Hiệp ước cùng sống chung an lạc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hiệp ước cùng sống chung an lạc
Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại
Hiệp ước cùng sống chung an lạc trên trái đất
Thế giới này không có gì tai hại bằng sự bất hoà. Bạn bè bất hòa vì tranh giành nhau, gia đình bất hòa vì không biết nhường nhịn, các quốc gia bất hòa vì ai cũng muốn hơn thua. Liên Hiệp Quốc bất hoà chắc thế giới này còn nổi loạn hơn nữa. Sở dĩ có sự bất hòa vì ai cũng cho mình đúng, sĩ diện quá lớn và bị cái tôi ngu xuẩn làm chủ. Hiệp ước Cùng Sống Chung An Lạc Trên Trái Đất được ký kết bởi tất cả quốc gia với lời cam kết cùng thực tập để lắng nghe, thấu hiểu, thông cảm, tha thứ và hoà giải. Những người trong cuộc bất hoà đau khổ rất nhiều, chẳng có gì sung sướng nhưng vẫn thích vướng vào. Nhưng người xung quanh phải chịu thiệt thòi. Hai vợ chồng cãi nhau vì quan điểm bất đồng, đứa con chịu nhiều áp lực và sầu khổ hơn cả. Hai quốc gia đánh nhau, người dân gánh chịu mọi hậu quả. Sự giao tranh giữa chính quyền Sri Lanka và lực lượng hổ Tamin, người dân phải chạy di tản và không thể an cư nơi chỗ cũ được nữa. Người gây ra đau khổ cho mình rồi gieo rắc đau khổ đó cho nhiều người khác theo kiểu trả thù đời càng nhúng bản thân vào sự tột cùng của đau khổ. Nguyên nhân của bất hòa chủ yếu vì tranh chấp hơn thua kém bằng, chứng minh quyền lực và tranh giành địa vị. Nếu xóa bỏ tất cả những thứ tà dục như vậy, con người khỏe re, sẵn sàng đón nhận những nguồn an lạc ngay trên Địa Cầu này.
Cộng đồng cần thực tập nếp sống nhu hoà và nhường nhịn. Trẻ con bây giờ hay nóng giận và cáu gắt vì bị ảnh hưởng của thời tiết hay tác động của môi trường sống. Người lớn cũng vậy thôi nhiều lúc chẳng kiềm chế được mình. Quí trọng sự hoà thuận thì làm việc gì cũng trôi chảy. Anan chỉ mong muốn áp dụng chủ nghĩa hoà thuận vào các đường hướng của mình hơn là trừng phạt, cấm vận hay gửi quân đi gìn giữ hoà bình. Một tổ chức phải có sự hoà thuận, hoà thuận dẫn đến đoàn kết, có vui cùng hưởng có họa cùng chia. Thế giới an lạc luôn có mặt của sự hoà thuận. Trong gia đình, gà cùng một mẹ không nên đá nhau. Trong đất nước, bầu và bí cùng leo chung một giàn. Trên trái đất, còn người ủng hộ và thực tập hành vi không phân biệt giữa các sắc tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, giới tính… Máu của ai cũng đỏ và nuớc mắt của ai cũng mặn nên hoà thuận với nhau cùng sống chung an lạc, xóa bỏ tất cả địa ngục trần gian. Địa ngục đâu nằm ở đâu xa xôi, nó ngay Địa Cầu này. Chỉ cần tạo ra một trận bất hòa nhỏ xíu cũng đủ thấy địa ngục đang hiện tiền rồi.
Liên Hiệp Quốc và nhà chính trị áp dụng sáu pháp hoà hợp mà đức Phật đã dạy nhằm xây dựng an lạc cộng đồng dân cư, an ninh khu vực, hoà giải dân tộc và hoà bình thế giới. Pháp thứ nhất là cùng chung sống dưới một mái nhà, một quốc gia, một khu vực, một châu lục và một quả Địa cầu. Sống chung cùng hưởng thái bình, đoàn kết cùng chống lại thiên tai bệnh tật và sữa chữa những lỗi lầm làm cho Địa Cầu nóng lên. Pháp thứ hai là sử dụng lời nói ái ngữ chỉ để nói lời hòa giải, hiểu biết và thương yêu mà thôi. Cái miệng không thể bị ô nhiễm nên sử dụng cái miệng xây đắp hoà bình. Hoà bình hay chiến tranh do lời nói mà ra, một lời nói có thể gây tan nát tất cả, chiến tranh bùng nổ nhưng một lời nói có thề hàn gắn tất cả, hoà bình lên ngôi. Mọi âm mưu chiến tranh và bạo động đều phải từ chức, nhường ngôi cho hoà bình và bất bạo động. Pháp thứ ba là gìn giữ ý tứ và suy nghĩ của mình. Con người thích những câu chuyện gây sốc nên cố gắng nhào nặn và chế biến những sản phẩm gây sốc. Đó là những suy nghĩ rạn nứt, gây chiến, bất cảm thông và sợ hãi. Khi tâm địa hoà hợp, con người đến với nhau vì tình người, không phải đến với nhau vì quyền lợi. Các quốc gia lên bàn đàm phán cứ mãi nói những câu sáu rỗng như quyền lợi quốc gia hay giá trị đất nước mà chưa bao giờ dám nói vì tình người cả. Đàm phán vì tình người thì làm gì có chuyện chỉ trích và bỏ ra về khi hội nghị thương thảo chưa đến hồi kết thúc. Pháp thứ tư là thực tập giới hạnh, giữ gìn đạo đức và rèn luyện tâm ý. Tu sĩ có giới luật, gia đình có kỷ cương và quốc gia có phép nước. Tuân thủ luật pháp và các nguyên tắc ứng xử chung được đề cao bởi các nhà đạo đức có thể giữ cho xã hội ổn định. Quốc gia nào càng ít có thông tin gây sốc càng tốt vì bình yên có mặt nhiều hơn. Ít thông tin gây sốc không có nghĩa là che dấu sự thật mà nói lên sự thật và xã hội chỉ ổn đinh thực sự khi sự thật được tôn trọng. Đạo đức con người phải thực tập trước đã mới nói đến đạo đức cộng đồng hay xã hội. Cộng đồng là tập thể mang yếu tố cá nhân. Cá nhân có đạo đức thì cộng đồng mới có đạo đức. Hoà hợp về đạo đức và quản lý xã hội bằng đức trị đưa thế giới đến chân thiện mỹ nhiều hơn bằng pháp trị hay quyền lực trị. Pháp thứ năm là hiểu biết và thương yêu. Những bất hoà được giải quyết bằng lắng nghe, chia sẻ và hòa giải. Khi hiểu được nhau, các quốc gia dễ dàng thông cảm và yêu thương tất cả quốc gia khác. Nhà chính trị biết cách làm việc không chỉ yêu thương dân tộc mình mà còn tất cả các dân tộc khác trên thế giới. Pháp thứ sáu là bình đẳng. Điều này đem lại sự hòa hợp Địa Cầu, đơn giản bất bình đẳng là nguyên nhân lớn nhất khiến con người không thể hoà thuận được. Phân chia giai cấp và phân biệt đối xử được lịch sử nhắc đến không biết bao nhiêu lần vì chúng mang chiến tranh đến cho nhân loại. Chiến tranh tôn giáo, sắc tộc, ý thức hệ cũng bởi tâm phân biệt mà ra. Thực tập tâm bình đẳng, nhà chính trị thấy rằng mình phục vụ cho đại đa số nhân loại, không phải cho một nhóm người nhỏ bé nào đó. Đây là sứ mệnh của nhà chính trị, không chỉ phụng sự quốc gia mà phụng sự nhân loại. Nhật Bản sử dụng đồng tiền của họ đầu tư khắp nơi trên thế giới, thực chất đang giúp đỡ chính nước của họ. Cho nên muốn quốc gia mình hoà bình, mình phải góp tay vào việc gìn giữ hoà bình của thế giới. Không có gì gọi là công việc nội bộ, công việc này mà không giải quyết được để nó bùng nổ ra cả khu vực, cái gọi là nội bộ kia có thể gây chiến tranh. Lắng nghe người khác đóng góp ý kiến về công việc nội bộ của mình khiến mình giải quyết công việc nhanh chóng và tạo dựng môi trường chính trị hoà dịu hơn. (18)
Sự nóng lạnh của chính trị khiến cho việc áp dụng sáu pháp hòa hợp trở nên rất quan trọng trong việc đem lại tính quân bình cho môi trường chính trị. Các quốc gia bắt tay nhau làm lành và sống đời thân thiện sẽ khiến cho một số quốc gia chuyên gây hấn bị cho ra rìa nhưng nếu họ đồng ý hòa giải, thế giới luôn sẵn sàng bầu bạn với họ. Chung sống hoà bình là nhu cầu của nhân loại và bất cứ nhà chính trị nào cũng am hiểu nhu cầu đó nên mọi chính sách ngoại giao đều nhằm nhu cầu này. Muốn thế giới sống chung thì người trong nước phải có khả năng sống chung. Trong nước ổn định thì khu vực và thế giới mới ổn định. Xây dựng nền chính trị an lạc theo đó dù một đảng hay nhiều đảng cũng có thể đoàn kết và bổ sung cho nhau. Kết hợp của nhiều bổ sung khiến nền chính trị thêm toàn diện. Đối với đa đảng, việc nhận xét đảng kia chỉ làm cho đảng kia tốt hơn lên và sự hoà hợp giữa các đảng mang đến lợi ích cho dân chúng rất nhiều. Đối với một đảng, người dân có quyền được lắng nghe và đánh giá đảng cầm quyền theo đó người dân làm chủ mọi quyết định của đảng. Độc đảng hay đa đảng, tiếng nói và sự hợp tác của người dân là quan trọng nhất bởi vì đảng phục vụ dân chứ không thể nào dân phục vụ đảng được. Dù là Obama hay Chavez, đã lãnh đạo đất nước thì lấy dân làm gốc, không phải lấy học thuyết của bản thân làm gốc. Hòa hợp gần gũi với dân chúng giúp nhà lãnh đạo thấu hiểu nỗi khổ niềm đau của dân và vì thế chỉ ban hành những chính sách có lợi cho dân mà thôi.
Tất cả con người dù thuộc dân tộc nào đều là bà con hay anh em của nhau mà đã vậy thì không gây chiến tranh mà sống hoà thuận êm thấm. Ngày Trái Đất đánh dấu sự kiện con người không chỉ chung tay xây đắp lại môi trường mà còn tom góp hạnh phúc của tình huynh đệ. Viễn cảnh của thế giới không cho phép nhà chính trị đưa đất nước vào thế đối đầu mà hợp tác để giải quyết các vấn đề chung toàn cầu như môi trường hay bệnh tật. Kỷ nguyên đối đầu đã chấm dứt và kỷ nguyên này nên là kỷ nguyên của hợp tác, thiện chí và hòa bình. Bất cứ phe phái nào đi ngược lại kỷ nguyên này tức là chống lại loài người và chống lại chính bản thân họ. Vấn đề của nhà chính trị không phải là ai đúng ai sai mà làm thế nào có thể sống hoà hợp trong sự an ninh vẫn còn mỏng manh của thế giới. Một khi thế giới hòa hợp, con người không mảy may phân biệt bất cứ thứ gì và có nhiều điều kiện chia sẻ hạnh phúc hơn. Các học thuyết về hạnh phúc và hoà bình hãy đem ra áp dụng thay thế các học thuyết về chiến tranh. Diện tích đất đai ngày càng thu hẹp do nước biển dâng cao nhưng vẫn còn đủ chỗ cho tất cả mọi người sống chung an lạc. Chiến tranh luôn gây ra những thương tổn và mất mát trong khi hoà bình chỉ làm duy nhất công việc là hàn gắn và hoà giải. Cha mẹ nhìn hai đứa con đấu đá nhau chắc chắn buồn lắm và tổ tiên nhìn hai quốc gia gầm gừ cũng không lấy làm vui. Trong cuốn từ điển nên xóa bỏ hai chữ kẻ thù và đặt ra hàng triệu từ mới có nghĩa bạn bè. Đơn giản bạn bè mang tới hạnh phúc và thịnh vượng, còn kẻ thù chỉ chất chứa khổ đau và nghèo đói. Thực tập hoà giải để mọi xung đột vắng mặt. Hạnh phúc đích thực khi con người lìa bỏ những tranh giành và đối đầu, dành thời gian để yêu thương và lắng nghe nhau.
(Sách: Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại - Minh Thạnh)
Xem thêm tại: http://vn.myblog.yahoo.com/sc_minhthanh
Hiệp ước cùng sống chung an lạc trên trái đất
Thế giới này không có gì tai hại bằng sự bất hoà. Bạn bè bất hòa vì tranh giành nhau, gia đình bất hòa vì không biết nhường nhịn, các quốc gia bất hòa vì ai cũng muốn hơn thua. Liên Hiệp Quốc bất hoà chắc thế giới này còn nổi loạn hơn nữa. Sở dĩ có sự bất hòa vì ai cũng cho mình đúng, sĩ diện quá lớn và bị cái tôi ngu xuẩn làm chủ. Hiệp ước Cùng Sống Chung An Lạc Trên Trái Đất được ký kết bởi tất cả quốc gia với lời cam kết cùng thực tập để lắng nghe, thấu hiểu, thông cảm, tha thứ và hoà giải. Những người trong cuộc bất hoà đau khổ rất nhiều, chẳng có gì sung sướng nhưng vẫn thích vướng vào. Nhưng người xung quanh phải chịu thiệt thòi. Hai vợ chồng cãi nhau vì quan điểm bất đồng, đứa con chịu nhiều áp lực và sầu khổ hơn cả. Hai quốc gia đánh nhau, người dân gánh chịu mọi hậu quả. Sự giao tranh giữa chính quyền Sri Lanka và lực lượng hổ Tamin, người dân phải chạy di tản và không thể an cư nơi chỗ cũ được nữa. Người gây ra đau khổ cho mình rồi gieo rắc đau khổ đó cho nhiều người khác theo kiểu trả thù đời càng nhúng bản thân vào sự tột cùng của đau khổ. Nguyên nhân của bất hòa chủ yếu vì tranh chấp hơn thua kém bằng, chứng minh quyền lực và tranh giành địa vị. Nếu xóa bỏ tất cả những thứ tà dục như vậy, con người khỏe re, sẵn sàng đón nhận những nguồn an lạc ngay trên Địa Cầu này.
Cộng đồng cần thực tập nếp sống nhu hoà và nhường nhịn. Trẻ con bây giờ hay nóng giận và cáu gắt vì bị ảnh hưởng của thời tiết hay tác động của môi trường sống. Người lớn cũng vậy thôi nhiều lúc chẳng kiềm chế được mình. Quí trọng sự hoà thuận thì làm việc gì cũng trôi chảy. Anan chỉ mong muốn áp dụng chủ nghĩa hoà thuận vào các đường hướng của mình hơn là trừng phạt, cấm vận hay gửi quân đi gìn giữ hoà bình. Một tổ chức phải có sự hoà thuận, hoà thuận dẫn đến đoàn kết, có vui cùng hưởng có họa cùng chia. Thế giới an lạc luôn có mặt của sự hoà thuận. Trong gia đình, gà cùng một mẹ không nên đá nhau. Trong đất nước, bầu và bí cùng leo chung một giàn. Trên trái đất, còn người ủng hộ và thực tập hành vi không phân biệt giữa các sắc tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, giới tính… Máu của ai cũng đỏ và nuớc mắt của ai cũng mặn nên hoà thuận với nhau cùng sống chung an lạc, xóa bỏ tất cả địa ngục trần gian. Địa ngục đâu nằm ở đâu xa xôi, nó ngay Địa Cầu này. Chỉ cần tạo ra một trận bất hòa nhỏ xíu cũng đủ thấy địa ngục đang hiện tiền rồi.
Liên Hiệp Quốc và nhà chính trị áp dụng sáu pháp hoà hợp mà đức Phật đã dạy nhằm xây dựng an lạc cộng đồng dân cư, an ninh khu vực, hoà giải dân tộc và hoà bình thế giới. Pháp thứ nhất là cùng chung sống dưới một mái nhà, một quốc gia, một khu vực, một châu lục và một quả Địa cầu. Sống chung cùng hưởng thái bình, đoàn kết cùng chống lại thiên tai bệnh tật và sữa chữa những lỗi lầm làm cho Địa Cầu nóng lên. Pháp thứ hai là sử dụng lời nói ái ngữ chỉ để nói lời hòa giải, hiểu biết và thương yêu mà thôi. Cái miệng không thể bị ô nhiễm nên sử dụng cái miệng xây đắp hoà bình. Hoà bình hay chiến tranh do lời nói mà ra, một lời nói có thể gây tan nát tất cả, chiến tranh bùng nổ nhưng một lời nói có thề hàn gắn tất cả, hoà bình lên ngôi. Mọi âm mưu chiến tranh và bạo động đều phải từ chức, nhường ngôi cho hoà bình và bất bạo động. Pháp thứ ba là gìn giữ ý tứ và suy nghĩ của mình. Con người thích những câu chuyện gây sốc nên cố gắng nhào nặn và chế biến những sản phẩm gây sốc. Đó là những suy nghĩ rạn nứt, gây chiến, bất cảm thông và sợ hãi. Khi tâm địa hoà hợp, con người đến với nhau vì tình người, không phải đến với nhau vì quyền lợi. Các quốc gia lên bàn đàm phán cứ mãi nói những câu sáu rỗng như quyền lợi quốc gia hay giá trị đất nước mà chưa bao giờ dám nói vì tình người cả. Đàm phán vì tình người thì làm gì có chuyện chỉ trích và bỏ ra về khi hội nghị thương thảo chưa đến hồi kết thúc. Pháp thứ tư là thực tập giới hạnh, giữ gìn đạo đức và rèn luyện tâm ý. Tu sĩ có giới luật, gia đình có kỷ cương và quốc gia có phép nước. Tuân thủ luật pháp và các nguyên tắc ứng xử chung được đề cao bởi các nhà đạo đức có thể giữ cho xã hội ổn định. Quốc gia nào càng ít có thông tin gây sốc càng tốt vì bình yên có mặt nhiều hơn. Ít thông tin gây sốc không có nghĩa là che dấu sự thật mà nói lên sự thật và xã hội chỉ ổn đinh thực sự khi sự thật được tôn trọng. Đạo đức con người phải thực tập trước đã mới nói đến đạo đức cộng đồng hay xã hội. Cộng đồng là tập thể mang yếu tố cá nhân. Cá nhân có đạo đức thì cộng đồng mới có đạo đức. Hoà hợp về đạo đức và quản lý xã hội bằng đức trị đưa thế giới đến chân thiện mỹ nhiều hơn bằng pháp trị hay quyền lực trị. Pháp thứ năm là hiểu biết và thương yêu. Những bất hoà được giải quyết bằng lắng nghe, chia sẻ và hòa giải. Khi hiểu được nhau, các quốc gia dễ dàng thông cảm và yêu thương tất cả quốc gia khác. Nhà chính trị biết cách làm việc không chỉ yêu thương dân tộc mình mà còn tất cả các dân tộc khác trên thế giới. Pháp thứ sáu là bình đẳng. Điều này đem lại sự hòa hợp Địa Cầu, đơn giản bất bình đẳng là nguyên nhân lớn nhất khiến con người không thể hoà thuận được. Phân chia giai cấp và phân biệt đối xử được lịch sử nhắc đến không biết bao nhiêu lần vì chúng mang chiến tranh đến cho nhân loại. Chiến tranh tôn giáo, sắc tộc, ý thức hệ cũng bởi tâm phân biệt mà ra. Thực tập tâm bình đẳng, nhà chính trị thấy rằng mình phục vụ cho đại đa số nhân loại, không phải cho một nhóm người nhỏ bé nào đó. Đây là sứ mệnh của nhà chính trị, không chỉ phụng sự quốc gia mà phụng sự nhân loại. Nhật Bản sử dụng đồng tiền của họ đầu tư khắp nơi trên thế giới, thực chất đang giúp đỡ chính nước của họ. Cho nên muốn quốc gia mình hoà bình, mình phải góp tay vào việc gìn giữ hoà bình của thế giới. Không có gì gọi là công việc nội bộ, công việc này mà không giải quyết được để nó bùng nổ ra cả khu vực, cái gọi là nội bộ kia có thể gây chiến tranh. Lắng nghe người khác đóng góp ý kiến về công việc nội bộ của mình khiến mình giải quyết công việc nhanh chóng và tạo dựng môi trường chính trị hoà dịu hơn. (18)
Sự nóng lạnh của chính trị khiến cho việc áp dụng sáu pháp hòa hợp trở nên rất quan trọng trong việc đem lại tính quân bình cho môi trường chính trị. Các quốc gia bắt tay nhau làm lành và sống đời thân thiện sẽ khiến cho một số quốc gia chuyên gây hấn bị cho ra rìa nhưng nếu họ đồng ý hòa giải, thế giới luôn sẵn sàng bầu bạn với họ. Chung sống hoà bình là nhu cầu của nhân loại và bất cứ nhà chính trị nào cũng am hiểu nhu cầu đó nên mọi chính sách ngoại giao đều nhằm nhu cầu này. Muốn thế giới sống chung thì người trong nước phải có khả năng sống chung. Trong nước ổn định thì khu vực và thế giới mới ổn định. Xây dựng nền chính trị an lạc theo đó dù một đảng hay nhiều đảng cũng có thể đoàn kết và bổ sung cho nhau. Kết hợp của nhiều bổ sung khiến nền chính trị thêm toàn diện. Đối với đa đảng, việc nhận xét đảng kia chỉ làm cho đảng kia tốt hơn lên và sự hoà hợp giữa các đảng mang đến lợi ích cho dân chúng rất nhiều. Đối với một đảng, người dân có quyền được lắng nghe và đánh giá đảng cầm quyền theo đó người dân làm chủ mọi quyết định của đảng. Độc đảng hay đa đảng, tiếng nói và sự hợp tác của người dân là quan trọng nhất bởi vì đảng phục vụ dân chứ không thể nào dân phục vụ đảng được. Dù là Obama hay Chavez, đã lãnh đạo đất nước thì lấy dân làm gốc, không phải lấy học thuyết của bản thân làm gốc. Hòa hợp gần gũi với dân chúng giúp nhà lãnh đạo thấu hiểu nỗi khổ niềm đau của dân và vì thế chỉ ban hành những chính sách có lợi cho dân mà thôi.
Tất cả con người dù thuộc dân tộc nào đều là bà con hay anh em của nhau mà đã vậy thì không gây chiến tranh mà sống hoà thuận êm thấm. Ngày Trái Đất đánh dấu sự kiện con người không chỉ chung tay xây đắp lại môi trường mà còn tom góp hạnh phúc của tình huynh đệ. Viễn cảnh của thế giới không cho phép nhà chính trị đưa đất nước vào thế đối đầu mà hợp tác để giải quyết các vấn đề chung toàn cầu như môi trường hay bệnh tật. Kỷ nguyên đối đầu đã chấm dứt và kỷ nguyên này nên là kỷ nguyên của hợp tác, thiện chí và hòa bình. Bất cứ phe phái nào đi ngược lại kỷ nguyên này tức là chống lại loài người và chống lại chính bản thân họ. Vấn đề của nhà chính trị không phải là ai đúng ai sai mà làm thế nào có thể sống hoà hợp trong sự an ninh vẫn còn mỏng manh của thế giới. Một khi thế giới hòa hợp, con người không mảy may phân biệt bất cứ thứ gì và có nhiều điều kiện chia sẻ hạnh phúc hơn. Các học thuyết về hạnh phúc và hoà bình hãy đem ra áp dụng thay thế các học thuyết về chiến tranh. Diện tích đất đai ngày càng thu hẹp do nước biển dâng cao nhưng vẫn còn đủ chỗ cho tất cả mọi người sống chung an lạc. Chiến tranh luôn gây ra những thương tổn và mất mát trong khi hoà bình chỉ làm duy nhất công việc là hàn gắn và hoà giải. Cha mẹ nhìn hai đứa con đấu đá nhau chắc chắn buồn lắm và tổ tiên nhìn hai quốc gia gầm gừ cũng không lấy làm vui. Trong cuốn từ điển nên xóa bỏ hai chữ kẻ thù và đặt ra hàng triệu từ mới có nghĩa bạn bè. Đơn giản bạn bè mang tới hạnh phúc và thịnh vượng, còn kẻ thù chỉ chất chứa khổ đau và nghèo đói. Thực tập hoà giải để mọi xung đột vắng mặt. Hạnh phúc đích thực khi con người lìa bỏ những tranh giành và đối đầu, dành thời gian để yêu thương và lắng nghe nhau.
(Sách: Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại - Minh Thạnh)
Xem thêm tại: http://vn.myblog.yahoo.com/sc_minhthanh
Van hoa doanh nghiep- Tổng số bài gửi : 54
Location : Vietnam
Registration date : 05/05/2009
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết