dường như 8 khổ không chi phối.
- Ở cõi trời Sắc giới: (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền): Tâm thức tiến hóa, có kinh nghiệm, kiến thức,…dồi dào. Thông qua giáo lý, chọn tịnh sắc căn làm thân, trở về nội tâm chỉ còn “ta với ta”. Tu thiền định “ly ngũ dục, nội tỉnh nhất tâm, chánh niệm tỉnh giác” phát sinh hỷ- lạc xóa tan khổ. Khi đối cảnh an trú trong hỷ- lạc, tâm khởi tình thương, cảm thông, an ủi, san sẻ nỗi khổ đau mong đem lại sự an vui cho mọi người.
- Ở cõi trời Vô sắc giới: (Tứ thiền sắc giới và Tứ không: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ):
Tứ thiền có kinh nghiệm, kiến thức,… tuyệt chiêu, chọn tịnh sắc căn vi tế làm thân, định kỹ lâu sâu “xả niệm thanh tịnh” còn thuần tư tưởng, biết được tiến trình ngũ uẩn tập khởi, đoạn diệt vị ngọt,…Tứ Không dùng định lực siêu xuất tiêu dung thân căn hòa vào hư không. Tứ thiền an trú trong “hiện tại lạc trú”, Tứ không an trú trong “tịch tịnh trú”, sống an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh, 8 khổ không còn chi phối.
Cõi Dục giới, cõi trời Sắc giới, cõi trời Vô sắc giới là thế giới của tư tưởng phân biệt chấp thủ nên bị khổ hoành hành. Và trừ khổ bằng cách thanh lọc thăng hoa tư tưởng, từng bước buông xả tình nhiễm xấu ác sang thiện đến khi chỉ còn thuần là tư tưởng, nhưng tư tưởng vốn nhàm chán nên trở lại dính mắc vào tình, do đó lẩn quẩn mãi không thoát được khổ.
- 1 -
* Tâm thức dừng lại ở chuyển biến đứng lặng:
Ray rức trước cảnh khổ đau, da diết tìm con đường đoạn diệt khổ đau !?! Cơ duyên gặp Phật pháp, y chỉ “Tứ Diệu Đế” hiểu rõ nguyên nhân khổ và cách tu tâp chấm dứt khổ.
- Thánh Nhập lưu: Quá trình tu tập, tâm thức sáng suốt, có Thiện trí thứ hướng dẫn “ngay trong sanh tử nhận lại cái vô sanh, Bất tử”, rồi lặng lẽ nhìn thấy rõ biết ngay chính trong xác thân tiến trình ngũ uẩn của Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Atula diễn biến như thế nào nhận như thế nấy không cải sửa, vì rõ biết nên không dính mắc hành động bản năng của 4 đường ác.
- Thánh Nhất vãng lai: Tiếp tục với cái Bất tử, lặng lẽ thấy rõ biết ngay trong xác thân tiến trình ngũ uẩn của người - trời Dục giới diễn biến như thế nào nhận như thế nấy không đặt vấn đề so đo phân biệt, vì rõ biết nên không dính mắc vào cải sửa hành động của người - trời Dục giới.
- Thánh Bất lai: Tiếp tục với cái Bất tử, lặng lẽ thấy rõ biết ngay trong xác thân tiến trình ngũ uẩn của Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền diễn biến như thế nào nhận như thế nấy, vì rõ biết nên không dính mắc vào cảm giác hỷ- lạc của trời Sắc giới.
Ba bậc Thánh trên đã trở về nhận lại cái bất tử, tùy mức độ chứng đắc mà thoát khổ về thân, tâm, hoàn cảnh của bảy hạng chúng sanh trong cõi Dục giới, cõi trời Sắc giới.

* Tâm thức dừng ở Bản thể Chân tâm:
Thánh Alahán: Tiếp tục với cái Bất tử, lặng lẽ như thật biết tiến trình ngũ uẩn tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt và sự xuất ly ra khỏi cảm thọ của Tứ thiền sắc giới và Tứ Không như thế nào nhận như thế nấy và tiến trình tu tập trở về của ba bậc Thánh đầu tức biết rõ duyên khởi của các pháp, niệm –niệm sinh diệt của ý chí, chi mạt vô minh của chính mình. Trong mọi hoàn cảnh luôn trực nhận về Bản thể Chân tâm, bất tử. Vì vậy sống thật sự tự tại trong cuộc đời mà không dính mắc, chấm dứt hoàn toàn khổ về nhân sinh quan tức chấm dứt 8 khổ.

* Chân tâm hòa vào tâm thức từng chúng sanh:
- Bích chi, Duyên giác hòa nhập vào cuộc đời , làm quen dần với loài người mà không rời Chân tâm, Bất tử.
- Bồ tát Thánh phát tâm đại từ đại bi, huyễn hiện thân căn, trầm mình trong đau khổ để độ từ một chúng sanh trong một cõi đến nhiều chúng sanh trong nhiều cõi nhưng không rời Chân tâm, Bất tử.
- Như lai; Với tâm bình đẳng. Tự tại lập tức ứng hóa vô lượng thân trong vô biên cõi để độ chúng sanh trong khắp vũ trụ mà tâm như như bất động. Pháp thân Như lai chính là toàn thể thân chúng sanh trong vũ trụ và cũng chính là Chân tâm, Bất tử.
Vậy chỉ có Như lai mới thật sự là Chân lạc = cực lạc.

Tóm lại:
Xác thân con người là một tiểu vũ trụ. Và ngũ uẩn vận hành theo tiến trình tự nhiên hình thành ra 15 hạng chúng sanh trong vũ trụ, nhưng vì chúng sanh mê muội tự dừng chân chấp thủ ngũ uẩn làm “Ta, của Ta, tự ngã của Ta” mà sinh đau khổ. Thương chúng sanh mê muội luân hồi mãi trong biển khổ, Phật ra ra đời truyền pháp “Tứ Diệu Đế” chỉ dạy chúng sanh hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến khổ, Thực hành Thánh Giới – Thánh Định – Thánh Tuệ thoát khổ hưởng Chân lạc.



NHẬN THỨC VỀ NHÂN QUẢ & NGHIỆP
---------

Đạo Phật là đạo nhân quả (nhân nào quả nấy) trên cơ sở lấy “Tâm” làm gốc và được ứng dụng vào trong cuộc sống. Tâm còn gọi là nhận thức. Nhận thức dẫn đến hành động như thế nào thì sẽ cho kết quả tương ưng như thế đó dựa trên nền tảng luật “Nhân quả” tức là “Hiện tại là quả của quá khứ và làm nhân cho vị lai”. Thế nhưng, có lúc Đức Phật lại nói “kết quả hiện tại là do nghiệp lực dẫn dắt”. Vậy thì Nhân quả là sao? Nghiệp là như thế nào? Nhân quả và Nghiệp giống nhau hay khác nhau ?
Nhân quả có 2 loại:
-Nhân quả đồng thời là thế giới chuyển biến sátna của alaya, thế giới biến dịch sinh tử, là sự vận hành tự nhiên trùng trùng duyên khởi vô lượng pháp trong vũ trụ còn gọi là pháp chấp.
-Nhân quả khác thời nương vào nhân quả đồng thời mà phát hiện, là thế giới chuyển biến chu kỳ của mạtna, thế giới phần đoạn sinh tử. Nhận thức có: quá khứ - hiện tại - vị lai trải qua ba cõi. Nhân quả khác thời là hành động tự nhiên của thân căn sinh lý còn gọi là ngã chấp.
Nghiệp: trải qua tiến trình 5 uẩn, ý chí cải sửa nhân quả khác thời thành nghiệp ác hay thiện. Nghiệp có 3: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Ý nghiệp là mấu chốt điều khiển thân-khẩu hành động tạo nghiệp.
Vậy, nhân quả đồng thời là căn bản làm nền tảng duyên khởi nhân quả khác thời để tạo ra nghiệp. Như vậy, trong nhân quả chưa có nghiệp, trong nghiệp đã hàm chứa nhân quả. Nhân quả khác thời và nghiệp giống nhau ở hành động của thân căn nhưng khác nhau vì nhân quả hành động tự nhiên còn nghiệp hành động có tác ý.
Đức Phật có nói: “nhân thân nan đắc” tức được thân người là khó. Trên thế giới, hiện nay có khoảng 6 tỷ người, nhưng không ai giống ai về hình dáng lẫn tính tình,..? Hình dáng có cao-thấp, mập-ốm, đẹp-xấu, trắng-đen, thân đầy đủ căn hay khuyết tật,…; Hoàn cảnh sung sướng thanh nhàn-vất vả lo toan, giàu sang-bần hàn, hạnh phúc-đau khổ,…; Sự hiểu biết sâu- cạn, thông minh-tối dạ, có học-thất học,…; Tính tình hiền-dữ, thật thà-ranh ma, tế nhị-thô lỗ, …các tôn giáo khác cho đó là “định mệnh”, nhưng Đạo Phật cho là “nhân-quả” của mỗi người tự tạo: quá khứ làm việc thiện thì hiện tại được hưởng những điều tốt đẹp, làm điều ác thì hiện tại nhận lãnh những điều xấu xa. Do đó “chính mình tự chịu trách nhiệm vận mệnh của mình”. Đức Phật có nói: “được làm người rất quý” vì con người có ý chí biết cải sửa nhân quả thành nghiệp, chuyển nghiệp ác thành thiện cho đến thuần thiện, nếu đủ duyên sẽ dứt nghiệp. Vậy, nếu hiểu rõ nhân quả, cách chuyển nghiệp và sẽ chuyển ngay trong hiện tại: cái quả hiện tại đang nhận chịu, mình có quyền dùng ý chí kinh nghiệm cải sửa “quả xấu thành quả tốt, quả tốt thành quả tốt hơn”, hoặc ngay trong nhân quả và nghiệp lặng lẽ thấy rõ mọi tiến trình diễn biến của nó thì “bất muội nhân quả và nghiệp mà phi nghiệp”.
Thông qua 15 hạng chúng sanh để phân tích nhân quả, nghiệp và cách chuyển nghiệp như thế nào, nhất là của người và trời Dục giới trong cuộc sống hiện tại.
Trước hết nói về nhân quả đồng thời: là thế giới sinh diệt sátna luôn vận hành tự nhiên trùng trùng duyên khởi ra vô lượng pháp trong vũ trụ, gom gọn là 15 hạng chúng sanh.
Nhân quả khác thời: là thế giới sinh diệt chu kỳ của mạtna, thế giới có thân căn sinh lý và trần cảnh vật lý đều là thức biến nên luôn thu hút giao thoa lẫn nhau để nhận thức phát
- 1 -
hiện. Thân căn có ba tương ưng với ba trần cảnh để phát hiện ba thức: cõi Dục có thân căn phù trần giao thoa ngoại pháp phát hiện cái nhìn, cõi Sắc có thân căn tịnh sắc giao thoa nội pháp phát hiện cái thấy tức cảm giác, cõi Vô sắc có thân căn tịnh sắc vi tế giao thoa pháp trần phát hiện cái biết phân biệt. Nhân quả khác thời luôn diễn biến, nhưng chúng sanh trong ba cõi khó nhận biết.

*Cõi Dục giới: tạm chia có ba trường hợp nhân quả khác thời như sau:
1- Khi thân căn có nhu cầu sinh lý tự nhiên như: đi, đứng, nằm, ngồi,…thường hành
động bộc phát không ý thức, hành động này đôi khi dẫn đến thiệt hại cho chính bản thân (vập đầu, té ngã,…) hoặc cho đối tượng (đạp chết con vật, đổ bể đồ vật,…).
2- Khi thân căn đối xúc với trần cảnh phát sinh cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.
3- Khi thân căn có nhu cầu bồi dưỡng thì phát khởi dục vọng.
Ba nhân quả khác thời trên sẽ đưa đến những hành động:
Bốn đường ác: có thân căn sinh lý thuần phù trần, tâm si mê đến mức ý chí ẩn khuất, chỉ có cảm giác và phân biệt lờ mờ, luôn hành động theo dục vọng bản năng, thuần nhân quả khác thời. (1) Hành động tự nhiên theo nhu cầu, nếu có sự cố vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. (2) Tâm quá ngu si nên vui-buồn xảy ra cứ nhận lờ mờ thế thôi. (3) Khi thân căn sinh lý có nhu cầu thì dục vọng khởi lên, lập tức hành động chiếm hữu ngoại pháp theo bản năng sinh tồn nhằm thỏa mãn thân căn. Tâm 4 đường ác được biểu hiện: Địa ngục tâm ù lỳ, Ngạ quỷ tâm tham lam, Súc sanh tâm sân giận, Atula tâm ganh tỵ thích gây sự.
Loài Người: có thân căn gồm phù trần và tịnh sắc, bắt đầu có ý chí, sống theo luân lý. Khi thân căn sinh lý có nhu cầu, dục vọng khởi lên, liền tác ý tập trung vào một giác quan cho căn-trần-thức đắm nhiễm thấy rõ sự vật và cảm giác, rồi tư tưởng phân biệt suy tính lên kế hoạch chiếm hữu, thuộc ý nghiệp; Ý chí sai thân-khẩu hành động chiếm hữu ngũ dục (sắc đẹp, tiền tài, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ) thuộc thân nghiệp-khẩu nghiệp. Con người do mới tiến hóa nên tâm thức đứng giữa ranh giới ác và thiện, vì vậy môi trường sống rất quan trọng.
Trong môi trường không luân lý: dễ bị dục vọng chi phối mạnh, ý chí đồng hóa với tâm bốn đường ác và hành động tạo nghiệp theo bản năng, đôi lúc đối cảnh tâm thiện khởi lên, nhưng ý chí bị ngũ dục lôi cuốn chuyển thiện thành ác. (1) Do tạp niệm nên hành động thường không có ý thức, khi sự cố xảy ra, tập trung tư tưởng phân tích thấy rõ sự thiệt hại và bấy giờ “chỉ thấy lỗi người không thấy lỗi mình”, ý chí bị tâm ác đồng hóa lập tức sai thân khẩu đổ trút mọi lỗi lầm cho người khác, thậm chí còn làm gia tăng sự oán thù,…(2) Ý chí xui thân khẩu hành động quá trớn: vui thì nói cười ngặt nghẽo, buồn thì than khóc ủ ê (thiếu ý thức), hoặc xui thân hành động chiếm hữu ngoại sắc để lạc thú tăng trưởng mạnh như: xì ke, rượu chè, cờ bạc, dâm dục,…(ngạ quỷ) hoặc bực tức ganh tỵ với thành công của người khác (atula),…(3) “Chỉ nghĩ đến mình”. Sau khi tập trung căn-trần-thức thấy rõ sự vật, ý chí bị đồng hóa với dục vọng bản năng, lập tức xui giục thân khẩu hành động chiếm hữu ngũ dục nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân (ngạ quỷ, súc sanh, atula). Hiện tại cố ý cải sửa nhân quả chuyển thành nghiệp ác, sẽ nhận lãnh quả ác.
Trong môi trường có luân lý: ý chí chế ngự được dục vọng, thường hành động tạo nghiệp thiện, đôi lúc đối cảnh tâm ác khởi lên liền dùng ý chí chế ngự chuyển ác thành thiện.(1) Sau sự cố xảy ra, giật mình tỉnh thức biết xấu hỗ, ăn năn, hối lỗi, suy nghĩ tìm cách khắc phục làm giảm đi những thiệt hại do mình gây ra. (2) Sau khi tư tưởng phân biệt nguyên nhân vui-buồn để rồi ý chí chế ngự “không vui vui quá, không buồn buồn tênh”, vui cùng với niềm vui thành công của người khác hoặc chọn khổ làm niềm vui như xả thân cứu người trong hoàn cảnh nguy nan,…(3) Sau khi tập trung căn-trần-thức thấy rõ sự vật, tư
- 2 -
tưởng suy nghĩ phân tích cách chiếm hữu ngũ dục phù hợp luân lý trước khi ý chí quyết định sai thân khẩu hành động mà không gay thiệt hại cho một ai, “nhường cơm xẻ áo” giúp người đồng cảnh ngộ, cơ hàn lỡ vận,…Hiện tại đôi khi đang nhận quả ác, nhưng luôn ý thức cải sửa nhân quả chuyển thành nghiệp thiện thì sẽ giảm nghiệp ác nhận được quả thiện.
Trời Dục giới: ngoài ý chí còn có học vị, kiến thức, kinh nghiệm,…tâm hướng thiện, luôn suy nghĩ chín chắn, phân tích, tổng hợp kỹ lưỡng trước khi ý chí quyết định hành động chiếm hữu ngũ dục cho phù hợp đạo lý, thuộc ý nghiệp. Sống “tri túc thiểu dục”, chọn luân lý làm thước đo trong cuộc sống, thuộc thân nghiệp-khẩu nghiệp. (1) Có ý thức trong hành động, thường ít xảy ra sự cố, nếu có thì nhanh chống khắc phục tốt. (2) Dùng ý chí, kiến thức, kinh nghiệm,…thay đổi hoàn cảnh duy trì niềm vui thanh cao. (3) Chiếm hữu ngoại sắc đáp ứng nhu cầu thân căn sinh lý thanh cao hơn người, thường chọn món ăn tinh thần làm chính như dùng kiến thức, kinh nghiệm,…của mình cống hiến cho xã hội, cho nhân loại: Nhà bác học phát minh ra nhiều đề tài khoa học, sản xuất ra nhiều của cải vật chất giúp nhân loại tận hưởng sự an nhàn trong cuộc sống; Nhà giáo tận tâm đem hết kiến thức của mình hướng dẫn giảng dạy cho học sinh-sinh viên có một tri thức, đạo đức làm hành trang đi vào cuộc sống; Ngành y dược với lương tâm nghề nghiệp tận lực cứu chữa cho mọi người khỏi bệnh được thân thể khỏe mạnh; Nhà báo tâm trong sáng nhận định chuẩn xác đăng tải các thông tin giúp nhân dân nắm bắt kịp thời tình hình trong và ngoài nước, nêu gương “người tốt việc tốt” cho mọi người học tập góp phần củng cố cộng đồng xã hội đang xuống dốc về đạo đức,…; Nhà hảo tâm với tình thương tràn đầy sẵn sàng “bố thí, giúp đỡ” cho mọi người thoát khỏi cảnh đói nghèo; …Như vậy quả đã tốt nay cải sửa chuyển thành quả tốt hơn, sẽ tiến hóa lên cao hơn.
Nhưng, trong thời đại ngày nay, vật chất ngút trời, ngũ dục lung lạc ý chí, tư tưởng có sự so sánh rồi đăm ra nhàm chán với “đức hạnh tri túc thiểu dục”. Trước đây, nhà bác học, nhà giáo, nhà báo, bác sĩ, kỹ sư, nhà hảo tâm,…luôn có hoài bão học tốt với tâm huyết cống hiến hết đời mình vì sự nghiệp nhằm mục đích “mình vì mọi người”. Còn nay thì một số chuyển tâm huyết thành mục đích “mọi người vì mình”, mục tiêu phải đạt là “danh lợi-tiền tài” cho rằng “có danh lợi, tiền tài muốn gì cũng được”. Từ đó, kiến thức-kinh nghiệm,…đã bị thương mại hóa, trở thành món hàng trao đổi mua-bán miễn sao đạt lợi nhuận cao!?! Bốn đường ác hành động ác đã đành vì tâm thức quá u tối, còn trời Dục giới sống đạo lý, có phước báo, thông minh nhưng ý chí bị ngũ dục cám dỗ dẫn đến hành động sai lầm mà tự để mình sa lầy vào tội ác. Như vậy, đã có quả tốt nay cải sửa chuyển thành quả xấu ác, sẽ rơi xuống bốn đường ác. Thật đáng tiếc!!!
Cõi Dục, bốn đường ác tâm tán loạn quá si mê không hề biết nhân quả và nghiệp là gì, luôn hành động theo bản năng tức thuần nhân quả khác thời. Người-trời Dục giới dùng ý chí, kinh nghiệm, kiến thức,…cải sửa nhân quả khác thời tạo nghiệp, do tạp niệm nên không làm chủ được tâm tức không làm chủ được nghiệp, nên có lúc thiện có lúc ác và cứ quanh lộn mãi.
*Cõi trời Sắc giới: Qua thời gian tỉnh ngộ, tư tưởng nhàm chán, người-trời Dục giới quyết tâm bỏ ác hướng thiện, tu thiền định để làm chủ nghiệp, thăng hoa lên cõi Sắc.
Tìm nơi thanh tịnh, ý chí quyết định xui thân hành thiền, tập trung tư tưởng vào một đề mục ngoại pháp đã chọn, đây là ý nghiệp và thân nghiệp. Khi tập trung được liên tục đạt nhất niệm, chuyển nghiệp ác thành thiện, chuyển ngoại pháp thành nội pháp tức “ly dục sinh hỷ lạc”, đắc Sơ thiền. Khi nội pháp tiếp xúc thân tịnh sắc căn tạo sự rung động sinh cảm giác hỷ lạc, phát khởi dục vọng, đây là nhân quả khác thời. Tâm mong muốn chiếm hữu nội pháp để tận hưởng cảm giác, thuộc ý nghiệp; ý chí thúc giục thân nhập định, thuộc thân nghiệp. Khi đạt “định sanh hỷ lạc” đắc Nhị thiền. Tiếp tục định kỹ lâu đạt “ly hỷ diệu
- 3 -
lạc” đắc Tam thiền.
Cõi Sắc, tu thiền định tâm nhất niệm, làm chủ được nghiệp, thấy được nhân quả khác thời cõi Dục. Dùng ý chí mạnh, kinh nghiệm, kiến thức dồi dào phối hợp với định cải sửa nhân quả khác thời của thọ chuyển thành nghiệp hoàn toàn thiện bởi nội pháp tự phát khởi từ nội tâm không tổn hại đến ai. Dùng định nhất niệm kéo dài thiện nghiệp.
*Cõi trời Vô sắc giới: Qua thời gian, Tam thiền nhận biết cách chuyển nghiệp chưa thuần thiện, dùng định lực kỹ lâu sâu thăng hoa lên Tứ thiền sắc giới.
Tứ thiền, trong thiền định, thấy được nhân quả cõi Dục, cõi Sắc. Khi thân căn sinh lý tịnh sắc vi tế tiếp xúc pháp trần có cái biết phân biệt, khởi dục vọng muốn hiện hữu, hình thành nhân quả khác thời. Sau trải nghiệm, biết rằng “an trú trong hiện tại” sẽ không còn dính mắc vào thân và cảm giác, Tâm mong muốn chiếm hữu pháp trần, thuộc ý nghiệp; Ý chí thúc giục thân nhập định kỹ lâu sâu để tận hưởng “hiện tại lạc trú” thuộc thân nghiệp, cải sửa nhân quả khác thời của tưởng thành thuần thiện nghiệp. Tiếp tục tập trung định lực hơn nữa thăng hoa lên Tứ Không chìm đắm vào “tịch tịnh trú”, dùng định lực “tiêu dung nhân quả khác thời của sắc, thọ”, thấy được: “nhân quả khác thời”, “nhân quả đồng thời”, đỉnh cao “dường như tự tại không dính mắc vào nhân quả và nghiệp”. Ở đây chỉ có thuần ý nghiệp thiện rất vi tế.
Cõi Vô Sắc nhất niệm cao sâu, với ý chí mạnh mẽ, kinh nghiệm, kiến thức,…tuyệt vời tập trung định lực chìm đắm trong “hiện tại lạc trú” và “tịch tịnh trú” 24/24 giờ, thấy duyên khởi của các pháp tức thấy nhân quả, sống tự tại “gió bát phong không động tới” nên nghĩ rằng mình đã hoàn toàn “bất lạc nhân quả và dứt nghiệp”.
Thật ra, nhân quả là dòng chuyển biến sátna không ngừng nghỉ của vũ trụ nói chung và của thế giới chuyển biến chu kỳ nói riêng, như vậy không thể “bất lạc nhân quả” mà là “bất muội nhân quả”. Và chỉ có tâm “vô niệm” mới “bất muội nhân quả và phi nghiệp”. Tâm vô niệm tức là nhận lại Chân Tâm, rồi lặng lẽ như thật biết tiến trình hình thành nhân quả và ý chí tư tưởng chuyển nhân quả thành nghiệp diễn biến như thế nào nhận như thế nấy của bản thân gọi là “hiện tiền lạc trú”, khi tùy thuận thị hiện đến thấu đáo “nhân quả và nghiệp” của toàn thể chúng sanh trong vũ trụ gọi là “hiện pháp lạc trú”.
*Tứ Thánh:
-Nhập lưu: Khi tu tập được thức trong sáng, cơ duyên gặp Thiện tri thức khai ngộ buông xả mọi ý niệm, trở về Chân tâm rồi “lặng lẽ như dòng nước” nhìn thấy rõ ngay trong “sóng xác thân ngũ uẩn” tiến trình nhân quả của bốn đường ác hiện tiền diễn biến như thế nào nhận như thế nấy mà không cải sửa. Vì rõ biết nhân quả nên “bất muội nhân quả của bốn đường ác” và vĩnh viễn không có hành động ác. Còn người và trời Dục giới tưởng mình đắc Nhập lưu, nhưng thật ra hiện tại thoáng thấy đã vội vàng dùng ý chí, kinh nghiệm, kiến thức cải sửa nhân quả khác thời thành nghiệp theo luân lý, vì không rõ biết nên khi gặp trường hợp ngũ dục quá tải, rớt xuống bốn đường ác
-Nhất vãng lai: Tiếp tục trở về Chân tâm, lặng lẽ thấy rõ ngay trong xác thân ngũ uẩn tiến trình hình thành nhân quả và ý chí, kinh nghiệm cải sửa nhân quả chuyển thành nghiệp ác hoặc thiện của người-trời Dục giới hiện tiền diễn biến như thế nào nhận như thế nấy. Vì rõ biết nên “bất muội nhân quả về sắc và phi nghiệp của người-trời Dục giới”. Còn cõi Sắc tưởng mình đắc Nhất vãng lai, nhưng thật ra hiện tại thấy rõ đã vội dùng ý chí, kinh nghiệm, định lực đè nén chạy trốn nhân quả và chuyển nghiệp của người-trời Dục giới thăng hoa lên tầng trời cao hơn. An trú trong thiền định, thời gian nhàm chán, xuất định, nếu không tiến hóa thì thoái hóa hoặc gặp hoàn cảnh quá tải, ngũ dục lôi cuốn rớt xuống cõi Dục.
-Bất lai: Tiếp tục trở về Chân tâm, lặng lẽ biết rõ ngay trong xác thân ngũ uẩn tiến trình hình thành nhân quả và ý chí, kinh nghiệm phối hợp định cải sửa nhân quả chuyển
- 4 -
thành nghiệp từ thiện sang thiện hơn của cõi Sắc hiện tiền diễn biến như thế nào nhận như thế nấy. Vì rõ biết nên “bất muội nhân quả về thọ và phi nghiệp của cõi Sắc”. Còn Tứ thiền sắc giới tưởng mình đắc Bất lai, nhưng thật ra thấy rõ cõi Sắc cải sửa nhân quả thành nghiệp rồi tập trung ý chí mạnh, kinh nghiệm tuyệt vời phối hợp định lực sâu an trú trong “hiện tại”, nhưng thời gian nhàm chán rồi xuất định, nếu gặp hoàn cảnh quá tải có thể bị rớt xuống cõi Dục.
-Alahán: Đã trở về an trụ Chân tâm, lặng lẽ như thật biết dòng chuyển biến nhân quả đồng thời duyên khởi nhân quả khác thời nên “bất muội nhân quả”. Nếu còn mang xác thân thì vẫn còn trả nghiệp cũ, nhưng các Ngài lặng lẽ như thật biết tiến trình ý chí, tư tưởng cải sửa nhân quả thành nghiệp diễn biến như thế nào nhận như thế nấy nên “nghiệp mà phi nghiệp”. Nếu các Ngài nhập “diệt thọ tưởng định”, trụ vào Chân không thì “phi nhân quả, phi nghiệp”. Còn Tứ Không tưởng mình đắc Alahán, nhưng thật ra, chú tâm chuyển nghiệp ngày càng thuần thiện, tư tưởng rất vi tế thấy rõ tiến trình duyên khởi Tứ thiền, lại an trú trong “tịch tịnh”. Nhưng rồi thời gian nhàm chán, xuất định, từ đỉnh cao tụt dóc xuống thấp, nếu chướng duyên có thể tụt đến tận cùng bốn đường ác.
Ba bậc Thánh đầu từng bước trở về Chân Tâm, lặng lẽ thấy rõ nên “bất muội nhân quả từng phần và dứt nghiệp từng loại chúng sanh”. Thánh Alahán tự độ đã xong, trở về an trú Chân Không nên “phi nhân quả và phi nghiệp” của chính mình.
*Ba bậc Tam Tôn :
-Bích chi, Duyên giác: Tâm bất động, các Ngài hòa mình vào cuộc sống để tìm hiểu hoàn cảnh của chúng sanh mà luôn “bất muội nhân quả, nghiệp mà phi nghiệp”.
-Bồ tát Thánh: Phát bồ đề tâm cứu độ chúng sanh. Tâm luôn bất động, từ “phi nhân quả, phi nghiệp” mà từng bước tùy thuận “nhân quả và nghiệp” ứng hóa thân một chúng sanh đến nhiều chúng sanh, thị hiện trong một cõi đến nhiều cõi, để dần dần biết rõ nhân quả đồng thời của vũ trụ.
-Như lai: Tâm như như bất động, lập tức ứng hóa “nhân quả và nghiệp” để độ chúng sanh trong toàn thể pháp giới. Và, Như lai thấu suốt “nhân quả và nghiệp” toàn thể chúng sanh trong vũ trụ.
Vậy, ba bậc Tam Tôn với tâm đại từ đại bi, tùy thuận “nhân quả và nghiệp” ứng hóa nhiều thân chúng sanh, thị hiện trong nhiều cõi. Khi lập tức ứng hiện vô lương thân trong vô biên cõi thành Như lai thì mới thật sự “bất muội nhân quả của vũ trụ”.
Tóm lại, nhân quả đồng thời là dòng chuyển biến tự nhiên của vũ trụ làm nền tảng duyên khởi nhân quả khác thời. Tùy nhận thức của mỗi chúng sanh trong 3 cõi mà cải sửa nhân quả khác thời thành nghiệp thiện hoặc ác. Muốn chuyển nghiệp, mỗi chúng sanh cần thay đổi nhận thức ngay trong hiện tại, bởi “những gì ở quá khứ được cải sửa ngay hiện tại, những gì ở tương lai đều nằm ngay hạt giống hiện tại”. Bốn đường ác tâm tán loạn, chưa có ý chí nên không biết cải sửa. Người-trời Dục giới tâm tạp niệm, cải sửa nhân quả thành nghiệp khi thiện khi ác; Trời Sắc giới tâm nhất niệm, cải sửa nhân quả thành nghiệp thiện; Trời Vô sắc giới tâm nhất niệm sâu, chuyển nghiệp thiện sang thuần thiện. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ nhân quả và nghiệp nên đè nén đối trị chạy trốn để tiến hóa, nếu quá tải vẫn trở lại hành động tạo nghiệp ác. Để “tự cứu lấy mình” thì phải dứt nghiệp. Muốn dứt được nghiệp thì phải thấu đáo nhân quả và nghiệp. Khi tâm vô niệm, nhận lại Chân tâm, lặng lẽ thấy rõ tiến trình ngũ uẩn diễn biến như thế nào nhận như thế nấy tức thấy rõ trong nghiệp có nhân quả hoặc ngay trong hiện tại có cái hiện tiền. Ba bậc Thánh đầu, trên đường trở về Chân Tâm, từng bước “bất muội nhân quả và phi nghiệp” từ Địa ngục đến Tam thiền. Thánh Alahán an trụ Chân Tâm, còn xác thân thì “bất muội nhân quả, nghiệp mà phi nghiệp”, bỏ xác thân thì “phi nhân quả, phi nghiệp”. Ba bậc Tam Tôn “phi nhân quả, phi nghiệp” nhưng với lòng bi mẫn tùy thuận vào “hiện pháp” mà thị hiện “nhân quả và nghiệp” dài dài để độ chúng sanh.
Và, chỉ có Như Lai mới rốt ráo thấu suốt “nhân quả và nghiệp” của vô lượng chúng sanh trong toàn thể pháp giới vũ trụ.

Thí dụ nhân quả và nghiệp trên nền tảng là “Tâm”:
Thí dụ 1: Có lúc chân bước mà tâm nghĩ ngợi mông lung, vô ý đạp nhằm con vật gì đó trượt chân, xuýt té đây là hành động nhân quả (nhân là 2x2=4 là quả). Sau khi tập trung nhìn kỹ thấy con rắn mối đã bị đạp chết. Nếu tâm ác sẽ rủa chưởi “tại mày mà tao xuýt té, mày chết đáng đời”, từ nhân quả chuyển thành nghiệp ác, linh hồn nó oán thù, lúc này 2x2=50. Nếu tâm thiện sẽ cảm thấy hối hận, xin lỗi rồi đem chôn xác nó, từ nhân quả chuyển thành nghiệp thiện, lúc này 2x2=2. Còn nếu hiểu đạo tụng chú Vãng sanh và nguyện cầu linh hồn nó được vãng sanh, nó rất cám ơn, từ nhân quả chuyển thành nghiệp thiện, lúc này 2x2=0 mà có thêm phước báo.
Thí dụ 2: Hàng ngày có một ông lão ăn mày đi ăn xin qua các nhà có ông chủ rất giàu:
Ông 1: Miễn cưỡng bố thí vì sợ mất mặt trước quan khách đang dự tiệc, bố thí mà tiếc của.
Ông 2: Rất thương cảm, sẵn sàng bố thí không chỉ một lần mà thường xuyên liên tục.
Ông 3: Lặng lẽ bố thí với tâm “không có người cho, không có vật cho, không có người nhận”.
Ông 4: Bố thí vật chất còn bố thí pháp. Giải thích rõ cho ông ăn mày biết do tiền kiếp đã gây nghiệp ác hiện tại nhận quả xấu, rồi hướng dẫn cách tu tập chuyển nghiệp và chấm dứt nghiệp.
Vậy, ông lão ăn mày, hiện tại nhận quả ác từ quá khứ, nhưng không biết chuyển nghiệp. Ông chủ (1)(2) đã tạo nhiều nghiệp thiện, đủ duyên hiện tại hưởng phước báo nên tận hưởng sự giàu sang. Nhưng ông (1) tâm keo kiết, hiện tại chuyển thiện thành nhân ác; Ông (2) tâm thiện, hiện tại chuyển thiện càng thiện hơn. Ông (3) tâm “Tam luân không tịch”, đây là Thánh Alahán. Ông (4) tâm “đại từ đại bi”, đây là Bồ tát Thánh tùy thuận vào hiện tượng giới để cứu độ chúng sanh.

em_lanh

Tổng số bài gửi : 198
Location : Can Tho
Registration date : 09/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ  Empty Re: Tóm tắt những lời giảng của Sư Khang về Tịnh Độ

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết