Kẻ thông minh thường coi rẻ Tịnh Độ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Kẻ thông minh thường coi rẻ Tịnh Độ
230. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ bảy)
Đã nhận được thư khi trước, hôm qua lại nhận được đầy đủ các văn kiện đã in. Tu hành chỉ nên tùy theo khả năng của mình mà lập công khóa, chứ đừng luận theo lối chấp nhất. Chỉ có [một điều] chắc chắn là không thể chẳng nương vào pháp “tín nguyện niệm Phật, hồi hướng vãng sanh Tây Phương” mà thôi! Một môn thâm nhập, muôn điều thiện đều tu trọn thì được. Nếu vứt bỏ Tịnh Độ, thâm nhập một môn trong các pháp môn khác và muôn điều thiện đều tu trọn thì không được! Bởi lẽ, cậy vào tự lực chắc chắn khó thể liễu thoát ngay trong đời này! Kẻ thông minh trong cõi đời thường coi rẻ Tịnh Độ.
Gã X… giữ phép quán bí truyền, hở ra là khoe có chứng ngộ, tiên tri v.v… Đấy là đã dính vào khí phận của ma vương, ngoại đạo rồi! Hắn đã chẳng nghe lời can gián thì đường ai nấy đi, chẳng cần phải qua lại với bọn họ, cũng chẳng cần phải nói mãi chuyện của hắn để khỏi mắc họa ngấm ngầm! Các văn kiện trình lên chánh phủ đã được in đều hay cả. Hiềm rằng chánh phủ lăm lăm chiếm đoạt tài sản, chứ chẳng muốn hiểu rõ lý, sợ rằng [những lời tâu trình, kiến nghị ấy] khó đạt hiệu quả! Nhưng do vậy cũng có thể làm tiêu bớt sự hung hăng của bọn họ, hình thành đôi chút hòa dịu. Ông Ất nọ là đệ tử của ông Bính kia[22], tôi chưa gặp ông ta. Nay thấy bài luận “đả phá thói tôn sùng Khổng Tử”, mới rõ ông ta hoàn toàn là một gã tiểu nhân xấu hèn, vô tri, vô thức, làm sao có thể chấn hưng Phật pháp, hoằng truyền, xiển dương Mật Tông, làm bậc Tam Tạng [pháp sư] giải thích kinh điển trong đời hiện tại ở Trung Hoa cho được? Đả đảo, phế diệt, đoạn trừ Khổng Giáo thì tâm pháp của nhị đế, tam vương[23], luân lý “tam cương, ngũ luân, ngũ thường” cũng bị đả đảo, đoạn trừ sạch! Chẳng ngờ người muốn hưng khởi Phật pháp lại thốt ra những lời cực ác, hèn hạ, thô lậu này! Vậy thì chuyện ông ta muốn hưng khởi Phật pháp trong tương lai chưa chắc đã chẳng phải là nền tảng để hoại diệt Phật pháp, đáng sợ hết sức!
Thư gởi cho ông Ất nọ [phân tích] xác đáng, rõ ràng, nhưng sợ ông ta khí phận ma sâu dầy, chẳng chịu nghe đâu! Nếu ông ta chịu nghe thì lợi ích lớn lắm! Ông Ất nọ là đệ tử của ông Bính, thầy lẫn trò đều mắc bệnh thích lập ra những nghĩa lý kỳ dị. Họ chỉ muốn tỏ lộ tài đức của chính mình, chẳng biết [những dị thuyết ấy] đã khiến cho những ai có đủ con mắt chẳng chịu nhắc tới! Ở Thượng Hải vẫn chưa thấy những sách ấy, vì thế tôi cũng chưa muốn gởi biếu sách của ông [sang đó], chỉ mong [những tà thuyết ấy] bị biến mất, không để lại tung tích gì, chẳng gây lụy cho Phật pháp. Nếu những sách [tà vạy] ấy đã lưu hành, cố nhiên hãy nên phân phát rộng rãi [cuốn sách do ông soạn để phê phán, đả phá những tà thuyết ấy]. Tại Thượng Hải hiện đang có gã Đinh nọ cũng là đệ tử của ông Bính, dạy người khác trì chú (thường hay phô phang chính mình có thần thông), nói là trong một trăm ngày liền có thể thành Phật! Người có lòng tin nhưng không đủ con mắt bèn như kiến bu, chim đậu, đã lên đến cả một ngàn mấy trăm người. Phật pháp vào thời Mạt hiện ra những cảnh tượng kỳ quái ấy, đáng lo tột cùng!
Quang tính trong vòng tháng Tám, tháng Chín, lo xong chuyện in sách sẽ giấu tung tích, ẩn dật lâu dài. Sau này bất luận là ai cũng đều chẳng qua lại nữa để khỏi phải quanh năm suốt tháng bận bịu vì người khác, đã tổn hại cho chính mình mà cũng chẳng ích gì cho người khác! Đến lúc lâm chung chắc sẽ khó vãng sanh, chẳng thể không lo tính sẵn. Cuối tháng Năm sẽ trở về Phổ Đà; qua tháng Sáu, tháng Bảy sẽ xuống núi không trở về nữa. Nếu gởi thư trước tháng Tám, hãy gởi sang chùa Thái Bình ở Thượng Hải. Sau tháng Tám, ngàn phần xin đừng gởi thư đến nữa bởi đã ẩn diệt tung tích rồi, không có chỗ nào để giao thư, mà cũng chẳng phúc đáp nữa đâu! Nhiệm vụ cấp bách nhất hiện thời là chú trọng nhân quả, báo ứng, và tận tụy thực hành. Những kẻ đàm luận huyền diệu nếu chẳng chú trọng nhân quả báo ứng và tận tụy thực hành sẽ càng tăng thêm tà kiến. Pháp không có tướng nhất định, phải khế hợp thời cơ! (ngày Mười Bảy tháng Ba)
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien7.htm
Đã nhận được thư khi trước, hôm qua lại nhận được đầy đủ các văn kiện đã in. Tu hành chỉ nên tùy theo khả năng của mình mà lập công khóa, chứ đừng luận theo lối chấp nhất. Chỉ có [một điều] chắc chắn là không thể chẳng nương vào pháp “tín nguyện niệm Phật, hồi hướng vãng sanh Tây Phương” mà thôi! Một môn thâm nhập, muôn điều thiện đều tu trọn thì được. Nếu vứt bỏ Tịnh Độ, thâm nhập một môn trong các pháp môn khác và muôn điều thiện đều tu trọn thì không được! Bởi lẽ, cậy vào tự lực chắc chắn khó thể liễu thoát ngay trong đời này! Kẻ thông minh trong cõi đời thường coi rẻ Tịnh Độ.
Gã X… giữ phép quán bí truyền, hở ra là khoe có chứng ngộ, tiên tri v.v… Đấy là đã dính vào khí phận của ma vương, ngoại đạo rồi! Hắn đã chẳng nghe lời can gián thì đường ai nấy đi, chẳng cần phải qua lại với bọn họ, cũng chẳng cần phải nói mãi chuyện của hắn để khỏi mắc họa ngấm ngầm! Các văn kiện trình lên chánh phủ đã được in đều hay cả. Hiềm rằng chánh phủ lăm lăm chiếm đoạt tài sản, chứ chẳng muốn hiểu rõ lý, sợ rằng [những lời tâu trình, kiến nghị ấy] khó đạt hiệu quả! Nhưng do vậy cũng có thể làm tiêu bớt sự hung hăng của bọn họ, hình thành đôi chút hòa dịu. Ông Ất nọ là đệ tử của ông Bính kia[22], tôi chưa gặp ông ta. Nay thấy bài luận “đả phá thói tôn sùng Khổng Tử”, mới rõ ông ta hoàn toàn là một gã tiểu nhân xấu hèn, vô tri, vô thức, làm sao có thể chấn hưng Phật pháp, hoằng truyền, xiển dương Mật Tông, làm bậc Tam Tạng [pháp sư] giải thích kinh điển trong đời hiện tại ở Trung Hoa cho được? Đả đảo, phế diệt, đoạn trừ Khổng Giáo thì tâm pháp của nhị đế, tam vương[23], luân lý “tam cương, ngũ luân, ngũ thường” cũng bị đả đảo, đoạn trừ sạch! Chẳng ngờ người muốn hưng khởi Phật pháp lại thốt ra những lời cực ác, hèn hạ, thô lậu này! Vậy thì chuyện ông ta muốn hưng khởi Phật pháp trong tương lai chưa chắc đã chẳng phải là nền tảng để hoại diệt Phật pháp, đáng sợ hết sức!
Thư gởi cho ông Ất nọ [phân tích] xác đáng, rõ ràng, nhưng sợ ông ta khí phận ma sâu dầy, chẳng chịu nghe đâu! Nếu ông ta chịu nghe thì lợi ích lớn lắm! Ông Ất nọ là đệ tử của ông Bính, thầy lẫn trò đều mắc bệnh thích lập ra những nghĩa lý kỳ dị. Họ chỉ muốn tỏ lộ tài đức của chính mình, chẳng biết [những dị thuyết ấy] đã khiến cho những ai có đủ con mắt chẳng chịu nhắc tới! Ở Thượng Hải vẫn chưa thấy những sách ấy, vì thế tôi cũng chưa muốn gởi biếu sách của ông [sang đó], chỉ mong [những tà thuyết ấy] bị biến mất, không để lại tung tích gì, chẳng gây lụy cho Phật pháp. Nếu những sách [tà vạy] ấy đã lưu hành, cố nhiên hãy nên phân phát rộng rãi [cuốn sách do ông soạn để phê phán, đả phá những tà thuyết ấy]. Tại Thượng Hải hiện đang có gã Đinh nọ cũng là đệ tử của ông Bính, dạy người khác trì chú (thường hay phô phang chính mình có thần thông), nói là trong một trăm ngày liền có thể thành Phật! Người có lòng tin nhưng không đủ con mắt bèn như kiến bu, chim đậu, đã lên đến cả một ngàn mấy trăm người. Phật pháp vào thời Mạt hiện ra những cảnh tượng kỳ quái ấy, đáng lo tột cùng!
Quang tính trong vòng tháng Tám, tháng Chín, lo xong chuyện in sách sẽ giấu tung tích, ẩn dật lâu dài. Sau này bất luận là ai cũng đều chẳng qua lại nữa để khỏi phải quanh năm suốt tháng bận bịu vì người khác, đã tổn hại cho chính mình mà cũng chẳng ích gì cho người khác! Đến lúc lâm chung chắc sẽ khó vãng sanh, chẳng thể không lo tính sẵn. Cuối tháng Năm sẽ trở về Phổ Đà; qua tháng Sáu, tháng Bảy sẽ xuống núi không trở về nữa. Nếu gởi thư trước tháng Tám, hãy gởi sang chùa Thái Bình ở Thượng Hải. Sau tháng Tám, ngàn phần xin đừng gởi thư đến nữa bởi đã ẩn diệt tung tích rồi, không có chỗ nào để giao thư, mà cũng chẳng phúc đáp nữa đâu! Nhiệm vụ cấp bách nhất hiện thời là chú trọng nhân quả, báo ứng, và tận tụy thực hành. Những kẻ đàm luận huyền diệu nếu chẳng chú trọng nhân quả báo ứng và tận tụy thực hành sẽ càng tăng thêm tà kiến. Pháp không có tướng nhất định, phải khế hợp thời cơ! (ngày Mười Bảy tháng Ba)
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien7.htm
Re: Kẻ thông minh thường coi rẻ Tịnh Độ
237. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ mười bốn)
Thế đạo ngày nay chính là thế đạo hoạn nạn; muốn ở trong cảnh hoạn nạn mà chẳng gặp hoạn nạn, nếu chẳng chí thành khẩn thiết trì niệm thánh hiệu Quán Âm sẽ chẳng thể được! Huống chi ông làm trưởng ấp, đang trong lúc thổ phỉ, binh lính hoành hành, nếu chẳng cậy vào từ oai của đức Phật, cứ muốn dùng tài trí của chính mình để lo liệu sẽ khó như lên trời, nguy hiểm như bước trên băng. Nếu ôm tấm lòng đại từ bi trừ bạo an lương, lỡ gặp phải những hạng hung ác như vậy thì thế tất nhiên là phải xử trị, nhưng phải giữ tấm lòng xót thương thì sẽ chẳng tự đến nỗi kết oán và gặp họa.
Năm ngoái, một đệ tử là Tào Vận Bằng làm huyện trưởng huyện Quảng Đức, tỉnh An Huy, do chủ trì án tử hình một người, bè đảng của hắn mưu tính báo cừu. Trong tháng Mười Một, ông ta trở về Thượng Hải, đến ngày Mười Ba tháng Chạp, mười gã đến nhà hỏi ông ta có nhà hay không. Vợ ông ta bảo: “Đã đi ra ngoài rồi!” Bà vợ và đứa con gái mười chín tuổi cũng quy y với Quang, thấy tình thế ấy, chí tâm niệm Quán Âm. Bọn giặc lục soát rương tráp, tìm được một xấp tiền hai ngàn đồng và hơn một trăm đồng tiền hiện thời, bèn ngồi trong nhà chờ ông ta trở về. Ông ta về đến nhà, thấy mười gã đều cầm súng, hỏi nguyên do, chúng nói để báo cừu. Hỏi: “Do chuyện gì?”, họ nói [báo cừu] cho kẻ bị ông ta xử tử hình. [Bọn chúng] hỏi [ông Tào] vì sao phải tử hình, ông bèn cho biết do cấp trên hạ lệnh tử hình. Ông ta nói: “Đấy là do mệnh lệnh của cấp trên chứ không phải Tào mỗ[36] tự giết”. Bọn giặc không chịu là đúng. Ông ta hỏi: “Các ông có nhận được mặt Tào mỗ không?” Chúng bảo: “Nhận được”. Nói chuyện hồi lâu, bọn giặc nóng ruột, bảo mọi người: “Chúng ta hãy đi thôi, ngày mai lại tới”, rồi bỏ đi. Tào Vận Bằng cùng bọn giặc trò chuyện hồi lâu, hỏi chúng có nhận được mặt hay không mà chúng trọn chẳng nhận ra ông, mà cũng chẳng hỏi “ông là ai?” rồi bỏ đi, hẹn ngày mai lại đến. Bọn giặc bỏ đi rồi, Vận Bằng gọi điện thoại cho ngân hàng bảo đừng trao tiền, sợ bọn giặc lại đến, đưa cả nhà sang Thanh Đảo. Thứ cảm ứng này nhiều đến nỗi không rảnh rang để viết ra. Có thể [dốc hết] thực lực trì niệm thì quyết định gặp dữ hóa lành.
Trong bưu kiện của bản thảo Diễn Giảng có kèm theo một bộ Khuê Phạm, đôi ba cuốn Thọ Khang Bảo Giám, hãy bảo con em đọc kỹ, ngõ hầu chẳng đến nỗi hao tổn nguyên tinh, trở thành yếu đuối và chết yểu. Sư Minh Đạo lo liệu việc phát hành kinh sách cho Phật Giáo Tịnh Nghiệp Xã ở đường Hách Đức, Thượng Hải; nếu muốn thỉnh tất cả các sách để tặng cho người khác, hãy chiếu theo quy định gởi thư thẳng cho thầy ấy.
238. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ mười lăm)
Nhận được thư, biết tấm lòng vì pháp vì dân vẫn như xưa, đủ chứng tỏ chí lực bền chắc, cứng cỏi, chẳng hời hợt, nông nổi như thói đời hiện thời. Phù Lăng là nơi Phật pháp chưa được truyền đến, lúc ban đầu mở mang [truyền bá đạo pháp] nơi ấy chớ nên dốc sức ngay vào chỗ cao sâu, mà trước hết hãy nên chỉ rõ: “Chỗ cao sâu trong đạo pháp, người thời nay nếu trọn chưa hề tu tập sẽ không thể thấu đạt được ngay; nhưng Phật pháp vốn có pháp môn đại phương tiện khiến cho kẻ không sức liền đạt được ngay chỗ cao sâu: Tu trì pháp môn Tịnh Độ và cần phải dốc hết sức giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, rồi lại dùng tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Nếu có thể dùng những điều như vậy để tu thì sẽ có thể cậy vào Từ lực của đức Phật đới nghiệp vãng sanh. Nếu được vãng sanh thì lợi ích đạt được đem so với [lợi ích] của những người tu các pháp tột cao tột sâu cũng trọn chẳng thua kém gì, mà còn vượt trỗi trăm ngàn vạn ức lần! Bởi lẽ, một đằng cậy vào tự lực, một đằng kiêm nương vào Phật lực mà ra”. Nói như vậy, chắc chắn họ chẳng dám coi rẻ pháp môn Tịnh Độ để tu những pháp cao sâu. Nếu chẳng nói như thế, ắt họ sẽ tự mong mỏi pháp cao sâu, coi pháp môn Tịnh Độ là pháp dành cho bọn ngu phu ngu phụ!
Xét đến mặt lợi ích thật sự, những kẻ biết đôi chút danh tướng [rồi bèn] tự cao tự đại, rốt cuộc khó thể đạt được lợi ích đoạn Hoặc chứng Chân thật sự. Xét đến kết quả, mong muốn được kề vai với những kẻ ngu phu ngu phụ nương vào Phật lực đới nghiệp vãng sanh cũng chẳng thể được! Đấy là căn bệnh chung của những kẻ thích ăn nói lớn lối, thích tự phụ là bậc thông gia xưa nay. Chúng ta đã muốn lợi người mà vẫn cứ noi theo dấu tích ấy sẽ giống như bọn Tống Nho vì muốn bảo vệ Nho giáo mà thốt lời đả phá lời Phật dạy, rốt cuộc đạt được mối họa thật sự là phế kinh điển, phế luân thường, vứt bỏ lòng hiếu, bỏ mặc lòng thẹn, giết cha, giết mẹ! Nếu bọn họ cũng đề xướng nhân quả, báo ứng, sanh tử, luân hồi, con người sẽ có điều kiêng sợ, có điều mong mỏi, hâm mộ, đời đời kế thừa nhau, chẳng dám coi những chuyện ấy (tức nhân quả, báo ứng, sanh tử, luân hồi) là lời Phật bịa chuyện gạt gẫm người ta; dù gió Âu có dữ dội đến mấy, làm sao có một số ít người tin theo cho được, huống chi là có những bậc vĩ nhân, những tay anh kiệt trong khắp thiên hạ đều tin theo ư? Than ôi, buồn thay! Kẻ diệt Nho giáo đâu phải là người Âu Tây mà chính là Tống Nho đấy chứ!
Hoằng dương Phật pháp mà chẳng chú ý mặt hành trì, chỉ chú trọng huyền diệu thì cũng tệ hại như Tống Nho vậy. Vì thế, chẳng dám không nói rõ ràng với ông. Gần đây, Mật Tông rất thịnh hành, nhưng dấu vết kém hèn của gã X… đã bộc lộ rành rành rồi! Nghe nói Trùng Khánh Phật Học Xã đã hoàn toàn biến thành đạo tràng Mật Tông. [Theo gã X…, trong Mật Tông] thành Phật dễ dàng, vãng sanh dễ dàng hệt như trở bàn tay. Tôi sợ cư sĩ cũng bị họ lung lạc, nhưng rồi nghĩ tới gã X… chuyên học Mật Tông nhiều năm mà kiến thức như thế thì chắc chắn chẳng phải là khí phận đã thành Phật và nghiệp tận tình không! Như vậy thì sở học của hắn ta chẳng phải là Mật Tông đúng như đức Như Lai đã truyền! Nếu chân chánh đạt được Mật Tông của đức Như Lai thì đâu đến nỗi thơm - thối cũng không biết, để rồi mặc sức khinh miệt thánh hiền ư! (ngày mồng Chín tháng Sáu)
239. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ mười sáu)
Học thuyết gây lầm lạc cho người thì thoạt đầu chỉ ít ỏi, nhưng kết quả về sau không cách gì thâu thập được nữa. Tống Nho ăn trộm đạo lý Lý Tánh trong Phật giáo, nhưng chẳng biết Lý Tánh lấy Sự Tu làm căn cứ để thành tựu từ lúc ban đầu cho đến lúc cuối cùng. Vì thế, họ bài bác “không nhân quả, báo ứng và sanh tử, luân hồi”, đến nỗi trở thành tình thế diệt tuyệt luân lý ngày nay. Ông hiểu biết Phật học kha khá, nhưng đối với sơ cơ mà trước hết chẳng coi trọng Sự Tu, lại dùng Đệ Nhất Nghĩa Đế để giáo huấn thì cũng là sai lầm không chi sánh ví được! [Chủ nhân đời trước của núi] Bách Trượng trả lời sai một câu “chẳng rớt vào nhân quả”, nếu xét theo Thật Lý thì cũng chẳng phải là sai lầm, nhưng do dạy người khác không phù hợp căn cơ khiến cho người ấy hiểu lầm, bèn đọa làm thân chồn hoang năm trăm đời! Vì thế cổ nhân nói: “Ninh khả trước hữu như Tu Di, bất khả trước không như giới tử” (Thà chấp Có như núi Tu Di, chẳng thể chấp Không chừng bằng hạt cải). “Thượng Đế thường hiện diện quanh ngươi, không đối xử sai khác với ai, kẻ bầy tôi thân cận của vua là người hiểu rõ lòng vua” v.v…
Hãy nên cực lực nói với họ về lý sự tướng tột cùng, khiến cho bọn họ đều cung kính nghiêm túc, kính sợ, thường khăng khăng giữ lòng Thành chẳng dám trái vượt. Nếu ông chẳng nêu tỏ ngay lý sâu Đệ Nhất Nghĩa Đế, nhất quyết họ cũng sẽ chẳng đến nỗi trái nghịch, lầm lạc. Nếu hoàn toàn chẳng dựa theo mặt Sự để nói, chuyên nói theo Đệ Nhất Nghĩa Đế sẽ khiến cho kẻ thượng căn tuy ngộ lý sâu nhưng chẳng chú trọng thật tu, kẻ hạ căn trở thành lũ ngông cuồng buông lung không kiêng dè, chẳng đáng buồn ư? Ông muốn lợi người, chẳng những chớ nên học theo cung cách của Tống Nho, ngay cả kiểu cách của tiên sinh Phụng Trì cũng chớ nên học theo vì ông ta chú trọng Lý Tánh, chẳng chú trọng Sự Tu. Hãy nên theo gót tiên sinh Châu An Sĩ thì lợi ích cũng lớn lắm.
Người đời nay thường bị bệnh chấp lý phế sự làm hại, ông lại noi theo đó để hướng dẫn thì họa hại há có cùng cực; nếu chẳng cho lời Quang nói là sai thì đấy chính là chỗ hết sức hơn người của ông vậy! Rất nhiều kẻ biết rõ mình sai lầm vẫn cực lực biện hộ, nào phải chỉ một hai ba bốn năm sáu bảy tám kẻ mà thôi! Cái học của Dương Tử[37] đúng là cái học chẳng đáng để nhắc tới. Trong thuở ấy, Mạnh Tử vẫn bàn đến, tuy là chê trách ông ta, nhưng cũng vì đó mà tiếng tăm, giá trị của ông ta được nâng cao. Nếu Mạnh Tử chẳng thèm nhắc tới, người đời sau ai biết có gã Dương Tử ấy? Dạy người, trước hết phải biết căn cơ của người đến học. Nếu không, phải chú trọng nơi Sự Tu, ắt sẽ là pháp tắc ổn thỏa nhất. [Học thuyết của] Dương Tử cũng chẳng thể coi là triết học. Khéo dùng triết học thì còn có ích cho đời, chứ cái học của Dương Tử tợ hồ phó mặc cho [bẩm tánh] tự nhiên, quả thật là kẻ giặc gây hại cho đạo làm người. Bởi lẽ ai nấy đều chẳng làm gì cả thì nước còn không có cách nào để uống, huống là mặc áo, ăn cơm ư?
Người trong cõi đời không gì chẳng cậy vào sức của người khác thì mới sống sót được. Trên từ hoàng đế, dưới đến kẻ ăn mày, không ai đều chẳng như vậy. Hắn ta dù nhổ một sợi lông để làm lợi cho thiên hạ cũng chẳng chịu làm, chẳng biết hắn mặc áo, ăn cơm hoàn toàn đều phải nhờ vào sức của người khác mà được thành tựu. Hắn ta đã không làm lợi cho người khác chừng một sợi lông, lẽ ra cũng không nên nhận mối lợi chừng bằng sợi lông của người khác [ban cho mình]. Thứ tà thuyết ấy còn có người xem là một trường phái học thuyết, đúng là coi con giòi trong hầm xí và thần long giống hệt như nhau!
Đừng nên gởi thư đến chỗ ông Nhiếp Vân Đài nữa! Ông ta bị bệnh nặng đã hơn một năm, nay mới hơi đỡ, chưa thể dụng tâm và nói năng nhiều được. Theo các nhà Tử Bình[38] đã đoán tướng mạng thì ông ta khó thể sống nổi từ hai năm trước, may mắn đã vượt qua được, nhưng hoàn toàn bình phục thì chẳng biết đến khi nào! Ông Hứa Chỉ Tịnh rất bận bịu, lại thêm sức khỏe không tốt lắm, vì thế chẳng thể ứng phó ngoại duyên. Tôi đã cậy sư Minh Đạo nhờ Cư Sĩ Lâm thăm dò tin tức Dương Lệ Đường.
Tôi đã bảo sư Minh Đạo gởi cho ông mười gói Lịch Sử Thống Kỷ, mỗi gói là năm bộ, có lẽ cũng đủ dùng. Mở hội diễn thuyết hình thức khá hay, nhưng thật chẳng dễ gì kiếm được người lo liệu. Nay bất luận là giới nào, hở ra là lập chương trình, nhưng khó tìm được người làm đúng theo chương trình! Nếu biết là khó khăn hãy nên lo liệu công việc sao cho đỡ tốn sức nhọc lòng. Chỉ mong sao có ích, chứ chẳng cần nhất định phải là phù hợp với chương trình lớn lao. Nếu muốn hợp với chương trình lớn lao, chắc sẽ đến nỗi lợi ích nhỏ nhoi cũng không có cách nào đạt được vì con người quá quen thói chẳng thích tuân theo cách thức, phạm vi chánh đáng vậy! (ngày Mười Bảy tháng Sáu)
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien7.htm
Thế đạo ngày nay chính là thế đạo hoạn nạn; muốn ở trong cảnh hoạn nạn mà chẳng gặp hoạn nạn, nếu chẳng chí thành khẩn thiết trì niệm thánh hiệu Quán Âm sẽ chẳng thể được! Huống chi ông làm trưởng ấp, đang trong lúc thổ phỉ, binh lính hoành hành, nếu chẳng cậy vào từ oai của đức Phật, cứ muốn dùng tài trí của chính mình để lo liệu sẽ khó như lên trời, nguy hiểm như bước trên băng. Nếu ôm tấm lòng đại từ bi trừ bạo an lương, lỡ gặp phải những hạng hung ác như vậy thì thế tất nhiên là phải xử trị, nhưng phải giữ tấm lòng xót thương thì sẽ chẳng tự đến nỗi kết oán và gặp họa.
Năm ngoái, một đệ tử là Tào Vận Bằng làm huyện trưởng huyện Quảng Đức, tỉnh An Huy, do chủ trì án tử hình một người, bè đảng của hắn mưu tính báo cừu. Trong tháng Mười Một, ông ta trở về Thượng Hải, đến ngày Mười Ba tháng Chạp, mười gã đến nhà hỏi ông ta có nhà hay không. Vợ ông ta bảo: “Đã đi ra ngoài rồi!” Bà vợ và đứa con gái mười chín tuổi cũng quy y với Quang, thấy tình thế ấy, chí tâm niệm Quán Âm. Bọn giặc lục soát rương tráp, tìm được một xấp tiền hai ngàn đồng và hơn một trăm đồng tiền hiện thời, bèn ngồi trong nhà chờ ông ta trở về. Ông ta về đến nhà, thấy mười gã đều cầm súng, hỏi nguyên do, chúng nói để báo cừu. Hỏi: “Do chuyện gì?”, họ nói [báo cừu] cho kẻ bị ông ta xử tử hình. [Bọn chúng] hỏi [ông Tào] vì sao phải tử hình, ông bèn cho biết do cấp trên hạ lệnh tử hình. Ông ta nói: “Đấy là do mệnh lệnh của cấp trên chứ không phải Tào mỗ[36] tự giết”. Bọn giặc không chịu là đúng. Ông ta hỏi: “Các ông có nhận được mặt Tào mỗ không?” Chúng bảo: “Nhận được”. Nói chuyện hồi lâu, bọn giặc nóng ruột, bảo mọi người: “Chúng ta hãy đi thôi, ngày mai lại tới”, rồi bỏ đi. Tào Vận Bằng cùng bọn giặc trò chuyện hồi lâu, hỏi chúng có nhận được mặt hay không mà chúng trọn chẳng nhận ra ông, mà cũng chẳng hỏi “ông là ai?” rồi bỏ đi, hẹn ngày mai lại đến. Bọn giặc bỏ đi rồi, Vận Bằng gọi điện thoại cho ngân hàng bảo đừng trao tiền, sợ bọn giặc lại đến, đưa cả nhà sang Thanh Đảo. Thứ cảm ứng này nhiều đến nỗi không rảnh rang để viết ra. Có thể [dốc hết] thực lực trì niệm thì quyết định gặp dữ hóa lành.
Trong bưu kiện của bản thảo Diễn Giảng có kèm theo một bộ Khuê Phạm, đôi ba cuốn Thọ Khang Bảo Giám, hãy bảo con em đọc kỹ, ngõ hầu chẳng đến nỗi hao tổn nguyên tinh, trở thành yếu đuối và chết yểu. Sư Minh Đạo lo liệu việc phát hành kinh sách cho Phật Giáo Tịnh Nghiệp Xã ở đường Hách Đức, Thượng Hải; nếu muốn thỉnh tất cả các sách để tặng cho người khác, hãy chiếu theo quy định gởi thư thẳng cho thầy ấy.
238. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ mười lăm)
Nhận được thư, biết tấm lòng vì pháp vì dân vẫn như xưa, đủ chứng tỏ chí lực bền chắc, cứng cỏi, chẳng hời hợt, nông nổi như thói đời hiện thời. Phù Lăng là nơi Phật pháp chưa được truyền đến, lúc ban đầu mở mang [truyền bá đạo pháp] nơi ấy chớ nên dốc sức ngay vào chỗ cao sâu, mà trước hết hãy nên chỉ rõ: “Chỗ cao sâu trong đạo pháp, người thời nay nếu trọn chưa hề tu tập sẽ không thể thấu đạt được ngay; nhưng Phật pháp vốn có pháp môn đại phương tiện khiến cho kẻ không sức liền đạt được ngay chỗ cao sâu: Tu trì pháp môn Tịnh Độ và cần phải dốc hết sức giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, rồi lại dùng tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Nếu có thể dùng những điều như vậy để tu thì sẽ có thể cậy vào Từ lực của đức Phật đới nghiệp vãng sanh. Nếu được vãng sanh thì lợi ích đạt được đem so với [lợi ích] của những người tu các pháp tột cao tột sâu cũng trọn chẳng thua kém gì, mà còn vượt trỗi trăm ngàn vạn ức lần! Bởi lẽ, một đằng cậy vào tự lực, một đằng kiêm nương vào Phật lực mà ra”. Nói như vậy, chắc chắn họ chẳng dám coi rẻ pháp môn Tịnh Độ để tu những pháp cao sâu. Nếu chẳng nói như thế, ắt họ sẽ tự mong mỏi pháp cao sâu, coi pháp môn Tịnh Độ là pháp dành cho bọn ngu phu ngu phụ!
Xét đến mặt lợi ích thật sự, những kẻ biết đôi chút danh tướng [rồi bèn] tự cao tự đại, rốt cuộc khó thể đạt được lợi ích đoạn Hoặc chứng Chân thật sự. Xét đến kết quả, mong muốn được kề vai với những kẻ ngu phu ngu phụ nương vào Phật lực đới nghiệp vãng sanh cũng chẳng thể được! Đấy là căn bệnh chung của những kẻ thích ăn nói lớn lối, thích tự phụ là bậc thông gia xưa nay. Chúng ta đã muốn lợi người mà vẫn cứ noi theo dấu tích ấy sẽ giống như bọn Tống Nho vì muốn bảo vệ Nho giáo mà thốt lời đả phá lời Phật dạy, rốt cuộc đạt được mối họa thật sự là phế kinh điển, phế luân thường, vứt bỏ lòng hiếu, bỏ mặc lòng thẹn, giết cha, giết mẹ! Nếu bọn họ cũng đề xướng nhân quả, báo ứng, sanh tử, luân hồi, con người sẽ có điều kiêng sợ, có điều mong mỏi, hâm mộ, đời đời kế thừa nhau, chẳng dám coi những chuyện ấy (tức nhân quả, báo ứng, sanh tử, luân hồi) là lời Phật bịa chuyện gạt gẫm người ta; dù gió Âu có dữ dội đến mấy, làm sao có một số ít người tin theo cho được, huống chi là có những bậc vĩ nhân, những tay anh kiệt trong khắp thiên hạ đều tin theo ư? Than ôi, buồn thay! Kẻ diệt Nho giáo đâu phải là người Âu Tây mà chính là Tống Nho đấy chứ!
Hoằng dương Phật pháp mà chẳng chú ý mặt hành trì, chỉ chú trọng huyền diệu thì cũng tệ hại như Tống Nho vậy. Vì thế, chẳng dám không nói rõ ràng với ông. Gần đây, Mật Tông rất thịnh hành, nhưng dấu vết kém hèn của gã X… đã bộc lộ rành rành rồi! Nghe nói Trùng Khánh Phật Học Xã đã hoàn toàn biến thành đạo tràng Mật Tông. [Theo gã X…, trong Mật Tông] thành Phật dễ dàng, vãng sanh dễ dàng hệt như trở bàn tay. Tôi sợ cư sĩ cũng bị họ lung lạc, nhưng rồi nghĩ tới gã X… chuyên học Mật Tông nhiều năm mà kiến thức như thế thì chắc chắn chẳng phải là khí phận đã thành Phật và nghiệp tận tình không! Như vậy thì sở học của hắn ta chẳng phải là Mật Tông đúng như đức Như Lai đã truyền! Nếu chân chánh đạt được Mật Tông của đức Như Lai thì đâu đến nỗi thơm - thối cũng không biết, để rồi mặc sức khinh miệt thánh hiền ư! (ngày mồng Chín tháng Sáu)
239. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ mười sáu)
Học thuyết gây lầm lạc cho người thì thoạt đầu chỉ ít ỏi, nhưng kết quả về sau không cách gì thâu thập được nữa. Tống Nho ăn trộm đạo lý Lý Tánh trong Phật giáo, nhưng chẳng biết Lý Tánh lấy Sự Tu làm căn cứ để thành tựu từ lúc ban đầu cho đến lúc cuối cùng. Vì thế, họ bài bác “không nhân quả, báo ứng và sanh tử, luân hồi”, đến nỗi trở thành tình thế diệt tuyệt luân lý ngày nay. Ông hiểu biết Phật học kha khá, nhưng đối với sơ cơ mà trước hết chẳng coi trọng Sự Tu, lại dùng Đệ Nhất Nghĩa Đế để giáo huấn thì cũng là sai lầm không chi sánh ví được! [Chủ nhân đời trước của núi] Bách Trượng trả lời sai một câu “chẳng rớt vào nhân quả”, nếu xét theo Thật Lý thì cũng chẳng phải là sai lầm, nhưng do dạy người khác không phù hợp căn cơ khiến cho người ấy hiểu lầm, bèn đọa làm thân chồn hoang năm trăm đời! Vì thế cổ nhân nói: “Ninh khả trước hữu như Tu Di, bất khả trước không như giới tử” (Thà chấp Có như núi Tu Di, chẳng thể chấp Không chừng bằng hạt cải). “Thượng Đế thường hiện diện quanh ngươi, không đối xử sai khác với ai, kẻ bầy tôi thân cận của vua là người hiểu rõ lòng vua” v.v…
Hãy nên cực lực nói với họ về lý sự tướng tột cùng, khiến cho bọn họ đều cung kính nghiêm túc, kính sợ, thường khăng khăng giữ lòng Thành chẳng dám trái vượt. Nếu ông chẳng nêu tỏ ngay lý sâu Đệ Nhất Nghĩa Đế, nhất quyết họ cũng sẽ chẳng đến nỗi trái nghịch, lầm lạc. Nếu hoàn toàn chẳng dựa theo mặt Sự để nói, chuyên nói theo Đệ Nhất Nghĩa Đế sẽ khiến cho kẻ thượng căn tuy ngộ lý sâu nhưng chẳng chú trọng thật tu, kẻ hạ căn trở thành lũ ngông cuồng buông lung không kiêng dè, chẳng đáng buồn ư? Ông muốn lợi người, chẳng những chớ nên học theo cung cách của Tống Nho, ngay cả kiểu cách của tiên sinh Phụng Trì cũng chớ nên học theo vì ông ta chú trọng Lý Tánh, chẳng chú trọng Sự Tu. Hãy nên theo gót tiên sinh Châu An Sĩ thì lợi ích cũng lớn lắm.
Người đời nay thường bị bệnh chấp lý phế sự làm hại, ông lại noi theo đó để hướng dẫn thì họa hại há có cùng cực; nếu chẳng cho lời Quang nói là sai thì đấy chính là chỗ hết sức hơn người của ông vậy! Rất nhiều kẻ biết rõ mình sai lầm vẫn cực lực biện hộ, nào phải chỉ một hai ba bốn năm sáu bảy tám kẻ mà thôi! Cái học của Dương Tử[37] đúng là cái học chẳng đáng để nhắc tới. Trong thuở ấy, Mạnh Tử vẫn bàn đến, tuy là chê trách ông ta, nhưng cũng vì đó mà tiếng tăm, giá trị của ông ta được nâng cao. Nếu Mạnh Tử chẳng thèm nhắc tới, người đời sau ai biết có gã Dương Tử ấy? Dạy người, trước hết phải biết căn cơ của người đến học. Nếu không, phải chú trọng nơi Sự Tu, ắt sẽ là pháp tắc ổn thỏa nhất. [Học thuyết của] Dương Tử cũng chẳng thể coi là triết học. Khéo dùng triết học thì còn có ích cho đời, chứ cái học của Dương Tử tợ hồ phó mặc cho [bẩm tánh] tự nhiên, quả thật là kẻ giặc gây hại cho đạo làm người. Bởi lẽ ai nấy đều chẳng làm gì cả thì nước còn không có cách nào để uống, huống là mặc áo, ăn cơm ư?
Người trong cõi đời không gì chẳng cậy vào sức của người khác thì mới sống sót được. Trên từ hoàng đế, dưới đến kẻ ăn mày, không ai đều chẳng như vậy. Hắn ta dù nhổ một sợi lông để làm lợi cho thiên hạ cũng chẳng chịu làm, chẳng biết hắn mặc áo, ăn cơm hoàn toàn đều phải nhờ vào sức của người khác mà được thành tựu. Hắn ta đã không làm lợi cho người khác chừng một sợi lông, lẽ ra cũng không nên nhận mối lợi chừng bằng sợi lông của người khác [ban cho mình]. Thứ tà thuyết ấy còn có người xem là một trường phái học thuyết, đúng là coi con giòi trong hầm xí và thần long giống hệt như nhau!
Đừng nên gởi thư đến chỗ ông Nhiếp Vân Đài nữa! Ông ta bị bệnh nặng đã hơn một năm, nay mới hơi đỡ, chưa thể dụng tâm và nói năng nhiều được. Theo các nhà Tử Bình[38] đã đoán tướng mạng thì ông ta khó thể sống nổi từ hai năm trước, may mắn đã vượt qua được, nhưng hoàn toàn bình phục thì chẳng biết đến khi nào! Ông Hứa Chỉ Tịnh rất bận bịu, lại thêm sức khỏe không tốt lắm, vì thế chẳng thể ứng phó ngoại duyên. Tôi đã cậy sư Minh Đạo nhờ Cư Sĩ Lâm thăm dò tin tức Dương Lệ Đường.
Tôi đã bảo sư Minh Đạo gởi cho ông mười gói Lịch Sử Thống Kỷ, mỗi gói là năm bộ, có lẽ cũng đủ dùng. Mở hội diễn thuyết hình thức khá hay, nhưng thật chẳng dễ gì kiếm được người lo liệu. Nay bất luận là giới nào, hở ra là lập chương trình, nhưng khó tìm được người làm đúng theo chương trình! Nếu biết là khó khăn hãy nên lo liệu công việc sao cho đỡ tốn sức nhọc lòng. Chỉ mong sao có ích, chứ chẳng cần nhất định phải là phù hợp với chương trình lớn lao. Nếu muốn hợp với chương trình lớn lao, chắc sẽ đến nỗi lợi ích nhỏ nhoi cũng không có cách nào đạt được vì con người quá quen thói chẳng thích tuân theo cách thức, phạm vi chánh đáng vậy! (ngày Mười Bảy tháng Sáu)
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien7.htm
Similar topics
» Vô minh
» Hiểu về trái tim - Thích Minh Niệm
» Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - phần 3
» Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - phần 4
» Lục Tự Minh Chú giảng giải của HT. Tuyên Hóa.
» Hiểu về trái tim - Thích Minh Niệm
» Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - phần 3
» Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - phần 4
» Lục Tự Minh Chú giảng giải của HT. Tuyên Hóa.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết