DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:07 am

Nội Dung

1. HIỂU ĐÚNG NHÂN QUẢ
2. SỐ MỆNH
3. LUẬT NHÂN QUẢ
4. NGẪU NHIÊN
5. NHÂN QUẢ PHẢI TRẢ
6. CHẾT LÀ MỘT SỰ NỐI TIẾP CỦA LUẬT NHÂN QUẢ VÔ THƯỜNG
7. CON NGƯỜI NGÀY MỘT ĐÔNG HƠN
8. CHUYỂN NHÂN QUẢ QUÁ KHỨ TRONG KIẾP HIỆN TẠI
9. NHÌN ĐỜI BẰNG ĐÔI MẮT NHÂN QUẢ THIỆN ÁC THÌ CUỘC SỐNG MỚI
10. CÓ HẠNH PHÚC, AN VUI*
11. NỖI ĐAU VỀ THỂ XÁC*
12. TỪ TRƯỜNG
13. NGHIỆP
13. NGHIỆP TÁI SANH
14. NGHIỆP LÀM SAO CHUI VÀO BÀO THAI
15. NGHIỆP LÀNH CỦA PHẬT
16. SAU KHI NHẬP DIỆT CHƯ PHẬT CÒN TRỞ LẠI THẾ GIAN NỮA
17. KHÔNG?
18. KHỈ VƯỢN CÓ PHẢI LÀ THỦY TỔ CỦA LOÀI NGƯỜI KHÔNG*?
19. QUẢ BÁO CÓ HAY KHÔNG?
20. ĂN CỦA ĐÀ NA TÍN THÍ MÀ KHÔNG TU
21. SÁT NHÂN THÌ NHÂN OÁN SÁT VẬT THÌ HÓA KIẾP LÀM CHÚNG SANH CỦA CHÚNG
22. NẾU CON NGƯỜI KHÔNG ĂN THỊT CHÚNG SANH THÌ CHÚNG SANH SẼ TRÀN NGẬP TRÁI ĐẤT
23. LÀM KIẾP CON MÈO LÀ SẮP ĐẾN KIẾP LÀM NGƯỜI
24. THÔNG MINH
25. NHÂN QUẢ XINH ĐẸP
26. YỂU TỬ ĐƯỢC TÁI SANH KHÔNG?
27. TỰ TỬ*
28. Mẫu chuyện “NGƯỜI ĐẸP ĐẠI GIA “
29. NHÂN ÁC
30. SÁT SANH CẦU HẠNH PHÚC
31. CẬN TỬ NGHIỆP
32. PHƯỚC HỮU LẬU
33. MẤT TRÍ
34. NHỮNG CÂU HỎI VỀ ÂM DƯƠNG
35. DUYÊN NHÂN QUẢ
36. CON NGƯỜI TỪ ĐÂU SANH?
37. NHÂN QUẢ
38. LÀM CHỦ SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT
39. SÁU NẺO LUÂN HỒI
40. HƠI NÓNG CHỖ NÀO THÌ TÁI SANH CHỖ ĐÓ
41. NHÂN QUẢ CÓ TRÙNG HỢP KHÔNG?
42. CÁI GÌ CHỊU HẬU QUẢ THIỆN ÁC, NẾU KHÔNG CÓ LINH HỒN
44. NGƯỜI ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG*
45. NHÂN QUẢ
46. TƯỚNG CƯỚP ANGULIMALA
47. LÒNG BIẾT ƠN VÀ NIỀM MƠ ƯỚC
48. MỘT LY SỮA


Được sửa bởi phimanh ngày Sun Jan 30, 2011 11:46 pm; sửa lần 5.

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:11 am

HIỂU ĐÚNG NHÂN QUẢ

Kính thưa các bạn! Hiện tượng đại dịch cúm gia cầm là một hiện tượng trong nhiều hiện tượng của nhân quả đang xảy ra trên hành tinh này mà loài người là nói riêng còn tất cả chúng sanh là nói chung. Vạn vật trên hành tinh này đã và đang trả những quả ác mà chính họ đã gieo nhân không thiện, cho nên họ đã được trừng trị theo qui luật công lý, công bằng của đạo luật này.

Kính thưa các bạn! Nhân quả là một đạo luật duyên hợp thành hoại của vạn vật trong vũ trụ. Vì thế vạn vật có mặt trên hành tinh này là do các duyên hợp lại mà thành và khi vắng mặt cũng đều do các duyên tan rả mà hoại. Do duyên thành hoại nên nó rất rõ ràng, cụ thể chân thật, vì thế gọi nó là khoa học. Luật nhân quả không có một người nào đứng ra xử phạt, chỉ theo hành động thiện ác nhiều ít của mọi người mà lãnh quả khổ vui nhiều ít. Và cũng vì thế nó rất công bằng và công lý.

Cho nên nhân quả không có gì là mơ hồ, trừu tượng khó hiểu cả, nhưng vì con người không có đôi mắt chánh kiến về nhân quả nên không giải thích tường tận thâm sâu, bao la trùng điệp duyên sanh, duyên khởi, duyên diệt để giúp cho các bạn dễ hiểu đạo luật này mà thôi. Tại sao luật nhân quả công bằng và khoa học ? Nhân quả công bằng là vì gieo nhân nào thì phải gặt lấy quả nấy, không thể gieo nhân này mà gặt lấy quả khác được. Phải không các bạn? Nó xác minh và chứng thực mọi sự việc xảy ra chung quanh vạn vật trong vũ trụ một cách cụ thể, rõ ràng nên rất khoa học.

1. Nhân quả thảo mộc

Muốn hiểu biết nhân quả như thật thì trước tiên chúng ta phải hiểu biết nhân quả thảo mộc. Vậy muốn hiểu biết nhân quả thảo mộc thì các bạn hãy hiểu nghĩa chữ nhân quả. Vậy nhân quả nghĩa là gì? Theo chữ Hán nhân có nghĩa là hạt; quả có nghĩa là trái, ghép chung hai từ này lại thành “nhân quả” có nghĩa là “hạt và trái”

Ví dụ: Hạt ớt khi được gieo trồng lớn lên thành cây ớt, từ cây ớt ra bông kết trái cho quả ớt, nhưng quả ớt cay; hạt chanh khi được gieo trồng lên thành cây chanh, từ cây chanh ra bông kết trái cho quả chanh, nhưng quả chanh chua; hạt xoài, khi được gieo trồng, nẩy mầm lớn lên thành cây xoài. Từ cây xoài ra bông kết trái cho quả xoài, nhưng quả xoài ngọt.
Nhân của cây thảo mộc có thể là hạt (hạt ớt, hạt đu đủ, hột xoài…), là củ , là dây leo (cắt một nhánh rau muống quăng xuống mươn là sẽ cho ra nhiều nhánh rau muống,…), là nhánh cây (cắt vài nhánh cây khoai mì găm xuống đất là sẽ có nhiều cây khoai mì lớn sau này,…),v.v…

Trên đây là nhân quả của loài thảo mộc theo duyên hợp trùng trùng tạo thành nhân quả, nhân nào thì quả nấy rất là thiết thực cụ thể, cho nên chỉ có những người không chịu hiểu mới cho rằng không có nhân quả.

Tính chất của nhân quả

Từ hạt cây đu đủ cho quả đu đủ, nhưng quả đu đủ ngọt. Cũng từ một hạt cây đu đủ cho nhiều quả đu đủ, nhưng một quả đu đủ có nhiều hạt, như vậy các bạn thấy nhân quả chưa? Một nhân không phải chỉ cho có một quả mà phải cho nhiều quả, nhưng một quả không thể có một nhân mà phải có nhiều nhân. Có đúng như vậy không các bạn?

Trên đây là nói về đặc tính nhân quả cay, đắng, ngọt, bùi của loài thảo mộc và còn xác định duyên sinh khởi trùng trùng của của nhân quả. Cho nên một nhân có nhiều quả, một quả có nhiều nhân. Lấy nhân quả thảo mộc để chứng minh cho nhân quả của con người. Lấy nhân quả thảo mộc làm một bằng chứng cụ thể để các bạn không còn có một lý do gì mà bảo rằng không có nhân quả.

Cũng lấy ví dụ cây đu đủ, từ một nhân có nhiều trái đu đủ, trong một trái đu đủ có nhiều hạt. Nếu gieo những hạt này xuống đất thì lại có hàng trăm ngàn cây đu đủ khác, nhưng cây đu đủ đầu tiên vẫn chưa chết phải không các bạn?

Kính thưa các bạn! Con người cũng chỉ là một loài sinh vật sống trên hành tinh này như bao nhiêu loài khác, nên đều chịu chung số phận của qui luật nhân quả. Và trên hành tinh này cũng không có một loài vật nào thoát ra khỏi qui luật này. Trên hành tinh này mọi vật gồm có từ cây cỏ thảo mộc cho đến những loài động vật đều có một sự sống bình đẳng như nhau. Có một sự sống bình đẳng như nhau thì phải theo qui luật nhân quả điều hành. Nhưng loài động vật trong đó có loài người vì vô minh không hiểu biết chạy theo lòng ham muốn tạo nhiều điều ác độc nên tự làm mất đi sự sống bình đẳng, vì thế mới có kẻ sang người hèn; mới có kẻ giàu người nghèo v.v... Và do đó mới có duyên sinh hợp của nhân quả vạn trạng thiên hình, và cũng vì vậy mà duyên tan hoại cũng thiên hình vạn trạng. Vì thế vạn vật sinh diệt liên tục trùng trùng điệp điệp theo nhân ác, còn ngược lại theo nhân thiện vô lậu thì sinh diệt chấm dứt. Như đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt rồi tịch diệt là vui”.

2. Chuyển đổi nhân quả thảo mộc.

Với khoa học tiến bộ ngày nay con người tìm đủ mọi cách để thay đổi đặc tính của các cây thực vật có năng suất hiệu qua cao hơn giống mới, thu hoạch ngắn ngày hơn như cây lúa, hoặc tạo ra trái cây ngọt hơn giống củ bằng cách ghép thân cây của một cây cam chua với thân một cây cam ngọt, hoặc thay đổi gen của giống cây hay hoa để cho ra trái dưa hấu không hột, cà không hột, bông nhiều màu, cây trái chống được bệnh có khả năng phòng bệnh tốt hơn,… Đó goi là quá trình chuyển đổi nhân quả thảo mộc.

3. Nhân quả của con người.

Nhân quả của con người không khác gì nhân quả của loài thảo mộc, cũng cụ thể, rõ ràng, xác thực. Nó trừu tượng, nhưng không mơ hồ, ảo tưởng, không thiếu chứng thực, không thiếu khoa học.

“NHÂN” của con người qua 3 nơi, đó là hành động Thân, Khẩu và Ý. Hành động thân, khẩu, ý là nguyên nhân để sinh ra mọi điều thiện, ác.

“QUẢ” của con người là kết quả, là thọ chịu, là nhận lấy những cảm nhận vui buồn, khổ đau, phiền não, bệnh tật, tai nạn, tật nguyền v.v...

Như trên đã nói: Nhân quả của con người không khác gì nhân quả của loài thảo mộc. Vì con người là một sinh vật sống như các loài sinh vật khác trên hành tinh này nên đều bị chi phối theo luật nhân quả như nhau.

Một nhân có nhiều quả, một quả có nhiều nhân. Cho nên một hành động ác thì phải chịu nhiều quả khổ, những quả khổ ấy diễn biến theo các thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.

Ví dụ: Các bạn mắng chưởi một người nào đó thì trong quá khứ các bạn đã tức giận hay thù oán người đó. Vì có tức giận hay thù oán các bạn mới chưởi mắng người khác được. Tức giận là QUẢ QUÁ KHỨ, nhưng đang chưởi người là NHÂN HIỆN TẠI. Khi người bị các bạn chưởi mắng lấy cây đánh các bạn; các bạn bị đánh đó là QUẢ VỊ LAI. Vì vậy nhân quả luôn có mặt trong ba thời: quá khứ, vị lai và hiện tại, nó tiếp diễn trùng trùng duyên khởi, trùng trùng duyên sanh và trùng trùng duyên diệt. Đó là một nhân có nhiều quả và một quả có nhiều nhân.
Khi một người tạo nhân ăn cắp, sẽ bị quả là bị bắt, bị đánh đập, bị bỏ tù, bị người ta ghét, bị người ta nói xấu chê bai, bị mang tiếng suốt đời, bị người đời xa lánh,…Đó là một nhân có nhiều quả.

Vì thế lý nhân quả duyên khởi, duyên sanh, duyên diệt rất cụ thể, rõ ràng mà không ai dám phủ nhận rằng không có nhân quả. Chỉ trừ những người sống ảo tưởng thần thánh hoá một đấng siêu hình tối cao có vạn năng sinh ra vạn vật thì mới không chấp nhận nhân quả. Bởi vì chấp nhận nhân quả thì làm sao có đấng tối cao ấy được. Phải không các bạn?

Nhân quả còn là một đạo luật rất công bằng, công lý trong môi trường sống trên hành tinh này như trên đã nói. Trên thế gian này không có một toà án nào xử phạt công bằng, công lý hơn được. Vì đạo luật nhân quả xử phạt theo thiện ác của mọi người, mọi loài sống trên hành tinh này.

Một hành động ác là một nhân, nhưng một nhân không thể có một quả. Các bạn nên xem xét lại nhân quả thảo mộc thì sẽ rõ. Một hạt đu đủ lên thành cây, khi cây cho trái không thể cho một trái mà cho nhiều trái. Phải không các bạn? Một người ăn cắp khi bị bắt người ta không đánh một bạt tai mà đánh nhiều bạt tai và còn bị nhiều đấm, đá khác nữa. Đó là một nhân mà có nhiều quả.

Một quả mà có nhiều nhân như trái đu đủ. Các bạn có lưu ý quả đu đủ chưa? Trong quả đu đủ có nhiều hạt đấy các bạn ạ! Xét nhân quả thảo mộc và con người thì không khác nhau. Vì nhân quả là một định luật chung cho vạn vật trên hành tinh này nên một nhân ăn cắp mà phải nhận lãnh nhiều quả bị đánh đập không sao kể hết và mỗi hành động bị đánh đập liền phóng xuất ra những từ trường ác ấy.

Do những từ trường ác này tương ưng những ai có tâm trộm cắp như vậy thì hợp duyên làm con của những người này. Mỗi hành động bị đánh đập là một nhân, một nhân sẽ thành một con người gian tham trộm cắp. Xét theo luật nhân quả thì một người làm ác khi chết không phải sinh ra một người ác mà sinh ra nhiều người ác.

Một hành động giết hại và ăn thịt chúng sanh tức là một nhân ác. Một nhân ác thì phải trả nhiều quả khổ. Vì thế, quả giết hại và ăn thịt chúng sanh thì phải nhận lấy quả khổ đau bệnh tật, nhiều thứ bệnh tật, chứ không phải một thứ bệnh tật và còn tai nạn nữa, không phải một tai nạn mà nhiều tai nạn không thể tính hết được.

Trong những quả khổ đau ấy lại có những nhân từ trường nghiệp ác để tiếp tục tái sinh ra những loài vật đã bị giết hại và ăn thịt. Cho nên một người ăn thịt gà là nhân, nhưng nhân ăn thịt gà này không phải sinh làm một con gà mà sinh ra nhiều con gà; cũng như ăn cá tôm thì phải sinh làm cá tôm nhưng không phải một con cá tôm mà nhiều con cá tôm. Giết hại và ăn thịt chúng sanh bao nhiêu thì phải sinh ra bấy nhiêu và còn nhiều hơn nữa. Vì thế trại nuôi gia súc và ao hồ nuôi cá tôm phát triển càng nhiều để đáp ứng nhu cầu ăn uống dục lạc của con người thì nghiệp ác của họ càng cao.

Các bạn còn nhớ tính chất của cây thảo mộc này không? từ một nhân có nhiều trái đu đủ, trong một trái đu đủ có nhiều hạt. Nếu gieo những hạt này xuống đất thì lại có hàng trăm ngàn cây đu đủ khác, nhưng cây đu đủ đầu tiên vẫn chưa chết phải không các bạn? Đúng vậy mỗi một nhân ác thiện của con người hằng ngày không phải đợi đến khi người đó chết mới đi tái sanh, mà ngay liền trong hiện tại tương ưng ngay với những người hay vật để sanh ra làm con vật này con vật nọ hoặc người này người nọ để mà trả nhân quả, mặc dù người đầu tiên gieo nhân quả vẫn còn sống. Do vậy, nhân quả trùng trùng sanh diệt hằng ngày qua từng hành động của thân khẩu ý trong suốt cuộc đời của một con người. Chính vì khi hiểu rõ về nhân quả như vậy chúng ta nên cẩn thận từng hành động, lời nói và suy nghĩ của mình để sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh nữa.

4. Nhân quả vũ trụ

Nghiệp ác của con người càng cao thì sự sinh khởi diệt nghiệp quả ác báo này lại càng cao hơn. Nhưng nghiệp quả ác báo này không thể dừng lại đây, vì nhân quả ác ngút trời của loài động vật, nhất là loài người. Vì thế, từ trường ác thải ra ngút trời làm nhân quả thời tiết vũ trụ chuyển động thành thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, sóng thần, động đất, bão tố, chiến tranh, khủng bố, các loại bệnh nhất là dịch cúm gia cầm, chim muông, heo, dê, bò, ngựa v.v... Cho nên dịch cúm gia cầm chỉ là một hiện tượng nhân quả duyên tan hoại của nhiều hiện tượng nhân quả duyên tan hoại đang xảy ra trên hành tinh này. Nếu con người không biết chấm dứt những hành động cực ác giết hại và ăn thịt chúng sanh không có một chút lòng yêu thương thì thế gian này còn nhiều khổ đau nữa...

Với tấm lòng yêu thương sự sống của con người, trước cảnh đại dịch cúm gia cầm Minh Hoàng có ý muốn nhờ trí tuệ Tam minh của Thầy để soi sáng giúp các nhà khoa học chứng minh nhân quả bằng khoa học để mọi người không còn làm điều ác nữa; để mọi người thoát khỏi cảnh chết thương đau; để mọi người sống được bình an, hạnh phúc. Với lòng yêu thương sự sống của con người, trước cái chết dịch cúm gia cầm Minh Hoàng không biết làm sao hơn, đành phải kêu gọi Thầy thị hiện thần thông giáo hóa, chỉ rõ cho loài người những tai hại của những hành động ác của mình. Minh Hoàng một con người với lòng hiếu sinh ấy thật đáng cho mọi người kính mến và yêu thương. Thầy cảm thông được lòng yêu thương mọi người của Minh Hoàng. Thầy không dùng trí tuệ Tam Minh và thần thông giáo hoá, vì đó là ngoài vấn đề chủ trương đạo đức của Phật giáo, nên Thầy dùng tri kiến của một người đã vượt qua nhân quả. Thầy viết thư này gửi đến mọi người để những ai có đủ duyên được đọc, nhờ đó mới có đủ lòng tin nhân quả thì mới sống đúng đạo đức không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh.

Trước thảm cảnh cái chết la liệt của con người đã xảy ra trên hành tinh này theo qui luật của nhân quả thiện ác. Thầy tha thiết kêu gọi mọi người hãy hướng về đức Phật một ân nhân của loài người, Ngài đã để lại cho loài người một chương trình giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản – nhân quả, để giúp cho con người vượt lên nhân quả sống toàn thiện. Đức Phật ra đời, sau khi tu hành chứng đạt chân lí, Ngài thấy qui luật nhân quả đang điều hành vũ trụ một cách trật tự, công bằng.

Đó là một sự thật nhưng con người quá vô minh không thấy, không hiểu biết, nên lầm lạc đi trong vòng qui luật khổ đau này. Muốn con người thoát khổ, ra khỏi qui luật này, nên lời nói pháp đầu tiên của đức Phật, đã xác định chân lí Tứ Diệu Đế. Chân lí Tứ Diệu Đế là một sự thật chỉ thẳng kiếp làm người là khổ, là nguyên nhân sinh khổ, là trạng thái hết khổ, là chương trình giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh. Đó là một bài pháp giúp cho mọi người hiểu biết về nhân quả.

Có hiểu biết về nhân quả thì mới biết hành động nào thiện, hành động nào ác. Biết hành động nào thiện, hành động nào ác thì mới chuyển hóa được nhân quả. Chuyển hóa được nhân quả là vượt ra khỏi qui luật nhân quả tức là làm chủ nhân quả nghiệp báo. Tất cả những hành động này là một sự thật không có gì mơ hồ, ảo tưởng.

Kính thưa các bạn! Con người vì vô minh không thấy, không biết nguyên nhân sinh ra muôn vàn sự khổ đau chính là lòng ham muốn của các bạn. Do lòng ham muốn mà con người mới có những hành động thiện ác. Có những hành động thiện ác thì phải nhận lấy những quả khổ vui của những hành động đó. Đấy là vô minh không hiểu, không biết mà các bạn đi theo qui luật của nhân quả. Các bạn có biết không? Biết rõ như vậy nên đức Phật dạy chúng ta: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” hoặc “Ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp”.

Nhưng muốn không làm điều ác, luôn luôn làm điều thiện hoặc luôn luôn ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp thì phải tham dự tu học tám lớp “ĐẠO ĐẾ” tức là “BÁT CHÁNH ĐẠO”. Theo đúng chương trình giáo dục đào tạo ba cấp “GIỚI, ĐỊNH, TUỆ” của Phật giáo. Khi tốt nghiệp xong ba cấp tu học ấy, các bạn sẽ trở thành một con người có đạo đức đầy đủ sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh. Và như vậy thế gian này trở thành Thiên đàng, Cực lạc, thì dịch cúm gia cầm và thiên tai, lũ lụt, sóng thần, động đất, hỏa hoạn, thủy tai làm sao còn nữa. Phải không các bạn?

Trong thư con hỏi: “Với đôi mắt nhân quả của Thầy, xin Thầy chỉ rõ làm thế nào có thể ngăn chặn đại dịch này, cứu giúp hằng triệu người trên thế giới. Con tin rằng nếu loài người nhận thức về qui luật nhân quả ấy một cách khoa học, họ sẽ giảm rất nhiều các hành động ác của mình”

Muốn cứu giúp mọi người thoát khỏi làn sóng đại dịch cúm gia cầm và những thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần, bão tố v.v... thì chỉ có mọi người phải thông hiểu nhân quả. Chính thông hiểu nhân quả, nên mọi người phải tự cứu mình bằng cách ngưng bàn tay ác độc giết hại chúng sanh, ngưng sự sống ác độc nhẫn tâm đối với sự sống của các loài vật khác và ngưng ăn thịt chúng sanh tức là phải sống theo sự hướng dẫn của ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN – NHÂN QUẢ.

Thứ nhất là họ phải sống “Chánh tri kiến”. Vậy sống Chánh tri kiến như thế nào? Sống Chánh tri kiến là phải thấy đúng mọi hoàn cảnh, mọi sự việc, mọi đối tượng thường xảy ra đều thấy đúng là nhân quả thiện ác.

Thứ hai là phải sống “Chánh tư duy”. Vậy sống Chánh tư duy như thế nào? Sống Chánh tư duy tức là sống suy tư mọi hoàn cảnh, mọi sự việc, mọi đối tượng đều phải tư duy, suy nghĩ nó là nhân quả thiện ác .

Thứ ba là họ phải sống “Chánh ngữ” . Vậy sống Chánh ngữ như thế nào? Sống Chánh ngữ tức là sống dùng lời nói thiện không được nói lời nói ác, nói lời nói không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cả hai.

Thứ tư là họ phải sống “Chánh nghiệp”. Vậy sống Chánh nghiệp như thế nào? Sống Chánh nghiệp tức là sống không làm sáu nghề nghiệp ác, thường dùng những hành động không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cả hai.

Thứ năm là họ phải sống “Chánh mạng”. Vậy sống Chánh mạng như thế nào? Sống Chánh mạng tức là sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cả hai. Sống không nuôi dưỡng thân mạng bằng máu thịt chúng sanh, bằng sự đau khổ của loài vật khác, của người khác.

Thứ sáu là họ phải sống “Chánh tinh tấn”. Vậy sống Chánh tinh tấn như thế nào? Sống Chánh tinh tấn tức là sống siêng năng tinh cần hằng ngày từng phút từng giây không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cả hai tức là ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp.

Thứ bảy là họ phải sống “Chánh niệm”. Vậy sống Chánh niệm như thế nào? Sống Chánh niệm tức là sống giữ gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Tất cả những chướng ngại pháp tác động vào thân tâm họ đều được đẩy lui bằng pháp Như lý tác ý trên Tứ Niệm Xứ.

Thứ tám là họ phải sống “Chánh định”. Vậy sống Chánh định như thế nào? Sống Chánh định tức là sống bất động tâm trước các pháp ác và các cảm thọ.

Kính thưa các bạn! Với đôi mắt của người chứng đạt chân lí thì nhìn thấy nhân quả là thật, nó giống như xem chỉ trong lòng bàn tay của mình vậy. Còn các bạn với đôi mắt bị hạn chế không gian và thời gian nên không thể thấy rõ như vậy. Vì thế Thầy phải dùng nhân quả thảo mộc để chỉ cho các bạn nhận thấy cụ thể rõ ràng nhân quả là một sự thật chứ không phải tưởng tượng. Tin hay không tin đó là quyền của các bạn, nhưng Thầy biết rằng các bạn đang bị luật nhân nhân quả điều khiển, nói cách khác các bạn là những người nô lệ của nhân quả. Nếu các bạn không chịu cỡi bỏ ách nô lệ thì muôn đời ngàn kiếp phải làm thân nô lệ cho nhân quả mãi mãi.

5. Đường đi của nhân quả con người

Đường đi của nhân quả con người xuất phát từ Thân, Khẩu, Ý.
Thân có 3 hành:
1. Giết hại và ăn thịt chúng sinh
2. Trộm cắm, lấy của không cho.
3. Tà dâm.

Khẩu có 4 hành:
1. Nói lời nói không thành thật
2. Nói 2 chiều, chuyện không nói có chuyện có nói không
3. Nói lời nói thêu dệt
4. Nói lời nói hung dữ, ác độc.

Ý có 3 hành:
1. Tham
2. Sân
3. Si

Do vậy đã là con người muốn thoát ra khỏi sự chi phối của nhân quả thì chúng ta nên biết sống trong thập thiện, tránh xa thập ác để đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mình và mọi người.

6. Chuyển đổi nhân quả con người

Bằng thập thiện, 3 đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng và 3 hạnh ăn, ngủ và độc cư.


Được sửa bởi phimanh ngày Fri Jan 28, 2011 9:03 pm; sửa lần 3.

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:12 am

SỐ MỆNH

Hỏi: Có số phận không thưa Thầy?

Đáp: Có luật nhân quả, chớ không có số phận. Do tinh thần tiêu cực, mất hết ý chí tự lực, nên có một số người đặt ra thuyết định mệnh để an ủi lại mình khi đứng trước những nhân quả quá khắc nghiệt, quá khó khăn. Do bi quan họ nghĩ tưởng rằng: con người không thể nào vượt qua số phận.

Phần đông ngày nay người ta chịu ảnh hưởng thuyết định mạng nhân quả của văn hóa Trung Hoa. Khi đứng trước những việc khó khăn, những sự thử thách gian nan, khổ sở, họ đều co đầu, rút cổ và bảo rằng: Đó là Định mệnh do Trời đã quyết định, chúng ta là con người không thể làm nên và cũng không thể nào vượt qua được. Do sự tư duy như vậy nên nghị lực mất hết, tinh thần yếu kém, mất sức tự chủ v.v…

Nếu có số phận của con người thì trên đời này không có luật nhân quả. Không có luật nhân quả thì xã hội lòai người không bao giờ có sự công bằng.

Nếu không có luật nhân quả thì không bao giờ có câu tục ngữ: “Không ai giàu ba họ và cũng không ai khó ba đời”. Vì đời sống con người đều nằm trong luật vô thường chung của các pháp, đó là quy luật của nhân quả, của bánh xe tiến hóa luân hồi. Do đó không thể nào nói có số phận được, Phải không các con?

Nếu không có luật nhân quả thì bốn chân lý của Đạo Phật không ra đời, vì mọi sự đau khổ của con người là số mệnh, là số phận cố định. vì mọi sự đau khổ của con người là số phận, là số mệnh cố định không thay đổi được, vì thế không thể nào chuyển khổ thành vui được. Do đó chân lý của Đạo Phật không còn là Chân lý của lòai người nữa.
Mục đích Đạo Phật ra đời là dạy con người chuyển khổ thành vui, lấy nhân thiện chuyển quả ác đem lại sự an vui hạnh phúc cho mọi người, cho nên chân lý của Phật Giáo sẽ đập tan tành thuyết định mệnh, vì thế con người không còn gọi là số phận mà là chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt.

Ví dụ: Một người chửi mắng mình, mình không chửi mắng lại, vui vẻ không giận hờn, đó là chuyển nhân ác thành quả vui. Như vậy đâu phải là số phận mà là nhân quả, phải không các con?
(Trích Đường Về Xứ Phật tập I )



LUẬT NHÂN QUẢ


Hỏi: Luật nhân quả rất công bằng, ai làm thì người đó chịu. Vậy sao trên đời này chẳng thấy có cái gì là công bằng cả.
Ví dụ: như người siêng năng học tập không chơi bời mà khi kết quả thi thì cứ thấp hơn những người chơi nhiều học ít. Tại sao vậy?

Đáp: Luật nhân quả rất công bằng, ai làm thì người đó chịu, nhưng chúng ta phải có đủ trí tuệ quán xét, chứ không nhìn một cách thông thường mà thấy được sự công bằng ấy.

Ví dụ: như người siêng năng học tập không chơi bời mà khi kết quả thi thì cứ thấp hơn những người chơi nhiều học ít. Nếu nhìn thông thường thì chúng ta thấy luật nhân quả không công bằng, còn chúng ta nhìn suốt lý nhân quả thì mới thấy luật nhân quả không bỏ sót một hành động thiện ác nào mà ta đã tạo nhân trong hiện tại cũng như trong quá khứ. Cho nên luật nhân quả gồm có nhiều góc độ nhìn:
- Thứ nhất nhân hiện tại quả hiện tại.
- Thứ hai nhân quá khứ quả hiện tại.
- Thứ ba nhân hiện tại quả tuơng lai.
- Thứ tư nhân người này quả người khác chịu do chùm nhân quả.

Ví dụ trên về người sinh viên thì phải nhìn nhân quá khứ, quả hiện tại, thì mới thấy luật nhân quả công bằng, còn nhìn nhân hiện tại, quả hiện tại thì luật nhân quả không công bằng, đó là nhìn sai. Thường mọi người chỉ nhìn thấy nhân hiện tại, quả hiện tại, chứ không chịu thấy những nhân quả ở các góc độ khác nhau, vì vậy đôi khi thấy nhân quả không công bằng.

Ví dụ: Như một người ăn cắp mà không bị bắt quả tang tại trận, không bị đánh đập, không bị tù tội thì cho đó là nhân quả không công bằng. Như vậy là cái nhìn nhân quả không đúng, chứ không phải nhân quả không công bằng. Luật nhân quả có sự chuyển biến thay đổi theo từng sát na, từng giây, từng phút không để một kẻ nhỏ của thời gian thiếu công bằng. Nếu một hành động thiện vừa làm là có sự thay đổi nghiệp quả ngay liền chuyển biến sự đau khổ của người làm thiện. Thiện ở đây có ba nơi xuất phát:
1- Thân hành thiện
2- Khẩu hành thiện
3- Ý hành thiện
Chỉ một ý hành thiện vừa khởi là chúng ta cũng cảm thấy quả khổ tiêu tan ngay liền.

Ví dụ 1: Một người đang tức giận bị người khác mắng chửi, họ chỉ cần khởi niệm: “Đời trước ta đã gieo nhân này nên ngày nay ta phải trả hoặc người này là người đáng thương họ đang tạo nhân quả ác”. Khi nghĩ như vậy ngay liền là họ hết khổ. Phải biết, đang tức giận là đang trả quả ác (khổ), đang chửi mắng là đang tạo nhân ác.

Ví dụ 2: Khi ta vừa khởi niệm người ấy xấu ác là nhân thì ngay đó liền có quả ta phiền não và đau khổ.

Cho nên phải quán xét trong nhiều góc độ khác nhau thì ta mới thấy luật nhân quả công bằng, và công bằng tuyệt đối, do công bằng tuyệt đối nên không sai một hào ly, vì không sai một hào ly, nên người nào không đủ trí tuệ quán xét tế nhị thì không thấu rõ, vì vậy cho rằng luật nhân quả không công bằng.

Ví dụ: như người siêng năng học tập không chơi bời mà khi kết quả thi thì cứ thấp hơn những người chơi nhiều học ít. Là vì người học sinh ấy học hành không có phương pháp nên học nhiều mà không nhớ (nhân), do đó kết quả thi thì cứ điểm thấp (quả hiện tại), Còn người học ít nhưng lại học có phương pháp nên nhớ không quên (nhân hiện tại), do đó kết quả thi thì điểm cao (quả hiện tại) Vì công bằng cho nên luật nhân quả không phải chỉ có ở góc độ nhân quả hiện tại mà còn ở nhiều góc độ khác nữa khi nào các con học đạo đức nhân bản – nhân quả thì các bạn sẽ hiểu rõ hơn nhiều về sự công bằng của luật nhân quả.

Các con cứ thử nghĩ xem: luật nhân quả chi phối điều hành khắp vũ trụ này, nếu chỉ một sát na không công bằng thì vũ trụ này sẽ đổ nhào và không còn trật tự, tất cả vạn vật đều bị rối lọan và bị tiêu diệt

Với đôi mắt và trí óc phàm phu người ta không thể nào nhìn thấu suốt quy luật họat động của nhân quả, vì thế người này thấy góc độ này, người kia thấy góc độ khác, chứ chẳng bao giờ thấy tòan diện.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập I)

NGẪU NHIÊN

Hỏi: Trên đời này có những điều may mắn ngòai quy luật nhân quả không thưa Thầy?

Đáp: Trên đời này không có sự ngẫu nhiên, mọi sự kiện, mọi sự vật xảy ra đều phải theo quy luật nhân quả điều khiển họat động. Cho nên sự may mắn cũng như sự rủi ro đều do sự định đọat của luật nhân quả cả. Bởi vì luật nhân quả không ai tạo ra nó mà chính mình tạo ra, nên nó xử phạt lại mình rất công bằng.
Con người mê mờ không đủ trí tuệ nhìn xuyên suốt đường đi của nhân quả nên cho rằng sự may mắn và sự rủi ro ngòai quy luật nhân quả.
Nếu các con cho rằng: mọi sự xảy ra điều là sự ngẫu nhiên thì các con cứ làm ác đi! Hay làm thiện đi! Thì các con sẽ thấy rõ…. Nhân quả thiện ác sẽ đến thăm các con nó không tha một người nào đâu, các con ạ!
(Trích Đường Về Xứ Phật tập I)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:13 am

NHÂN QUẢ PHẢI TRẢ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Ở kế nhà con có bà lão tuổi cao, sức yếu thế mà ngày nào cũng phải đi bán vé số lo cho hai cháu đi học. Thằng con trai cầu tự của bà cũng chính là cha của hai đứa bé, suốt ngày ăn chơi, rượu chè, cờ bạc về nhà kiếm chuyện đập phá đồ đạc. Đòi tiền bà như là món nợ tiền kiếp. Lúc ở nhà con thường qua lại nói chuyện với bà. Bà mến con lắm. Nhìn tình cảnh của bà mà con động lòng thương. Con muốn nói lời nào đó an ủi bà, giúp bà vui vẻ trả nghiệp, vượt qua đau khổ mà suy nghĩ mãi không ra. Thầy có thể giúp con không?

Đáp: Bà lão này nợ đứa con trai và hai đứa cháu trong đời trước, đời này chúng sinh ra để đòi nợ, cho nên bà không bỏ được mà phải vất vả bán vé số nuôi hai cháu, nhưng còn phải đưa tiền cho cậu con trai đi nhậu, nếu không có tiền đưa nó thì đập nhà phá cửa. Thật là tội nghiệp cho bà, nhưng luật nhân quả ai gieo thì phải gánh chịu, dù chúng ta có thương giúp đỡ nhưng nghiệp nhân quả bà đâu trốn khỏi.

Con thương bà nên khuyên bà đừng buồn rầu, đừng than thân trách phận mà hãy vui lòng trả món nợ tiền kiếp. Vui vẻ chấp nhận khi con trai về xin tiền bà hãy vui lòng mà vét sạch tiền cho nói với tâm không buồn rầu, không trách mắng. Đối với luật nhân quả muốn chuyển hóa thì phải vui vẻ và giữ gìn tâm bất động, xem như không có việc gì xảy ra. Khi nhân quả đến, đến với sự khắc nghiệt cay đắng đến mức độ nào, dù cho có chết ta cũng giữ gìn tâm bất động, chẳng sợ hãi, chẳng khiếp đảm thì ngay lúc ấy ta đã chuyển hóa nhân quả. Nếu chỉ có một chút xíu sự buồn phiền, than trách trong lòng, là ta bị nhân quả chuyển hóa tức khắc; là ta đang tạo thêm nhân quả.

Con muốn giúp bà thì nên khuyên bà vui vẻ sẵn sàng tha thứ cậu con trai, thì mới chuyển đổi cậu con trai sẽ trở thành người tốt, lo làm ăn nuôi dưỡng hai cháu và phụng dưỡng bà. Nhân quả chỉ có sống thiện, làm thiện thì mới chuyển đổi được, còn sống ác làm ác thì không bao giờ chuyển đổi được nhân quả mà còn gia tăng thêm.
(ĐVXP tập IX)


CHẾT LÀ MỘT SỰ NỐI TIẾP CỦA LUẬT NHÂN QUẢ VÔ THƯỜNG

Hỏi: Kính thưa Thầy, bên kia cõi chết, tử thần đã cướp đi người bạn đời của con, hiện nay đời sống bỗng trở thành vô vị, cuộc đời đầy tẻ nhạt, chán chường, hạnh phúc đã mất đi không bao giờ trở lại. Người ấy đã đi xa đi mất, số phận duyên nợ chỉ có thế thôi. Nhưng có lúc con cầu mong cho họ được bình an, nhưng con lại thấy có cái gì không ổn đối với họ.
Thân tứ đại này do đất, nước, gió, lửa hợp lại rồi tan đi; đó là số phận phải không thưa Thầy? Xin Thầy chỉ cho con biết.

Đáp: Không có sự sống sau khi chết mà chỉ có sự nối tiếp của luật nhân quả. Với trí hữu hạn của con người, không thể hiểu thấu được sự tiếp nối của định luật nhân quả luân hồi, nên thấy có sanh và có tử. Sự thực sanh tử là một diễn biến của luật nhân quả, xác định sự vô thường của các pháp trong thế gian này.

Các pháp trong thế gian này đều chịu luật vô thường, sanh diệt của nhân quả. Vì thế, không có pháp nào trong thế gian này ra khỏi sự chi phối của luật nhân quả, nên các pháp thường sanh diệt theo chu kỳ tuần tự của định luật và mỗi pháp phải chịu sự biến dịch.

Người bạn đời của con gặp nhau trong duyên nhân quả để trả vay, vay trả. Khi vay trả xong thì phải theo định luật nhân quả tiếp tục trả vay sự việc khác. Con không thấu hiểu điều đó, nên tạo thêm nhân quả thương nhớ, ràng rịt và trói buộc, không phải trói buộc với nhân quả của người đã mất mà trói buộc với nhân quả tương ưng.

Lòng thương nhớ của con sẽ gặp nhân quả tương ưng với lòng thương nhớ đó để mà trả vay, vay trả. Còn nhân quả kia (người bạn đời của con) thì đã trả vay xong thì không còn tương ưng với con nữa.

Cho nên con quá vô minh và điên đảo đã thương nhớ một nhân quả, để rồi phải gặt lấy một nhân quả khác đang trói buộc (kiết sử) để kiếp sống đời đời chẳng bao giờ thoát ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi. Con muốn tu hành giải thoát thì hãy đoạn dứt sợi dây ái kiết sử này. Sợi dây ái kiết sử này là con đường tiếp tục sanh tử luân hồi đầy đau khổ mãi mãi.

Tình cảm của con người là một sợi dây rất khó bứt, nếu không thấu suốt được luật nhân quả thì không bao giờ đoạn sạch được “ái kiết sử”. Người tu theo Đạo Phật thấy ái kiết sử như là một rắn độc, nó từng đem đến nọc độc khổ đau cho loài người. Con là một con người đang bị nọc độc của ái kiết sử.

Một người vợ khóc chồng, một người chồng thương vợ là ái kiết sử; một người mẹ thương con, một người con thương mẹ là ái kiết sử. Nói chung tất cả các tình cảm thương yêu nhau là ái kiết sử. Người nào đã bi lụy vì tình cảm yêu thương ấy, trong Đạo Phật gọi là đã bị nọc độc rắn nhân quả cắn. Kẻ nào đoạn dứt được nọc độc này là kẻ đó làm chủ rắn độc nhân quả. Nếu không làm chủ được nhân quả thì đời đời kiếp kiếp ta sẽ bị nọc độc rắn nhân quả làm cho ta sống trong cảnh khổ đau triền miên, bất tận, không những trong một đời mà nhiều đời nhiều kiếp.

Con cần phải thấu suốt luật nhân quả để không còn buồn khổ vô ích. Trong luật nhân quả khi một người mất đi thì chỉ còn nghiệp lực của nhân quả tiếp tục tái sanh luân hồi, và người bạn đời của con đâu còn cái gì gọi là người bạn của con. Thế nên, sự thương nhớ của con chỉ là nhớ lại một hình bóng ảo tưởng của con trong ký ức mà thôi.

Cũng như hiện giờ trong kiếp sống này con có bao giờ nghĩ đến thương người bạn đời trong kiếp quá khứ của mình chăng? Chắc điều đó, không bao giờ có phải không con, cũng như người bạn đời của con đã chết thì trong kiếp khác, họ đâu có còn nhân quả để mà nhớ đến con nữa. Trong họ chỉ biết kiếp hiện tại của họ mà thôi. Cũng như con bây giờ cũng vậy, chỉ có vô minh điên dại đi khóc nhân quả.

Nhân quả có nghĩa lý gì đâu, nó là những hành động của con rắn độc ái kiết sử, nó đã làm khổ loài người trên hành tinh này, khiến cho nước mắt của con người còn nhiều hơn nước biển.

Trên hành tinh này, duy nhất chỉ có Đạo Phật mới dạy con người về lý nhân quả, không có một giáo phái nào mà dạy chúng ta làm chủ như vậy được. Con đủ phước duyên tu tập, hãy dứt sạch ái kiết sử đó đi, đừng thương vay khóc mướn nhân quả, chẳng có ích gì mà tự con đã làm khổ lấy mình.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:14 am

CON NGƯỜI NGÀY MỘT ĐÔNG HƠN

Hỏi: Kính bạch Thầy, hiện nay trên thế giới, dân số ngày một đông hơn mà điều ác càng ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn tức là càng có nhiều điều ác hơn trước, vậy mà loài người càng lúc càng đông hơn. Vậy có trái với luật nhân quả hay không? Thưa Thầy, vì nhiều người làm ác thì không được làm người càng nhiều sau khi chết mà sao dân số càng đông lên là sao vậy?

Thưa Thầy, theo luật nhân quả thì người phải ít đi mà súc vật phải nhiều mới đúng, mong Thầy giải thích cho con hiểu?

Đáp: Theo kinh sách của đức Phật đã dạy và xác định luật nhân quả rõ ràng: “Chư Thiên giảm thì con người tăng”, có nghĩa là thiện pháp giảm ác pháp tăng. Câu hỏi của cháu trong thư ở trên: “Theo luật nhân quả như con hiểu thì người phải ít đi mà súc vật phải nhiều mới đúng”,

Con hiểu luật nhân quả tái sinh như vậy không đúng,
Con hiểu như vậy là hiểu theo linh hồn đi tái sinh chứ không phải theo nghiệp thiện ác đi tái sanh,
Con nên hiểu con người cũng chỉ là một loài động vật như bao nhiêu loài động vật khác, nhưng nó được xem là một loài động vật cao cấp hơn các loài động vật khác mà thôi, người ta ví loài người là một loài động vật ác độc nhất trong các loài động vật trên hành tinh này, nó có thể diệt tất cả các loài động vật trên hành tinh này, nhưng môi trường sống nhân quả sẽ không cho phép nó. Vì thế nó càng ác độc thì nó lại càng sanh sôi này nở nhiều hơn để làm gì để nó tự giết nó và tự nó nó sẽ diệt toàn bộ loài người trên hành tinh này, nếu không có một nền đạo đức nhân bản – nhân quả để giúp nó thoát ra khỏi bản chất của loài động vật thì nó tự diệt chủng lấy nó.

Tất cả các loài vật khác sanh ra với bản chất hiền lành tự nhiên của chúng, chúng chẳng có sự tư duy và biết thiện, ác, phải trái v.v.. như con người, chúng chỉ biết sống và bảo vệ sự sống, nên có lúc chúng ta thấy chúng rất hung dữ, cái hung dữ của chúng là bản năng tự vệ chứ không phải cái hung dữ như con người. Trong môi trường sống thì có bốn loại sinh:
1- Thấp sanh.
2- Noãn sanh.
3- Thai sanh.
4- Hóa sanh.

Thấp sanh là những vật sanh ra nơi ẩm ướt như cỏ cây và những loài vi sinh vật, những loài vật này sanh trước tiên. (thuộc về ác nghiệp) Noãn sanh là những loài sanh trứng như loài chim, loài bò sát, là những loài vật này được sanh ra sau các loại thấp sanh. (thuộc về ác nghiệp) Thai sanh là những loài vật sanh con, những loài vật này được sanh ra sau loài sanh trứng. (thuộc về ác nghiệp)

Hóa sanh là những từ trường thiện được sanh ra do hành động làm thiện của con người, nó luôn luôn có sự hiện diện trong môi trường sống của chúng ta. Nếu con người làm ác nhiều thì từ trường thiện sẽ giảm đi và con người làm thiện nhiều thì từ thiện tăng lên, từ trường thiện tăng lên thì con người và tất cả loài vật trên hành tinh này đều sống an vui, hạnh phúc, không bệnh tật, không tai nạn và không khổ đau, môi trường sống sẽ không bị ô nhiễm, sức khỏe của con người và loài vật được bảo đảm an toàn, lúc bấy giờ bệnh viện chỉ còn là một cổ tàng viện để con người đến tham quan vui chơi chứ không có bệnh nhân.

Với đôi mắt của đức Phật nhìn suốt qua lốt nghiệp của mọi chúng sanh nên chỉ thấy nó toàn là ác nghiệp chứ không phải có người và loài vật, tức là từ con người cho đến những loài vật khác nhỏ nhít như loài côn trùng sâu bọ đều là con người đang trả vay của một đạo luật nhân quả rất công bằng và công lý, khi vô tình hay hữu ý họ đã làm những điều ác, mà giờ này họ phải làm thân chúng sanh để trả quả, trả chừng nào hết thì họ mới được tái sanh làm người, khi làm người họ không biết thiện ác nên chạy theo tâm ham muốn sanh ra nhiều ác pháp làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh tạo thành nghiệp ác hay nói cho rõ hơn là từ trường ác, từ trường ác ấy tiếp tục sanh làm các loài vật để thọ lấy những sự khổ đau mà không có phương pháp nào giải cứu được, ngoại trừ chỉ có loài người nhờ có trí tuệ phân biệt được thiện ác, nên đức Phật, Ngài để lại cho chúng ta một kinh nghiệm sống của một con người thoát khổ, chấm dứt sự trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi và mãi mãi ở trong từ trường thiện vĩnh viễn.

Vì thế đức Phật dạy: “Chư Thiên tăng thì con người giảm, chư thiên giảm thì con người tăng” Có nghĩa là từ trường thiện tăng thì từ trường ác giảm, từ trường ác tăng thì từ trường thiện giảm. Nói cách khác cho dể hiểu hơn nhân quả thiện tăng thì nhân quả ác giảm, nhân quả ác tăng thì nhân quả thiện giảm. Bằng chứng con người sanh nhiều và làm ác nhiều thì nhân quả ác tăng, nhân quả thiện giảm, nhân quả ác tăng nhân quả thiện giảm thì con người trên hành tinh này khổ nhiều từ thiên tai dịch họa đến những sự gian xảo lừa đảo giết hại nhau và những bệnh tật đủ mọi thứ cho đến những bệnh thời đại không thuốc trị.

Bức thư của cháu so sánh ở trên con người và con vật thì không đúng luật nhân quả. So sánh luật nhân quả là so sánh thiện và ác, cho nên trong sáu nẻo luân hồi của đạo Phật là sáu trạng thái của tâm:
1- Trời là trạng thái tâm sống trong 10 điều lành gọi là thập thiện.
2- Người là trạng thái tâm sống trong năm điều lành gọi là ngũ giới.
3- A Tu La là trạng thái nóng giận, la hét, chửi mắng, đấm ngực, cào mặt.
4- Ngạ quỷ là trạng thái đang bị đói mà không có thực phẩm ăn
5- Súc sanh là trạng thái ti tiện nhỏ mọn, ích kỷ.
6- Địa ngục là trạng thái đau khổ như đang đau nhức do bệnh tật, do bị đánh đập.

Trong sáu nẻo này theo nhân quả được chia ra làm hai phần: thiện và ác.
1- Trời là cõi thập thiện có 33 cõi Trời tức là có 33 từ trường thiện, hay là 33 cấp thiện của Trời
2- Người là cõi ngũ giới, Cõi ngũ giới có năm đức:
a- Đức hiếu sinh
b- Đức từ bỏ lấy của không cho
c- Đức chung thủy
d- Đức thành thật
e- Đức Minh mẫn

Người giữ gìn và sống năm giới trọn vẹn mới thật sự là ở cõi người, còn không giữ gìn trọn vẹn như vậy thì không được gọi là cõi người mà là mang hình người nhưng ở trong các cõi giới khác như: A Tu La, ngạ quỷ, súc sanh và địa ngục. Người và các loài động đang ở trạng thái này đều được gọi là ở cõi ác, cõi khổ đau. Người làm ác phải thọ chịu những quả khổ. Những người đó được gọi là A Tu La, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục; A Tu La, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục là những cấp bực khổ của con người, và sự khổ tận cùng là địa ngục.

Trên đây là sự phân chia nhân quả để chúng ta khái niệm hình dung một mô hình nhân quả thiện ác của Trời, Người, A Tu La, ngạ quỷ và súc sanh, đó là một trạng thái thật sự, chứ không phải chúng ta tưởng tượng ra cảnh giới của sáu cõi luân hồi vừa siêu, hình vừa hữu hình. Cho nên kinh sách giàu tưởng tượng nói ra như vậy là kinh sách lại còn sai biệt mù.

Như trong thư cháu nói: “Theo luật nhân quả người phải ít đi mà súc vật nhiều mới đúng”. Có lẽ cháu đã hiểu câu: “ Được thân người là khó” nên mới suy luận nhân quả như vậy. Ý của đức Phật ở đây so sánh trong các loài động vật thì loài người nhờ có bộ óc thông minh hơn các loài vật khác, nhờ đó loài người mới vượt thoát ra bốn sự đau khổ và chấm dứt luân hồi, còn các loài động vật khác thì không thể vượt thoát được, khi một người mất thân khó tìm lại được thân chứ không phải đức Phật nói con người ít đi, giảm đi hoặc con người không sanh ra nữa.

Điều này không phải, cách đây 2500 năm trong thời đức Phật còn tại thế, loài động vật trên hành tinh này gồm chung cả loài người thì số lượng loài vật và người so sánh với hiện giờ thì chỉ bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần triệu. Còn hiện giờ loài động vật mà người ta ăn thịt vừa săn bắt những loài động vật hoang dã và vừa những loài động vật nuôi, một ngày loài người đã giết bao nhiêu loài vật trên hành tinh này, để cung cấp làm thực phẩm nhu cầu hằng ngày cho con người như vậy số lượng đâu phải ít, chỉ có loài vật hoang dã thì giảm và có loài động vật bị loài người diệt chủng.

Loài người càng sanh ra nhiều mà sống trong ác pháp thì đó là một nỗi lo âu của những người trí, vì nó sẽ diệt các loài động vật khác mà còn tự diệt nó bằng trí óc thông minh của nó, bằng chứng hiện giờ “Kế hoạch hóa gia đình” là một hiện tượng con người giết con người. Cháu phải hiểu nhân quả tái sinh chứ không phải linh hồn tái sinh.

Vì thế một người còn sống mà đã tạo ra nhân quả thì nhân quả tiếp đi tái sinh những con người và những con vật khác, nhưng người ấy vẫn còn sống và tiếp tục những hành động nhân quả thiện ác khác rồi những hành động này tương ưng tiếp tục tái sinh cho đến khi những hành động cận tử nghiệp của người ấy đi tái sinh, khi người ấy chết. Cho nên nhân quả trùng trùng duyên sanh và cũng trùng trùng duyên diệt. Đó là lời đức Phật đã dạy: “Nhân quả trùng trùng sinh khởi”. Cháu hãy nhìn cây đu đủ kia, trong một quả đu đủ có nhiều hạt mỗi hạt lên một cây đu đủ; mỗi cây đu đủ cho nhiều trái; mỗi trái có nhiều hạt; mỗi hạt lên một cây, nhưng cây đu đủ mẹ vẫn còn sống.

So sánh nhân quả của cây đu đủ và nhân quả của con người thì có khác chi đâu. Vì mọi vật trên thế gian này được sinh ra đều do nhân quả, sống trong nhân quả và chết cũng đi về nhân quả trừ những người tu chứng, họ đã ra ngoài qui luật nhân quả không còn bị chi phối.

Chúc cháu vui mạnh và sống đúng đạo đức làm người, không làm khổ mình khổ người. Kính thư. Thầy của các con

TB: Sách của Thầy viết là triển khai lại lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Người đã dạy không có thế giới siêu hình, Thiên Đàng, Địa Ngục, những cảnh giới siêu hình toàn là cảnh giới tưởng tri. Sách của Thầy Chơn Quang viết nói có thế giới siêu hình là do ảnh hưởng của kinh sách phát triển Bà La Môn và các tôn giáo khác nhất là không hiểu ý Phật dạy trong kinh Nikaya (Nguyên Thủy).

Người tu giải thoát không có đi về đâu vì không có cõi Niết Bàn để đi. Niết Bàn chẳng qua là một danh từ để chỉ cho chân lí thứ ba (Diệt đế). Diệt đế là một trạng thái tâm hết tham sân, si tức là một trạng thái tâm ly dục ly ác pháp v.v... Cho nên một trạng thái tâm ly dục ly ác pháp là cảnh giới của người giải thoát ở đó. Đó là một từ trường, không còn có cảnh giới nào khác nữa. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì không còn nghiệp nên không có tái sanh luân hồi.

Khi người còn sống tâm ly dục ly ác pháp thì giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Người giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào là ly dục ly ác pháp hoàn toàn, là người có tri kiến giải thoát. Tri kiến giải thoát là “Minh” chứ không còn “Vô minh” nữa. Trong Minh gồm có giới luật và tri kiến giải thoát, nên Phật dạy: “Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, Giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến”.

Như vậy chỗ Niết Bàn đâu phải chỗ hết niệm, vì hết niệm làm sao có tri kiến, có giới luật? Tóm lại Niết Bàn không phải là một cõi giới siêu hình, nó chỉ là chỗ tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:14 am

CHUYỂN NHÂN QUẢ QUÁ KHỨ TRONG KIẾP HIỆN TẠI


Đáp: Trong kiếp này cháu gặp nhiều điều không may mắn, cuộc sống hiện tại có nhiều điều bất an, đó là do kiếp trước cháu gieo duyên chẳng lành mà tạo thành quả cho đời nay, do đó khi sanh ra làm người cháu phải gặp nhiều hoàn cảnh và những đối tượng không như ý, để trả quả khiến cho cháu cuộc đời lỡ dở và nhiều khổ đau.

Sống trong hoàn cảnh này, nếu cháu biết giải tỏa thì cháu thoát ra khỏi cảnh khổ đau. Vậy giải tỏa như thế nào? Giải tỏa có nhiều cách như: Cháu nên hiểu và chấp nhận mình là một người đang thiếu nợ, mà đã chấp nhận mình là một người thiếu nợ thì phải chấp nhận trả nợ, chấp nhận trả nợ thì phải vui lòng mà trả nợ, có vui lòng trả nợ thì nợ mới dứt, còn nếu cháu không vui mà trả nợ thì làm sao nợ dứt được phải không cháu?

Trả nợ mà không vui tức là vừa trả mà cũng vừa vay, cháu có nhận ra điều này không? Đã tự làm mình khổ mà nợ cũng không dứt đó là một bằng chứng cụ thể cho kiếp làm người nếu ai không hiểu Phật Pháp đều phải đi dẫm lại lối mòn khổ đau này của nhau.

Nợ nhân quả mà cứ vay trả, trả vay như vậy thì đời này sang đời khác trả nợ cũng chưa xong, hiện giờ cháu đang sống buồn khổ là cháu đang trả nợ mà trả như vậy thì làm sao cháu trả cho xong, tại sao vậy? Vì nợ này không phải nợ tiền bạc của cải tài sản, mà nợ buồn khổ, cho nên cháu còn buồn khổ là còn nợ, chừng nào cháu hết buồn khổ là cháu hết vay nợ.

Tuy cháu đã hiểu được nhân quả như vậy, thì lòng cháu như gió đã dừng, nhưng sóng chưa dừng cháu ạ! Muốn cho sóng dừng thì cháu nên dẫn tâm cháu vào chỗ không có sóng thì cháu nên nhắc tâm:

a- Buồn khổ là ác pháp hãy rời khỏi tâm ta.
b- Lúc nào tâm cũng phải thanh thản an lạc vui vẻ không được buồn khổ.
c- Dù bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải an vui không được buồn khổ, buồn khổ làm cho đời úa tàn khô héo.
d- Tâm như đất không nên buồn khổ, buồn khổ là nợ của nhân quả.
e- Buông xuống đi!
Hãy buông xuống đi!
Buồn khổ làm chi có ích gì?
Thở ra chẳng lại còn chi nữa
Vạn sự vô thường buông xuống đi.
(ĐVXP tập X)



NHÌN ĐỜI BẰNG ĐÔI MẮT NHÂN QUẢ THIỆN ÁC THÌ CUỘC SỐNG MỚI CÓ HẠNH PHÚC, AN VUI*

Hỏi: Kính bạch Thầy, y lời Thầy dạy, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác, thì ngày nay ở đời thấy biết bao nhiêu sự bất công như: có kẻ chủ mưu dao đâm gậy đánh người và hay quậy phá mất đoàn kết, chỉ vì mưu đồ tham lam lấn chiếm mọi mặt nhưng lại được quan trên che chở, còn những người hiền đức đang bị o ép đủ đường‛. Xin Thầy từ bi giảng dạy cho chúng con sự nhẫn nhục với những hạng người này, như thế nào để khỏi ảnh hưởng về đường tu tập của chúng con ạ.


Đáp: Trong sự tu tập theo Phật giáo với đôi mắt nhân quả nhìn đời thì các con phải nhớ ghi khắc trong lòng ba điều kiện này:


1- Khi tâm còn yếu tức là sức tỉnh thức chưa đủ và pháp hướng tâm chưa có lực thì đương đầu đối với những người thiếu đạo đức như du đãng côn đồ, thì chúng ta nên tránh xa họ, đừng làm quen thân với những người này, vì đương đầu với họ xả tâm rất khó khăn, nhiều khi bị ức chế tâm thành ra tự mình làm khổ sở cho mình vô cùng vô tận. Vì thế đức Phật dạy: ‚Sống với thiện‛, sống với thiện tức là sống với những người có đạo đức, những người có đạo đức là những người lành, ngược lại là những người ác.


2- Khi tâm chúng ta có phần xả nhiều có nghĩa là tâm tỉnh thức đầy đủ và pháp hướng tâm có hiệu quả tức là tâm có đạo lực, thì lúc bấy giờ chúng ta lấy những người ác làm đối tượng để tu tâm nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng thì kết quả giải thoát ngay liền, tức là tu tập tâm bất động trước các ác pháp, nếu tâm thật sự bất động thì đó là chúng ta đã nhập Bất Động Tâm Định. Bất động tâm định là một loại thiền định giải thoát tâm hoàn toàn sống trong trạng thái Niết bàn của chư Phật mười phương. Tâm trạng người thế gian không bao giờ sống và vào đó được. Tại sao vậy? Vì tâm người thế gian còn vọng động, ham thích.


3- Khi đương đầu với ác pháp gặp các quan ăn no của hối lộ che chở cho những kẻ làm ác hại dân hại nước thì tìm mọi cách tố cáo những kẻ này cho các cấp có quyền thế lo cho dân cho nước để trừng trị tội lỗi họ, chứ không được bỏ qua vì đây là làm lợi ích cho mọi người, cho xã hội, cho dân, cho nước. Do biết tu tập đúng như ba phương tiện ở trên thì không có ảnh hưởng vào đường tu tập của các con, mà còn có nhiều lợi ích rất lớn cho đời sống cho đạo của mình của người.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập X)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:15 am

NỖI ĐAU VỀ THỂ XÁC*

Hỏi: Kính thưa Thầy! Con có bà Ngoại năm nay ngoài 70 tuổi đang bị bệnh ung thư, sự sống không còn bao lâu nữa, tuy ở xa nhưng con có cảm tưởng hiện giờ Ngoại đang chịu nỗi đau về thể xác (sự hoành hành của bệnh) nỗi đau về tinh thần (lo sợ cái chết). Con là trong những đứa cháu được Ngọai yêu quí. Trong tình cảm này con rất muốn làm một việc gì đó thiết thực giúp cho Ngoại. Thầy có thể chỉ dạy cho con được không ?

Đáp: Trước tiên con nên về gặp bà Ngoại con và an ủi Người, để cho Người đừng dao động tâm khi cơn bệnh hoành hành và khuyên Ngoại con: “Đây là nhân quả của bà Ngoại do tiền kiếp Ngoại có biết không?” “Nhân là hạt, quả là trái. Khi vô tình hay hữu ý mình đã gieo hạt giống xấu (hành động ác) thì ngay trong hiện tại mình phải gặt lấy tai họa hay bệnh tật khổ đau. Ngoại bệnh đau cũng vậy, đời trước hay trong kiếp này vì thương chồng, thương con vô tình Ngoại đã gieo một hạt giống xấu bây giờ Ngoại phải chịu bệnh một mình như vậy. Ngoại đừng buồn khổ nghe Ngoại? Ngoại không buồn khổ là Ngoại sẽ hết bệnh mau.”

Ví dụ 1: Ngay trong đời sống hiện tại mình lái xe không cẩn thận, lạng lách, vượt qua mặt, chạy ẩu sang lề khác, phạm vào luật lệ giao thông, đó là nhân. Nên tai nạn xảy ra làm cụt tay gãy chân, có khi mất mạng, đó là quả.

Ví dụ 2: Ngay trong đời sống hiện tại mình không giữ vệ sinh chung, quăng rác bẩn thừa thải khắp nơi; hoặc ăn uống không vệ sinh, đụng đâu ăn đó, không biết dơ sạch, đó là nhân. Khi bị bệnh đau phải tốn tiền đi bác sĩ, đến bệnh viện có khi bị chết, đó là quả.

Ví dụ 3: Ăn thịt chúng sanh, đụng con gì ăn con vật nấy, không biết trong thịt chúng sanh có nhiều chất độc tố, đó là nhân. Đến khi bị bệnh đau, gặp những bệnh nan y khó trị, phải chịu khổ sở đau nhức, lăn lộn trên giường bệnh, đó là quả.

Ví dụ 4: Ỷ quyền thế, la lối chửi mắng người, xem mọi người dưới quyền như tôi tớ người làm công không ra gì, đó là nhân. Khi bị bệnh đau hoặc tai nạn xảy ra cho mình hay những người thân trong gia đình, đó là quả. Cho nên nhân quả thường đi song song với nhau, hễ có nhân là có quả. Vừa mở miệng nói xấu người khác, đó là nhân, thì ngay đó bị người khác xem thường mình, cho mình là người xấu ác, đó là quả. Nhưng muốn chuyển nhân quả ấy thì phải làm sao?

Nhân quả muốn chuyển được thì phải vui vẻ chấp nhận để trả nợ nhân quả. Khi đứng trước hoàn cảnh tai nạn bệnh tật thì không nên buồn rầu, lo sợ, không nên than thân, trách phận, không nên đổ thừa cho ai cả mà hãy vui vẻ nhận chịu một cách tự nhiên đầy can đảm và dũng cảm.

Khi nhân quả đến muốn chuyển hóa nhân quả thì phải sống đúng tám giới luật của Phật tức là Thọ Bát Quan Trai. Tám giới luật của Phật là chín đức hạnh làm người. Chín đức hạnh làm người là chín pháp thiện. Nhờ sống đúng chánh pháp thiện mà chuyển tất cả quả khổ.

Vậy, con hãy lắng nghe Đức Phật dạy mà hướng dẫn cho ngoại con: “Này các tỳ kheo muốn ước nguyện một điều gì, điều đó được viên mãn thì giới luật phải nghiêm chỉnh”. Tám giới luật Phật tức là chín đức hạnh. Chín đức hạnh gồm có:
1/ Đức hiếu sinh. (Lòng thương yêu sự sống của muôn loài).
2/ Đức buông xả. (Không gian tham trộm cắp cướp giựt, móc túi, lấy của không cho).
3/ Đức chung thủy. (Không tà dâm lấy vợ người, chồng người khác).
4/ Đức thành thật. (Không nói dối).
5/ Đức sáng suốt. (Không uống rượu).
6/ Đức tự nhiên. (Không trang điểm, đeo vòng vàng chuỗi ngọc và thoa dầu thơm).
7/ Đức trầm lặng độc cư. (Không ca hát, không nghe ca hát, không gõ mõ tụng kinh, niệm Phật, niệm chú).
8/ Đức thanh bần. (Không nằm giường cao rộng lớn).
9/ Đức ly dục. (Không ăn uống phi thời, không ăn uống lặt vặt, chỉ ăn ngày một bữa).

Sau khi sống đúng 9 giới luật (Bát Quan Trai) tức là những đức hạnh làm người thì con hướng dẫn Ngoại con dùng hai cánh tay đưa ra, đưa vào và tác ý. Trước khi đưa tay ra thì bảo: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra”. Khi đưa tay ra xong thì tác ý tiếp: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”. Khi đưa tay ra thì dùng tưởng nghĩ như bệnh theo tay mà đi ra. Cứ nhiếp tâm an trú vào cánh tay đẩy lui bệnh tật như vậy thì bệnh sẽ hết, nhưng khi đưa tay vô thì dùng tưởng thân không bệnh đi vô.

Đây không phải là phương pháp trị bệnh mà đây là phương pháp chuyển nghiệp. Do chuyển nghiệp nên phải sống đúng giới luật. Phương pháp chuyển bệnh này mà trong kinh Tứ Niệm Xứ gọi là “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”. Nếu Ngoại con tin tưởng nơi Phật pháp là pháp mầu nhiệm cứu Ngoại con thoát bệnh khổ thì Ngoại con nên yên tâm ôm pháp chuyển bệnh thì không bao lâu Ngoại con sẽ hết bệnh khổ.

Không biết con có nhận được một bức thư của Thầy gởi cho Ngoại con không? Nếu được bức thư ấy mà Ngoại con nương vào đó giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự cho đến khi bỏ thân tứ đại thì chấm dứt tái sanh luân hồi. (Trích Đường Về Xứ Phật tập IX)


TỪ TRƯỜNG


* Hỏi: Kính bạch Thầy, do nhân gì, duyên gì mà các loài động vật, nhất là loài động vật sống hoang dã rất thích sống gần các nhà tu hành theo đạo Phật? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Đáp: Các loài động vật hoang dã rất thích sống gần những người tu hành như:
1- Thứ nhất họ không giết hại các loài vật, dù là con vật hung dữ và nguy hiểm.
2- Thứ hai hằng ngày họ thường ăn và để dành những thực phẩm đều mang cho chúng ăn.
3- Thứ ba người tu hành thường không giết hại và ăn thịt chúng sanh, nên xung quanh họ tỏa ra một từ trường hiền lành khiến cho các loài vật không sợ hãi, nhất là những loài vật có khứu giác tinh vi bén nhậy, khi bắt gặp từ trường đó, chúng an tâm và khi tiến gần vị tu sĩ thì cảm giác chúng lại còn an tâm hơn nữa, do đó nên các loài thú hoang dã đến gần những người tu sĩ chân chánh, không còn sợ hãi, hầu như chúng cảm thấy gần gũi bên những người tu sĩ này như có một sự che chở cho bảo vệ chúng.

Nói đến từ trường tức là nói đến nghiệp lực nhân quả thiện ác do con người hành động theo ba chỗ thân, miệng, ý của họ tạo ra một khoảng không gian rộng hẹp nhất định theo sự huân tập nhiều ít của họ.

Từ tâm lực thiện của người ấy phóng từ trường ra trong khoảng không gian đó, khi loài thú vật hoang dã đến gần hoặc đi vào khoảng không gian đó, khứu giác và trực giác của chúng giao cảm được từ trường thiện đó, nên chúng không cảm thấy sợ hãi, rất an tâm, vì thế chúng thường quấn quít bên những người tu sĩ, có khi chúng bò lên hoặc đậu lên tay chân của những người tu hành ấy.

Chúng tôi xin nói thêm các loại từ trường để quý vị suy ngẫm. Lúc Hòa Thượng Huệ Hưng còn sống, ông nói với chúng tôi rằng: “Khi đến thăm Thượng Tọa Pháp Tri, nơi chỗ Thượng Tọa ở sao mà sát khí đằng đằng, cảm giác ớn lạnh người”. Tại sao nơi chỗ Thượng Tọa ở lại sát khí đằng đằng? Đó là một từ trường bất thiện mà Hòa Thượng Huệ Hưng cảm nhận được khi bước chân vào đó. Lúc bấy giờ chúng tôi không biết Thượng Tọa Pháp Tri là ai, nên hỏi Hòa Thượng, Hòa Thượng bảo: “Đó là một nhà sư Phật giáo thuộc hệ phái Nam Tông”.

Nơi đâu có giết hại và ăn thịt chúng sanh là nơi đó có từ trường ác. Nơi đâu không giết hại và không ăn thịt chúng, nhưng nơi đó không có lòng từ bi thương xót chúng sanh thì nơi đó cũng không có từ trường thiện vì tâm người còn ác, không có lòng hiếu sinh, nên phóng xuất từ trường ác, chính vì tâm con người ở đó còn tham, sân, si, mạn, nghi ngút ngàn.

-Nơi đâu có lòng từ bi thương xót muôn loài chúng sanh thì nơi đó có từ trường thiện.
-Nơi đâu có đạo đức không làm khổ mình khổ người thì nơi đó có từ trường thiện.
-Nơi đâu ly dục ly ác pháp là nơi đó có từ trường thiện. Ngược lại nơi đâu còn có tâm tham, sân, si, mạn, nghi là nơi đó có từ trường ác như chúng tôi đã nói ở trên.
-Nơi đâu tu sĩ Phật giáo đời sống phạm hạnh không có, thường phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới thì nơi đó có từ trường ác. Trên đây là những từ trường thiện ác trong cuộc sống hằng ngày của con người phóng ra theo hành động đạo đức nhân bản - nhân quả và không đạo đức.

Từ đó chúng ta suy ra mới thấy được môi trường sống trong không gian trên hành tinh này tốt hay xấu, ô nhiễm hay trong sạch đều do hành động thiện hay ác của loài người và loài động vật cùng ngàn cây nội cỏ. Từ những hành động thiện ác của loài người phóng ra thường mang đến cho loài người hạnh phúc hay khổ đau.

Nếu con người trên hành tinh này sống có đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sanh, thì từ trường trong không gian này toàn thiện và như vậy môi trường sống của con người sẽ không bị ô nhiễm. Môi trường sống không ô nhiễm thì con người không có bệnh đau, thiên tai, hỏa hoạn, động đất, hồng thủy v.v... không bén mãn. Thiên tai, hỏa hoạn, động đất, hồng thủy và bệnh tật đều do con người sống trong ác pháp, với tâm tham, sân, si ngút ngàn.

Còn có những từ trường khác hơn những từ trường trên đây, đó là từ trường của các loại định, mỗi loại định đều có những từ trường khác nhau như:

Định Nhị Thiền khi khẩu hành tịnh chỉ thì ý thức ngưng hoạt động, ý thức ngưng hoạt động có nghĩa là sáu thức ngưng hoạt động, sáu thức như: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Người nhập định này mắt không còn thấy sắc tướng, tai không còn nghe âm thanh dù âm thanh to lớn như tiếng trời sét cũng không nghe v.v... Khi khẩu hành tịnh chỉ, sáu thức ngưng hoạt động tức là khẩu hành định, sáu thức định, thì từ trong các định này phóng ra một loạt từ trường để bảo vệ khẩu hành và sáu thức của nó, đây là từ trường của định Nhị Thiền, mắt thường không thể thấy được, chỉ có khứu giác tinh vi hoặc trực giác mới nhận ra được.

Định Tam Thiền do ly 18 loại hỷ dục tưởng, lìa 18 loại hỷ dục tưởng này thì có một từ trường phóng ra để bảo vệ giấc ngủ an lành không có mộng mị.

Định Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở các hành trong thân ngưng hoạt động, để bảo vệ sự sống của thân tứ đại, từ trong thân hành tịnh chỉ này phóng ra một từ trường, từ trường ấy làm cho các cơ quan nội ngoại của cơ thể không bị hư hoại trong một khoảng thời gian dài, nhờ có từ trường đó mà cơ thể có thể phục hồi sự sống lại một cách dễ dàng.

Các từ trường trên đây chỉ là một luồng khí vô hình, nhưng nội lực mạnh yếu đều do hành động thiện ác nhiều ít của con người hoặc sức tịnh chỉ các hành trong thân tùy theo khẩu hành, thân hành và ý hành tạo ra định lực sâu cạn nhiều ít mà phân ra các loại định. Mỗi loại định đều có từ trường phóng ra để bảo vệ người đang nhập định.

Định Diệt Thọ Tưởng là một loại định diệt thọ ấm và tưởng ấm, muốn diệt thọ ấm và tưởng ấm thì phải tịnh chỉ ý hành, ý hành tịnh chỉ thì ý căn phải ngưng hoạt động, ý căn* ngưng hoạt động thì cơ thể hoàn toàn giống như người chết. Vì muốn bảo vệ cơ thể không bị hoại diệt nên Định Diệt Thọ Tưởng phải phóng ra một từ trường rất kinh khủng, lớp từ trường như một

Ý căn là bộ óc của con người, ý căn ngưng hoạt động là bộ óc con người ngưng làm việc. Tứ Thiền hơi thở tịnh chỉ tức là hơi thở dừng, nhưng bộ óc còn hoạt động, còn nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì bộ óc hoàn toàn ngưng nghỉ.

Kính pha lê che phủ cơ thể người nhập định, ở xa thì trông thấy, nhưng đến gần thì không được, dù cho thời tiết mưa nắng cũng không xâm thực được, lửa không cháy, nước không làm ướt được, tất cả loài vật và người không bao giờ xâm chiếm đến gần được. Từ trường ấy tuy vô hình, trong suốt như pha lê, nhưng vững chắc hơn thành đồng vách sắt, không có một vật gì trên thế gian này làm hại được thân người nhập định này.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập IX)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:16 am

NGHIỆP

Hỏi: 1- Nghiệp là cái gì? Nếu nghiệp là kết quả của hành động, không phải là một chủ thể thì làm sao nó lại tái sinh luân hồi được?

Đáp: Nghiệp là do các hành động vô minh của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tạo thành, nên các hành duyên hợp và các duyên tan trong môi trường nó là chủ thể tạo tác ra nghiệp, nhưng các hành duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống là pháp vô thường, còn nghiệp là những từ trường do những hành động thiện ác của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tương ưng với những hành động vô minh thiện ác của môi trường sống mà tiếp tục tái sanh luân hồi nên gọi là duyên hợp.

Thân tâm con người là hành một duyên hợp và cũng là một hành duyên tan của môi trường sống, cho nên nó là các pháp vô thường. Nó là các pháp vô thường nên không đi tái sanh luân hồi, mà do các hành động thiện ác của nó phóng xuất ra những từ trường nghiệp thiện ác mà kinh sách Phật gọi tắt là nghiệp. Nghiệp ấy tương ưng với mọi người nên mới có tái sinh luân hồi, chứ không phải tâm con người đi tái sanh, vì tâm con người là pháp vô thường như trên đã nói. Pháp vô thường không thể đi tái sinh được.

NGHIỆP TÁI SANH


Hỏi: Kính bạch Thầy, Con nghĩ khi chúng sanh luân hồi là do nghiệp lực, nghiệp lực như luồng khí, luồng từ trường sẽ thu hút những gì có chung nhân duyên nhân quả với nó để hợp lại tạo nên một kiếp chúng sanh mới ? Bởi vì ngay cả con người chết rồi là tan hoại hết thì chỉ còn có nghiệp đi luân hồi. Vậy nghiệp là thế phải không thưa Thầy ?

Đáp: Đúng như vậy, con đã hiểu đúng nghiệp lực đi tái sanh luân hồi là như vậy. Khi một người còn sống hằng ngày thân, miệng, ý thường hay hoạt động tạo ra nghiệp lực, nghiệp lực có thiện và có ác. Hành động ác thì làm khổ mình khổ người tạo ra nghiệp khổ chẳng lợi mình lợi người mang đến sự khổ đau cho nhau, tạo cuộc sống chung như Địa Ngục, còn hành động thiện thì không làm khổ mình khổ người tạo ra nghiệp thiện lợi mình lợi người mang đến hạnh phúc cho mọi người tạo cuộc sống chung an vui, thanh thản như cảnh giới Thiên Đàng.


Khi con người chết rồi tất cả toàn thân ngũ uẩn đều trả về môi trường sống của nó chẳng còn một vật gì là của ta dù chỉ còn lại một chút xíu nhỏ như đầu mũi kim cũng không còn, nhà cao cửa rộng con bầy cháu đàn cũng chẳng còn gì, vàng bạc châu báu ngọc ngà cũng vô nghĩa, chỉ còn lại nghiệp ác, thiện mà thôi.

Nghiệp ác, thiện là gì ? Nghiệp ác, thiện như con đã hiểu ở trên, nó là luồng khí như bao nhiêu luồng khí khác trong môi trường sống này, khi luồng khí nghiệp lực đó tương ưng với các luồng khí khác đủ duyên hợp lại thành một con người mới. Nói một cách khác cho dễ hiểu là mỗi hành động của chúng ta làm, nói và suy tư đều có một từ trường, từ trường đó thiện hay ác là do hành động thân, miệng, ý ác hay thiện mà thôi.

Từ trường toàn thiện thì không có duyên để hợp nên không tái sanh chỉ hưởng quả phước thiện ở từ trường đó chờ hết quả phước đó mới tái sanh làm người trở lại. Còn từ trường thiện nhiều ác ít thì sẽ hợp duyên với những từ trường thiện ác khác trong môi trường sống và từ đó tiếp tục tái sanh làm chúng sanh mới trong hoàn cảnh thiện và phước báo đầy đủ*. chứ không có linh hồn đi tái sanh. Từ trường ác cũng vậy sẽ hợp duyên với những từ trường ác khác trong môi trường sống và tiếp tục tái sanh trong hoàn cảnh khốn khổ đủ mọi điều khổ hoặc sanh làm những loài vật nhỏ bé ti tiện như côn trùng, sâu, bọ v.v... sống nơi ẩm ướt dơ bẩn, thời gian sống quá ngắn ngủi, tuổi thọ không được dài lâu.


* Từ trường thiện không còn có duyên để hợp nên không tạo ra thế giới, còn từ trường ác thì có các duyên để hợp mới tạo ra thành thế giới gồm có: dục giới, sắc giới và vô sắc giới, do dục giới, sắc giới và vô sắc giới nên mới tạo ra thế giới khổ đau.

(Trích Đường Về Xứ Phật tập IX)


NGHIỆP LÀM SAO CHUI VÀO BÀO THAI

Hỏi: -Một đứa bé khi mới thành hình, đâu đã làm được gì, đâu đã tạo nghiệp, sao nói nó bị nghiệp dẫn, thế cái nghiệp đó ở đâu ra, làm sao chui vào bào thai được?

Đáp: Một đứa bé khi mới hình thành thì đó là hình thành thân ngũ uẩn của đứa bé trong bào thai. Hình thành thân ngũ uẩn của đứa bé trong bào thai là nghiệp (thân nghiệp). Thân nghiệp này đứa bé co tay duỗi chân làm theo các hành động vô minh khi cơ thể lớn dần trong bào thai nên chật chội khó chịu, vì khó chịu nên co tay duỗi chân khiến cho bà mẹ bị đau.

Những hành động đó gọi là nghiệp thọ khổ (khổ mẹ, khổ con) Cho nên bảo rằng đứa bé mới thành hình đâu làm được gì, đâu đã tạo nghiệp, sao nói nó bị nghiệp dẫn…? Hành động co tay duỗi chân của bào thai không phải là nghiệp sao?

Thân của đứa bé là nghiệp, còn bảo cái nghiệp đó ở đâu, thì cũng giống như một ông già lẫn lộn, đang ở trong nhà mà hỏi nhà bác đâu? Nghiệp không có chui vào bào thai mà nghiệp tương ưng với nghiệp cha mẹ của cái bào thai. Nghiệp tương ưng với cha mẹ của cái bào thai nên mới có bào thai. Vì tương ưng nên mới duyên hợp mà thành bào thai Ở đây không có vật gì chui vào bào thai cả mà chỉ có tương ưng duyên hợp mà thành nghiệp mới (đứa bé).

Kính thưa quý Phật tử! Chúng tôi cố gắng diễn đạt để quý vị hiểu một chút về sự tương ưng duyên hợp của nhân quả trong môi trường sống trên hành tinh này.

Xin quý Phật tử hãy đọc ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ thì rõ. Thăm và chúc quý Phật tử vui mạnh nhớ xả cho thật tốt. Kính thư Thầy của quý Phật tử
(ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT - Tập Cool


NGHIỆP LÀNH CỦA PHẬT

Hỏi: Nếu còn nghiệp thì còn tái sanh thì nghiệp lành của đức Phật vẫn đang phủ khắp thế giới này, sao nói Người đã thoát khỏi luân hồi sinh tử?

Đáp: Nghiệp lành của Phật là vô nghiệp (vô lậu), nên đức Phật đã thoát ra khỏi luân hồi tái sinh. Nghiệp chia làm 3 loại:
1- Nghiệp ác hữu lậu
2- Nhiệp thiện hữu lậu
3- Nghiệp thiện vô lậu.

Người ở đời thường sống tạo tác ra hai nghiệp một là thiện hai là nghiệp ác. Những nghiệp này đều là hữu lậu. Riêng đời sống đệ tử của đức Phật thường ngăn ác diệt ác, và diệt thiện pháp hữu lậu để luôn luôn sống trong thiện pháp vô lậu, vì thế từ trường vô lậu không tương ưng với từ trường hữu lậu của môi trường sống thế gian nên chấm dứt tái sanh luân hồi. Cho nên từ trường vô lậu của Phật đang phủ trùm khắp thế giới, nhưng nó không tái sinh luân hồi, vì không tương ưng.


SAU KHI NHẬP DIỆT CHƯ PHẬT CÒN TRỞ LẠI THẾ GIAN NỮA KHÔNG?


Hỏi: Kính thưa Thầy! Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và các vị Phật xưa kia, sau khi nhập diệt từ bỏ xác thân có trở lại thế gian nữa không?

Đáp: Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sau khi nhập diệt từ bỏ sắc thân không còn trở lại thế gian nữa.

Trong kinh Nguyên Thủy thuộc tạng kinh A Hàm, Đức Phật Thích Ca đã xác định điều này rất rõ ràng. “Ta chỉ còn một kiếp này nữa thôi”. Tại sao Phật không tái sanh lại cõi thế gian này nữa?

Chư Phật không tái sanh lại cõi thế gian này nữa, vì cõi thế gian đầy dẫy các ác pháp, con người trên thế gian này có việc gì thì ăn thua đủ, không biết nhẫn nhịn, hung dữ, chửi mắng, mạt sát lẫn nhau, gian xảo, lừa đảo, điêu ngoa, xảo quyệt, giả dối, nhiều chuyện, gian ác, hiểm độc, v.v...

Phật không dám tái sanh lại cõi thế gian này nữa, là vì khí hậu thời tiết khắc nghiệt, lúc nắng, lúc mưa, gió bão bất thường, lại thêm bão lụt, động đất, thủy tai, hỏa hoạn, giặc giã, trộm cướp, giết người chẳng chút lòng xót thương, v.v...

Phật không dám tái sanh lại cõi thế gian này nữa, là vì mang thân tứ đại này giống như ở tù chung thân đi đâu cũng không được tự tại, tự do rất là khổ sở.

Phật không dám tái sanh lại cõi thế gian này nữa là vì tâm Phật hết tham, sân, si. Tâm Phật hết tham, sân, si thì không còn tương ưng với chúng sanh thì không thể nào tái sinh lại được, dù Phật muốn sinh làm người lại nhưng không làm sao được nữa.

Phật không dám tái sanh lại cõi thế gian này nữa, là vì mang thân tứ đại này như ở trong ổ bệnh, nóng nực quá chịu không nổi, lạnh quá chịu cũng không xong, mỗi mỗi đều có thể xảy ra gây thương tích làm đau nhức không xiết kể. Thân tứ đại lại vô thường nên thường xảy ra bệnh tật, khi bệnh tật thì khổ đau vô cùng, vô tận. Vì thân tứ đại vô thường, nên không tránh khỏi sự già nua, mà hễ già nua thì tay chân run rẩy, đi đứng không vững vàng, thì thật là khổ sở vô cùng. Vì thân tứ đại vô thường nên sự hoại diệt chắc chắn phải đến, đến trong sự đau khổ tử biệt sanh ly.

Cho nên khi một đức Phật nhập diệt không tránh khỏi cả một trời đau thương phải không hỡi các con?

Khi còn là một học Tăng, Thầy đọc kinh Niết Bàn, trước giờ phút đức Phật nhập diệt cả Trời Người đều khóc thương thảm thiết, khiến Thầy cũng xúc động khóc theo. Đây không phải là sự đau khổ tận cùng của sự chia ly hay sao?

Cho nên đức Phật ra đi, bỏ báo thân này thì không bao giờ trở lại làm thân người nữa, không phải chư Phật sợ khổ đau làm thân chúng sanh, mà chính duyên chúng sanh đã hết. Nếu còn duyên với chúng sanh thì đức Phật không bao giờ nhập Niết Bàn, Ngài sẽ phục hồi sự sống rất dễ dàng, muốn sống bao lâu cũng được. Trong kinh Niết Bàn đã nói điều này rất rõ ràng.

Hết duyên với chúng sanh, có nghĩa là duyên nhân quả đã hết. Mục đích của một người tu theo đạo Phật là phải trả sạch nhân quả, có nghĩa là không còn nợ nhân quả; không còn nợ nhân quả tức là một người sống toàn thiện, vì sống toàn thiện là thoát khổ, cho nên không còn nghiệp lực nhân quả đi tái sanh; không còn nghiệp lực nhân quả đi tái sanh, thì lấy cái gì để đi tái sanh, cái đi tái sanh đã bị diệt rồi và nợ nhân quả cũng hết rồi thì còn duyên nghiệp gì, để Phật đi tái sanh nữa.

Mục đích phải đạt của một vị tu sĩ là tu thành Phật, thành Phật để chấm dứt duyên nghiệp tái sanh luân hồi. Khi chấm dứt rồi thì còn lấy cái gì đi tái sanh. Mầm tái sanh đã bị diệt ngay từ lúc hướng tâm đến Lậu Tận Minh.

Mầm tái sanh làm người đã dứt thì nợ nhân quả đã hết, nợ nhân quả đã hết thì duyên chúng sanh đã hết, duyên chúng sanh đã hết, thì dù có muốn tái sanh cũng không làm ích lợi cho con người. Vì hết duyên, có thuyết giảng, có dạy đạo chúng sanh cũng chẳng nghe.

Ví dụ: Hiện giờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni có tái sanh trở lại dạy người tu hành thì người ta vẫn phỉ báng rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy pháp điên, dạy lỗi thời, dạy không đúng giáo pháp Đại Thừa và Thiền Đông Độ, dạy cho những người sơ cơ còn có chứng, có đắc, còn pháp môn hiện giờ vô chứng, vô đắc, tự tại, vô ngại đói ăn, khát uống, không chấp giới luật.

Do những điều trên đây mà chư Phật nhập diệt rồi thì không bao giờ trở lại cảnh giới thế gian này nữa.

(Đường Về Xứ Phật tập III)


Được sửa bởi phimanh ngày Sun Jan 30, 2011 11:43 pm; sửa lần 1.

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:17 am

KHỈ VƯỢN CÓ PHẢI LÀ THỦY TỔ CỦA LOÀI NGƯỜI KHÔNG*?


Hỏi: Kính thưa Thầy, từ trước tới nay khoa học đều khẳng định rằng con người là do khỉ vượn sinh ra tức là thủy tổ của loài người, đó là thuyết tiến hóa. Vậy đạo Phật Nguyên Thủy và theo trí vô hạn của Thầy thì nguồn gốc loài người và rộng hơn là nguồn gốc vũ trụ là thế nào?

Đáp: Con khỉ không phải là Thủy Tổ của loài người như các nhà khoa học đã khẳng định, con khỉ chỉ là con khỉ, một loài động vật như các loài động vật khác.

Theo đạo Phật con khỉ chỉ là một loài động vật cao cấp gần giống như con người. Nếu lấy con người làm tiêu chuẩn thì con khỉ chỉ là con khỉ mà thôi, chứ không thể tiến hoá làm con người được, chỉ có nghiệp lực của con khỉ, khi con khỉ chết nó sẽ tiếp tục luân hồi tái sanh làm người. Từ con người “Cổ Sơ” sống đơn giản, dựa vào thiên nhiên. Mức sống của thiên nhiên thì có hạn, còn con người sanh sản thì vô hạn nên con người buộc phải tiến hoá dần để bảo vệ sự sống còn của mình duy trì cho đến ngày nay, do đó con người trở thành văn minh phát triển theo chiều hướng khoa học hiện đại hóa, để sản xuất ra vật chất phục vụ cho đời sống con người như hiện nay.

Loài khỉ sống thanh tịnh trong sạch hơn các loài động vật khác, nhờ hành động sống tự nhiên theo nghiệp nhân quả thiện tạo thành nghiệp lực thiện. Khi con khỉ chết, nghiệp lực thiện chiêu cảm môi trường thiện luân hồi tái sanh thành con người.

Đừng hiểu rằng con người chết là sẽ tiếp tục sanh làm con người nữa, hiểu như vậy là không đúng luật nhân quả. đức Phật dạy: “được thân người là khó, khó như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển khơi.” Chỗ này có dịp Thầy sẽ giảng dạy để hiểu biết rõ ràng hơn. Trí hữu hạn của con người không cho phép các nhà khoa học hiểu hơn, cho nên các Ngài dùng sự so sánh những hành động và sự cơ cấu cơ thể của loài khỉ vượn giống như những hành động và cơ cấu của cơ thể của loài người cổ xưa “tiền sử” mà cho rằng thủy tổ của loài người là khỉ vượn. Đó là cái hiểu chưa tới của các nhà khoa học.

Muốn gây tạo giống con người thì phải có môi trường thích hợp với con người. Chính các duyên của con người, chứ chưa có các duyên của con người thì không thể nào gây tạo giống con người được, cho nên thuyết tiến hóa từ con vật thành con người thì mơ hồ, trừu tượng không chính xác. Bởi phần sắc uẩn của con người đầy đủ hơn loài động vật, nhất là sự cấu tạo bộ óc của con người về tế bào não phần sử dụng về tinh thần tưởng uẩn và thức uẩn thì loài khỉ vượn không thể có được.

Còn nữa, cái chưa tới của các nhà khoa học, đó là: Trí tuệ của loài khỉ vượn và trí tuệ của những người tiền sử đều sống dựa trên thiên nhiên, loài khỉ vượn trí tuệ không sáng tạo và phát minh những cái gọi là văn minh và sáng tạo của loài khỉ vượn được. Cho nên khỉ vượn ngàn đời chỉ là khỉ vượn, còn người tiền sử đời sống cũng giống như loài khỉ vượn nhưng lại biết phát minh và sáng tạo nên để lại cho chúng ta sau này một kho tàng văn minh vĩ đại từ ngôn ngữ, toán học, y học, sử học, đạo đức học, đến khoa học v.v..., chúng ta chỉ là những người thừa kế và dựa theo cơ sở đó mà phát triển khoa học hiện đại, nếu không có văn minh của người tiền sử để lại liệu chúng ta có thể có một nền văn minh khoa học hiện đại và kỷ nghệ hóa như ngày hôm nay chăng? Cho nên loài khỉ vượn không có trí tuệ thông minh như con người, nó thường sống theo bản năng tự nhiên thường bắt chước loài người hơn là sáng tạo phát minh như con người.

Thủy tổ của loài người rất thông minh, khi con người có mặt trên hành tinh này, nếu loài người không có sự thông minh thì nó đã bị diệt chủng ngay từ lúc ban đầu. Tại sao vậy? Vì cấu trúc cơ cấu cơ thể của loài người, tuy có giống như loài khỉ vượn, nhưng hoàn toàn không giống hẳn, có những chỗ còn sai khác, vì thế con người không thể dùng sức mạnh để bảo vệ sự sống như loài mãnh thú, cũng không thể trốn chạy chuyền nhảy nhanh nhẹ như loài khỉ vượn hươu nai được. Loài người bảo vệ sự sống bằng trí tuệ thông minh của mình, nên thường phát minh và sáng tạo đều do bộ óc, đó là điều cần thiết của loài người mà các loài động vật khác không thể có được, cho nên loài khỉ vượn là thủy tổ của loài người là mơ hồ trừu tượng, chỉ có qua sự so sánh những bộ xương của người tiền sử và những bộ xương của loài khỉ vượn giống nhau rồi các nhà khoa học đã suy ra và tuyên bố. Những chứng minh khoa học đó chưa đủ để xác chứng thuỷ tổ của loài người là khỉ vượn.

Luật nhân quả đã xác định mọi tiêu chuẩn của mọi loài chúng sanh, nếu chúng sanh sống và tạo những tiêu chuẩn đó thì sẽ sanh làm loài vật đó, chứ không phải tiêu chuẩn đó mà làm loài vật khác được, có nghĩa là loài động vật đó sống thiện ở cấp độ thiện đó sẽ sanh làm loài chúng sanh đó, còn ngược lại sống ác ở cấp độ ác đó thì sẽ sanh làm loại chúng sanh đó, luật nhân quả rất công bằng và công lý nên tiêu chuẩn thiện ác của nó rõ ràng, không thể sai khác được mà với trí tuệ vô hạn của đức Phật, Ngài đã thấu suốt luật nhân quả do đó Ngài dạy cho chúng ta cách thức sống năm tiêu chuẩn thiện để còn tiếp tục làm thân người thiện và chỉ có thân người thiện mới đủ trí tuệ thông minh rèn luyện tu tập chấm dứt khổ đau và luân hồi.

Các pháp vô thường luôn luôn theo sát những hành động nhân quả của muôn loài, vì thế, các pháp liên tục thay đổi tạo thành một nghiệp lực, nghiệp lực đó tiếp tục tiến hóa tái sanh làm loài vật cao cấp như loài Trời, Người, mà nghiệp lực đó thoái hóa thì phải tái sanh làm loài động vật hạ cấp, đó là một đạo luật công bằng và công lý đối với tất cả các loài động vật trên hành tinh này nó không áp dụng riêng cho con người mà cho tất cả, vì muôn loài vật do môi trường sống vô minh duyên hợp sinh ra, do đó từ con vật lớn, nhỏ cho đến loài người đều vô minh lầm chấp, nhưng loài người nhờ trí tuệ thông minh thường tìm tòi sáng tạo và phát minh nên đã thấy sự vô minh của mình, khi đã thấy sự vô minh của mình thì đó là minh, mà đã có minh thì con người làm chủ được môi trường sống của mình, làm chủ môi trường sống của mình tức là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Làm chủ sanh, già, bệnh, chết là làm chủ nhân quả. Làm chủ nhân quả là làm chủ mọi sự đau khổ và chấm dứt tái sanh luân hồi. Chấm dứt tái sanh luân hồi tức là giải thoát ra khỏi thân nghiệp.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập IX)


QUẢ BÁO CÓ HAY KHÔNG?



Hỏi: Kính thưa Thầy, kẻ tham nhũng làm điều phi đạo lý trong xã hội ngày một béo tốt nhiều, tiền lắm của, kẻ ăn cắp ngày một giàu lên. Vậyhọ đang tạo nghiệp ác,đến bao giờ họ phải trả nghiệp ác này, ít ra thì cũng phải trả trong đời hiện tại này để mọi người thấy được. Còn họ trả nghiệp ác này trong tương lai thì trừu tượng quá vậy? Xin Thầy dạy rõ cho chúng con rõ.

Đáp: Phước đời trước họ khéo tạo nên đời nay họ mới sanh vào chỗ làm dễ ra tiền, thế mà, vì lòng tham của họ không đáy, nên đã làm tiền phi đạo lý như: tham nhũng, trộm cắp, hối lộ v.v... Tuy hiện tại, chúng ta chưa thấy quả báo của họ là vì phước báo của họ còn dư thừa chưa hết, nhưng khi phước báo ấy đã cạn hết thì thiên tai hỏa hoạn đến thì họ chỉ còn sống trong màn trời chiếu đất, thậm chí cơm không đủ ăn, áo không có mặc. Các con đừng nghĩ rằng, nhân quả trừu tượng, nhân quả là một định luật đạo đức công bằng và công lý mà trong thế gian này không có một định luật nào công bằng và công lý hơn.

Nếu họ biết dừng ngay những điều làm ra tiền phi đạo lý của họ thì bây giờ họ cũng phải trả quả trong hiện tại, huống là họ chẳng biết dừng những việc làm ác đó thì họ sẽ phải trả quả ngay trong kiếp này, để cho mọi người chứng kiến biết rõ luậtnhân quả công minh, khi phước họ đãcạn hết chứ không phải ở kiếp sau. Bằng chứng các con có đọc báo Công An thành phố Hồ Chí Minh nhiều kẻ làm giàu phi đạo lý sẽ bị tù tội, tử hình, tài sản và nhà cửa đều bị tịch thu như: Minh Phụng, Trần Đàm v.v...

Nhân quả không trừu tượng như các con đã hiểu, những phước báo của kẻ tạo ra những điều phi đạo lý chưa hết, nên họ còn hưởng thêm một vài ngày, nếu phước báo kia vừa hết thì quả báo khổ đau sẽ đến với họ liền.
“Phước bất trùng lai họa vô đơn chí”, người xưa đã nói như vậy, tức là họ đã có kinh nghiệm trong cuộc sống nên đã nhận ra được luật nhân quả rõ ràng và cụ thể “vay một trả mười”.

Nhân quả không những phải trả ở tương lai trong kiếp khác mà còn phải trả ngay trong kiếp hiện tại. Chỉ khi nào người tạo quả ác đã hết phước thì họ phải trả ngay liền, còn quả ở vị lai thì nó đã trở thành nghiệp lực, để tiếp tục tương ưng với nhân quả của người khác mà tái sanh vào môi trường sống xấu hơn, nếu họ làm ác nhiều hoặc tốt hơn nếu họ làm thiện nhiều.

Trước mặt chúng ta đã thấy bao nhiêu kẻ làm ác mà chẳng thấy quả khổ của họ, nên mọi người đâm ra nghi ngờ luật nhân quả. Họ đâu biết rằng, luật nhân quả rất công bằng và công lý, ai làm thiện thì hưởng phước, còn ai làm ác thì thọ chịu quả khổ, không có một ai tránh khỏi, chỉ có phước thừa của họ chưa hết, nên họ làm ác vẫn còn thấy được an vui, nhưng sự an vui chưa thật sự là an vui. Nếu chúng ta nhìn kỹ cái vui của họ là tiếng khóc, cái hãnh diện của họ là những ưu tư da diết trong lòng, chứ chưa phải là hạnh phúc đâu.

Trong thế gian này, duy nhất chỉ có một đạo luật nhân quả là công bằng và công lý, đó là một đạo luật do từ những hành động thiện ác của con người tạo ra để phân xử lấy họ, chứ không có ai hoặc một đấng sáng tạo nào đặt ra cả. Từ hành động thiện ác của loài người, mà con người phải chịu quả khổ vui chính hành động của họ, chứ không phải quả khổ vui tự nhiên mà có hay có ai xét xử phạt tội ban phước cho chúng ta.

Phật dạy: “Các pháp trong thế gian là do duyên hợp mà thành, nhưng sự thành hoại đều do hành động nhân quả mà có”. Nhân quả có lúc hiện rất rõ, lại có lúc thấy như không có nhân quả, nhưng chúng ta phải biết nhân quả lúc nào cũng đang chi phối loàingười theo mỗihành động của con người. Và vì vậy, con người mới thấy có khổ, có vui, có giận hờn, thương ghét, có buồn phiền đau khổ, có oan ức, có hận thù v.v...

Có lúc thấy như không có nhân quả, do đó người ta đã lầm và mất lòng tin nhân quả, nhưng nhân quả lúc nào cũng có mặt trong tất cả mọi con người, nên không có người nào trốn tránh khỏi luật này được, dù kẻ đó, có nhiều tiền, nhiều bạc, có quyền cao, chức trọng cũng không thoát khỏi luật này phân xử, do đó nó rất công bằng và công lý, mặc dù chúng ta thấy có kẻ kia làm ác mà vẫn không thấy quả khổ đến với họ, đó là vì phước của kẻ kia chưa hết, như chúng tôi đã nói ở trên, nên quả khổ đau của họ chưa đến mà thôi.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập VIII)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:18 am

ĂN CỦA ĐÀ NA TÍN THÍ MÀ KHÔNG TU


Hỏi:Kính thưa Thầy, con nghe nói trong đời tu mà cứ thọ nhận ngày càng nhiều của Thầy Tổ, của đàn na thí chủ, mà không tu được, kiếp sau làm thân trâu, ngựa trả nợ. Vì vậy, trong quá trình tu tập, hễ tâm bất an là nó hay luận theo như vậy rồi bỏ cuộc, về tự làm tự tu, rồi kết quả sự tu sẽ đi đến đâu? Làm sao thắng được tư tưởng này? Con kính xin Thầy từ bi chỉ dạy.

Đáp:Câu nói “ăn của đàn na thí chủ mà tu không giải thoát thì phải mắc nợ người. Sau này phải làm thân trâu, ngựa hoặc tôi tớ, lính gác, v.v....để trả nợ” nhằm mục đích khiến cho chúng ta sợ mà ráng tu hành, chứ không phải có thật như vậy”.


Nếu chúng ta không gieo nhân cúng dường cho những bậc tu hành, thì ngày nay làm gì chúng ta có người cúng dường ăn để sống tu hành. Nhân thì phải có quả. Thấy quả biết được nhân. Quả của chúng ta đang được ăn ngồi không tu hành, thì biết nhân đời trước chúng ta đã có cúng dường cho người tu. Chúng ta tu có kết quả hay không kết quả, là do chúng ta có duyên với chánh pháp hay không, chứ không phải ở chỗ thọ của đàn na thí chủ hay Thầy Tổ. Hai nhân quả này khác nhau.


Đứng trên góc độ nhân quả mà nói, ngày nay ta ngồi không, thọ dụng của đàn na thí chủ và Thầy Tổ để tu hành, thì trước kia ta đã từng cúng dường Thầy Tổ và các bậc tu hành. Cũng trên góc độ nhân quả ta tu chứng hay không tu chứng, là do duyên tiền kiếp có gieo với chánh pháp hay tà pháp mà thôi.

Trong lịch sử tu hành của Phật và các vị Tỳ Kheo Thánh Tăng không có ai tự làm, tự tu mà có kết quả giải thoát được, chỉ là một thứ đạo yểm ly cuộc sống. Tự làm, tự tu kết quả sẽ chẳng đi đến đâu. Muốn thắng tư tưởng này cần phải hiểu rõ nhân quả.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)


SÁT NHÂN THÌ NHÂN OÁN SÁT VẬT THÌ HÓA KIẾP LÀM CHÚNG SANH CỦA CHÚNG

Hỏi: Kính thưa Thầy, người ta bảo, sát nhân thì nhân oán, sát vật thì hóa kiếp nó làm chúng sanh. Vậy có đúng không, xin Thầy dạy cho chúng con biết.

Đáp:Sát nhân thì nhân oán, câu này chỉ đúng có một phần ba.
Giết người có 3 quả:
1- Thân nhân của người chết sẽ thù oán.
2- Giết người, bị tù tội có khi bị tử hình.
3- Đời sau sẽ bị người khác giết hại, hoặc ngay trong kiếp này cũng phải bị trả quả bị người khác giết.

“Sát vật là để hóa kiếp loài vật”.Câu nói này không đúng, đó chỉ là cách lý luận để che đậy tội ác của mình.

Là con người cũng như các loài động vật khác, khi sanh ra đều do nghiệp lực nhân quả, đều có một sự sống như nhau, đều có cảm giác đau khổ, vui sướng như nhau, và không có loài vật nào mà không sợ chết. Thế sao lại bảo giết chúng chết để hóa kiếp cho chúng? Chúng hóa kiếp làm loài vật gì?

Theo như sự tưởng hiểu của quý vị, giết chúng sanh chết, để chúng được hóa kiếp đi tái sanh luân hồi, để được sanh ra làm người, có phải vậy không? Vậy có người giết chúng ta, để chúng ta được hóa kiếp đi tái sanh làm chư Thiên, có phải sung sướng hơn không? Vậy tại sao “giết nhân, lại nhân oán” như vậy câu này có đúng không?

Khi chết, chúng ta cũng mong hóa kiếp để được làm chư Thiên. Muốn hóa kiếp sanh vào cõi thiện thì phải làm điều lành, cớ sao lại giết hại sanh mạng? Sát sanh hại mạng là kết thêm thù oán mà thôi.

Trên đây là những lý luận giết hại chúng sanh để ăn thịt, bằng cách dùng những danh từ lừa đảo chính họ vàngười khác, để thấymình không có làm ác giết hại chúng sanh.

Tại sao cướp mạng sống của chúng sanh gọi là hóa kiếp, mà cướp mạng sống con người thì thành thù oán? Đó là sự vô minh của loài người có trí khôn biện luận làm những điều ác đức. Con người sanh ra hơn các loài cầm thú khác là nhờ ở trí tuệ. Trí tuệ đó, nếu sử dụng trong ác pháp, thì nó trở thành một vũ khí giết tất cả chúng sanh và có thể hủy diệt cả loài người. Trí tuệ này dùng lý luận để che đậy tội ác, nếu không được học tập và rèn luyện đạo đức thì nó là một vũ khí độc hại và quả đất này sẽ bị nó hủy diệt.

Trong thế kỷ 21 này, nếu không xây dựng cho con người một nền đạo đức nhân bản kịp thời, để chặn đứng trí tuệ hung ác của loài người, thì hành tinh này sẽ bị hoại diệt, như các nhà tiên tri đã báo động “tận thế ”. Những trận thủy tai, động đất, không phải con người làm ra sao?

Tóm lại, câu “sát nhân thì nhân oán, sát vật thì để hóa kiếp chúng sanh của nó” là lối lý luận để che đậy tội ác của con người, để tự do tàn sát chúng sanh mà chẳng sợ tội lỗi gì cả.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)



phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:18 am

NẾU CON NGƯỜI KHÔNG ĂN THỊT CHÚNG SANH THÌ CHÚNG SANH SẼ TRÀN NGẬP TRÁI ĐẤT

Hỏi:Kính thưaThầy, nếu con người không ăn thịt chúng sanh thì trên trái đất này gà, vịt, bò, chó, ngựa, cá tôm, và tất cả loài động vật khác, sẽ sinh sôi nẩy nở chật đất, nhất là gà, vịt, heo, dê, bò, ngựa thì nhà cửa đất đai ở đâu chứa cho hết?

Đáp:Theo định luật nhân quả, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Khi người ta càng ăn thịt chúng sanh, thì chúng sanh lại càng sanh ra nhiều hơn nữa. Nếu người ta không ăn thịt chúng sanh thì chúng sanh lại không sanh ra. Tại sao vậy?.

Chúng sanh có sanh ra, là vì có sự sát hại và ăn thịt tàn nhẫn. Đó là nhân ác, tức là hành động ác của chúng ta. Chính những hành động ác đó, của chúng ta tạo ra nhân quả ác, và nghiệp lực ác này chiêu cảm, khi chúng ta chết, liền sanh ra tất cả loài chúng sanh, để trả quả giết hại, bằng cách để cho chúng sanh khác, giết chúng ta ăn thịt trở lại.

Nếu chúng ta không giết hại và không ăn thịt chúng sanh, thì chúng sanh không sanh ra, vì nhân quả thiện, nên không có chúng sanh, sinh ra để mà ăn thịt lẫn nhau trở lại. Nếu con người không ăn thịt chúng sanh, thì trên quả đất sẽ không có chúng sanh hung ác, chỉ có chúng sanh hiền lành và số lượng sanh ra rất ít. Tại sao vậy?

Tại vì, khi con người không giết hại và ăn thịt chúng thì tâm của họ ít dục hơn; tâm dục ít hơn thì sự sanh sản ít hơn. Do đó, nếu con người không ăn thịt chúng sanh thì trái đất này, không bao giờ có tràn ngập chúng sanh. Bằng chứng, con người hiện giờ vì ăn thịt chúng sanh, nên tâm ác nhiều và tâm dục thì dẫy đầy, nên con người cũng sanh nhiều để thọ lấy quả khổ cùng nhau.

Con người ít dục, thì sự sanh sản cũng ít, sanh sản ít thì việc làm ác cũng ít, và chúng sanh sinh ra cũng ít. Với đôi mắt phàm phu của con người, chúng ta không nhìn thấu hết qua lốt nghiệp của mỗi chúng sanh. Ví dụ, một người đang cắt cổ một con gà, tiếng con gà kêu là dongười ấy nhẫn tâm vặn tréo hai cánh con gà, đạp dưới chân rồi tiếp tục cắt cổ, con gà giẫy giụa với toàn sức lực của nó, nhưng không làm sao thoát khỏi bàn tay hung ác của con người.

Người giết con gà ấy, đâu có biết rằng, có thể mình đang cắt cổ mẹ mình. Khi còn sống bà thường giết gà cách này, để làm thực phẩm ngon cho các con ăn, bây giờ trả quả thì chính các con của bà, đã cắt cổ bà để làm thịt bà cho con chúng nó ăn, tức là cháu bà.

Luật nhân quả vay một mạng con gà chết, phải trả 10 mạng con gà ở kiếp sau và còn nhiều hơn nữa, tức là phải chịu cắt cổ nhổ lông và nhúng nước sôi 10 lần. Ở trên đời này, chúng ta làm một điều ác thì phải trả quả 10 lần, cho nên chúng sanh càng ăn thịt thì loài vật cũng sanh ra nhiều để trả quả. Phần nhiều những người ăn thịt chúng sanh là họ đang ăn thịt ông bà, cha mẹ, những người thân quyến thuộc của họ đang tái sanh làm kiếp súc sanh trả quả ăn thịt chúng sanh ngày xưa.

Đức Phật dạy: “được thân người là chúng ta đã vay một trả mười, trả trăm”. Ví dụ, ta ăn một con cá mà phải tái sanh làm một trăm con cá, một trăm lần chết trên chảo dầu sôi nước bỏng, và bị cắt cổ nhổ lông vô số vô lượng lần, chừng nào trả hết quả của kiếp làm người, đã giết và ăn thịt chúng sanh. Như vậy, thử hỏi trong một đời người, chúng ta đã giết và ăn thịt bao nhiêu chúng sanh? Số lượng cũng khó mà lường được, phải nói là quá nhiều, không thể đếm được. Như vậy, muốn làm người thì rất khó, phải trả hết nợ máu xương này, rồi mới được đi tái sanh làm người.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)



LÀM KIẾP CON MÈO LÀ SẮP ĐẾN KIẾP LÀM NGƯỜI

Hỏi: Kính thưa Thầy, người chết đi sau khi được hành tội dưới địa ngục rồi mới đi đầu thai, lần lượt sanh thành 12 loài động vật: Chuột, trâu, cọp, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, heo. Khi sanh làm kiếp mèo là kiếp cuối cùng của loài động vật thì mới sanh làm người. Như vậy có đúng không thưa Thầy?

Đáp: Đời người sanh ra với trí hữu hạn, thường sống trong tưởng thức nên sanh ra nhiều chuyện mê tín dị đoan:
1- Chưa bao giờ có ai biết địa ngục ở đâu, thế mà mọi người vẫn cho là có địa ngục.
2- Chưa bao giờ có ai biết linh hồn như thế nào, mà cho rằng chết linh hồn đi xuống địa ngục và đi đầu thai.
3- Chưa bao giờ có ai biết chính xác: Con người chết sanh làm thú vật và thú vật sanh làm người.
4- Có bao giờ ai biết chính xác: Con mèo chết sanh làm người chưa? Chỉ ước đoán loài vật nào được ăn trong chén, dĩa nên cho nó sẽ chết làm người.
Ví dụ: Có người nào sanh ra mà tự ăn trong bát đĩa chưa? Hay là ăn bốc hốt bằng tay bằng chân, bằng miệng? Muốn ăn trong bát đĩa cũng phải có sự tập luyện từng chút rồi mới cầm đĩa, muỗng được.

Bảo rằng, làm kiếp con mèo là kiếp cuối cùng của loài cầm thú thì không đúng. Đây chỉ là sự tưởng tượng của những người sống trong tưởng, dựa theo cách thức ăn uống của con người rồi tưởng ra, chứ mèo rừng có chén đĩa đâu mà ăn? Không phải chúng ăn dưới đất, dưới cát sao?

Chính con người, tự đặt ra năm, tháng, ngày, giờ rồi dùng tên của những con thú vật mà gọi tên năm, tháng, ngày, giờ như: “năm Tý, tháng Tý, giờ Tý; năm Sửu, tháng Sửu, giờ Sửu rồi Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi”. Ai sanh năm nào đúng tên con vật đó liền gọi là tuổi đó.
Ví dụ: Năm nay là năm Tân Tỵ, cháu bé sanh vào năm này thì gọi cháu bé đó có tuổi Tỵ (tuổi Tỵ có nghĩa là tuổi con rắn).

Con người là con người, chứ không phải con người sanh ra để có tuổi con trâu, con chó, con ngựa, con heo, con mèo, con chuột v.v... Trâu, chó, ngựa, heo, mèo, chuột là những loài động vật, chứ đâu phải con người, thế mà con người sanh ra lại có tuổi con thú vật như vậy.

Con người là một loài động vật hơn muôn thú vật khác, cớ sao làm người mà còn lấy tuổi của con thú vật? Đó là một điều ngu si, mê muội của những người còn lạc hậu, trình độ khoa học chưa có, nên sống trong vô minh u tối, giàu tưởng tượng sống thụt lùi. Sáu mươi hai, lập luận của ngoại đạo ngày xưa, đã bị Đức Phật bài bác thẳng tay khiến cho toàn bộ thế giới rung chuyển. Những học thuyết trừu tượng, mơ hồ, mê tín, lạc hậu này, đã làm cho con người điêu đứng khổ sở. Từ cất nhà cửa, đến cưới hỏi, ma chay, thậm chí đào giếng, đào ao, sửa bếp cũng xem tuổi tác, ngày giờ, tốt xấu.

Ảnh hưởng những truyền thống mơ hồ, trừu tượng, lạc hậu, mê tín từ ngàn xưa truyền lại cho tới ngày nay, đã khiến cho bao nhiêu người khổ đau và bất hạnh. Người ta không biết rằng: mọi tai nạn và mọi sự khổ đau trên đời này đều do hành động nhân quả thiện hoặc ác mà ra, chứ đâu phải do tuổi tác tốt xấu mà thành tai nạn khổ ách. Cho nên nếu một người cứ làm ác mà mỗi lần cất nhà xây cửa, hay làm tất cả mọi thứ, rồi đi coi tuổi tác, ngày giờ tốt xấu, liệu người ấy có qua khỏi tai nạn không?

Nếu một người đi ăn trộm, xem năm nay hợp với tuổi, được tuổi tốt và ngày xuất hành (đi ăn trộm) cũng tốt. Nếu tuổi ngày, tháng và năm đều tốt mà đi ăn trộm (làm điều ác) được trót lọt thì xã hội loài người chịu sao cho nổi bọn đầu trộm, đuôi cướp này.

Nếu ngày giờ và tuổi tác, tốt xấu như kinh sách con (bói quẻ) nói thì con người sẽ làm ác, và thế gian này mấy ai sống lương thiện? Bởi vậy, kinh sách xem ngày giờ, tuổi tác, tốt xấu là những loại kinh sách phi đạo đức, cần phải diệt sạch đốt sạch. Chính những kinh sáchphi đạo đức này, đã đưa con người vào đường tội ác và lạc hậu, mê tín.

Lấy 12 con thú vật làm 12 con giáp rồi tính ra năm, tháng, ngày, giờ để chia thời gian làm ra lịch. Lúc đầu lịch sách rất có ích lợi này cho loài người. Những người làm ra Âm lịch chia thời gian để biết mưa nắng, gió, bão giúp cho nhà nông biết thời vụ làm mùa. Đó làsự ích lợi phục vụ rất lớn cho loài người, lấy nông nghiệp làm nghề chánh cho sự sống.

Từ lịch sách có lợi ích, những kẻ xấu bụng dựa vào sách lịch này triển khai biến thành khoa bói toán, xem ngày tốt xấu để lừa đảo người khác, làm tiền một cách vô lương tâm, biến thành sự siêu hình vô đạo đức.

Đến giờ này, người ta còn tưởng tượng ra kiếp con mèo là kiếp cuối cùng của loài động vật, hết kiếp con mèo sẽ tái sanh làm người. Đó là một lý luận mơ hồ trừu tượng không có sự chứng minh cụ thể, vậy mà mọi người vẫn tin theo và có người thì bán tin bán nghi, chưa biết chắc đúng sai. Nếu chúng ta muốn trở thành những người có đạo đức, thì phải ăn ở như thế nào mà mọi người chấp nhận là người có đạo đức. Nếu chúng ta ăn ở đối xử với mọi người đầy tánh hung ác, đụng cái gì cũng chửi mắng người, rồi say sưa, rượu chè, đĩ thõa, điếm đàng, trộm cướp thì làm sao chúng ta chấp nhận là người có đạo đức?

Cũng như chúng ta muốn làm một bậc Thánh nhân thì đâu phải chỉ có ăn hiền ở lành, mà còn phải có những Thánh hạnh cao thượng, chứ ăn ở như thú vật thì làm sao gọi là Thánh nhân được.

Không có con mèo nào ăn hiền ở lành cả. Bộ dáng thì dễ thương, nhưng bản chất hung ác, gặp chuột thì chụp ngay xé xác liền, gặp cá thịt thì ăn quên thôi, tâm còn hung ác thì sanh ra làm người sao được? Thế mà người ta tưởng tượng ra kiếp làm con mèo là sắp làm kiếp người!

Đức Phật dạy: “được thân người khó, khó như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển”. Như vậy, được thân người không phải dễ đâu. Thân người chỉ sống có thời gian quá ngắn, 100 tuổi là cùng, thế mà người ta tiêu phí thời gian một cách vô ích. Đức Phật dạy:
“Tấc bóng thời gian một tấc vàng
Tấc vàng tìm được không gì khó,
Tấc bóng thời gian khó hỏi han”.

Theo luật nhân quả, bất cứ con thú vật nào muốn sanh làm người, đều phải sống trong thiện pháp, hoặc người nuôi chúng tạo môi trường cho chúng sống trong thiện pháp thì chúng sẽ sanh làm người sớm. Ví dụ: chúng ta nuôi một con mèo mà cứ cho ăn thịt cá thì đương nhiên hiện tại chúng ta được xem là thương chúng, nhưng chúng mãi mãi trôi lăn trong kiếp làm con mèo và những loài vật khác không bao giờ sanh làm người được. Đó là ta hại chúng, chứ không phải ta thươngchúng. Ta cho chúng ăn cơm, nước tương, đậu, dưa, chúng không thích ăn nhưng hết kiếp làm con mèo, chúng sanh làm người. Đó là thương chúng, khiến cho chúng sanh làm người hạnh phúc hơn làm loài chúng sanh. Luật nhân quả rất công bằng, đối xử với tất cả mọi người, mọi vật trên hành tinh này.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:19 am

THÔNG MINH

Hỏi: Kính thưa Thầy! Kinh nhân quả dạy mang dầu, nến thắp sáng điện Phật (Tam Bảo) kiếp sau sanh ra làm người được thông minh, lời dạy ấy có đúng không? Xin Thầy dạy bảo.

Đáp: Người thông minh không phải do cúng dường đèn dầu, nến thắp sáng điện Phật mà người ấy phải chịu khó học tập những điều mình chưa biết. Hiện giờ chúng ta thấy có người học tối (lâu nhớ, lâu thuộc bài) có người nhớ lâu, học mau thuộc ta cho họ thông minh, sự thật tiền kiếp họ đã gieo nhân học tập nên thời nay ta nói họ thông minh, chứ họ đã học sẵn rồi.
Muốn thông minh ở kiếp sau thì kiếp này phải học tập, theo luật nhân quả học tập là gieo nhân thông minh, chứ không phải cúng dường đèn đuốc mà thông minh; đó là lối lừa đảo không thực tế của kinh sách Đại Thừa, chúng ta không nên tin như vậy, tin như vậy chỉ có người ngu si mới tin, chúng ta tin cái gì thì cái đó phải cụ thể và thực tế rõ ràng.

Đời nay, cố gắng học tập đời sau thông minh, đó là lẽ đương nhiên không ai nói ta lừa đảo được.

Bây giờ ta u tối phải cố gắng học “có công mài sắt có ngày nên kim”. Còn những người thông minh kiếp trước họ đã học rồi, bây giờ nhớ trở lại, chứ không có thông minh gì cả. Đức Phật dạy: “cây ngả về hướng nào thì bóng ngả về hướng ấy”. Đúng vậy, khi ta làm một điều gì thì hậu quả của điều đó, sẽ đến với ta tốt hay xấu là do việc của ta làm ác hay thiện.

Còn đốt đèn đuốc làm sáng bàn thờ Phật mà được thông minh thì không đúng.

Chúng tôi xin nêu lên một điều để quý vị được rõ. Hàng ngày quý vị đều đốt cây hương vỏ cây tượng trưng cho năm cây hương giải thoát: “giới hương, định hương, tuệ hương, tri kiến hương và giải thoát tri kiến hương” nhưng quý vị có thấy tâm mình giải thoát chưa? Có hết tham, sân, si chưa?

Tượng trưng là một lẽ và giải thoát là một lẽ cho nên thắp đèn, đuốc, nến cho sáng thì có ai đốt đèn mà thông minh chưa?

Nếu đốt đèn mà siêng năng học thì thông minh là lẽ đúng, nếu đốt đèn để sáng bàn thờ Phật, không học mà thông minh, đó là lối lừa đảo của quý Thầy Đại Thừa để khỏi mua dầu thắp bàn thờ Phật vì có mấy đứa học sinh tối dạ mua dầu đèn thắp. Nhưng chúng cũng phải học chúi đầu chúi mũi mới có thuộc bài, chứ đâu có thắp đèn mà khỏi học bài bao giờ hay chư Phật học bài giùm cho. Đó là một lối lừa đảo gian xảo trong các chùa Đại Thừa Giáo.

Kinh sách Đại Thừa nói về nhân quả có rất nhiều cái vô lý thế mà người đời vẫn tin, đó là tin trong ngu si.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)



NHÂN QUẢ XINH ĐẸP

Hỏi: Kính thưa Thầy! Kiếp này dâng hoa lên cúng dường Tam Bảo, nếu kiếp sau được làm người thì sẽ có thân xinh đẹp phải không thưa Thầy?

Đáp: Theo kinh nhân quả của Đại Thừa dạy, dâng hoa lên cúng dường Tam Bảo, kiếp sau sinh làm người sẽ được thân xinh đẹp. Điều này không thực tế, không đúng theo tinh thần từ bi của Đạo Phật.

Cây hoa là một loài thảo mộc, đang có một sự sống, thế chúng ta trực tiếp cắt hoa hoặc gián tiếp mua hoa làm cho bông hoa mất sự sống, rồi đem lên dâng cúng dường Tam Bảo thì còn ý nghĩa gì khi cành hoa đẹp lại bị cắt lìa thân mẹ của nó. Rồi chúng ta nghĩ tưởng rằng, dâng cúng hoa như vậy thân sau sẽ đẹp xinh.

Luật nhân quả không cho phép làm điều ác đức này, vì ít hôm cành hoa sẽ rơi rụng, cành hoa sẽ hôi thối, rõ ràng là một sự chết của cành hoa hôi thúi, còn đâu là đẹp nữa. Ai đã làm cho cành hoa hôi thối? Có phải là người dâng cúng hoa không? Hành động nhân quả như vậy là hành động ác mà hành động làm ác như vậy, thì làm sao có thân sinh ra đẹp đẽ được?

Nếu người nào thường cắt hoa dâng cúng Phật thì thân sau phải xấu xí vì có hành động sát hại hoa làm cho hoa mau tàn héo úa (xấu xí).

Như trong kinh Nguyên Thủy Phật dạy: “Ở đây này thanh niên Subha có người đàn bà hay người đàn ông, phẫn nộ, nhiều phật ý, bị nói đến một chút thời bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy thành đạt như vậy, thành tựu như vậy sau khi thân hoại mạng chung, nếu không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, được sanh làm người thì thân sắc xấu xí con đường ấy đưa đến xấu sắc, này thanh niên Subha tức là, phẫn nộ, sân hận bất mãn”. Đoạn kinh này được rút ra từ kinh Trung Bộ tập 3 bài kinh Tiểu Nghiệp phân biệt trang 477.

Bông hoa cắt chưng, làm đẹp cho con người, chứ không phải làm đẹp cho chư Phật. Khi nhìn cành hoa bị cắt nếu là chư Phật thì rất là đau lòng. Cỏ mà Đức Phật còn không nỡ giẫm đạp huống là cắt hoa.

Loài người không ý thức được nhân quả nên lấy sự chết của loài hoa làm đẹp cho mình.

Là đệ tử của Phật, dù là cư sĩ hay tu sĩ, chúng ta hãy thực hiện lòng từ bi như Đức Phật, biết thương xót sự sống của muôn loài.

Loài người lấy sự chết của chúng sanh làm sự sống cho mình, làm đẹp đẽ cho mình, thì bảo sao đời không khổ, trừ khi con muốn thoát khổ thì hãy chấm dứt những hành động cực ác này. Nếu không chấm dứt, mãi mãi muôn đời thọ lấy tai ương, khổ nạn. Đó cũng chính là cái vô minh của con người từ muôn kiếp; đó cũng chính là thiếu lòng yêu thương sự sống của muôn loài vạn vật.

Hành động cắt hoa dâng lên cúng dường Tam Bảo là hành động ác đức, chỉ có kinh sách Đại Thừa ngoại đạo là dạy những điều phi đạo đức đó, khiến cho sự cắt hoa chưng cúng trở thành một phong tục quá tàn nhẫn và ác đức.

Chúng ta là những người tu theo Phật Giáo thì phải lấy lòng thương yêu đối với sự sống của muôn loài trên hành tinh này. Vì có thương yêu sự sống của muôn loài thì mới chính thương yêu mình.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:20 am

YỂU TỬ ĐƯỢC TÁI SANH KHÔNG?

Hỏi: Kính thưa Thầy! Người ta bảo em bé mới sanh hoặc còn tuổi trẻ mà chết thì có được đi đầu thai không thưa Thầy? Chết như vậy thường không đi đầu thai, sống vơ vẩn làm cô hồn, các đảng, có đúng vậy không?

Có em bé mới sanh không may bị chết, người ta bảo em bé đó chưa bị bệnh đậu mùa chết được đầu thai làm người ngay có phải không thưa thầy?

Đáp: Như các con đã học và biết Đạo Phật chủ trương không có linh hồn mọi pháp đều do duyên hợp mà thành nên không có vật thường còn, bất biến.

Đạo Phật cũng không chủ trương có một Đấng Tạo Hóa sinh ra vạn vật, tất cả đều do duyên hợp tùy theo môi trường sống mà vạn vật tùy đó sanh ra.

Đạo Phật chủ trương theo nghiệp lực do duyên nhân quả tạo ra vạn hữu, tùy theo môi trường sống, cây cỏ vạn vật sinh nở.

Đạo Phật cũng không chủ trương đi tìm kiếm cái nguyên nhân ban đầu mà chỉ nhắm vào sự đau khổ hiện tại của con người giải quyết mà thôi.

Đạo Phật chủ trương chết đây sanh kia tiếp tục luân hồi mãi mãi, vì thế ai tạo nhân yểu tử (sát hại chúng sanh nhiều) thì phải trả nợ yểu tử (chết còn tuổi trẻ) như kinh Tiểu Nghiệp phân biệt trang 475 thuộc Trung Bộ kinh tập 3 dạy: “Ở đây này thanh niên Subha có người đàn bà hay người đàn ông, sát sanh tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, hoặc bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đạo xứ, địa ngục hoặc đi tái sanh loài người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải đoạn mạng, này thanh niên Subha, tức là sát sanh tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình.”.

Theo luật nhân quả ai giết hại, đoản mạng chúng sanh, thì phải chịu yểu tử. Yểu tử có nhiều giai đoạn:
1- Vừa ở bào thai đã bị trôi thai hoặc 1, 2, 3, 4, 5, 6 tháng bị chết trong bụng mẹ.
2- Vừa sanh ra chết.
3- Được một tuổi chết.
4- Hai, ba, bốn, năm tuổi chết. Từ 1 tuổi đến 6 tuổi hoặc từ 10 tuổi đến 11, có khi đến 18 tuổi chết.

Chết vì bệnh đau, chết vì tai nạn giao thông, cọp ăn, chiến tranh, té sông, giếng, hồ, ao, chết vì tự tử, uống thuốc độc, thắt họng v.v.....

Nói chung toàn bộ chết tuổi còn trẻ, đều gọi là chết yểu. Nhưng chết già hay chết yểu đều đi tái sanh luân hồi liền. Nếu đã tạo nhân yểu mạng thì tiếp tục chết mãi cho đến khi trả xong nghiệp yểu tử mới kéo dài tuổi thọ ra được, chứ không có nghĩa chết chưa bệnh đậu mùa là được đi tái sanh, còn có bệnh đậu mùa tức là từ 1, 2 tuổi trở lên chết không đi tái sanh, làm cô hồn các đảng hay những hồn ma chết oan uổng vất vưởng cây cao bóng mát. Đó là những quan niệm sai lầm không đúng luật nhân quả, luật nhân quả chết đây sanh kia không kẽ hở, nối tiếp nhau như ngọn đuốc này vừa tắt thì ngọn đuốc kia bắt đầu cháy ngay liền. Vì thế Phật Giáo gọi là “Vô Thường”. Chết, tức là sống, cho nên người đang sống, tức là người đang chết từng phút từng giây thế mà có ai biết. Đến khi thân này hoại diệt (chết) thì người ta cho rằng mất, chứ có mất đi đâu, chỉ có thay lốt nghiệp mới. Và vì thế, nên không có linh hồn oan vất vưởng.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)


TỰ TỬ*

Hỏi: Kính bạch Hòa Thượng! Nếu như có một người già ốm bệnh hoạn sống dở chết dở, muốn tự mình hoặc nhờ người giúp đỡ chấm dứt cuộc sống của mình để không khổ mình và phiền khổ mọi người, Vậy người này có phạm tội tự sát không? Có phải là trốn nghiệp không? Và nếu có người giúp đỡ có bị tội không?

Đáp†: Người tự tử là người có tội giết người mặc dù mình tự sát vẫn có tội như giết người khác, tội giết mình còn nặng hơn tội giết người khác, cũng như tội làm khổ mình còn nặng tội hơn tội làm khổ người. Vì chính mình, mình còn làm khổ cho mình thì có ai mà mình từ bỏ. Tội tự giết mình còn mang thêm một cái tội nữa là tội trốn tù. Người giúp cho người tự tử là người có tội tòng phạm giết người.

Người già ốm bệnh hoạn sống dở chết dở, nên tự mình hoặc nhờ người khác để chấm dứt cuộc đời. Đối với luật nhân quả thì người đó tránh né trốn tội và như vậy tội còn nặng hơn.

Luật nhân quả rất công bằng khi một người làm ác thì phải trả quả khổ. Già, ốm, bệnh hoạn sống dở chết dở là đang trả những quả mà trước kia mình đã gieo nhân ác. Sao bây giờ vội tự sát để tránh quả khổ này ư? Nếu tránh được quả khổ thì làm sao còn có luật công lý và công bằng được? Đừng nghĩ rằng chết là hết khổ, chết là một sự tiếp nối trong đau khổ hơn. Nếu tự sát chết cho hết khổ, điều này không bao giờ có được.

Luật nhân quả không phải lấy cái chết là hết tội được, đối với luật pháp thế gian chết là hết tội, nhưng với luật pháp của nhân quả thì chết sẽ tiếp tục trả quả khổ kế tiếp và tội còn nặng hơn. Tại sao vậy? Tại vì khi tự sát, mình mắc tội giết người và còn thêm một cái tội nữa là tội trốn tù. Cho nên kẻ tự sát là kẻ trốn nghiệp, những người tự sát như vậy là những người hèn nhát trước cái khổ mà trốn tránh, không dám nhìn thẳng cái khổ, không dám lấy cái khổ làm niềm vui cho mình, không dám lấy cái khổ để trả nghiệp, không biết chuyển khổ làm vui, chuyển họa làm phước, xưa đức Phật dạy: ‚Đứng lại thì chìm xuống Tiến tới thì trôi dạt Chỉ có vượt qua‛. Kẻ gặp khổ mà đứng lại là kẻ hèn nhát chỉ biết kêu khóc, rên la, than thân, trách phận, oán trời trách người, làm như vậy có lợi ích gì?

Hoặc vào chùa cúng bái, tế lễ, cầu xin thì cũng chẳng bao giờ giải quyết được gì? Hoặc trốn bỏ đi tu vào chùa thì những người này có tìm sự giải thoát chỗ nào được, đó là hạng người tránh né. Kẻ gặp khổ cầm dao tự sát, hay uống thuốc độc hoặc thắt cổ, nhảy sông trầm mình tự tử, đó là những người trôi dạt, những người hèn nhát, những người này bị nhân quả xỏ mũi, những người này nô lệ cho nhân quả, những người này vô đạo đức thiếu ý chí làm người.

Người ta cứ nghĩ rằng khi chết là hết khổ, sự thật không phải thế, khổ là do nhân quả, ăn ở chẳng lành khiến cho bao nhiêu người khác khổ, vì thế mà phải thọ quả khổ để đền trả những điều mình đã làm ác và như vậy không phải là đạo lý. Tại sao làm cho kẻ khác khổ bây giờ lại trốn tránh.

Một đời dám ăn thịt chúng sanh, biết bao nhiêu xương máu và sự đau khổ của loài vật khác đã đem vào cuộc sống của mình mà bây giờ không dám nhìn thẳng sự khổ ấy? Không dám vui nhận sự khổ ấy? Cớ sao lại phải tự tử.

Tự tử đâu có nghĩa là thoát khổ mà còn phải thọ khổ gấp trăm ngàn lần. Tại sao vậy? Vì tự tử tội ác chồng lên tội ác, các phật tử đừng nghĩ rằng mình tự giết mình là vô tội. Đối với luật nhân quả không có thời gian và không gian, nó chỉ biết có thiện và ác mà thôi, vì không có không gian nên nó trừng phạt quý vị chịu khổ đau trong nhiều thân và nhiều kiếp; vì không có thời gian nên sự thưởng phạt của nó liên tục không gián đoạn, nên quý vị bỏ thân này thì lại tiếp tục thân kia để chịu khổ đau và cái khổ đau này lại chồng lên cái khổ đau khác nữa.

Người tự tử đối với luật nhân quả được xem là tội giết người, phải xử phạt tội như xử phạt kẻ cố sát, còn thêm một tội nữa là tội trốn pháp luật (luật định của nhân quả).

Người giúp đỡ cho người tự tử cũng là có tội tòng phạm giết người. Một lời nói khiến cho người ta chết là tội giết người. Rầy mắng con cái khiến con cái tự tử là tội giết người. Vợ chồng rầy rà cãi vã khiến chồng hoặc vợ tự tử đều là tội giết người.

Tóm lại, người tử tự là người trốn luật nhân quả, là con người không thể nào trốn luật nhân quả được, dù trốn bất cứ nơi đâu cũng không thể thoát khỏi, trốn luật nhân quả càng trốn luật nhân quả là bị luật nhân quả chi phối nặng thêm tức là thọ khổ nhiều hơn nữa, chỉ có điều duy nhất là tâm bất động trước luật nhân quả là đã chuyển được nhân quả.

Hỡi các phật tử! Tất cả những sự đau khổ tận cùng của sinh mạng con người, nếu ai không dao động tâm, thì thân tâm người ấy sẽ mát lạnh, chính người ấy đã chuyển được nhân quả của người ấy, người ấy thoát khổ. Bởi vậy người tự tử là người ngu si tự mình làm khổ thêm cho mình, tạo thêm tội ác cho mình, Đức Phật dạy: “thọ là vô thường” có gì mà chúng ta phải sợ, vì thọ có khi có, có khi không, có gì mà chúng ta lo sợ, mà tự tử phải không quý vị.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập X)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:22 am

Mẫu chuyện “NGƯỜI ĐẸP ĐẠI GIA”

Đau lòng nhất và bi kịch có lẽ là chuyện của Lâm Uyển Nhi, một cô gái được mệnh danh là người đẹp xứ biển. Vốn là một hoa hậu, và là một người mẫu thời trang. Cô đã kết hôn với một đại gia là người nước ngoài. Lập tức từ một cô gái nghèo khổ cô được ở trong khu biệt thự thuộc hạng sang trọng nhất Sài Gòn và đi xe hơi đời mới. Cô đâu biết rằng người đàn ông đang tài trợ một cách hào phóng cho mình là một tên tội phạm quốc tế đang bị interpol truy nã. Đến khi hắn ta bị bắt, bị tịch thu hết tài sản… Uyển Nhi ra khỏi nhà, hoàn toàn tuyệt vọng… Không thể trở lại sàn diễn, không phương kế sinh nhai, cô trở thành gái hạng sang… Nhưng nghiện ngập, đau buồn khiến nhan sắc mau tàn tạ nên cô rớt hạng xuống thành gái đứng đường giá bèo. Ấy thế mà cô lại có bầu, sinh con sống vất vưởng lề đường và làm gái trong tủi cực để nuôi con và rồi cô bị nhiễm căn bệnh thế kỷ. Hiện nay thì cô đang sống những ngày cuối của mình trong một nơi dành cho những người bị nhiễm HIV…

Báo chí viết nhiều về cô không phải để bêu riểu một người đẹp bất hạnh, mà chính để cảnh báo, giúp những cô gái trẻ một bài học, và nhiều người cho rằng người đẹp thường dại, vì nhan sắc ít khi đi cùng với trí thông minh! Quả thật là một kết luận đáng xấu hổ cho phái nữ.
Tạp chí Hạnh Phúc Gia Đình số 17/05 ngày 28/4/2006 trang 7


PHÂN ĐOẠN:

1. Đau lòng nhất và bi kịch có lẽ là chuyện của Lâm Uyển Nhi, một cô gái được mệnh danh là người đẹp xứ biển. Vốn là một hoa hậu, và là một người mẫu thời trang. ĐỨC TƯỚNG HẢO Ý HÀNH do nhân quả ly sân đời trước.

2. Cô đã kết hôn với một đại gia là người nước ngoài. Lập tức từ một cô gái nghèo khổ cô được ở trong khu biệt thự thuộc hạng sang trọng nhất Sài Gòn và đi xe hơi đời mới. ĐỨC BỐ THÍ Ý HÀNH do ly tham đời trước.

3. Cô đâu biết rằng người đàn ông đang tài trợ một cách hào phóng cho mình là một tên tội phạm quốc tế đang bị interpol truy nã. THIẾU ĐỨC SÁNG SUỐT Ý HÀNH do nhân quả không ly tham đời trước.

4. Đến khi hắn ta bị bắt, bị tịch thu hết tài sản… Uyển Nhi ra khỏi nhà, hoàn toàn tuyệt vọng… THIẾU ĐỨC BỐ THÍ Ý HÀNH do nhân quả không ly tham hiện tại kiếp.

5. Không thể trở lại sàn diễn, không phương kế sinh nhai, cô trở thành gái hạng sang… THIẾU ĐỨC CHUNG THỦY THÂN HÀNH do nhân quả tà dâm hiện kiếp

6. Nhưng nghiện ngập, đau buồn khiến nhan sắc mau tàn tạ nên cô rớt hạng xuống thành gái đứng đường giá bèo. THIẾU ĐỨC MINH MẪN Ý HÀNH, THÂN HÀNH do nhân quả tà dâm hiện kiếp.

7. Ấy thế mà cô lại có bầu, sinh con sống vất vưởng lề đường và làm gái trong tủi cực để nuôi con. Nhân quả nghiệp báo thân bệnh do THIẾU ĐỨC CHUNG THỦY, BỐ THÍ Ý HÀNH, THÂN HÀNH.

8. Và rồi cô bị nhiễm căn bệnh thế kỷ. Hiện nay thì cô đang sống những ngày cuối của mình trong một nơi lành cho những người bị nhiễm HIV… Nhân quả nghiệp báo thân bệnh do THIẾU ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH (Ăn thịt và giết hại chúng sinh)

9. Báo chí viết nhiều về cô không phải để bêu riểu một người đẹp bất hạnh, mà chính để cảnh báo, giúp những cô gái trẻ một bài học. ĐỨC HIẾU SINH Ý HÀNH khuyên răn, cảnh báo.

10. Và nhiều người cho rằng người đẹp thường dại, vì nhan sắc ít khi đi cùng với trí thông minh! Quả thật là một kết luận đáng xấu hổ cho phái nữ. ĐỨC CẢNH GIÁC Ý HÀNH( Phụ nữ có tướng hảo)

Các bạn có thể xem thêm nhiều mẫu chuyện được phân tích về đao đức tại đây.
http://chanhkien-pa.blogspot.com/2010_07_01_archive.html

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:23 am

NHÂN ÁC

Hỏi:Kính thưa Thầy, lúc sống không tu tập đạo đức nhân quả, không tạo phước báo sau này, toàn sống theo lối thương trường, không quân tử nhất ngôn lật lọng (nay nói thế này mai nói thế khác). Lúc nào cũng muốn hơn người, xem mọi người dưới tầm tay, tầm mắt của mình, chỉ có mình là đúng, là giàu có, là quyền uy thế lực, còn thiên hạ chẳng có ai ra gì.
Họ sống như vậy, hậu quả như thế nào, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ?

Đáp: Người đang sống không lo tu tập đạo đức nhân quả, không lo tạo phước báo sau này, toàn sống trong các pháp ác, tạo ra những nhân ác khiến cho những người ở chung quanh mình chịu gian nan, khổ đau thì hậu quả ấy không thể nào tránh khỏi tai ương, khổ nạn, không những ở hiện tại mà còn kéo dài mãi ở kiếp sau.

Hiện tại qua, tức là ngày đã qua (quá khứ), vì vậy đối với những người đang giàu có tỷ phú và có đầy đủ uy quyền thế lực, nhưng luật nhân quả không tha cho kẻ làm ác, dù họ có uy quyền như vua chúa, và giàu có nhất thế gian như Thạch Sùng, họ vẫn phải chịu những khổ đau, tai nạn, bệnh tật như những người khác.

Sự thiếu phước, người trong gia đình, không người này đến người khác, tai nạn này đến xong, thì tai họa khác lại đến, có khi đến cả hai (phước bất trùng lai, họa vô đơn chí). Mới nhìn vào bề ngoài tưởng họ sống hạnh phúc lắm, nào ngờ bên trong là cả mọt địa ngục đau khổ. Nhưng vì vô minh họ tưởng họ là người có hạnh phúc hơn hết, uy quyền thế lực hơn ai hết, giàu có hơn hết v.v..

Sự vô minh đã che mất, họ không thấy, nên tự cho cuộc sống của họ như thế là chơn hạnh phúc, (giàu sang và uy quyền nhất thế gian). Sống như thế nào là giả hạnh phúc? Cuộc sống họ đang sống là cuộc sống hạnh phúc giả, họ là những con thiêu thân, chỉ thấy ánh sáng ngọn đèn vật chất là bu vào để mà chịu khổ, chịu chết, họ là con chó ngu bỏ mồi bắt bóng, họ tưởng họ là kẻ trên hết, nhưng không ngờ họ là người ti tiện, nhỏ mọn, ích kỷ, sống chỉ biết có mình, chẳng còn biết ai nữa hết.

Chuyên tự cao, tự đại, phách lối, ngã mạn, xem người như cỏ rác, tham muốn, giận dữ chửi mắng, la hét, đánh đập, làm đau khổ, chạy theo danh lợi, sắc dục, ăn uống, ngủ nghỉ, v.v.. Nói chung làm khổ mình khổ người, điều đó ai làm cũng được. Chuyện tùy thuận, nhẫn nhục, bằng lòng trước mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi sự việc và khắc phục tâm tham, sân, si của mình là một việc khó làm, không phải ai cũng làm được cả.

Cho nên việc chạy theo lòng dục vọng ham muốn của mình và các ác pháp, làm khổ mình khổ người thì rất dễ dàng, không ai mà không làm được, chuyện sống đúng đạo đức nhân quả luôn luôn làm vui lòng mình lòng người là việc khó làm.

Việc làm khổ mình khổ người là việc đem quả xấu, khổ đau, tai ương, hoạn nạn, bệnh tật cho mình cho người. Dù người đó có sang trọng, giàu có tột đỉnh, uy quyền, thế lực như vua chúa cũng không tránh khỏi quả khổ do mình gây ra. Tuy có hằng trăm vạn quân lính, có tiền bạc của báu chất ngập cả không gian cũng không làm sao tránh khỏi tai ương, họa khổ. Kiếp này chưa trả xong, kiếp sau vẫn phải tiếp tục trả nữa. Luật nhân quả công bằng không thiên vị một ai, dù kẻ đó là Ngọc Hoàng, Thượng đế, chư Phật, một khi đã tạo ác làm khổ người và chúng sanh, thì luật nhân quả phán xét xử phạt họ rất công minh.

Các con hãy để mắt nhìn xem sẽ thấy quả báo nhãn tiền, họ không thể chạy đàng trời nào thoát khỏi, khi họ đang nằm trong vòng tay của nhân quả, không những trong kiếp hiện tại này mà còn phải tiếp tục trả ở kiếp sau nữa.

Các con hãy tin nhân quả, không bao giờ trên đời này có sự ngẫu nhiên vô tình của vũ trụ, mà phải thấy sự vi diệu sắp xếp của đạo luật nhân quả rất tuyệt vời, không sai sót một ly hào nào của mỗi hành động thiện ác, thân, miệng, ý của mỗi con người.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập IV)



SÁT SANH CẦU HẠNH PHÚC

Hỏi:Kính thưa Thầy, nuôi con đến khi khôn lớn, dựng vợ gả chồng, làm lễ cưới thật to linh đình, cũng phải giết thật nhiều chúng sanh, liệu làm ác như vậy, hạnh phúc của đôi uyên ương có được phúc báo không thưa Thầy?

Đáp: Theo luật nhân quả, giết hại chúng sanh, làm cỗ linh đình để đãi tiệc mọi người, khiến cho mọi người ăn uống, vui cười, thỏa thích, trong lúc bao nhiêu con vật phải chịu đau khổ và chết một cách thảm thương. Trước cảnh đau khổ và chết thảm khốc của loài vật như vậy, nếu một người có lòng thương yêu mọi người và mọi vật, thì ta thử hỏi họ nhìn trước cảnh đó, họ có hạnh phúc an vui không? Họ có nỡ ăn thịt chúng sanh và vui cười được không?

Một ông vua lấy đức trị dân, thương dân như con của mình, thì ngai vàng rất vững chắc, chẳng có ai chống đối và họ còn dám chết, hy sinh vì nhà vua, nhà vua sống rất an lạc và hạnh phúc; ngược lại, một ông vua lấy uy quyền trị dân, thường nghi ngờ, bắt dân ra giết hại hoặc tù tội giam cầm về tội trộm cướp, nhưng không chịu tìm nguyên nhân trộm cướp đó, do từ đâu sanh ra. Nhất là do sự bất công của quan liêu bóc lột và hà khắc dân chúng. Từ đó dân chúng thường nổi lên chống đối lại nhà vua, nay chỗ này, mai chỗ khác, thì thử hỏi ngai vàng của nhà vua có vững chắc không? Và nhà vua ngồi trên ngai vàng có giống như ngồi trên đống lửa không?

Làm ác, làm đau khổ chúng sanh, thì không có ai mà hưởng hạnh phúc, an vui được, dù là vua chúa có đầy đủ uy quyền, vẫn phải sống thọ khổ, huống là những người dân tầm thường như chúng ta làm sao thoát khỏi được.

Từ xưa đến giờ, xét lại trong đời sống con người có cặp vợ chồng nào sống an vui, hạnh phúc trọn vẹn đâu? Họ đều có sự vui, sự buồn, nghịch ý, trái lòng, bất toại nguyện, họ cũng chẳng biết nguyên nhân nào mang đến sự vui buồn này, họ không có lối nào thoát ra, vì cuộc sống là như vậy, nên đành phải tùy thuận, nhẫn nhục để sống với nhau cho đến ngày đầu bạc răng long, nằm xuống lòng đất mà chưa có phút nào gọi là được thanh thản, an lạc nhất.

Chỉ vì, mọi người chưa thông suốt lý nhân quả, chưa biết đạo đức nhân quả, nên mọi hành động làm theo lòng ham muốn của mình, tạo ra biết bao nhiêu điều làm ác, để rồi phải gánh chịu quả khổ do chính mình tạo ra, suốt đời này đến đời khác, mãi mãi cứ loanh quanh trong vòng nhân quả luân hồi, mà chẳng biết đường nào ra, mù mịt như người đi trong đêm tối; như người đi lạc trong rừng sâu.

Chỉ vì không thấu rõ luật nhân quả, nên thế giới của loài người là thế giới đau khổ, vui đó rồi buồn đó, cười đó rồi khóc đó v.v..

Cha mẹ làm đám cưới linh đình cho con, giết hại chúng sanh rất nhiều tưởng làm như vậy là tạo hạnh phúc, vinh hạnh cho mình và cho con cái, nhưng nào ngờ, những việc làm này đã mang lại cho con cái những nỗi bất hạnh mà chúng phải chịu lấy sau này, không thể nào tránh khỏi, vì luật nhân quả có vay, phải có trả. Vì thế không có cặp vợ chồng nào gọi là hạnh phúc như trên đã nói. Đám cưới giết hại chúng sanh mà gọi là hạnh phúc thì làm sao có được. Phải không các bạn?
(Trích Đường Về Xứ Phật tập IV)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:24 am

CẬN TỬ NGHIỆP

Hỏi: Kính thưa Thầy, trong lúc nhà có người chết, tại sao lại phải phủ mặt, theo con nghĩ, khi người chết, có người mặt trắng, có người mặt xám, có người mặt vàng khè, như thế tướng trạng của gương mặt thay đổi theo nhân quả của từng người, phải không thưa Thầy?

Cho nên phải đậy mặt lại, để cho người sống đỡ sợ hãi, phải không thưaThầy?

Đáp: Theo phong tục của mỗi dân tộc trên thế gian này có khác nhau. Riêng dân tộc Việt Nam khi có người chết, đều có tục lệ đậy mặt. Theo sách phong tục tập quán dân tộc Việt Nam, do Toan Ánh biên soạn, nhưng cũng không nói đến phong tục người chết đậy mặt.

Trong kinh sách Phật giáo cũng không có dạy điều này, nhưng có dạy về cận tử nghiệp (nghiệp lực trước khi chết). Khi một người vừa tắt thở, các duyên trong thân ngũ uẩn chưa phân tán, tức là chưa hoại diệt. Nên lúc bấy giờ họ đang thị hiện một giấc mộng, giấc mộng đó báo cho biết, đây là nghiệp cuối cùng của họ trong kiếp này chuyển sang kiếp mới; giấc mộng đó cũng thể hiện một nghiệp lực, do huân tập nhân quả trải dài thời gian của một kiếp con người; giấc mộng đó cũng đang thực hiện một sức lực (nghiệp lực) tiếp tục tái sanh kiếp mới của con người, khi giấc mộng này vừa tan biến.

Giấc mộng này vừa tan thì thân tứ đại cũng vừa dừng hẳn, nghĩa là thân tứ đại này không còn phục hồi lại được nữa.

Trong thời gian nằm mộng, thì gương mặt người chết biểu lộ qua màu sắc, hoặc những nếp nhăn, câu có, hung dữ hoặc hân hoan, vui mừng, hiền lành, v.v…

Như con đã nghĩ, người chết có khi mặt trắng bạch, có khi vàng khè hoặc có khi xám xịt, v.v… rồi trở lại bình thường giống như người đang ngủ.

Không phải chỉ có sự thay đổi màu sắc và nếp nhăn mà còn nhiều tướng trạng hiện trên gương mặt ghê sợ như: trợn trừng mắt, há hốc miệng, mím chặc môi, cắn răng, như giận dữ, hoặc le lưỡi, hoặc nói lập bập trong miệng, có khi cười, có khi khóc, có khi gương mặt biểu lộ ra sự sợ hãi, cũng có khi gương mặt biểu lộ ra sự hân hoan, vui mừng và cuối cùng giấc mộng cận tử nghiệp tan biến, thì gương mặt kia trở lại bình thường như người đang ngủ. Nên tục lệ đậy mặt người chết có lẽ để cho người sống đỡ sợ.

Vậy, xin những bậc trí giả, các bậc Trưởng lão cao niên hiểu và biết rõ phong tục tập quán này xin mách dùm, chứ trong giáo lý của đạo Phật không có dạy điều này, chúng tôi xin cảm ơn trước.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập IV)


PHƯỚC HỮU LẬU

Hỏi: Kính thưa Thầy, câu chuyện Bách Trượng và ông già chồn. Vì không hiểu nhân quả nên ông già chồn phải đọa 500 kiếp làm thân chồn. Về câu chuyện này, các nhà học giả xưa và nay, ai cũng biết.

Ngày nay, các nhà học giả soạn kinh viết sách, họ không viết đúng theo lời Phậtdạy, thêu dệt, thêm bớt theo sự nghĩ tưởng của mình qua tưởng giải và còn dám cả gancắt xén kinh điển làm lệch ý Phật, ý kinh khiến cho đoàn hậu học sau này, ham tu dựa vào kinh sách này, tu hành chẳng đến đâu, uổng công sức và phí cả cuộc đời. Họ đã khéo léo ca ngợi, kêu gọi mọi người và còn bắt buộc phải tu theo năm bộ kinh lớn của Đại Thừa như: Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Thủ Lăng Nghiêm, v.v…

Nếu thọ trì tu chứng theo kiểu tưởng pháp này và làm những việc từ thiện xã hội, nhưng không làm chủ được thân tâm, thì các nhà dịch giả và soạn giả những bộ kinh này có công đức hay phước báo gì? Cúi xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ.

Đáp: Câu chuyện “Bách Trượng dã hồ”là câu chuyện bịa đặt của Thiền Tông để lừa đảo người khác. Câu chuyện “Bách Trượng dã hồ”là câu chuyện chấp nhận định mệnh nhân quả tức là nhân quả không chuyển hoá được, không thay đổi được, chỉ đừng mê muội nhân quả mà thôi, chỗ “chẳng muội nhân quả” tức là định mệnh. Khi quả đến ta chấp nhận tai nạn, bệnh tật, khổ đau, nhưng không sợ hãi trước tai nạn khổ đau đó. Theo Phật giáo Nguyên Thủy thì ông già chồn nói không đúng: “Bậc đại tu hành chẳng lạc nhân quả”. Chữ “lạc” ở đây có nghĩa là rơi, bị, nghĩa là bậc đại tu hành không bị nhân quả tác dụng, đó là hiểu sai, đã mang thân nhân quả, thì phải có tai nạn, bệnh tật, dù người đó tu đã thành Phật, thân nhân quả vẫn là thân nhân quả không thể thay đổi được, nên vẫn phải có tai nạn, bệnh tật. Nhưng tu đúng theo pháp của đức Phật, thì tâm không dao động trước tai nạn, bệnh tật và kế đó dùng pháp hướng tâm tịnh chỉ, làm cho các cảm thọ khổ, lạc, bất khổ bất lạc, không tác động được vào thân và tâm và còn khắc phục chuyển hóa khổ thọ, lạc thọ ra khỏi thân tâm (Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu).Cho nên pháp của Phật, tu hành làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì nghiệp nhân quả làm sao chi phối được, nghiệp nhân quả tuy có nhưng không chi phối được tâm người tu chứng, tức là làm chủ nhân quả, làm chủ nhân quả tức là làm chủ nghiệp, chứ không phải làm chủ cái thân nhân quả duyên hợp như ông già chồn đã nói, còn bảo không mê muội như Thiền Tông mà không làm chủ được các thọ, thì không đúng pháp Phật.

Cho nên cuộc sống (sanh y) không còn đối với tâm ham muốn và các ác pháp (tham, sân, si, mạn, nghi đã chấm dứt), “Tâm như đất trời” thì hành giả tu được như vậy những oai nghi tế hạnh đầy đủ, không còn vi phạm giới luật, dù một lỗi nhỏ nhặt nào, đó là tâm giải thoát của đạo Phật. Ngược lại Thiền Tông, chỉ cần không mê muội nhân quả, nghĩa là thân tâm có bệnh tật, tai nạn, phiền não, sân hận, thương ghét v.v.. Mặc nó, chẳng lo, chẳng sợ, chẳng dẹp, chẳng dứt, cứ để mặc tình, tâm luôn tự tại vô ngại, danh, lợi, dâm dục, ăn ngủ cũng mặc miễn đừng mê muội sợ hãi nó là được.

Do lý luận chẳng mê muội nhân quả như vậy, nên Thiền Tông mới có sản xuất Tế Điên Hòa Thượng, Phật sống Cựu Kim Sơn, Thượng Sĩ Tuệ Trung. Khi đã chứng đạo thì họ “Thõng tay vào chợ”. Chẳng cần giới luật, chẳng trọng đạo đức và đức hạnh. Do đó tu sĩ Thiền Tông và Đại Thừa đã đưa Phật giáo đi vào triết học hiện sinh, đi đến ngõ cụt của cuộc đời tu hành.

Còn các nhà học giả xưa và nay soạn và viết kinh sách Đại Thừa, họ chỉ dạy người tu làm phước thiện “Tứ nhiếp pháp”,tạo phước báo ở đời, chứ không dạy như kinh Nguyên Thủy tu tập để làm chủ sanh tử, luân hồi. Cho nên y báo và phước báo của họ đều gắn liền trong hiện kiếp rõ ràng, nhưng về tội viết sai lời Phật dạy, họ phải chịu quả báo địa ngục, tức là họ phải thọ chịu quả bệnh tật khổ đau trên giường bệnh rất khổ sở, thời gian có thể kéo dài đôi ba năm, bằng chứng trước mắt chúng ta đã chứng kiến các bậc tôn túc đã viên tịch, một cách khổ đau.

Trong suốt khoảng đời sống của chúng ta đã chứng kiến y báo và phước báo, cũng như sự đọa địa ngục của các Ngài. Về phước báo, do dịch, viết và soạn kinh sách Đại Thừa: Như cư sĩ Tâm Minh, Hòa Thượng Thiện Hoa, Hòa Thượng Thiện Hòa, Hòa Thượng Trí Tịnh, Hòa Thượng Bửu Huệ, Hòa Thượng Thiền Tâm, Hòa Thượng Minh Châu, Hòa Thượng Thiện Siêu, Hòa Thượng Nhất Hạnh, Hòa Thượng Trí Thủ, Hòa Thượng Thanh Từ, v.v…Và còn nhiều vị khác nữa, đều có y báo và phước báo rõ ràng.

Đó là công đức thiện pháp của pháp môn Đại Thừa, cũng như công đức thiện pháp của các tôn giáo khác ngăn chặn được ác pháp của một số người, nhờ đó ta mới thấy được phước hữu lậu của họ, với những pháp môn này họ không thể hưởng được phước vô lậu. Duy chỉ có pháp môn của Phật giáo Nguyên Thủy thì mới hưởng được phước vô lậu, tức là làm chủ sự sống chết và cũng chính là làm chủ nhân quả của kiếp người. Đối với các pháp môn của Đại Thừa chỉ dạy tu tập chẳng mê muội nhân quả, chứ không làm chủ được nhân quả.

Việc làm của các nhà học giả là để thọ hưởng phước báo tột đỉnh danh lợi của cuộc đời, chứ không phải giải thoát. Tuy rằng hưởng phước báo như vậy, nhưng đã dạy sai ý Phật, khiến cho Phật pháp suy đồi, không người tu chứng giải thoát, và toàn bộ tu sĩ đều thiếu đức hạnh, phạm giới, nên các Ngài phải chịu quả báo về tội đọa như trong luật đã dạy. Trước khi sắp viên tịch phải chịu luật nhân quả hành hạ xác thân đau khổ trên giường bệnh, mà chúng ta đã chứng kiến, không có vị Hòa Thượng nào tránh khỏi, Tăng cũng như Ni càng phước báo lớn càng đau khổ nhiều.

Luật nhân quả đã dạy, trong các pháp thiện có các pháp ác, trong các pháp ác có các pháp thiện. Tại sao vậy?

Tại vì các pháp môn của Đại Thừa dạy làm thiện mà không có pháp dạy ly dục ly ác pháp, nên tâm dục của các ngài chưa ly, ác pháp chưa diệt, các Ngài đều phạm giới, bẻ vụn giới, ăn ngủ phi thời, sống phóng dật, chạy theo sáu trần bên ngoài, nên chấp nhận học hành cấp bằng, chùa to, tháp lớn (giống như nhà giàu). Những phước báo mà kinh sách Đại Thừa dạy là phước báo hữu lậu, bằng chứng cụ thể rõ ràng như: Hòa Thượng Thanh Từ, Hòa Thượng Nhất Hạnh đã đạt được những phước báo đó. Còn nói đến phước báo vô lậu thì không thể nghĩ bàn, đó là sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết chỉ có kinh Nguyên Thủy của Đạo Phật mới có những pháp hành này mà thôi.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập IV)


MẤT TRÍ

Hỏi: Kính bạch HT! Nếu như có một người mất trí phạm tội giết người thì đối với pháp luật thế gian họ không có bị tội vì không có chủ ý, nhưng đối với luật nhân quả họ có bị tội báo gì không bạch HT ?

Đáp: Người mất trí là người đã bị luật nhân quả xử phạt tội rất nặng, nặng hơn tội giết người. Đối với luật nhân quả tử hình xem như tội còn nhẹ. Sống mà chịu khổ đau đủ mọi điều thì đó gọi là địa ngục. Địa ngục là tội nặng nhất của luật nhân quả.

Người mất trí chỉ là một sự hình phạt nặng của luật nhân quả để người này thi hành bản án tử hình và làm khổ cho những người khác, để cho những người khác trả quả, chứ riêng bản thân kẻ mất trí thì không còn khổ đau gì cả.

Lấy luật thế gian mà so sánh với luật nhân quả thì không thể được, luật thế gian tội tử hình là nặng nhất, ngược lại luật nhân quả không có tội tử hình mà chỉ có tội địa ngục là nặng nhất. Đối với luật nhân quả con người chỉ là một chuỗi dài nhân quả khổ vui mà thôi, chứ không có sự sống chết, sự sống chết chỉ là một sự vô thường thay đổi nối tiếp sự khổ vui nhiều hay ít hơn .
(ĐVXP tập X)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Jan 25, 2011 7:25 am

NHỮNG CÂU HỎI VỀ ÂM DƯƠNG
(19-1-2009)

Hỏi: - Khái niệm “Âm, Dương” của lý thuyết cổ truyền Trung Quốc, Hiểu như thế nào cho đúng Phật pháp?

Đáp: Muốn hiểu Phật giáo về lý thuyết “Âm Dương” tức là muốn hiểu “Văn Minh” Ấn Độ theo nền “Văn Minh” Trung Quốc.

Âm Dương chỉ là hai cực của nhân quả. Hai cực này hoạt động theo qui luật nhân quả tạo duyên hợp thành, mới có sinh ra vạn vật nên gọi là vạn vật sinh sôi, nảy nở. Cũng theo qui luật này hoạt động tạo ra duyên tan nên vạn vật phải chịu luật vô thường, biến đổi, tan rã và hoại diệt, nên gọi là vạn vật chết.

Nói lý thuyết ÂM, DƯƠNG là nói có vẻ văn học, chứ danh từ bình dân thì chỉ gọi là GIỐNG CÁI, GIỐNG ĐỰC mà thôi. Còn Phật giáo thì gọi là DUYÊN HỢP NHÂN QUẢ TỨ ĐẠI ÂM và DUYÊN HỢP NHÂN QUẢ TỨ ĐẠI DƯƠNG, chứ bản chất ÂM, DƯƠNG không có một nguyên tố đơn độc được, mà ÂM hay DƯƠNG là một hợp chất.

Ví dụ: người phụ nữ thuộc về ÂM nhưng muốn tạo thành thân người phụ nữ thì phải do TỨ ĐẠI ÂM hợp lại mà thành. Người nam thuộc về DƯƠNG nhưng muốn tạo thành thân người nam thì phải do TỨ ĐẠI DƯƠNG hợp lại mà thành.

Do ÂM, DƯƠNG mà có con đường sinh tử luân hồi, vì thế đạo Phật biết rất rõ nên quyết tâm tu tập làm chủ luật ÂM, DƯƠNG để diệt trừ con đường sinh tử luân hồi.

Người ta gọi KHÍ ÂM, KHÍ DƯƠNG nhưng KHÍ cũng là một hợp chất mới thành KHÍ

Văn minh Trung Quốc chỉ biết ÂM, DƯƠNG mà không biết ÂM, DƯƠNG là một hợp chất. Do không biết ÂM, DƯƠNG là một hợp chất, nên nền văn minh Trung Quốc không xác định đúng nghĩa và cũng chẳng biết ÂM DƯƠNG từ đâu sinh ra. Các nhà hiền triết Trung Quốc chỉ loanh quanh trong tưởng tri ÂM, DƯƠNG, NGŨ HÀNH nên xây dựng một nền văn hóa mang tính chất mê tín, mơ hồ, trừu tượng, ảo giác, dị đoan, lạc hậu v.v… Còn văn minh Ấn Độ do Phật giáo thì biết rất rõ ÂM, DƯƠNG từ NHÂN QUẢ sinh ra. Bởi NHÂN QUẢ là một qui luật điều hành tất cả vạn vật trong vũ trụ, cho nên thuyết ÂM, DƯƠNG cũng nằm trong qui luật của NHÂN QUẢ mà có.

ÂM, DƯƠNG theo văn minh Trung Quốc thì xây dựng nền văn hóa mê tín, lạc hậu, hoang đường.

ÂM, DƯƠNG theo văn minh Ấn Độ do Phật giáo thì xây dựng nền văn hóa đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.

Đấy là hai nền văn minh cũng lấy thuyết ÂM, DƯƠNG nhưng vì sự hiểu biết khác nhau nên xây dựng hai nền văn hóa cũng khác nhau.

Một bên là nền văn hóa Phật giáo Ấn Độ dạy con người đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình khổ người và tất cả chúng sinh, nên làm lợi ích cho loài người.

Còn một bên là nền văn hóa Khổng, Lão Trung Quốc dạy con người sống trong Tam Cang, Ngũ Thường tạo thành những giai cấp xã hội phong kiến, theo luật âm dương ngũ hành nên trở thành những nếp sống mê tín, dị đoan, lạc hậu v.v… làm tai hại cho loài người rất lớn. Vì thế Lão, Trang yếm thế, tiêu cực bỏ đời tìm đạo VÔ VI.

2- Người ta thường nói “Âm Dương đồng nhất lý”, nghĩa là “Trần sao Âm vậy”. Vậy chúng con phải hiểu sao? Khi thầy dạy không có linh hồn.

Đáp: Từ xưa đến nay, loài người truyền nhau sự hiểu biết mù quáng, mê tín, dị đoan, lạc hậu, thiếu thực tế, không khoa học v.v… nên không chứng minh được những hiện tương siêu hình. Vì thế, con người tưởng ra mới xây một thế giới siêu hình mà mọi người gọi là cõi ÂM.

“ÂM DƯƠNG đồng nhất lý”. Nhưng ÂM DƯƠNG làm sao đồng nhất lý được? Người đàn ông là người đàn ông làm sao là ngươi đàn bà được. Ngược lại người đàn bà là người đàn bà làm sao là đàn ông được. Cho nên nghĩa đồng nhất lý là không đúng. Chỉ có ÂM DƯƠNG hợp nhau thì mới sinh ra vật thứ ba, chứ hai cái là một thì không đúng. Đừng hiểu theo tưởng giải của các nhà hiền triết xưa: DƯƠNG là TRẦN CẢNH, còn ÂM là ÂM CẢNH. TRẦN CẢNH tức là DƯƠNG CẢNH, nó có nghĩa là sự sống của con người ở cõi TRẦN GIAN, còn ÂM CẢNH là sự sống của linh hồn nơi cõi ÂM PHỦ. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm của nền văn minh Trung Quốc. Cho nên chỉ nền văn minh Ấn Độ có Phật giáo mới giải quyết vấn đề tư tưởng mê tín, dị đoan, lạc hậu này.

Theo Phật giáo thì không có ÂM CẢNH mà chỉ có sự sống của con người ở trần gian. Sự sống của một người ở trần gian, gồm có DƯƠNG CẢNH và ÂM CẢNH. DƯƠNG CẢNH là Ý THỨC, Còn ÂM CẢNH là TƯỞNG THỨC. Bởi vậy trong một con người còn sống là phải có đủ ÂM, DƯƠNG. Vì thế, đức Phật dạy: “Thân con người sống gồm có năm uẩn hoạt động, nhưng khi con người chết thì năm uẩn hoại diệt không còn sót một uẩn nào cả. Năm uẩn này gồm có: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

Từ xưa đến nay người ta đã lầm tưởng SẮC UẨN là TRẦN CẢNH và TƯỞNG UẨN là ÂM CẢNH, nhưng SẮC UẨN và TƯỞNG UẨN là hai UẨN trong thân NGŨ UẨN của Phật giáo chứ đâu có hai cảnh: ÂM CẢNH và DƯƠNG CẢNH. ÂM CẢNH và DƯƠNG CẢNH chỉ là một thân con người. Vì thế khi thân người hoại diệt thì DƯƠNG CẢNH và ÂM CẢNH cũng không còn. Do sự hiểu biết của Phật giáo như vậy nên chỉ có thế giới duyên hợp hữu hình, chứ không bao giờ có thế giới linh hồn siêu hình.

ÂM, DƯƠNG của Phật giáo là lộ trình duyên hợp tái sinh luân hồi, cho nên người tu sĩ của Phật giáo là phải vượt ra khỏi con đường này, vì tâm người tu hành là phải diệt trừ tâm SẮC DỤC, vì còn tâm sắc dục là còn. Còn bị chi phối trong qui luật nhân quả ÂM, DƯƠNG thì còn tiếp tục tái sinh luân hồi.

Hỏi: Sắc uẩn của Phật giáo có bốn chất cơ bản: ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA mà ở các sách cổ truyền phương Đông nhất là Trung Quốc nói có năm chất cơ bản: KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Vậy chúng con phải hiểu nó như thế nào?

Đáp: Văn minh Ấn Độ xác định một thân con người của Phật giáo là phải hợp lại đầy đủ bốn chất: ĐẤT, NƯỚC, GIO, LỬA. Trong ĐẤT gồm có: cỏ, cây, sắt, đá, sỏi, cát v.v…gọi là ĐẤT. Trong NƯỚC gồm có chất ướt, mềm, trơn, chảy v.v…gọi là NƯỚC. Trong GIÓ gồm có các chất: hơi, khí, bay, thổi v.v…gọi là GIÓ. Trong LỬA gồm có các chất, ấm, nóng, đốt cháy v.v… gọi là LỬA. Trong bốn chất này có đầy đủ KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Cho nên TỨ ĐẠI của Phật giáo thuộc nền văn minh Ấn Độ, nó mang đầy đủ bốn chất, không thiếu một chất nào cả.

Còn nền văn minh Đông phương Trung Quốc đưa ra NGŨ HÀNH để xác định thân người có năm chất: KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ nhưng NGŨ HÀNH không đủ để tạo ra thân người vì còn thiếu chất khí (GIÓ). NGŨ HÀNH tuy nói năm chất nhưng kỳ thực chỉ có ba chất: KIM, MỘC và THỔ. KIM, MỘC và THỔ chỉ là một chất ĐẤT. Các nhà hiền triết Đông phương Trung Quốc không hiểu nên chia ĐẤT làm ba chất KIM, MỘC, THỔ. Đó là cái hiều sai của nền văn minh này. Còn hai chất THỦY và HỎA, đó là NƯỚC và LỬA. Cho nên nền văn minh ÂM, DƯƠNG, NGŨ HÀNH của Đông phương Trung Quốc cho thân người có ba chất ĐẤT, NƯỚC, LỬA là không đúng, vì trong thân người còn có một chất nữa, đó là GIÓ. Một cái hiểu sai lầm của Văn minh Trung Quốc đã biến nền văn hóa của họ mê tín dị đoan lạc hậu gây tai hại cho loài người rất lớn. Nếu không có nền văn minh Phật giáo Ấn Độ thì ngàn đời người ta không thấy cái sai này.

Nếu đem văn minh Đông phương Trung Quốc so sánh với văn minh Ấn Độ thì văn minh Trung Quốc thiếu thực tế, không cụ thể, không khoa học, vì thế đối với văn minh Ấn Độ nó còn kém xa. Văn minh Đông phương Trung Quốc chỉ là một triết thuyết ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH để tạo ra những thế giới ảo tưởng, siêu hình như: thiên đàng, địa ngục, linh hồn, chứ không phải là chân lí của loài người. Cho nên văn minh Trung Quốc là một nền văn hóa mê tín, dị đoan, lạc hậu v.v…

Hỏi: Kết hợp cả ÂM DƯƠNG và NGŨ HÀNH này vào trong cuộc sống con người VN không phải là ít, nó đã ăn sâu vào nếp nghĩ suy tư của người phương Đông từ việc nhỏ đến việc lớn nhất: Cúng bái, cầu khấn, chiêm tinh, số tử vi, xem tướng, xem bói, xem ngày xây cất nhà mới, xem ngày dựng vợ gả chồng v.v…và v.v…tức là thuyết ÂM DƯƠNG và NGŨ HÀNH đã ảnh hưởng đến nhiều lãnh vực cuộc sống của con người phương Đông.

Đáp: Như chúng ta ai cũng biết: “Một sự văn minh mà không đúng chân lí của con người là một tai hại rất lớn cho loài người, nó không bao giờ mang lại sự bình an và hạnh phúc cho con người mà nó còn đem cho con người hao tốn công sức và tiền của rất lớn trong việc mê tín dị đoan (như xem bói, xem ngày giờ tốt xấu, cúng bái cầu siêu, cần an, cúng sao, giải hạn, trừ linh, trừ thần, làm tuần, làm tự…). Chính những nền văn minh sai lạc này mà cuộc sống của con người thường xảy ra những xung đột và chiến tranh, Vì thế cả một thế giới trên hành tinh không được bình an.

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Wed Jan 26, 2011 6:10 am

r=black]
DUYÊN NHÂN QUẢ


Hỏi: Kính thưa Thầy, vợ chồng lấy nhau, người ta bảo rằng, đều có số định cả, có nghĩa là người này phải lấy người mà có số định với mình, không được lấy người nào khác. Có phải vậy không thưa Thầy?

Đáp: Không phải số định mà cũng không phải số mệnh mà là duyên nhân quả nợ vay trong thuận cảnh, cũng như trong nghịch cảnh. Ví dụ: Kiếp trước chúng ta đối xử với những người làm công cho mình quá khắc nghiệt, đánh đập, chửi mắng, trả tiền công ít, v.v... Kiếp này họ làm vợ hoặc chồng hoặc con cái trong nhà, họ phá tán của cải tài sản và còn chửi mắng đánh đập, khiến cho gia đình đau khổ bất an.

Cho nên kiếp trước gieo nhân nào thì kiếp này phải trả quả nấy. Tình nghĩa vợ chồng con cái đều do nhân quả, chứ không phải do số mệnh duyên nợ tiền định. Vì không có tiền định. Tiền định là cái vật gì? Ông gì? Ông Ngọc Hoàng Thượng Đế ư ? Vì không hiểu môi trường sống nên người ta đặt ra những câu hỏi để có hỏi mà không có trả lời: “Con người từ đâu sanh ra? Chết đi về đâu”?

Do không hiểu, người ta dùng tưởng tri, tạo ra một Đấng Vạn Năng, một ông Ngọc Hoàng, một ông Trời, một ông Tạo Hóa sanh ra vạn vật trên hành tinh này. Lại có thuyết cho rằng từ trong Đại ngã vạn vật sanh ra và mỗi vật được sanh ra là tiểu ngã. Những thuyết này mơ hồ và trừu tượng không thể trả lời hai câu hỏi trên. Và vì vậy, hai câu hỏi trên vẫn còn đóng kín cửa.

Duyên tiền định giữa đôi vợ chồng cũng là sự tưởng tri của con người đặt ra, chứ không có số định, số mệnh. Theo đạo Phật con người từ nhân quả sanh ra, chết trở về nhân quả, chứ không từ đâu đến và chết cũng không đi về đâu. Còn duyên vợ chồng, con cái đều là do vay nợ của nhân quả theo định luật của nhân quả “Vay thì phải trả”.

Vậy, chồng vợ có số mệnh là không đúng, mà có nợ nhân quả ác hay thiện với nhau là đúng. Nhìn cuộc sống của họ chúng ta có thể biết chắc chồng nợ vợ hay vợ nợ chồng một cách cụ thể và rõ ràng. Vì thế, trong cuộc đời này vợ chồng thường làm khổ cho nhau nhiều hơn là đem lại hạnh phúc an vui cho nhau. Họ sống với nhau phần đông là chịu đựng.


CON NGƯỜI TỪ ĐÂU SANH?

Hỏi: Kính thưa Thầy! Con người từ nhân quả sanh ra là sao? Nghĩa như thế nào? Sống trong nhân quả? Chết trở về nhân quả? Nghĩa nó như thế nào? Xin Thầy giảng cho chúng con được hiểu.

Đáp: Con người từ nhân quả sanh ra có nghĩa là con người được sanh ra từ những hành động nhân quả thiện ác của môi trường sống. Đức Phật dạy: “Vô minh” sanh “hành”, “hành” sanh “thức”. Vậy “thức” có được là nhờ “hành”, “hành” có được là nhờ “vô minh”. Do vô minh mới có những hành động lúc ác, lúc thiện; do hành động lúc ác, lúc thiện mới có làm khổ mình, khổ người, do hành động ác và thiện này mà sanh ra thức, do thức mới có danh sắc.

Trên đây là nói theo kinh sách, nói theo lời dạy của đức Phật, còn nói theo thực tế qua cái nhìn hiểu biết của ý thức, thì con người từ môi trường sống sanh ra. Trong môi trường sống gồm có đất, nước, gió, lửa, các chất khí và các từ trường, do sự vận hành của các chất khí và các từ trường mà tạo ra sự biến dịch thay đổi không ngừng của các vật thể, vì thế mà tạo các duyên tan hợp, nhờ các duyên tan hợp này mà vạn vật sanh ra.

Con người từ nhân quả sanh ra, chết trở về nhân quả, chứ không từ đâu sanh và cũng không về đâu. Đó là câu trả lời: “Con người từ đâu sanh ra và chết đi về đâu?”. Câu trả lời này rất cụ thể và dễ hiểu. Vì con người từ cát bụi và không khí (môi trường sống) sanh ra thì chết cũng trở về cát bụi và không khí (môi trường sống). Nếu không có môi trường sống thì con người không thể sanh ra được, như mặt trăng, mặt trời và các hành tinh khác không có sự sống thì không có vạn vật sanh ra.

Sự sanh ra được vạn vật trong vũ trụ là nhờ sự vận hành của các duyên lúc hợp lúc tan; lúc hợp lúc tan, tức là có sự thay đổi. Sự thay đổi ấy đức Phật gọi các duyên là vô thường, hay các pháp vô thường đều có nghĩa này. Do các pháp vô thường và biết chắc chắn như vậy nên đức Phật xác định: “Mười hai nhân duyên khi tan rã thì không còn duyên nào cả, cũng như thân ngũ uẩn, khi một người chết thì không còn uẩn nào cả”.

Do đó đức Phật lại còn xác định thêm: “Nếu các duyên dù còn một chút xíu như đất trong móng tay Ta thì Đạo Ta không ra đời, vì không giải khổ cho ai được hết”. Do tánh chất vô thường thay đổi của các pháp, nên con người tu hành giải thoát được.

Ví dụ: Một người chửi mắng chúng ta, nhưng chúng ta không chửi mắng lại họ, không buồn tức giận họ, và còn khởi tâm thương họ, thì ngay đó nó đã thay đổi các duyên của các ác pháp đó trở thành các duyên cho các thiện pháp. Do tánh chất các pháp vô thường thay đổi như vậy nên chúng ta thấy được sự giải thoát một cách cụ thể và rõ ràng. Nếu các pháp không vô thường, cố định, hay nói cách khác là các pháp có tánh chất thường hằng thì không thể làm thay đổi được ác pháp thành thiện pháp được.

Ví dụ: Một người chửi mắng chúng ta thì chúng ta phải tức giận và chửi mắng lại họ. Nếu tánh chất các pháp thường hằng thì ác pháp này không thể thay đổi được, nếu thay đổi không được thì con người dù có tu hành cũng không thể giải thoát được. Nếu các pháp không thể thay đổi được thì các pháp phải có bản thể thường hằng, nếu các pháp có bản thể thường hằng thì con người phải có đời sống sau khi chết, nếu có đời sống sau khi chết thì con người phải có linh hồn, có linh hồn thì thế giới siêu hình mới có.

Nếu thế giới siêu hình có thì phải có một ông vua của thế giới này, và ông vua của thế giới này thì phải là một đấng toàn năng, một đấng tạo hóa, một đấng toàn thiện v.v...Mà là đấng tạo hóa, toàn năng, toàn thiện khi tạo tác ra con người và vạn vật thì con người và vạn vật phải là hiền lành không bao giờ giết hại và ăn thịt lẫn nhau.

Con người và vạn vật do đấng toàn thiện sanh ra thì phải thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chứ có đâu giết hại lẫn nhau mà chẳng hề xót thương chút nào... Do thế chúng ta không tin thuyết này vì nó không thực tế, mơ hồ, trừu tượng, cho nên những tôn giáo xây dựng thế giới siêu hình đã lỗi thời, không thể còn lừa đảo được ai nữa, khi trình độ hiểu biết của con người được nâng lên theo sự tiến bộ của khoa học.

Cho nên thuyết “nhân duyên” của Phật giáo là phù hợp, là thực tế, cụ thể như khoa học. Vì thế không có một triết thuyết nào bài bác nó được, nó là một sự thật hiển nhiên của vạn vật trên hành tinh này đều do duyên hợp. Mà đã do duyên hợp thì chỉ có môi trường sống mới có sanh ra vạn vật, từ loài rong rêu, cỏ cây cho đến các loài động vật nhỏ nhất như vi trùng, vi khuẩn, v.v... Con người cũng là một loài động vật như bao nhiêu loài động vật khác nên cũng từ môi trường sống sanh ra. Vì thế chúng ta khẳng định: “Con người từ nhân quả sanh ra chết trở về nhân quả”.
[/size]

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Wed Jan 26, 2011 6:11 am

NHÂN QUẢ

Hỏi: Kính thưa Thầy, bậc tu hành đã chứng đạo làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi còn có bị tai nạn và bệnh tật xảy ra hay không? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con rõ.

Đáp: Như các con đã biết con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết trở về nhân quả. Bậc tu hành sanh ra cũng như mọi người, từ nhân quả sanh ra và cũng đang sống như mọi người, ăn, uống, ngủ, nghỉ, nói, nín, sinh hoạt, hoạt động đều đang sống trong nhân quả và chết cũng như mọi người già cả, yếu đuối, bệnh tật và tử vong, nhưng không trở về nhân quả.

Có lẽ các bạn đã hiểu rằng! một người tu chứng, làm chủ sanh tử luân hồi không bao giờ có tai nạn, bệnh tật, già, chết đến với họ. Hiểu như vậy, tức là hiểu sai, hiểu không đúng. Bậc tu hành đắc đạo trước khi chưa tu hành, chưa đắc đạo thì các bậc ấy vẫn sanh ra như mọi người khác, vẫn mang thân nhân quả, như các bạn đã biết thân nhân quả là thân vô thường có vui, có buồn, có tai nạn, có bệnh tật, có sân hận, có si mê, có ganh tị, có tị hiềm, có nghi ngờ, có tật đố, có san tham và có già chết cũng như mọi người khác.

Nhưng bậc tu hành dù đã chứng đạo, vẫn phải còn mang thân xác nhân quả đó, thì mọi sự kiện vô thường của thân nhân quả không thể tha thứ cho bất cứ một ai còn mang thân xác đó, dù đó là đức Phật vẫn bị thân nhân quả vô thường chi phối theo luật nhân quả.

Vì thế mới bảo rằng luật nhân quả rất công bằng và công lý không nể mặt một ai. Nên khi sắp sửa nhập Niết Bàn, Đức Phật cũng bị đau, Ngài bảo ông A Nan: “Ta đau lưng quá, hãy trải chỗ cho ta nằm”.

Nói như vậy, các bạn sẽ hỏi đã nói tu hành chứng đạo, làm chủ sanh, già, bệnh, chết, cớ sao lại bảo còn có phiền não, già, bệnh, chết và có tại nạn? Thưa các bạn, ở đây chúng tôi nói bậc tu hành chứng đạo làm chủ sanh, già, bệnh, chết, nghĩa là thân nhân quả vô thường là thân sanh, già, bệnh, chết thì người tu hành chỉ làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chứ không phải làm chủ cái thân giả tạo vô thường duyên hợp. Cái thân giả tạo vô thường duyên hợp, nó là một vật không có thật, nên sự sanh, già, bệnh, chết của nó là phải đến với nó nhưng nó không tác động vào người tu chứng được. Vì thế sanh, già, bệnh, chết không còn làm tâm họ dao động. Đó là giai đoạn làm chủ thứ nhất của người tu chứng.

Chỗ làm chủ thứ hai: nghĩa là khi có sanh, già, bệnh, chết đến thì người tu chứng sẽ làm chủ cái đó, bằng cách dùng đạo lực đẩy lui để lúc nào thân tâm cũng thanh thản và an lạc, không có khổ não.

Ví dụ: Làm chủ sanh khi cuộc sống chúng ta có xảy tai nạn, tranh tụng, ham muốn, thèm khát, sợ hãi, lo toan v.v... Người tu chứng sẽ dùng trí tuệ nhân quả quán xét thì ngay đó tâm sẽ được an ổn không còn buồn lo, sợ hãi, sân hận v.v... Còn khởi tâm ham muốn cái này, cái khác thì ta dùng trí tuệ Tứ Niệm Xứ quán xét các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã thì tâm ham muốn (tham dục) dừng liền. Đó là cách làm chủ sanh thứ hai.

Làm chủ già, thân hành, khẩu hành, ý hành, tịnh chỉ, tức là tịnh chỉ tầm tứ. Một người tu chứng tới tuổi già tám mươi vẫn quắc thước, đi đứng vững vàng, không rung rẩy, không lụm cụm, trí tuệ sáng suốt không lẫn lộn v.v... đó là làm chủ già.

Làm chủ bệnh khi thân có bệnh đau nhức khổ sở chúng ta muốn làm chủ bệnh thọ này thì phải ly hỷ trú xả nhập Tam Thiền, từ nơi trạng thái Tam Thiền theo pháp như lý tác ý xả thọ khổ. Kinh dạy ly hỷ trú xả, tức là sau khi trú được xả, trú được xả, tức là nhập Tam Thiền. Khi đã nhập Tam Thiền xong liền xả lạc, xả khổ, xả lạc xả khổ, tức là xả thọ, xả thọ tức là xả sự đau khổ của thân. Ở đây các bạn nên nhớ, phần nhiều bệnh đau của con người đều do tưởng sanh ra bệnh, vì thế khi nhập Tam Thiền đã ly tưởng, do ly tưởng mà tâm không dao động trước các cảm thọ, nên xả cảm thọ rất dễ. Đó là làm chủ bệnh bằng thiền định còn làm chủ bệnh pháp môn Định Niệm Hơi Thở. Khi thân có bệnh liền nhiếp tâm an trú vào hơi thở rồi dùng pháp như lý tác ý: “Thọ là vô thường bệnh gì (nói tên ra) … ra khỏi thân ta. An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” khi tác ý xong liền hít thở năm hơi thở rồi lại tác ý lại câu trên. Cứ tu tập như vậy cho đến khi hết bệnh. Đó là phướng pháp làm chủ bệnh.

Còn một phương pháp làm chủ bệnh nữa, đó là Tứ Thần Túc, chỉ cân hướng tâm về thân không bệnh là bệnh hết ngay. Làm chủ chết khi thân suy yếu sắp chết ta tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền hướng tâm xả bỏ thân tứ đại nhân quả một cách dễ dàng, không có mệt nhọc, không có đau khổ, không có ngộp thở, chết một cách yên nhàn và thanh thản.

Làm chủ sanh, già, bệnh, chết có hai phần:

1/ Phần thứ nhất: Làm chủ tâm bất động trước cảnh sanh, già, bệnh, chết.
2/ Phần thứ hai: Làm chủ những trạng thái sanh, già, bệnh, chết của thân xảy đến, tức là trực tiếp tịnh chỉ các trạng thái đau khổ của sanh, già, bệnh, chết chứ không phải ngăn chặn không cho sanh, già, bệnh, chết hoặc ngăn chặn tai nạn đến với thân này. Vì thân này là thân nhân quả nên phải vay trả những điều thiện ác trước kia mà ta đã tạo ra, thì không thể ngăn chặn được.

Ngăn chặn, tức là dừng nhân quả,. Đạo Phật dạy làm chủ nhân quả, vượt qua nhân quả, chuyển nhân quả, chứ không dạy ngăn chặn và dừng nhân quả. Vì từ nhân quả con người sanh ra thì chỉ có làm chủ tâm không tạo nhân quả ác nữa, thì nhân quả sẽ chấm dứt, như Phật đã dạy trong pháp Tứ Chánh Cần: “ngăn ác diệt ác, sanh khởi thiện, tăng trưởng thiện”. Đó là pháp tu tập làm chủ nhân quả, chuyển nhân quả hay là pháp môn tu tập nhập định để làm chủ sanh tử, luân hồi.

Tóm lại, muốn làm chủ nhân quả, chấm dứt luân hồi là phải tu tập điều khiển khẩu hành, thân hành và ý hành luôn luôn thực hiện nhân thiện để tạo quả lành, hoàn toàn phải ngăn và diệt trừ nhân ác. Đó là giai đoạn tu tập thứ nhất mà người đệ tử của Phật cần phải tinh cần siêng năng tu tập, không được biếng trễ (Sơ Thiền). Muốn làm chủ điều khiển nghiệp quả của thân (lão, bệnh, tử) thì phải tu tập nhập Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Đó là giai đoạn thứ hai mà người đệ tử của Phật cần phải tinh cần tinh tấn siêng năng tu tập không được biếng trễ.

Muốn điều khiển làm chủ sự tái sanh luân hồi thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ để có Tứ Thần Túc. Đó là giai đoạn thứ ba, người đệ tử của Phật cần phải tinh cần tinh tấn, siêng năng tu tập không được biếng trễ. Quý Phật tử đừng hiểu lầm, làm chủ nhân quả là dừng nhân quả. Hay nói cách khác, làm chủ nhân quả có nghĩa là làm cho thân tâm thanh thản, an lạc trước thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ chứ không như “Bất muội nhân quả” của các nhà Đại Thừa và Thiền Đông Độ.

Tóm lại làm chủ nhân quả, tức là làm chủ thân tâm của mình trước các pháp ác, bất thiện pháp, khiến cho thân tâm bất động và tự tại.

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Wed Jan 26, 2011 6:11 am

LÀM CHỦ SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT

Hỏi: Kính thưa Thầy, người cư sĩ có quyết tâm tu tập đúng theo pháp của Phật đã dạy nhưng đời sống còn tại gia không xuất gia có thể làm chủ sanh, già, bệnh, chết được hay không?

Đáp: Đạo lộ của Phật đã vạch ra rất rõ ràng, có ba giai đoạn tu tập:
1- Giai đoạn tu tập cho người cư sĩ, thọ Tam quy ngũ giới, Thập thiện, sống và làm việc sống đúng đạo đức nhân quả.

2- Giai đoạn chuyển tiếp thọ Bát quan trai giới, tu tập tỉnh thức trong việc làm hằng ngày dùng tuệ tri nhân quả nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng để xả tâm. Đó là người cư sĩ tu tập Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ để khắc phục tâm tham ưu ở đời và giai đoạn này gọi là “Chánh Niệm Tỉnh Thức”. Sự tu tập này trong những ngày thọ Bát quan trai.

3- Giai đoạn tu tập của người tu sĩ, ly gia, cắt ái, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa, tu tập Tứ Niệm Niệm, Tứ Thánh Định và Tam Minh. Với chiếc áo của người cư sĩ tu tập chỉ làm chủ được cuộc sống (sanh), chứ không thể làm chủ tự tại sống, chết và chấm dứt luân hồi được.

Làm chủ sanh, tức là làm chủ được cuộc sống, làm chủ được cuộc sống, tức là luôn luôn hành động thân, miệng, ý đều thiện không làm khổ mình, khổ người. Người cư sĩ còn sống tại gia tu tập chỉ được tâm hồn thanh thản, an lạc mà thôi không thể đi xa hơn nữa được. Tuy đã xa lìa tham, sân, si, mạn, nghi nhưng chưa đoạn dứt và thất kiết sử còn trói buộc (7 sợi dây đang trói chặt và sai sử) chưa bứt ra được, nên khó mà tiến tới giải thoát hoàn toàn, tức là khó tiến vào thiền định sâu mầu.

Tuy mang hình thức người cư sĩ mà đời sống và tình cảm của người này phải sống y như người tu sĩ xuất gia, tức là sống đúng giới hạnh và giới đức của người ly gia cắt ái. Xa lìa các nghề nghiệp thế gian, không làm việc gì cả nhờ người thân giúp đỡ ngày một bữa cơm, hằng ngày tinh tấn chuyên cần tu tập ba giai đoạn rốt ráo của đạo lộ mà đức Phật đã vạch ra (Bát Chánh Đạo) thì người cư sĩ này sẽ làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi như người tu sĩ xuất gia chân chánh.

Ngược lại, người tu sĩ vị Tỳ Kheo mang hình thức tu sĩ sống phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới tu tập theo pháp môn của ngoại đạo như Đại Thừa và Thiền Đông Độ thì chẳng bao giờ làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Tâm hồn của họ không được giải thoát, tính tình họ còn mang đầy tạp khí tham, sân, si, mạn, nghi chưa sạch. Người tu sĩ này không bằng người cư sĩ tại gia mà biết sống với trí tuệ nhân quả, biết ngăn ác diệt ác như trong kinh Tứ Chánh Cần đã dạy thì tâm hồn họ thanh thản, an lạc, vô sự hơn nhiều.

Người tu sĩ tu hành không đúng giáo pháp và giới luật của Phật, đã không được giải thoát mà còn mang nợ của đàn na thí chủ, ngàn kiếp muôn kiếp phải trả nợ áo cơm nhân quả mà chẳng biết chừng nào xong.

Các bạn hãy nhìn các ngôi chùa đồ sộ vĩ đại kia, mồ hôi nước mắt của bao nhiêu tín đồ đóng góp, chừng nào các ngôi chùa kiên cố tàn rụi như đống tro tàn thì nợ đàn na thí chủ mới trả xong, nếu nó còn mãi với không gian và thời gian thì nợ kia cũng còn mãi với muôn đời muôn kiếp. Đừng hãnh diện rằng ngôi chùa kiên cố đồ sộ kia là công lao rất lớn của quý Thầy, mà là khối nợ vĩ đại của quý Thầy đấy, nó còn là nợ quý Thầy còn mãi, nó mất thì nợ quý Thầy mới mất. Bởi vậy người tu sĩ biết tu, biết xả theo đúng đạo lộ của đạo Phật thì rất sợ của đàn na thí chủ.

Nói như vậy đạo Phật sẽ không còn có những gì trên thế gian này sao? Đối với đạo Phật nhìn các pháp trong thế gian này là vô thường nên không lưu lại những hình ảnh vật chất vô thường ấy, nó làm hao tốn tiền của, mồ hôi nước mắt của loài người, đạo Phật chỉ lưu lại cho loài người “một tâm hồn cao thượng và đẹp đẽ, một đạo đức không làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sanh”.

Trên hành tinh này, nếu người có trí, có mắt, thì sẽ nhận xét thấy những gì còn lưu lại gọi là Phật giáo, thì không chính đó là của Phật giáo mà là của Bà La Môn giáo. Chính các tu sĩ Phật giáo hiện giờ, họ cũng đang lầm chính họ, họ tưởng họ là tu sĩ Phật giáo, nhưng sự thật họ là những tu sĩ Bà La Môn.

Người cư sĩ đệ tử của đức Phật luôn luôn phải sống và làm việc với tinh thần đạo đức nhân quả giải thoát không làm khổ mình khổ người, thì không cần gì phải có chùa to tháp lớn, phải có cảnh quang đẹp đẽ, u nhàn v.v... Chỉ cần có một nền đạo đức nhân bản – nhân quả chân thật của đạo Phật, thì đạo Phật vẫn sáng tỏ như ánh hào quang trên thế gian này mãi mãi muôn đời.

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Wed Jan 26, 2011 6:14 am

SÁU NẺO LUÂN HỒI

Hỏi: Kính thưa Thầy! Xin Thầy giảng cho con hiểu đúng nghĩa của “Sáu nẻo luân hồi: Trời, Người, Atula, ngạ quỷ, súc sanh và địa ngục”.

Đáp:Sáu nẻo luân hồi theo kiến giải của các nhà học giả thì có sáu cõi, để linh hồn người chết tiếp tục tái sanh, tùy theo việc làm thiện ác của người đó.
Ví dụ: Ở cõi Trời, nếu chư Thiên sanh lòng dục, tạo ác pháp, chờ hết duyên chư Thiên sanh xuống làm người. Nếu ở cõi làm người mà làm thiện, ít ham muốn dục, thì sanh trở lại cõi Trời.

Nếu ở cõi làm người, sanh tâm làm ác, thường giận dữ, thích đánh đá, thì khi lìa bỏ thân người, linh hồn tái sanh vào cõi Atula. Loài Atula ở đó hung dữ vô cùng, chuyên môn đi đánh lộn, hoặc đi đánh cướp nước người khác.

Nếu sanh vào cõi Atula làm thiện ít giận hờn, không đánh đá ai hết, đến khi chết thì sẽ sanh làm người trở lại. Nếu Atula này làm thiện, ít dục, không giận dữ, không đánh đập, không làm khổ mình, khổ người, thì đến khi chết sẽ sanh vào cõi trời. Nếu đã sanh ở cõi Atula mà giận dữ, ích kỷ, bỏn xẻn không dám bố thí thì khi bỏ thân Atula sẽ sanh vào ngạ quỷ.

Con người sanh vào cảnh giới ngạ quỷ thường đói khổ, muốn ăn mà không có ăn, muốn uống mà không có uống, quần áo rách rưới, lang thang, nghèo khổ. Nếu cõi ngạ quỷ mà biết bố thí, san sẻ thì được sanh trở lại cõi Atula. Nếu ở cõi ngạ quỷ mà biết bố thí, san sẻ, không giận dữ, làm thiện, ít làm khổ mình, khổ người khác thì sanh làm con người.

Nếu ở cõi ngạ quỷ, làm toàn thiện không làm khổ mình, khổ người thì được sanh ngay lên cõi Trời. Nếu ở cõi ngạ quỷ mà tâm ác không trừ, lòng ích kỷ, bỏn xẻn, không bố thí thì đọa xuống địa ngục, chịu đủ thứ cực hành khổ sở.

Cõi địa ngục là nơi con người sanh vào đó chịu đủ thứ mọi cực hình. Nói chung cõi địa ngục là cõi tiếng kêu khóc không hề dứt. Sau khi sanh ở cõi địa ngục, con người ở đó mới tiếp tục sanh làm loài vật. Như chúng ta đã thấy các loài vật đang sống quanh ta, đó là cõi súc sanh.

Trên đây là cái hiểu của các nhà học giả Đại Thừa, có sáu cảnh giới rõ ràng trời, người, Atula, ngạ quỷ, địa ngục và súc sanh, con người phải tiếp tục trôi lăn mãi mãi ở đó.

Thật ra, sáu nẻo luân hồi là cảnh ở trần gian của chúng ta trên hành tinh này, không có ở nơi nào khác nữa. Tùy theo đặc tính, cách sống, cuộc sống của mọi con người và loài vật trên hành tinh này mà phân chia làm sáu nẻo luân hồi.

Thứ nhất là cõi Trời, là chỉ cho những người đang sống đúng trong mười điều lành, tâm hồn của họ thường thanh thản, an lạc và vô sự, không làm khổ mình, khổ người, không làm điều ác, toàn làm điều thiện, muốn chi có nấy. Đó là những bậc chân tu, thạc đức đang sống trầm lặng, sống với trí tuệ nhân quả, sống với tâm hồn tha thứ và thương yêu mọi loài chúng sanh.

Thứ hai là cõi Người, Người là những người đang sống đúng năm điều lành không hề phạm phải, còn những người sống không đúng năm điều lành này là cõi khác chứ không phải cõi người.

Thứ ba là cõi Atula, Atula là những người hay sân hận, giận dữ, chuyên môn đi đánh lộn, không biết nhường nhịn và nhẫn nhục ai cả, chỉ biết la hét đánh đập với nhau.

Thứ tư là cõi Ngạ quỷ, Ngạ quỷ là những người nghèo đói khổ sở không có cơm ăn, áo mặc.

Thứ năm là cõi Súc sanh, Súc sanh gồm có con người và các loài thú vật. Vì những người này hình người mà bản chất sống như loài thú vật, họ chẳng hề sống có một chút đạo đức làm người nào cả. Cho nên, dưới đôi mắt của Đức Phật những người này họ là súc sanh (động vật).

Thứ sáu là cõi Địa ngục, Địa ngục là những người đang bịnh đau, đang khổ sở rên la trên giường bịnh, chúng ta hãy đến nơi các bệnh viện nơi đó là Địa ngục.

Tóm lại, sáu cõi luân hồi không phải ở đâu xa mà chính cuộc sống của chúng ta trên hành tinh này, hiện ra đầy đủ sáu cõi.

Sáu cõi này, được xác định thực tế và cụ thể, rất khoa học, không có mơ hồ trừu tượng, mà ai cũng có thể hiểu một cách dễ dàng. Chỉ có những nhà Đại Thừa sống trong tưởng tri, trong mơ mộng, mới xây dựng sáu nẻo luân hồi ảo tưởng, ngoài cuộc sống của con người.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)


HƠI NÓNG CHỖ NÀO THÌ TÁI SANH CHỖ ĐÓ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Có nhiều sách viết rằng: Khi một người tắt hơi thở rồi, nếu sờ vào mình người đó mà hơi nóng dồn vào chỗ nào đó tất cả chỗ khác điều lạnh hết, thì biết được rõ chỗ tái sanh của họ.

Ví dụ: Ở hai bàn chân nóng là sanh địa ngục, ở trái tim là người, ở mắt là trời, v.v... Căn cứ vào đâu mà họ nói như vậy hay do tưởng tượng mà nói ? Xin Thầy chỉ dạy.

Đáp: Cơ thể khi chết đều có sự hoại diệt của cơ thể chỗ nào hoại diệt trước là chỗ đó lạnh trước, chỗ nào hoại diệt sau là chỗ đó lạnh sau. Sự hoại diệt đều do căn bệnh của cơ thể.
Trong thư con ghi những lời giải thích của các nhà học giả đều là sai, không có căn cứ lôgic khoa học, đó là tưởng giải của các nhà Đại Thừa.

Đạo Phật xác định sáu nẻo luân hồi rất rõ ràng:
1/ Cõi Trời bằng một trạng thái tâm Thập thiện, còn tưởng thức dục.
2/ Cõi Người bằng trạng thái tâm năm giới còn ý thức dục.
3/ Cõi A Tu La bằng trạng thái tâm sân, thuộc về ý thức dục và tưởng dục
4/ Cõi Ngạ Quỷ bằng trạng thái thân tâm đói khát, thuộc về ý thức dục và tưởng dục
5/ Cõi Súc Sanh bằng trạng thái thân tâm ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi, bẩn thỉu, ăn uống đồ bất tịnh, hôi thối, rượu chè say sưa quậy phá v.v……., thuộc về ý thức dục và tưởng dục
6/ Cõi Địa Ngục bằng trạng thái thân tâm đau khổ, nhức nhối, phiền não, bất an, bất toại nguyện v.v……., thuộc về ý thức dục và tưởng dục

Trong sáu trạng thái tâm này khi còn đang sống cũng như lúc sắp lâm chung đã xác định hướng đi rõ ràng của người này khi tiếp tục tái sanh. Đó là một điều xác định sáu nẻo luân hồi rất khoa học, thực tế và cụ thể của đạo Phật mà không có một tôn giáo nào xác định đúng được như vậy. Bởi vì đạo Phật là một chân lí của loài người, nên nó là một sự thật, không hề có một chút sai lệch nào được.

Chỉ vì các tôn giáo đều có thế giới siêu hình, họ cho có thế giới siêu hình nên hơi ấm ở chân là sanh vào cõi địa ngục, ở tim sanh làm người, ở mắt sanh lên cõi Trời v.v…… Họ căn cứ vào kinh sách Đại Thừa là một loại kinh sách tưởng giải của các nhà học giả thiền tưởng, tưởng giải ra cho hơi nóng xuất ra ở hai bàn chân là địa ngục, ở tim là người, ở mắt là Trời v.v… Vì những điều này họ không căn cứ và biết chắc được cõi Trời, cõi Địa Ngục ở đâu? Chỉ nói trong ảo tưởng mà thôi.

Kính thưa các bạn! Có bao giờ các bạn đi đến cõi Trời và cõi Địa ngục chưa? Dù cho các vị Thầy Tổ sơ khởi của Đại Thừa là những người viết ra kinh sách Đại Thừa cũng chưa biết cõi Trời và cõi Địa ngục ở đâu?

Cô Ba Cháo Gà và Lâm Tử Kỳ du địa ngục, chỉ là một giấc mơ trong tưởng uẩn. Hình ảnh do nhà văn giàu tưởng tượng viết ra kinh Địa Tạng Kinh Thập Vương. Các Phật tử đừng tin theo luận điệu mê tín lừa đảo người mà hầu hết kinh sách Đại Thừa, kinh nào cũng có. Không lừa gạt thế này thì lừa gạt thế khác, không dụ dỗ thế này thì dụ dỗ thế khác. Thường kinh sách này đưa chúng ta vào thế giới siêu hình mơ hồ, ảo tưởng. Chúng ta nên căn cứ vào việc làm thiện hay ác của con người mà xác định được nẻo luân hồi của họ ở kiếp sau. Chứ không phải hơi ấm trên thân người. Dựa vào hơi ấm trên thân người đều sai.

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Wed Jan 26, 2011 6:15 am

NHÂN QUẢ CÓ TRÙNG HỢP KHÔNG?

Hỏi: Kính thưa Thầy cho con được hỏi: “Trong cuộc sống có những sự trùng hợp khó tin và không thể giải thích được, khi đó một cách tự nhiên người ta bắt đầu nghĩ đến khía cạnh NHÂN QUẢ hay bí ẩn của số phận. Liệu có thể giải thích những chuyện trùng hợp kỳ lạ của nhân quả hay đây là trò chơi của sự ngẫu nhiên và khoa học có những lý thuyết về những vấn đề này? Thưa Thầy, có phải hai người này từ một nhân sinh ra hay không?

Đáp: Muốn trả lời câu hỏi này xin quý vị hãy đọc lại câu chuyện đã xảy ra ở thánh phố Monza: “Ngày 28 – 7 – 1900, Vua Italy Umberto I ăn tối trong nhà hàng ở thành phố Monza. Người ta được biết chủ của nhà hàng này cũng có tên Umberto, sinh ra cùng ngày với nhà vua, trong cùng một thành phố, vợ của họ có cùng một tên, đám cưới cũng diễn ra trong cùng một ngày, còn nhà hàng khai trương đúng vào ngày nhà vua lên ngai vàng.

Nhà vua và người dân thường này rất vui vẻ nhân cuộc gặp gỡ kỳ lạ này và thống nhất sang ngày hôm sau sẽ đến sân vận động. Nhưng đến buổi sáng, chủ nhà hàng Umberto đột ngột qua đời, nhà vua tỏ lòng tiếc thương và chỉ vài giờ sau ông bị một kẻ vô chánh phủ bắn chết.

Số phận của họ chỉ không giống nhau ở điểm hai người chết ở những nơi khác nhau. Sau khi đọc xong câu chuyện này quý vị thấy đây là một sự trùng hợp kỳ lạ mà trên đời này cũng rất hiếm thấy, nhưng đó là một sự thật phải có. Có ở đây không phải là một sự ngẫu nhiên mà có ở đây là một sự tương ưng theo qui luật nhân quả. Câu chuyện này chỉ đứng trong nhân quả mới có thể giải thích được. Khoa học dù có nghiên cứu đến đâu cũng không thể nào giải thích được.

Theo luật nhân quả thì hai người này từ một nhân sinh ra nhưng hai người có sự sai khác trong phước báu hữu lậu. Một người có phước báo hữu lậu làm vua nên tiền bạc giàu có, uy quyền đầy đủ, có nhiều kẻ hầu người hạ và binh lính. Còn một người có phước báo hữu lậu nhưng chỉ làm ông chủ nhà hàng giàu sang, nhưng không có uy quyền, không có lính hầu người hạ như nhà vua.

Do phước báo hữu lậu có sai khác nên ông chủ nhà hàng chết không cùng giờ và chết được an ổn, trong êm ái hơn, còn nhà vua bị bắn chết, chết trong hỗn loạn, trong thương đau ghê rợn, máu đổ thịt rơi. Xét qua nhân quả phước báu hữu lậu của hai người mà chúng ta xác định đây là một nhân sinh ra một quả hai người.

Đó là nhân TÂM NGHUYỆN và SỞ THÍCH bố thí giúp đỡ người nghèo bất hạnh của hai người trong tiền kiếp giống nhau như hai giọt nước cho nên mới có sự trùng hợp như vậy, nhưng lại có sự sai khác nhau trong giờ khắc chết. Chết trong an ổn và chết không an ổn. Đó là khi tiếp xúc bố thí với mọi người thì người này trực tiếp mang vật phẩm tăng tận tay cho người nghèo; còn người kia thì sai người khác trao tặng. Chỉ có những hành động sai khác ấy mà nhân quả cũng không giống nhau trọn vẹn.

Mọi vật lớn nhỏ trong vũ trụ bao la đều theo qui luật nhân quả không một vật nào thoát ra khỏi qui luật này chỉ trừ những người tu theo Phật giáo chứng đạt chân lí thì mới thoát ra khỏi qui luật này. Đây không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một sự tương ưng theo qui luật của nhân quả, cho nên không có lý giải theo khoa học được. Muốn hiểu vấn đề trùng hợp này thì chỉ có ở trên góc độ nhân quả trả lời và giải thích những sự việc này mới rõ ràng và cụ thể.


CÁI GÌ CHỊU HẬU QUẢ THIỆN ÁC, NẾU KHÔNG CÓ LINH HỒN

Hỏi: Kính thưa Thầy, từ trường nghiệp ác đi tái sinh chịu hậu quả, chứ người làm ác đâu có đi tái sinh mà chịu hậu quả. Ví dụ: Một người đi ăn trộm làm giàu sung sướng mà kẻ vô can mà bị ở tù. Vậy đâu là đạo đức nhân quả? Xin Thầy giải thích cho chúng con được hiểu. Thành thật biết ơn Thầy.

Đáp: Ở câu hỏi trên đã được giải đáp nghiệp đi tái sinh luận hồi, quý vị đã hiểu biết rõ nghiệp là cái gì rồi. Còn câu hỏi dưới đây có nghĩa là người làm ác mà kẻ khác thọ quả khổ, giống như kẻ ăn mắm người khác nước.

Xin quý vị hãy lắng nghe cho kỹ câu trả lời về nhân quả mà từ xưa đến nay người ta hiểu nhân quả hời hợt quá nông cạn. Trước tiên chúng tôi xin nhắc lại nghĩa của nhân quả. Vậy nhân quả nghĩa là gì? Nếu nói theo nghĩa của thảo mộc nhân là cái hạt, còn quả là cái trái; nói theo nghĩa của loài người thì nhân là việc làm; quả là kết quả, là hậu quả. Giải nghĩa như vậy có đúng không quý vị? Một việc làm ác thì hậu quả sẽ chịu lấy quả khổ đau.

Ví dụ1: - Một người ăn trộm lấy của cải tài sản của người khác thì kết quả sẽ bị người ta bắt đánh đập và tù tội. Tương lai người ấy cũng bị trộm cắp tài sản. Đó là nhân quả hiện tại và tương lai ông A làm ông A chịu.

- Một người ăn trộm lấy của cải tài sản của người khác khiến cho người mất của cải tài sản khổ đau. Từ trường nghiệp tham lấy của cải tài sản và từ trường nghiệp bị mất của cải tài sản hợp chung lại thành một từ trường tương ưng với người có tâm tham lam và sợ mất của cải hợp duyên sinh ra một người khác để chịu quả báo đau khổ bị người khác lấy của cải tài sản. Đó là nhân quả hiện tại ông A làm mà ông B chịu quả khổ đau.

Ví dụ 2: Một người bắt gà làm thịt, khi hành động cắt cổ gà, con gà đau đớn giãy giụa kêu la, nhưng không thoát khỏi bàn tay hung ác của con người, cuối cùng con gà chết để trở thành thực phẩm cho con người. Hành động cắt cổ con gà là nhân ác; còn con gà bị giết đau đớn giãy giụa kêu la là quả khổ. Hành động cắt cổ con gà là nhân ác là nghiệp ác. Nghiệp ác ấy tương ưng sinh ra con gà để trả quả báo cắt cổ. Đó là nghiệp ông A làm mà ông B chịu.

Còn con gà bị giết đau đớn giãy giụa kêu la là nghiệp quả khổ. Nghiệp quả khổ tương ưng vào bản thân người cắt cổ gà nên phải chịu quả bệnh tật nơi thân đau nhức nơi cổ họng. Đó là nghiệp ông A làm ông A chịu trong hiện kiếp. Nếu ông A cứ giết gà thì nghiệp quả ác tương ưng vào cận tử nghiệp, khi bỏ thân này ông A phải tái sinh nhiều gà vịt heo dê v.v... để trả quả giết hại.

Trong khi đó ông A vẫn còn sống nhưng những hành động ác của ông vẫn tiếp tục đi tái sinh luân hồi làm thân gà vịt heo dê bò ngựa để trả nghiệp ác. Quý vị có thấy nhân quả thảo mộc không? Mặc dù cây cam mẹ còn sống nhưng những cây cam con vẫn đâm cành ra bông trái.
Cho nên mọi vật trên thế gian này đều sinh ra từ nhân quả, có vật gì được sinh ra mà ở ngoài nhân quả không?

Mọi vật sinh ra đều do duyên hợp tạo thành, mà đã duyên hợp tạo thành thì không thể nào ra khỏi quy luật sinh diệt của nhân quả. Vì thế nhân quả trùng trùng duyên khởi, trùng trùng duyên sanh, trùng trùng duyên diệt. Do đó mọi vật đều phải theo quy luật: thành, trụ, hoại, không của nhân quả. Không có một vật gì thường hằng vĩnh viễn trên hành tinh này.

Cho nên nhân quả thiện ác là một bi hài kịch đang diễn xuất theo qui luật vận hành sinh diệt của vũ trụ, vì không hiểu chúng ta lầm chấp cái ta nên bị luân hồi mãi mãi.


phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Wed Jan 26, 2011 6:16 am


NGƯỜI ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG*

Hỏi: Kính bạch Thầy, Người kiếp này khổ đau nghèo khó xét theo luật nhân quả là kiếp trước họ làm nhiều điều không tốt, làm ác, nói chung là thường làm khổ mình khổ người hoặc kiếp này làm nhiều điều ác không tốt khiến mình khổ người khác khổ và kiếp sau sẽ thọ quả khổ, xong cả hai kiếp quá khứ và vị lai cũng không biết mình là ai cả, cũng như con hiện giờ đây, con đâu có biết kiếp trước mình là ai? Ở đâu vậy? Vì thế họ đâu có sợ làm điều ác, vì kiếp sau họ đâu biết họ là là ai để mà đau, mà khổ, mà hối tiếc, mà ân hận v.v… Vậy định luật nhân quả có hạn chế không? Mong Thầy giải thích cho con hiểu.

Đáp: Định luật nhân quả như cháu đã hiểu đó là luật nhân quả của kinh sách phát triển, chứ không phải là đạo đức nhân quả. Đạo đức nhân bản - nhân quả tức là đạo đức gốc của con người. Ví dụ một lời nói làm cho người khác buồn khổ là mình thiếu đạo đức nhân bản. Cho nên đạo đức nhân bản - nhân quả rất thực tế, không mơ hồ, trừu tượng như nhân quả của kinh sách phát triển, nhân kiếp trước thọ quả kiếp này, nhân kiếp này thọ quả kiếp sau, đó là một hình thức mơ hồ, trừu tượng, không logic, kẻ gieo nhân và người gặt quả không chủ thể, khiến cho người ta không đủ lòng tin.

Kinh sách phát triển thường dạy nhân quả trừu tượng để lừa đảo con người và đã biến luật nhân quả trở thành luật định mệnh hay gọi là số mệnh. Luật nhân quả của đạo Phật không phải là luật số mệnh, vì luật số mệnh có nghĩa là có sự cố định không thay đổi được. Nếu có luật nhân quả cố định nào như vậy thì đạo Phật sẽ không xuất hiện trên đời này vì không giải quyết mọi sự khổ đau của loài người và tất cả chúng sanh.

Đối với đạo Phật thì luật nhân quả là những hành động sống hằng ngày trong môi trường duyên hợp duyên tan của các pháp vô thường, thường thay đổi di dịch, biến động liên tục theo các hành của nó. Nếu hành động ác thì sự đau khổ tăng lên nhiều, nếu hành động thiện thì sự khổ đau giảm xuống và giảm xuống dần rồi đi đến hết khổ đau mà đạo Phật gọi là giải thoát hay là Niết Bàn, ngược lại hành động càng ác thì sự khổ đau càng tăng dần đi đến khổ đau tận cùng mà đức Phật gọi là Địa ngục.

Vì rõ thấu môi trường sống của luật nhân quả vô thường như vậy, nên đạo Phật ra đời, ra đời xây dựng cho loài người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả để mọi người cùng sống không làm khổ mình khổ người bằng cách ngăn ác diệt ác pháp trong tâm, sống thiện tăng trưởng thiện pháp. Nhân quả của kiếp trước tạo nên một môi trường sống cho hiện tại chứ nó không còn nhân quả nối tiếp với hiện tại nữa. Nhân quả quá khứ ví như đám ruộng. Đám ruộng bạc mầu chai xấu không mầu mỡ là nhân quả quá khứ ác, còn đám ruộng mầu mỡ đất phù sa là nhân quả quá khứ thiện. Nhân quả hiện tại ví như hạt giống tốt, ngọt, ngon, béo v.v... mà được gieo trồng trên mảnh đất xấu, không mầu mỡ (nhân quả quá khứ ác) thì sự chăm sóc rất vất vả và cực nhọc mới có quả tốt để hưởng. Thiện chuyển ác thành phước báo. Nhân quả hiện tại ví như hạt giống xấu, chua, cay, đắng v.v... mà được gieo trồng trên mảnh đất xấu “nhân quả quá khứ ác”, thì sự chăm sóc phải gian nan cực nhọc, nhưng lại hưởng quả chua, cay, đắng và còn cay đắng hơn, đó là quả Địa Ngục. Ác cộng ác thành Địa Ngục. Mảnh đất tốt mầu mỡ (nhân quả quá khứ thiện) được gieo hạt giống tốt ngọt ngon (nhân quả hiện tại thiện) thì thọ hưởng quả an vui, phước báo, hạnh phúc, an lạc v.v...

Mảnh đất tốt mầu mỡ (nhân quả quá khứ thiện) nhưng lại được gieo trồng hạt giống chua, cay, đắng (nhân quả hiện tại ác) thì cũng phải gặt lấy sự khổ đau, mặc dù nhân quả quá khứ tốt thiện, nhưng cũng không mang lại cho chúng ta hạnh phúc, an vui được, bởi vì nhân quả quá khứ không còn là nhân quả nữa, nó chỉ còn là một môi trường sống của muôn loài vạn vật đang sống chung nhau mà thôi, chỉ có nhân quả hiện tại mới đáng cho chúng ta lưu ý, khổ, vui, hạnh phúc hay không hạnh phúc đều do nhân quả hiện tại mà có.

Do quy luật chuyển đổi được nhân quả này, đạo Phật ra đời dạy chúng ta ngăn ác pháp diệt ác pháp, sống thiện tăng trưởng thiện là để chúng ta thoát khổ, chứ không có nghĩa dạy chúng ta đi tìm một cảnh giới Niết Bàn ở đâu xa mà cũng không có nghĩa đi tìm nhân quả quá khứ để biết mình kiếp trước là ai? Làm gì? Sống ở đâu? Tỉnh nào, huyện nào, xã nào và nước nào? Tìm như vậy có ích lợi gì? Phỏng chừng khi biết quả quá khứ như vậy thì có lợi ích những gì cho chúng ta trong hiện giờ chăng? Đó là là một lối hý luận của kinh sách phát triển để biến đạo đức nhân quả thành một triết thuyết nhân quả suông chuyên tranh luận hơn thua. Suy ra sự khổ đau của con người là ở nhân quả hiện kiếp chứ nhân quả quá khứ và vị lai không có nghĩa lý gì cả đối với một người sống thiện, hành thiện trong hiện tại.

Sống thiện, hành thiện trong hiện tại là có một cuộc sống an vui, hạnh phúc, còn ngược lại cho rằng chẳng biết mình ở quá khứ và vị lai là ai để chịu đau khổ, ân hận, hối tiếc v.v... về sau, thì hiện tại cứ làm ác đâu sợ vì kiếp sau có biết ai đâu để mà đau, mà khổ, mà tiếc, mà ân hận v.v... Nghĩ như vậy thì cứ làm rồi kết quả hiện tại sẽ thấy. Ví dụ: cứ đi ăn trộm, ăn cướp, hiếp dâm lấy vợ người thì sẽ thấy quả khổ của nó ngay liền, bị người bắt đánh đập và tù tội có khi mang án tử hình v.v... Đó là quả hiện tại chứ đừng bảo sẽ trả quả ở tương lai ai trả mặc kệ họ. Sự tư duy như vậy là không hiểu nhân quả của đạo Phật.

Đức Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm Vị lai không ước vọng Chỉ có pháp hiện tại” Ba câu kệ trên đây đức Phật khéo nhắc nhở chúng ta, nhân quả quá khứ và vị lai đừng truy tìm, vì có truy tìm thì cũng chẳng có ích lợi gì, chỉ có nhân quả hiện tại là đáng kể cho đời sống của chúng ta, vui buồn, khổ đau phiền não đều do nhân quả hiện tại. Con người sống chỉ có khổ hay vui trong kiếp hiện tại mà thôi, trong hiện tại mà làm ác, sống ác, tức là làm khổ mình khổ người, khổ tất cả chúng sanh, điều này không thể chạy trốn đâu khỏi sự đau khổ, luật nhân quả rất công bằng và công lý, không tha thứ và vị tình ai cả trong hiện tại, ngược lại trong hiện tại làm thiện, sống thiện tức là không làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sanh, điều này dù muốn dù không người này vẫn phải hưởng phước báo an vui, hạnh phúc trong hiện tại.

Luật nhân quả xử phạt công minh trong hiện kiếp, là do hành động ác thiện của mình mà mình thọ hưởng quả khổ vui trong hiện kiếp, còn nhân quả quá khứ và vị lai thì chỉ còn là một nền tảng cho nhân quả hiện kiếp do nhân quả mới đâm chồi nảy lộc. Nhân quả thiện ác trong hiện kiếp trả chưa xong còn tồn động dư thừa, khi người ấy chết thì sự thọ khổ vui cũng tan biến thành một môi trường sống, nếu làm ác thì môi trường sống ấy trở thành một hoàn cảnh thiếu trước hụt sau, khi nhân quả sanh ra trong một đời sống cơ cực, ba chìm bảy nổi, vất vả vô cùng, còn ngược lại làm thiện, sống thiện thì môi trường sống kế tiếp khi nhân quả sanh ra không thiếu trước hụt sau, đời sống không cơ cực, không ba chìm bảy nổi, lúc nào cũng gặp may mắn, tiền của dư thừa, có khi nhân quả vừa sanh ra trong môi trường (hoàn cảnh) thì có kẻ hầu người hạ, được học hành đến nơi đến chốn và còn được học đạo đức làm người sống toàn thiện.

Luật nhân quả không tha thứ giảm tội cho những kẻ vô tình làm ác. Vô tình làm ác thì cũng phải trả vay sự khổ đau như kẻ hữu ý, vì thế đức Phật nói vì vô minh mà chúng sanh tự làm khổ, vô minh tức là vô tình, vô ý chứ không có nghĩa là ngu si tối tăm như mọi người hiểu. Vô minh không phải là không biết mà biết sai sự thật, biết không chánh kiến biết sai sự thật, không chánh kiến tức là vô tình làm ác. Do vô tình hiểu biết không chân chánh tức là không có chánh kiến như trên đã nói. Vì thế con người mới làm ác. Làm ác nên cuối cùng phải chịu lấy muôn ngàn sự khổ đau trong kiếp hiện tại. Người không biết nhân quả không sợ nhân quả mà cứ làm ác thì cũng chịu đủ mọi sự khổ đau trong hiện kiếp. Sau này có dịp được đọc sách Đạo Đức Làm Người thì cháu sẽ hiểu nhiều hơn về môn đạo đức này.
(Trích Đường Về Xứ Phật tập IX)


Được sửa bởi phimanh ngày Sun Jan 30, 2011 11:42 pm; sửa lần 1.

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Wed Jan 26, 2011 6:16 am

NHÂN QUẢ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Khuya 2 giờ con thức dậy ra sau hè tu tập thì con chó (ban quản lý nuôi canh giữ ký túc xá) thường chạy theo con. Trong suốt thời gian con tu tập nó nằm im một xó vừa bị run, vừa lạnh, vừa bị muỗi đốt trông rất tội nghiệp. Con đuổi nó đi, nhưng nó vẫn nằm ì, ngày thường con đâu có cho nó ăn gì, chẳng hiểu sao nó lại mến con. Có khi nào con và nó có nhân duyên tiền kiếp với nhau? Nghe người ta nói loài chó mèo rất có linh tính. Điều đó có đúng không thưa Thầy?

Đáp: Tất cả những loài vật và mọi người đang sống chung quanh ta, đều có duyên nhân quả thuận hay nghịch với nhau. Những loài vật nhỏ như kiến trùng muỗi, mồng, rắn, rết đang sống chung quanh con đều có duyên nhân quả với con cả, chứ không riêng con chó này. Nếu con giết chúng là con tạo nhân ác.

Một con muỗi đến thăm con là đòi nợ máu của con, vô tình con chẳng biết đập chết nó là con đã không trả nợ máu cho nó xong mà lại còn mang thêm nghiệp sát sanh giết muỗi. Khi một con kiến cắn, một con muỗi, một con mồng, một con rết hoặc con rắn cắn đều có nợ nhân quả với nhau cả. Ta hãy vui vẻ đừng giết chúng, vì có giết chúng thì quả đau khổ của chúng ta cũng không hết liền được mà lại tạo thêm nhân ác là giết chúng. Vì thế, khi bị chúng cắn đau đớn thì con nên nghĩ ngay rằng con đang trả nợ nhân quả. Do hiểu biết đang trả nợ nhân quả thì con liền dừng tay không làm thêm một tội ác (giết chúng sanh).

Bố thí một ít máu cho con muỗi, con có chết gì đâu mà lại giết chúng để mãi mãi nợ nhân quả ác từ kiếp này đến kiếp khác không bao giờ dứt. Một con chó theo quấn quít bên con đều có nhân quả. Đời trước nó là một người thân của con, hiện giờ ở lớp nghiệp chó, con không biết nó là ai, nhưng khi con có đôi mắt Tam Minh vượt qua nghiệp thì con biết nó là ai ở kiếp trước của con. Nó có thể là cha, là mẹ, là anh chị em, là cô bác, là những người thân chứ không có ai xa lạ đâu con ạ!.

Vì hiểu biết nhân quả cho nên mọi người, mọi vật chung quanh ta đều là những người thân của chúng ta, do đó ta đừng đánh đập chúng mà hãy thương yêu và tha thứ khi chúng đã lỡ lầm xúc phạm đến ta hoặc làm cho ta khổ đau hoặc chúng đói khát ăn lén thực phẩm của ta thì ta nên tha thứ đừng giết hại chúng, đừng làm chúng đau khổ mà hãy thương xót chúng như thương thân ta vậy con ạ!.

Vì nghiệp nhân quả mà con muỗi đốt ta để hút máu nuôi sống thân, chúng có biết gì đâu, chỉ theo qui luật nhân quả đói là phải ăn, mà ăn thì phải làm ác cũng giống như chúng ta vậy. Phải không con?

Ở đời mọi người sống cũng vậy, vì không rõ nhân quả nên mọi người vì cuộc sống của mình mà chà đạp lên sự sống của loài vật khác, người khác.
Vì cuộc sống của ta nên ta trở thành kẻ ác, gian tham, giết hại lẫn nhau.
Vì cuộc sống mà con người mất bản tính thiện chỉ còn tính ác hay hung dữ của loài ác thú.
Vì cuộc sống của mỗi dân tộc, của mỗi nước mà thế giới chẳng hòa bình, nước lớn mạnh ăn hiếp nước nhỏ yếu.
Vì cuộc sống của ta mà ta hãy thương yêu mọi cuộc sống của người khác và loài vật khác. Có như vậy mới chính vì cuộc sống của ta. Con chó vì nhân quả ái kiết sử đời trước chưa tan, nên nó vẫn theo sát và nằm gần bên con, dù cho trời lạnh, muỗi đốt mà không hề rời con.

Lòng yêu thương nó con đuổi nó vào, nhưng nó vẫn không nỡ rời lìa bỏ con vào nhà. Xem thế đủ biết luật nhân quả ái kiết sử quả là ghê gớm thật. Có đúng như vậy không con?
Thương thì ai cũng thương, nhưng bản chất hung dữ và giận hờn, oán ghét thì ai cũng còn, chứ không bao giờ bỏ được, Phải không con?

Chúng ta được sanh làm người đều do nhân quả nên lúc nào cũng bị chi phối bởi luật nhân quả. Buồn rầu, đau khổ, bệnh tật tai nạn, thương yêu, giận hờn, vv… đều do nhân quả cả. Chúng ta sống trong vòng tay nhân quả mà không biết chuyển đổi nhân quả thì không thể nào thoát khỏi vòng tay nhân quả.

Không gian và thời gian là những mảnh lưới thiên la, địa võng của nhân quả, nên không có một vật nào thoát ra khỏi sự chi phối của nó. Muốn thoát ra khỏi qui luật của nhân quả thì chỉ có sống thiện. Sống thiện có 10 điều, chúng ta cần phải thực hiện trong cuộc sống hằng ngày. 1 - Không giết hại và ăn thịt chúng sanh.
2- Không gian tham trộm cắp, lấy của không cho.
3- Không nên tà dâm với người khác làm hại gia đình người, gia đình mình. Chưa lập gia đình phải giữ gìn cho trong sạch đừng nên trao thân gởi phận cho người khác, khi chưa thành hôn. Chúng ta là con người, chứ không phải là con thú vật. Hành dâm dục là phải có đạo lý, chứ đâu phải đụng đâu hành dâm đó. Nếu không lấy đạo lý mà giữ gìn đức hạnh thì khổ đau và hối hận không thể tránh khỏi trong cuộc đời đầy dẫy những ác pháp.
4 - Không nên nói lời hung dữ, nạt nộ, chửi mắng người.
5 - Không nên nói xấu người.
6 - Không nên nói vu khống người.
7- Không nên nói dối, nói không đúng sự thật.
8 - Không tham lam, ham muốn.
9 - Không sân giận.
10- Không si mê.

Trên đây là 10 điều thiện để chuyển hóa nhân quả, khiến cho nhân quả xấu trở thành nhân quả tốt. Con hãy đọc sách Hành Thập Thiện và Tứ Vô Lượng Tâm mà Thầy đã cho ấn tống thì rõ.


TƯỚNG CƯỚP ANGULIMALA

“Lúc bấy giờ trong lãnh thổ quốc Vương Pasenadi (Ba Tư Nặc) nước Cosala có tên cướp Angulimala, một thợ săn, tay vấy máu sát hại tàn bạo, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh, vì nó các làng trở thành không làng, các thị trấn trở thành không thị trấn, quốc độ trở thành không quốc độ. Do đó luôn luôn giết người, nó mang một vòng hoa làm bằng ngón tay người”. (kinh Trung Bộ tập II trang 577 kinh Angulimala)

CHÚ GIẢI:

Đây là một bài kinh hết sức vô lý chỉ có một tên tướng cướp giết người, mà vua, quan và quân không tập hợp quân đội và nhân dân để tiểu trừ một tên tướng cướp giết người. Một tên tướng cướp giết hại đến 999 người, chỉ còn một người nữa là đủ 1000 người, thế mà nhà vua vẫn an nhiên để cho tên giết người tự do gây đổ máu dân lành, thì còn gì là uy tín của nhà vua với dân chúng. Phải không các bạn? Đó là vô lý thứ nhất.

Chưa bao giờ nhà vua cử quân đi đánh tên cướp này một lần nào, mà lại sợ tên cướp thì thật vô lý. Như trong đoạn kinh này nhà vua nói với Phật: “Bạch thế Tôn nhưng con không thể tẩn xuất nó được” . Đó là vô lý thứ hai.

Kính thưa các bạn! Một điều vô lý nữa, là một kẻ giết 999 mạng người, vậy mà luật pháp không trừng trị, lại còn được ung dung làm đệ tử Phật giáo. Đó là một điều vô lý thứ ba. Như vậy trong đạo Phật ngay từ buổi đầu đức Phật còn tại thế mà còn dung chứa những người đầu trộm đuôi cướp vậy sao? Biến đạo Phật trở thành chỗ núp của những hạng người gian ác này. Nếu người phạm tội sau khi ở tù mãn hạng được pháp luật trả quyền công dân, thì người này mới được theo Phật giáo tu hành. Những người hung ác là những người vô đạo đức mà vô đạo làm sao theo đạo Phật tu hành được. Một thói quen hung ác giết người như vậy làm sao bỏ liền nghiệp ác ấy như Agulimala được.

Các bạn đừng mượn câu: “Tu nhất kiếp ngộ nhất thời”, của Đại Thừa, điều này không có các bạn ạ! Muốn mài mòn nghiệp lực nhân quả thiện ác không phải dễ, không phải nói buông xuống là buông xuống ngay liền được đâu các bạn. Chỉ những người sống trong ảo tưởng, không thật mới nói lời này. Xưa đức Phật sáu năm khổ hạnh không phải là vô ích mà đó là hạnh buông xả, nếu không buông xả như vậy thì hôm nay chúng ta chưa có một đức Phật vĩ nhân của loài người.

Vì đạo Phật là đạo đức, nên người vô đạo giết người như Angulimala thì không thể nào chấp nhận, mà có chấp nhận thì Agulimala phải ra đầu thú, đền tội ác của mình đã làm, phải chịu án tù tội. Đó là luật nhân quả nghiêm minh. Không lợi dụng sự che chỡ của Phật được. Vì đức Phật cũng chẳng che chở ai, nên Ngài bảo: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi”.

Sau khi được trả quyền công dân thì Phật mới chấp nhận cho xuất gia làm Tăng, Nếu còn mang bản án giết người mà đức Phật chấp nhận cho kẻ giết người trở thành người tu sĩ thì đức Phật cũng có tội bao che cho người phạm pháp, và như vậy đức Phật cũng là đồng lõa vào tội giết người. Nếu các bạn bảo rằng: trong thời kỳ đó chưa có pháp luật thì điều này không đúng. Đã có vua là phải có pháp luật, mà có pháp luật, thì tội giết người là án tử hình.

Mặc dù đạo Phật là đạo bình đẳng không có giai cấp, nam nữ bình quyền, không phân chia người giàu, kẻ nghèo, người sang, kẻ hèn, người dâm nữ, hay người trộm cướp giết người đều được Phật giáo cho vào tu tập, nhưng khi phạm pháp luật thì phải đền tội. Sau khi đền tội xong, được trả tự do thì mới được chấp nhận vào tu tập. Người còn đang phạm tội mà xin vào tu tập theo Phật giáo, đó là ẩn dương cửa Phật, chứ không phải là kẻ có chí tu hành.

Như các bạn đã biết đạo Phật là đạo đức của con người, nhưng Angulimala giết gần cả ngàn người, không gớm tay là người độc ác nhất, thế Agulimala chỉ đuổi theo đức Phật không kịp mà lại buông gươm xuống, đầu hàng thật là vô lý.

Nếu đúng Agulimala được Phật hàng phục bằng thần thông, thì đức Phật khuyên Agulimala ra đầu thú để được nhà vua và nhân dân khoan hồng, rồi sau đó mới được xuất gia làm Tăng. Còn ở đây bài kinh này viết: đức Phật xem pháp luật trong nước Cosala quá nhẹ, dám cho Agulimala xuất gia tu hành qua mặt nhà vua. Như vậy đức Phật đã xem thường pháp luật của nhà vua, ỷ mình là người tu chứng đạo, không sợ pháp luật bắt tội. Đức Phật làm những việc phi đạo đức như trong bài kinh này thì chúng tôi biết rằng đức Phật không phải là đức Phật. Vì đức Phật là người có trí. Người có trí không thể nào không thông suốt pháp luật của một quốc gia. Với việc làm này chỉ có những người không trí tuệ như các Tổ.

Chưa đánh mà đầu hàng thì rõ ràng người viết bài kinh này có mục đích là ca ngợi thần thông của Phật hàng phục được tên cướp ghê gớm: “Rồi Thế Tôn hiện thần thông lực một cách làm cho tên cướp Angulimala dầu cho đi tất cả tốc lực của nó cũng không bắt kịp Thế Tôn”.

Người viết bài kinh là một nhà tiểu thuyết giàu tưởng tưởng, chứ sự thật không bao giờ có sự việc như vậy. Đây là một tiểu thuyết giả tưởng của những nhà văn ưa chuộng thần thông, vẽ vời thêm thắt câu chuyện cho có vẻ li kỳ. Nhưng toàn bộ là không đúng sự thật. Kinh sách mà viết như vậy thì không còn là kinh sách, là một loại sách tiểu thuyết không giá trị đang được bày bán rẻ nơi đầu hè phố.

Kinh sách Phật là lời dạy đạo đức, mỗi chữ, mỗi nghĩa đều có đức hạnh đầy đủ. Có đâu bài kinh lại thiếu chân thật như thế này? Vậy mà dám xen vào kinh Phật thì thật đáng buồn. Không thể đưa những bài kinh vô đạo đức, thiếu chân thật này vào kinh sách Phật, làm cho kinh Phật đâu còn giá trị nữa. “Một con sâu làm rầu nồi canh” Một bài kinh sai làm mất giá trị tất cả các bài kinh khác.

Đạo Phật là đạo đức thì không thể nói sai sự thật được. Chỉ có những người không hiểu kinh sách Phật là đạo đức, thì mới dám đưa bài kinh này vào kết tập.

Một lần nữa chúng tôi xác định đoạn bài kinh này hoàn toàn sai sự thật, nó được kết tập trong kinh sách Nguyên Thủy của Phật giáo, nó làm mất ý nghĩa đạo đức. Chỉ có Đại Thừa và Thiền Tông thích thần thông mới đưa vào những bài kinh ảo tưởng, thiếu thực tế, không đúng sự thật như vậy. Ai là người đã kết tập kinh sách này, nếu là một người tu chứng chân lí thì không bao giờ kết tập bài kinh này.

Các bạn đọc tạng kinh Nikaya Nguyên Thủy được kết tập, các bạn sẽ không biết bài kinh nào tu trước và bài kinh nào tu sau; những bài kinh dài nhiều trang giấy thì cho vào kinh Trường Bộ, còn những bài kinh nào trung bình không dài, không ngắn thì cho vào kinh Trung Bộ, còn những bài kinh nào ngắn thì cho vào kinh Tăng Chi… Kết tập kinh sách như thế này, chứng tỏ các Tổ tu hành chưa chứng chân lí. Tại sao?

Ai đọc kinh Phật cũng đều biết “ĐẠO ĐẾ” là Chân lí. Chân lí là một sự thật, vì vậy nó là một chương trình giáo dục đào tạo những con người tâm vô lậu. Cho nên nó có tám lớp và ba cấp tu học hẳn hoi. Vì thế muốn kết tập kinh sách thì phải đưa những bài kinh của Phật dạy vào đúng lớp, đúng cấp của nó. Những bài kinh được đưa vào đúng lớp, đúng cấp của nó như vậy mới gọi là kết tập kinh sách. Còn ở đây kết tập kinh sách xô bồ. Khi đọc kinh sách Phật như đi lạc vào trong rừng. Không biết bài kinh nào tu học trước, bài kinh nào tu học sau. Do đó ai muốn tu tập bài kinh nào trước, sau cũng được. Giáo pháp của Phật mà kết tập như vậy sao được gọi là chân lí. Phải không các bạn?

Tóm lại bài kinh này, khi trong nước đã xẩy ra án mạng, thì nhà vua nước đó phải có trách nhiệm đem lại sự bình an cho dân chúng, cớ sao lại để cho tên cướp lộng hành giết người như cỏ rác. Trong khi tên cướp chỉ có một mình mà cả nước không ai đánh dẹp được sao? Đó là một điều vô lý hết sức.

Dù là kinh sách nguyên Thủy nhưng vẫn có những đoạn kinh và những bài kinh hết sức vô lí. Xin các bạn lưu ý: Đừng vội tin theo kinh sách mà hãy tin vào một người đã tu hành hết tham, sân, si. Người ấy sẽ giúp các bạn tu hành trở thành những con người toàn thiện. Đem lại hạnh phúc an vui cho mình cho người.


phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Wed Jan 26, 2011 11:09 pm

LÒNG BIẾT ƠN VÀ NIỀM MƠ ƯỚC


Nhân quả đã sắp xếp cho mọi người từ khi sinh ra cho đến khi chết, chớ không phải như người ta nghĩ rằng trên đời này mọi sự xảy ra đều do ngẩu nhiên. Bệnh tật hay tai nạn xảy ra nặng hay nhẹ đều do nhân quả của người đó, chính họ đã tạo ra ác pháp nên nó sắp xếp vào giờ, ngày, tháng, năm để người đó trả quả không bao giờ sai. Vì vậy ai tạo nhân nào thì gặt quả nấy không thể trốn chạy dù trốn chạy bất cứ nơi đâu cũng không thoát khỏi quy luật nhân quả.

Nhân quả của mọi người là do mọi người làm ra chớ không phải nhân quả từ trên trời rơi xuống hay có một người nào ban giáng nhân quả cho họ. Cho nên một người thông suốt nhân quả, khi họ làm một điều gì thì rất cẩn thận tư duy suy nghĩ kỹ lưỡng xem việc làm đó ác hay thiện, nếu việc làm đó là thiện thì sẽ không làm khổ mình, khổ người và chúng sinh; còn ngược lại là ác pháp. Khi tư duy thấu rõ như vậy nhất định ác pháp chúng ta sẽ không làm.

Trên đời này chỉ có làm lợi ích và đem lại nguồn vui cho mọi người thì chúng ta vui vẽ cứ làm. Bởi vì làm lợi ích cho mọi người tức là mang LÒNG YÊU THƯƠNG đến với họ. Đây chúng ta hãy đọc “LÒNG BIẾT ƠN VÀ NIỀM MƠ ƯỚC”.

“Một ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra: cậu con trai nhỏ của họ đã sa chân ngã xuống một vực nước sâu. Tất cả tưởng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé không biết bơi. Thế rồi, từ xa nghe tiếng kêu thất thanh, một chú bé nhem nhuốc, con của người nông dân nghèo trong vùng, đã chạy đến tiếp cứu!

Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé:
- Khi lớn lên cháu muốn làm gì?
- Cậu nhỏ nhẹ thưa:
- Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục làm ruộng của cha cháu.
Nhà quý tộc lại gặng hỏi:
- Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?
Cậu bé im lặng một lúc rồi mới trả lời:
- Dạ thưa bác nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?
Lại tiếp tục câu hỏi chân tình:
- Nhưng bác muốn biết là nếu cháu được phép ước mơ thì cháu ước mơ điều gì?
Và lần này cũng là một câu trả lời thật thà:
- Thưa bác, cháu muốn đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ.

- Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân thế giới, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện, tự hào, đó là Thủ tướng Wiston Churchill.

Còn cậu bé quê nhà nghèo đã không còn chỉ biết đặt ước mơ đời mình như cụm cỏ bờ đê. Cậu đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm ra được thuốc trụ sinh Pénicillin. Tên của ông là Alexander Fleming.

Không ai ngờ rằng đến khi Thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc đã đi tìm những vị danh y lừng lẫy để cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ A Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người mà ông đã cứu sống năm xưa”.


Đọc xong câu chuyện chúng ta nhận xét: Đúng là nhân quả đã sắp xếp, khi còn bé thủ tướng Wiston Churchill gặp tai nạn thì được Alexander Fleming cứu sống. Khi Wiston Churchill làm thủ tướng nước Anh lâm bệnh nặng mà không một vị y bác sĩ nào trị được, cuối cùng cũng chỉ có Alexander Fleming cứu sống.

Đấy là nhân quả đã sắp xếp có sự liên hệ người này với người kia, cho nên bác sĩ Alexander Fleming và thủ tướng nước Anh Wiston Churchill đã nhiều lần giúp đỡ nhau. Bởi vậy người hiểu biết nhân quả thì không bao giờ tin có sự ngẩu nhiên mà tin nhân quả nhiều đời.

Trong luật nhân quả có dạy cứ nhìn cuộc sống trong hiện tại thì biết rõ quá khứ sống như thế nào.

Ví dụ 1: Người sống trong hiện tại mà thân bệnh đau liên miên bất tận thì biết quá khứ giết hại và ăn thịt chúng sinh.

Ví dụ 2: Người sống trong hiện tại mà thân không bệnh luôn luôn mạnh khỏe an vui thì biết ngay trong quá khứ người này không giết hại và ăn thịt chúng sinh.

Ví dụ 3: Người sống trong hiện tại mà giàu sang đầy đủ không có thiếu hụt thì đó là nhân quá khứ đã bố thí giúp đỡ những người khó.

Ví dụ 4: Người sống trong hiện tại mà có người hầu, kẻ hạ thì quá khứ đã từng làm người hầu, kẻ hạ cho người hoặc làm trâu cày, bò kéo, ngựa cưỡi v.v..

Ví dụ 5: Người sống trong hiện tại mà cơm ăn áo mặc không đầy đủ là quá khứ bỏn xẻn ích kỷ không dám bố thí cơm ăn áo mặc cho người khác.

Ví dụ 6: Người sống trong hiện tại mà cơm ăn áo mặc dư giả là quá khứ thường bố thí cơm ăn áo mặc cho người nghèo khổ.

Ví dụ 7: Người sống trong hiện tại mà hiếu kính cha mẹ không dám nặng lời to tiếng với cha mẹ, thường chăm nom cha mẹ từng miếng cơm manh áo thì quá khứ đã từng được con cái chăm sóc kỹ càng không có lời nặng nhẹ.

Ví dụ 8: Người sống trong hiện tại thường la rầy đánh mắng kẻ ăn người ở trong nhà thì quá khứ là trâu cày ngựa cỡi.

Ví dụ 9: Người sống trong hiện tại làm vua, làm quan, làm ông này, bà kia thì quá khứ là kẻ hầu người hạ, là quân lính. (chỗ này luận về nhân quả phước hữu lậu không thể lấy trí phàm phu mà suy luận vì đời hiện tại ngu dốt nghèo đói, nhưng đời sau sinh vào nhà giàu có mang gen thông minh nên học giỏi làm quan, làm vua, đó là lẽ thường).

Ví dụ 10: Người sống trong hiện tại thường làm những việc mê tín như cúng bái cầu siêu cầu an thì quá khứ là những ông thầy cúng.

Ví dụ 11: Người sống trong hiện tại được duyên biết đúng chánh pháp của Phật nên tu hành được giải thoát thì quá khứ từng sống giữ gìn giới luật.

Ví dụ 12: Người sống trong hiện tại thường tu tập tà pháp là quá khứ từng sống phá giới luật và phạm giới luật.

(Trích từ "Lòng Thương Yêu tập II")

Mời các bạn đọc quyển sách này tại đây.

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết