DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Trang 2 trong tổng số 2 trang Previous  1, 2

Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống - Page 2 Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Fri Jan 28, 2011 9:02 pm

MỘT LY SỮA

Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. Một ngày nọ nhận thấy mình chỉ còn một hào mà bụng đang đói, cậu định bụng sẽ sang nhà kế bên xin một bữa ăn. Một phụ nữ trẻ đẹp ra mở cửa. Bối rối trước cuộc gặp gỡ không chờ đợi này, nên thay vì xin ăn, cậu lại xin uống. Người phụ nữ đoán là cậu đang đói bèn mang cho cậu một ly sữa lớn.

Cậu chầm chậm nhấp từng ngụm sữa và hỏi: - Cháu phải trả cô bao nhiêu ạ?
Người phụ nữ trả lời: - Cháu không nợ cô cái gì cả.
- Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.
Cậu bé cảm kích đáp: - Cháu sẽ biết ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu.

Khi ra đi, cậu cảm thấy khỏe khoắn hơn và niềm tin vào con người như cũng mãnh liệt hơn. Trước đó cậu gần như đầu hàng số phận.

Nhiều năm sau người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương đều bó tay. Họ chuyển bà đến thành phố lớn để các chuyên gia nghiên cứu căn bệnh lạ lùng này. Tiến sĩ Howard Kell được mời đến tham vấn. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia ánh sáng lóe lên trong mắt ông, ngay lập tức, ông khoát áo choàng và đi đến phòng bệnh của người nữ nọ. Ông nhận ngay ra ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chẩn, ông quyết định sẽ vốc hết sức để cứu sống bệnh nhân này. Và cuối cùng nổ lực của ông đã được đền đáp.

Tiến sĩ Horward Kelly đề nghị phòng y chuyển cho ông hóa đơn viện phí của ân nhân để xem lại. Ông viết lại vài chữ bên lề của tờ biên lai và cho chuyển đến người phụ nữ. Bà ta nhìn tờ hóa đơn, biết rằng mình sẽ phải thanh toán nó cho đến hết đời mới xong. Bỗng nhiên có gì đó bên lề khiến bà chú ý và bà đọc được những dòng chữ này: “TRỊ GIÁ HÓA ĐƠN = MỘT LY SỮA” Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly.


Chúng ta hãy đem LÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi người thì mọi người sẽ mang LÒNG YÊU THƯƠNG đến với chúng ta. Nhưng LÒNG YÊU THƯƠNG không bao giờ nhận trả bằng tiền. Tiền có thể mua tất cả nhưng không thể mua LÒNG YÊU THƯƠNG được. Cho nên chúng ta không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.

Câu chuyện trên đây đã cho chúng ta một bài học LÒNG YÊU THƯƠNG, vì LÒNG YÊU THƯƠNG một cậu bé đang đói nên người phụ nữ mang cho cậu một ly sữa đầy ắp, nhưng chính lúc cô bệnh phải trả một số tiền viện phí quá lớn về thuốc thang thì cậu bé ngày xưa mà cô đã giúp nay là một vị bác sĩ đã đứng ra thanh toán số tiền viện phí đó. Cho nên từ LÒNG YÊU THƯƠNG đem đến LÒNG YÊU THƯƠNG của người phụ nữ và vị bác sĩ, thật là tuyệt vời.

Bởi vậy không có tiền bạc nào đem trả giá LÒNG YÊU THƯƠNG được, chỉ có LÒNG YÊU THƯƠNG mới nói lên được LÒNG YÊU THƯƠNG. Cuộc sống của con người trên hành tinh này đang cần LÒNG YÊU THƯƠNG chớ không phải cần tiền bạc. Dù tiền bạc có bao nhiêu cũng không mua được LÒNG YÊU THƯƠNG.
(trích từ Lòng Thương Yêu tập 2, www.tuvienchonnhu.net )

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống - Page 2 Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Tue Feb 01, 2011 1:29 am

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hằng ngày, những ai mà chúng ta gặp hay họ gặp được chúng ta đều là để vay trả, trả vay nhân quả. Do vậy khi gặp bất kỳ ai chúng ta hãy sống với Lòng Thương Yêu chân thật, dùng lời nói ái ngữ, luôn suy nghĩ tốt về nhau, không nghi ngờ hay nghĩ ác về bất kỳ ai, luôn nghĩ rằng tất cả mọi người đều yêu thương mình, muốn tốt cho mình, muốn dạy cho mình những điều hay lẽ phải và có lợi ích . Biết suy nghĩ như vậy chúng ta sẽ chuyển đổi được nhân quả của mình và của người. Đó là cách sống đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mình và mọi người. Xin mời các bạn đọc bài "Lỗi Lầm và Sự Biết Ơn."

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra cuộc tranh luận, và một người nỗi nóng không kềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại và khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những câu ân nghĩa lên đá…
(Hạt Giống Tâm Hồn Tập 4, trang 28)

I. Đại ý bài này nói về phương pháp xả tâm ly dục ly ác pháp.
II. Bài này có 8 đoạn.
III. Đáp án: bài này có 8 đức.

1. Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra cuộc tranh luận. Câu này dạy đạo đức gì?
- THIẾU ĐỨC TÙY THUẬN KHẨU HÀNH.

2. Và một người nỗi nóng không kềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Câu này dạy đạo đức gì?
- THIẾU ĐỨC NHẪN NHỤC KHẨU HÀNH.

3. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.” Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC XẢ TÂM THÂN HÀNH.

4. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC HIẾU SINH Ý HÀNH, THÂN HÀNH.

5. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại và khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC TRI ÂN THÂN HÀNH.

6. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?” Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC TÌM HIỂU Ý HÀNH.

7. Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.” Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC BUÔNG XẢ CÓ PHƯƠNG PHÁP Ý HÀNH.

8. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những câu ân nghĩa lên đá… Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC KHUYẾN KHÍCH XẢ TÂM LY DỤC, LY ÁC PHÁP.

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống - Page 2 Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Fri Feb 04, 2011 6:28 am

RÈN NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH Ý HÀNH

NHỮNG BÀN TAY VẤY MÁU

Muốn rèn luyện nhân cách biết thương yêu sự sống của muôn loài trên hành tinh này thì chúng ta phải sống trong ý hành (1) như thế nào?

Một hôm chúng tôi đi ngang qua một chợ nhóm dọc theo hai bên lề đường, thấy một người phụ nữ đang bắt từng con ếch cắt cổ lột da, khi chiếc dao của người phụ nữ kê vào cổ con vật thì hai chân trước của nó chắp lại giống như người chắp hai tay lạy cầu van xin tha mạng, nhưng người phụ nữ rất thản nhiên, không có chút gì động lòng thương xót trước sự van xin của con vật.

Lưỡi dao sắc bén cứa ngang qua cổ con vật một cách “ngọt sớt”, hai chân trước con ếch vẫn còn chắp lại để cầu xin tha mạng, hai chân sau run rẩy tuyệt vọng trong những phút giây cuối cùng của kiếp làm con vật. Trông thấy cái chết thê thảm đau khổ của con vật thật đáng thương, nhưng biết làm sao hướng dẫn mọi người có lòng yêu thương để nhỏ những giọt nước mắt thương đau trong cảnh đầu rơi máu đổ của những con vật yếu đuối trong gọng kiềm của bàn tay ác độc người phụ nữ.

Giờ phút ấy có ai rơi những giọt nước mắt đau thương trong cái chết thê thảm của loài chúng sinh không? Giờ phút ấy có ai nghĩ rằng con người độc ác hơn loài ác quỷ, hơn loài ác thú không? Đúng vậy hình ảnh một con vật yếu đuối như con ếch hai chân trước chắp lại như lạy để van xin cầu tha mạng, mà người phụ nữ ấy sao lại nỡ nhẫn tâm đến thế! Đành lòng cầm dao cắt cổ lột da cho được. Thật là vô tâm hay tâm đã chai lì trước cảnh thịt rơi máu đổ của loài chúng sinh?

Đứng trước hình ảnh cái chết thảm thương của con ếch bé nhỏ mà con người không chút lòng thương xót thì chúng ta không biết định nghĩa con người thuộc về loài gì cho đúng nghĩa? Trông hình dáng con người đâu có nanh gút, đâu có vằn vện, đâu có vẻ hung dữ như loài ác thú, đâu có gương mặt như loài ác quỷ, dạ xoa. Thế sao mà cắt cổ con gà, lột da con ếch, đâm cổ con heo, đập đầu con bò, moi óc con khỉ v.v...Như vậy con người có hung ác không? Xin quý học viên suy ngẫm.

(1) -Ý hành: sự tư duy, suy nghĩ, sự hoạt động của ý, sự làm việc của ý, sự quán xét trong tâm

Hình dáng con người trông hiền lành, mặt mày xinh đẹp, đâu có nanh vuốt như hùm beo, đâu có vằn vện như cọp sói, thế sao mà hung dữ và ác độc hơn hùm beo lang sói. Duyên hợp tạo ra con người hình dáng hiền lành, không hung ác nhưng vì lòng ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi chỉ biết sự sống của riêng mình, còn tất cả sự sống của người khác, loài vật khác chỉ xem như cỏ rác, như không có. Cho nên mới biến con người trở thành hung ác.

Hằng ngày báo chí đăng tin tức cướp của, giết người, giựt xách ngoài đường. Đạo đức xã hội đang xuống cấp, có một số người chỉ còn biết của cải vật chất tiền bạc, ăn uống và sự sống của riêng mình; còn sự sống của người khác loài vật khác thì không quan trọng, chết sống mặc tình. Con người đối xử với con người còn như vậy huống là đối xử với tất cả các loài vật khác thì còn có nghĩa lý gì. Phải không quý học viên?

Đầu con ếch lìa khỏi thân, bàn tay ác độc của con người lần lượt lột da, chỉ trong vòng một phút con ếch còn là một miếng thịt đỏ tươi với bốn chân trơ xương còn run run rồi im lặng. Con ếch này chết một cách thảm thương rồi đến con ếch khác cũng chết như vậy. Những diễn biến tấn tuồng độc ác cứ lập đi lập lại mãi như thế. Một đống thịt ếch nằm ngổn ngang trong chiếc thau. Ôi! Thật đáng sợ sự độc ác của con người và đau thương xót xa cho kiếp làm chúng sinh.

Hành động cắt cổ lột da con ếch là nhân ác thì kết quả con người phải chịu lấy những cái chết thương đau như cảnh chiến tranh bom đạn xác người chết nằm ngổn ngang không thua gì thau thịt ếch, rồi cảnh thiên tai hỏa hoạn, lũ lụt, sóng thần, bão tố, động đất v.v... Nhất là hiện giờ đủ các loại bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm ngặt nghèo mà thời đại hôm nay gọi là bệnh thế kỷ. Ai có dịp bước chân vào các bệnh viện thì sẽ chứng kiến những bệnh nhân, thật là hãi hùng, kinh sợ và khiếp đảm. Suy nghĩ cho cùng nên người xưa nói: “Ác lai ác báo”, con người làm ác thì con người phải chịu lấy những quả khổ đau.

Những người sống theo bờ biển chuyên chài lưới bắt cá câu tôm, thì sóng thần, bão tố lôi xuống đáy biển làm mồi cho cá tôm ăn thịt, chết một cách thê thảm. Nhà cửa, của cải bão tố quét sạch, sụp đổ tan hoang, nằm ngổn ngang một đống gạch vụn, như một bãi rác bẩn. Còn những người sống trong rừng sâu, núi thẳm, chuyên săn bắn, chặt cây đốt rừng thì lũ lụt gió to núi sạt lỡ lôi nhà cửa sụp đổ ngổn ngang, người chết hãi hùng sắp lớp.

Những hình ảnh đau thương trên đây là những hình ảnh để chúng ta tư duy suy ngẫm và kết luận: Trên cuộc đời này chỉ có “ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH” tức là tình yêu thương sự sống của muôn loài là duy nhất đem lại sự bình an cho hành tinh này. Đây là đức hiếu sinh ý hành mà mọi người cần phải tư duy quán xét mỗi khi mắt thấy tai nghe những hình ảnh thương tâm, những việc làm ác để suy ngẫm, để khởi tâm yêu thương.

Chính nhờ có suy tư về những hình ảnh của chúng sinh trước khi chết sợ hãi run rẩy, giẫy giụa, kêu la, rên rỉ, chảy nước mắt đầm đìa rất là thảm thương. Nhờ có tư duy quán xét về những hình ảnh này chúng ta rất đau lòng và thương xót cho kiếp làm thân chúng sinh; nhờ có tư duy quán xét những hình ảnh này mà chúng ta quyết tâm từ bỏ không bao giờ giết hại và ăn thịt chúng sinh nữa; nhờ có tư duy quán xét về những hình ảnh đau thương này mà lòng thương yêu của chúng ta trỗi dậy vô bờ bến đối với sự sống của tất cả chúng sinh, ngự trị trong lòng chúng ta mãi mãi; nhờ có tư duy quán xét về những hình ảnh đau thương này mà lời dạy của đức Phật “KHÔNG NÊN GIẾT HẠI CHÚNG SINH” rất thấm thía về cuộc sống hiện tại của loài người.

Với những hành động độc ác của con người đã đánh mất tình thương yêu, khiến cho họ trở thành những con thú ác độc không còn nhân tính hiền lành nên nỡ nhẫn tâm đập đầu, cắt cổ, nhổ lông v.v...Nhìn thấy cảnh này khiến cho chúng ta khởi lên lòng yêu thương và quyết tâm từ bỏ những hành động ác làm khổ đau chúng sinh và thương yêu những người làm ác đang giết hại chúng sinh, chỉ vì họ vô minh.

NHỮNG CÂU HỎI

- Câu hỏi 1: Hình ảnh con ếch bị cắt cổ lột da là do nguyên nhân nhân quả gì? Câu hỏi này quý Phật tử hiểu sao cứ trả lời như vậy để chúng ta cùng tu, cùng học cho thấm nhuần những nghĩa lý và thông suốt quy luật nhân quả nghiệp báo. Cũng từ chỗ thông hiểu chúng ta mới khởi lòng yêu thương mình, yêu thương tất cả chúng sinh một cách chân thật.

- Trả lời câu hỏi 1: Hình ảnh con ếch bị cắt cổ lột da là do nhân quả đời trước làm người cũng cắt cổ lột da những con ếch như vậy nên đời này phải làm con ếch cho người khác cũng cắt cổ lột da lại. Đó là nhân quả trả vay, vay trả mà không có một người nào tránh khỏi, vì luật nhân quả rất công bằng. Những hình ảnh trả vay có ba cách:

1- Trả vay bằng từ trường nhân quả nghiệp hiện tại tương ưng, một hành động ác phải trả quả bị giết hại 10 lần, 100 lần

2- Trả vay bằng từ trường cận tử nghiệp quá khứ tương ưng, một hành động ác phải trả quả bị giết hại 10 lần, 100 lần

3- Trả vay bằng từ trường nhân quả hiện tại thân chịu hay con cái chịu bệnh tật tai nạn xảy ra thọ lấy quả khổ vô lượng.

Trên đây là những qui luật nhân quả, nếu ai làm ác sẽ bị qui luật này chi phối, vì vậy phải chịu biết bao sự khổ đau. Con ếch đang bị cắt cổ chính là từ trường của nghiệp ác của người phụ nữ giết con ếch, như vậy người phụ nữ đang cắt cổ mình, đang giết mình mà không biết. Thật là vô minh.

- Câu hỏi 2: Hình ảnh con ếch chết một cách thảm thương có đáng cho chúng ta thương xót không?

- Trả lời câu hỏi 2: Nhìn hình ảnh con ếch bị cắt đầu lột da. Nhất là chắp hai chân trước lại giống như người chắp tay lạy để cầu xin tha mạng. Nhớ đến hình ảnh ấy thì hai giọt nước mắt chúng tôi không thể cầm giữ được, lăn dài trên má. Nghiệp báo đời trước của con ếch như thế nào không cần biết, nhưng cái chết của con ếch hiện giờ là một hình ảnh thảm thương, nhìn thấy con ếch chỉ còn là miếng thịt đỏ tươi, lòng chúng tôi vô cùng xúc động và thương xót vô cùng. Thương cho con ếch chết một cách thảm thương tội nghiệp và thương cho người cầm dao giết con ếch rồi đây giết một mà trả nợ máu này phải gấp 10 lần 100 lần 1000 lần.

Một nhân đâu có một quả, do đó một hành động ác đâu có một quả khổ mà phải chịu nhiều quả khổ. Ôi! Thật là ghê gớm, biết nói với ai bây giờ! Có ai chịu hiểu để mình nói đâu.

- Câu hỏi 3: Hình ảnh người phụ nữ cầm dao cắt cổ con ếch có phải là một hành động ác không?

- Trả lời câu hỏi 3: Hình ảnh người phụ nữ cầm dao cắt cổ con ếch là một hành động ác mà không ai có thể phủ nhận được. Là con người không có người nào không có tình cảm, lòng thương yêu, bằng chứng lòng yêu thương đó thị hiện qua tình thương cha mẹ, tình thương chồng vợ, tình thương con cái, tình thương bản thân mình v.v... Nhưng tình thương ấy không được triển khai để nó được rộng lớn như trời như biển, phủ trùm vạn vật, trái lại nó không triển khai mà chỉ còn gói gọn nhỏ hẹp, ích kỷ cho cá nhân mình nên mới cầm dao cắt cổ lột da con ếch, đâm cổ con heo, đập đầu con cá, con bò, cắt cổ con gà, con vịt, bẻ chân con ếch, con còng v.v...

– Câu hỏi 4: Trước cảnh nhân quả của con người và con ếch quý học viên có răn nhắc cảnh giác về mình những điều gì không?

- Trả lời câu hỏi 4: Trước cảnh nhân quả người và con ếch quý học viên cần nên răn nhắc cảnh giác về mình:

1- Không nên giết hại chúng sinh
2- Phải thương yêu tất cả chúng sinh.
3- Lìa xa những hành động ác không nên làm đau khổ chúng sinh.
4- Phải học lòng thương yêu chúng sinh như ông Phú Lâu Na
5- Phải ngăn ác diệt ác pháp trong tâm và thường sống với nội tâm thanh thản an lạc và vô sự.

6- Nguyện một đời sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.

- Câu hỏi 5: Nhìn thấy con ếch chắp hai chân trước lạy cầu xin tha mạng, quý học viên nghĩ sao? Trong lòng có thương xót không?

- Trả lời câu hỏi 5: Thấy con ếch chắp hai chân trước lạy cầu xin tha mạng, chúng tôi không thể cầm được nước mắt, lòng rất xúc động và xót thương cho con ếch, không biết nó mang nghiệp ác gì mà bây giờ phải chịu chết một cách thê thảm, nhìn hình ảnh này mà ai không thương. Phải không quý tu sinh? Chỉ có những người, lòng yêu thương chai lì, trơ trơ như đá mới không xót thương trước cảnh con ếch chắp tay cầu xin tha mạng sống. Tuy nó không nói thành lời nhưng hành động van xin đó, chúng ta cũng nhận ra nó đang tha thiết muốn sống. Chúng ta muốn sống bao nhiêu thì con ếch cũng muốn sống bấy nhiêu, nhưng làm sao được thay đổi nhân quả khi mà người phụ nữ đã không thấy nhân quả của chính mình, nên tự cắt cổ mình mà không chuyển đổi. Đó là một sự vô minh không riêng gì người phụ nữ này mà tất cả mọi người. Thật đáng thương vô cùng

- Câu hỏi 6: Hình ảnh con ếch chết một cách thảm thương có đáng nhắc nhở chúng ta đừng làm điều ác hay không?

- Trả lời câu hỏi 6: Hình ảnh con ếch chết một cách thảm thương luôn luôn nhắc nhở chúng ta đừng nên làm điều ác. Chính con ếch ngày xưa là một con người như chúng ta, bấy giờ cũng đã từng cắt cổ lột da biết bao nhiêu con ếch nên ngày nay phải chịu trả quả báo như vậy. Càng thấy hình ảnh này chúng ta càng nhắc nhở và răn mình không nên làm những điều ác, luôn luôn làm những điều lành. Sống thường đem hạnh phúc, an vui cho mọi loài.

- Câu hỏi 7: Người phụ nữ cầm dao cắt cổ con ếch chết một cách thảm thiết có đáng cho chúng ta thương hay không?

- Trả lời câu hỏi 7: Người phụ nữ cầm dao cắt cổ con ếch chết một cách thảm thiết là một người phụ nữ hung ác. Người phụ nữ có những hành động độc ác như vậy không đáng cho chúng ta thương. Bàn tay của họ dính đầy máu của loài vật mà lòng họ không chút xót thương. Tâm địa con người như vậy thật là tâm địa của ác quỷ. Tâm địa ác độc của con người như vậy có đáng cho chúng ta thương không? Tâm hồn chứa đựng đầy những sự giết hại chúng sinh sẽ đánh mất giá trị hình dáng xinh đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Cái đẹp của lòng thương yêu con người mà muôn đời người ta vẫn nhớ mãi không quên; cái đẹp của lòng thương yêu con người sẽ ban cho mọi loài mà không cầu mong ai cho lại mình, là cái đẹp tuyệt vời.

Nói đi nhưng chúng ta còn xét lại: người phụ nữ cầm dao cắt cổ con ếch chết một cách thảm thiết là người phụ nữ vô minh họ không hiểu biết luật nhân quả, họ là người mù có mắt mà chỉ thấy có một màu đen tối, họ là người điếc không bao giờ sợ súng. Thật đáng thương! Thật đáng thương! Rồi đây họ sẽ phải trả quả suốt nhiều đời phải thọ lấy những tai nạn khổ ách.

Người phụ nữ cầm dao cắt cổ con ếch chết một cách thảm thiết là người phụ nữ đáng thương chứ không đáng ghét, họ là người vô phước không gặp chánh pháp của Phật ,sống trong đêm tối ác pháp mà không biết, họ là người vô phước quá lớn nên không được học tập và rèn luyện nhân cách làm người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh; họ là nguời phước mỏng duyên bạc không được tôi luyện trong Tứ Vô Lượng Tâm. Thật đáng thương xót vô cùng.

- Câu hỏi 8: Hình ảnh người phụ nữ cầm dao cắt cổ con ếch một cách độc ác có đáng cho chúng ta tránh xa hành động ác đó không?

- Trả lời câu hỏi 8: Như trên đã nói người phụ nữ cầm dao cắt cổ con ếch một cách độc ác là người phụ nữ đáng thương, vì họ không hiểu biết đạo đức nhân bản - nhân quả. Cho nên chúng ta không nên tránh xa họ mà hãy tìm mọi cách thân cận để giúp đỡ và khiến cho họ thông hiểu được đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Nhờ đó chúng ta mới có cơ duyên gần gũi giúp đỡ người phụ nữ này để họ hiểu biết nhân quả, sống trong thiện pháp chuyển đổi nghiệp ác thành nghiệp thiện, nhờ đó người phụ nữ này sẽ sống không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả những loài chúng sinh.

- Câu hỏi 9: Hình ảnh con ếch chết một cách thảm thương là do nhân quả gì?

- Trả lời câu hỏi 9: Hình ảnh con ếch chết một cách thảm thương là do nhân quả đời trước không có lòng thương yêu sự sống của muôn loài thường giết hại và ăn thịt chúng sinh. Xem thân mạng chúng sinh như đồ ăn, thức uống, như cỏ rác, như đồ bỏ v.v... Trong hiện kiếp còn sống nhưng những từ trường ác đó tương ưng tái sinh thọ lấy quả khổ vô cùng không phải một con ếch mà nhiều con ếch, không phải một người mà nhiều người.

- Câu hỏi 10: Người phụ nữ cầm dao cắt cổ con ếch chết một cách thảm thương là nhân quả gì?

- Trả lời câu hỏi 10: Người phụ nữ cầm dao cắt cổ con ếch chết một cách thảm thương là nhân quả vay trả, trả vay, trước kia người phụ nữ này là con ếch bị người giết hại, bây giờ làm người giết hại lại con ếch. Cho nên khi giết con ếch chết mà chẳng có chút lòng thương xót. Đó là do năm cái màn ngăn che (Ngũ triền Cái) “THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI” khiến cho con người không thấy không biết nhân quả nghiệp báo. Vì thế giết chúng sinh mà vẫn thích thú trong những dục lạc ác nghiệp tạo ra vô vàn sự đau khổ. Tất cả nghiệp lực nhân quả trả vay khổ vui đều theo từ trường nhân quả tương ưng mà trả quả báo

- Câu hỏi 11: Do đâu mà có nhân quả như vậy?

- Trả lời câu hỏi 11: Do vô minh mà có nhân quả này, muốn diệt trừ vô minh thì chỉ có con đường BÁT THÁNH ĐẠO. Con đường BÁT THÁNH ĐẠO là chương trình giáo dục đào tạo những con người có đạo đức nhân bản – nhân quả. Người nào sống có đạo đức nhân bản - nhân quả là phá vỡ vô minh. Ngoài con đường BÁT THÁNH ĐẠO thì không có con đường nào khác phá trừ vô minh.

Muốn tu học theo Phật giáo là muốn sống đạo đức làm người để không làm mình khổ người khác và khổ cả hai. Mục đích của Phật giáo là đem lại cho con người một nền đạo đức để sống an vui và hạnh phúc mới gọi là đạo giải thoát; mới gọi là đạo từ bi vì lấy lòng thương yêu mà đối xử với nhau.

- Câu hỏi 12: Người cầm dao giết con ếch đáng thương chỗ nào, đáng trách chỗ nào?

- Trả lời câu 12: Người cầm dao giết con ếch, rất đáng thương vì họ là người vô minh không hiểu rõ luật nhân quả. Họ đâu biết rằng: một hành động ác giết con ếch họ không thể nào tránh khỏi những sự đau khổ trong hiện kiếp:
1- Bệnh tật.
2- Tai nạn
3- Bị người khác cầm dao đâm chém

Từ trường hành động ác giết con ếch tương ưng tái sinh thành con ếch để người khác giết lại. Cho nên, họ là người đáng thương hơn là đáng trách. Người cầm dao giết con ếch, rất đáng thương vì không được học đạo đức nhân bản hiếu sinh nên họ nhẫn tâm giết hại con ếch đang chắp tay van lạy cầu xin tha mạng. Thật là tội nghiệp cho họ làm một điều ác mà không biết mình làm ác, cho nên chẳng chút lòng thương xót.

- Câu hỏi 13: Người giết con ếch vì sự sống hay vì nhân quả trả vay?

- Trả lời câu 13: Vì sự sống giết con ếch là không đúng, có nhiều người sống với thực phẩm thực vật như những nhà tu, những người có đức hạnh hiếu sinh do lòng yêu thương sự sống của muôn loài động vật họ không nỡ nhai nuốt thịt chúng sinh mà họ vẫn sống Theo luật nhân quả thấy nhân hiện tại liền biết về quả quá khứ; thấy nhân hiện tại liền biết về quả tương lai.

Ví dụ: Người cầm dao giết con ếch thì chúng ta liền biết về quả quá khứ họ là con ếch cũng bị giết hại, còn hiện tại người cầm dao giết con ếch thì chúng ta biết về quả tương lai họ sẽ tái sinh làm con ếch. Đó là luật nhân quả trả vay, vay trả rất công bằng không một ai làm việc ác mà tránh khỏi quả khổ. Nhân quả có ba thời gian: hiện tại quá khứ và vị lai. Lấy thời gian hiện tại mà xét ba thời gian kia. Thấy quả hiện tại thì biết nhân ở quá khứ , hiện tại và vị lai

Ví dụ 1: Thấy quả hiện tại của một người đang giàu sang thì biết nhân quá khứ là người này thường hay bố thí.

Ví dụ 2: Thấy quả hiện tại một người đang nghèo đói thì biết nhân quá khứ là người này bỏn xẻn ích kỷ, không bố thí.

Ví dụ 3: Thấy nhân hiện tại của một người đang bố thí thì biết quả vị lai là người này sẽ giàu sang.

Ví dụ 4: Thấy nhân hiện tại một người đang sống ích kỷ, bỏn xẻn không dám bố thí thì biết quả vị lai là người này sẽ nghèo đói

Ví dụ 5: Thấy quả hiện tại một người đang nghèo đói thì biết nhân hiện tại là người này bỏn xẻn ích kỷ. Cho nên nhân quả không thể che đậy dối trá người khác được thấy nhân biết quả, thấy quả biết nhân. Luật nhân quả không vị tình một ai cả luôn luôn phân xử công minh, nó thuộc về tòa án lương tâm nên không có một hành động ác nào mà che dấu được.


(Trích từ "Giáo Án Rèn Nhân Cách - Đức Hiếu Sinh tập I")

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống - Page 2 Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Sat Feb 05, 2011 10:53 pm

LÒNG GANH GHÉT CỦA NGOẠI ĐẠO

Xưa có một ông vua tên là Cấm Mỵ sinh được một người con gái tên là Ma Lê Ni. Khi tuổi đã lớn nàng thường cúng dường 500 vị Ba La Môn. Không ngày nào quên lãng. Lúc bấy giờ đức Phật đang ở một khu rừng gần đó.
Công chúa thường hay đi dạo chơi, nhưng mỗi khi muốn đến khu rừng ấy thì các người theo hầu đón lại không để vào.

Nàng liền hỏi rằng: - Rừng nào tôi cũng vào chơi được, tại sao khu rừng này lại vào chơi không được? Mà còn phải tránh xa? Vị hầu cận thưa: - Rừng này chỉ có ông Sa Môn trọc đầu, tên gọi là Thích Ca Mâu Ni. Công chúa không nên xem làm gì.

Nghe nói thế, công chúa lại còn tò mò muốn biết hơn, nên nàng đi vào xem cho biết. Đến nơi nàng thấy sắc tướng oai nghi của đức Phật, từ trường thiện phủ trùm khu rừng khiến cho cỏ cây xanh tươi mát mẻ thanh tịnh an trụ một cách kỳ lạ, nàng liền sinh lòng ái kính quỳ lạy đức Phật.

Sau khi nghe Phật thuyết bốn chân lý, nàng xin thọ Tam quy ngũ giới, làm đệ tử Phật. Nàng lễ tạ Phật ra về, khi hiểu được Tam quy ngũ giới nàng mới hiểu rằng: “Các vị Bà La Môn không phải là ruộng phước chân chánh, không nên cúng dường làm gì, nên để cúng dường Phật” Lúc bấy giờ các Bà La Môn nghe tin nàng Ma Lê Ni làm đệ tử của đức Phật, lại đem các món quý báu cúng dường đức Phật nên sanh lòng ganh ghét tức tối.

Một hôm vua Cấm Mỵ nằm ngủ thấy 11 điều mộng, trong lòng lo sợ, liền triệu quần thần đến đoán. Quần thần tâu xin hỏi các vị Bà-la-môn. Các vị Bà-la-môn tâu rằng: Mộng này là điềm chẳng lành, một là mất nước, hai là bị hại đến tánh mệnh, chỉ có cách là đem trâu, dê ngựa và nàng Ma Lê Ni cùng 500 người hầu hạ nàng, trong 7 ngày thời bắt ra các ngả đường mà giết để tế trời thì khỏi các tai nạn.

Vua liền làm theo, kêu nàng Ma Lê Ni nói rõ ý định của vua và cho phép nàng trong 6 ngày tiếp, có muốn điều gì thời được tự do đòi hỏi.

Nàng thưa rằng: - Con nay xin vua cha vui lòng tùy thuận con. Chỉ xin nguyện ngày thứ nhất cho phép tất cả nam nữ ở trong thành được đến chỗ Phật ở, lãnh thọ tam quy, ngũ giới; ngày thứ hai cho phép tất cả quần thần đều đến chỗ Phật ở; ngày thứ ba cho phép tất cả con trai vua đều đến chỗ Phật ở; ngày thứ tư cho phép tất cả con gái vua đều đến chỗ Phật ở; ngày thứ năm cho phép tất cả các phu nhân thể nữ của vua đến chỗ Phật ở và ngày thứ sáu, cuối cùng xin vua cũng đến chỗ Phật ở.

Những lời thỉnh cầu của nàng vua đều ưng thuận. Và trong sáu ngày ấy, tất cả vua quan dân chúng ở trong thành đều được lễ Phật, nghe pháp thọ lãnh tam quy, ngũ giới. Vua đem những điềm mộng bạch với đức Phật. Đức Phật giải cho Vua rõ tất cả điềm mộng đó không ứng về hiện tại mà thuộc về các kiếp sau. Không can hệ gì đến Vua cả. Vua hiểu ngay ý Phật dạy, liền truyền bãi bỏ tất cả sự giết hại chúng sanh để tế tự phát nguyện, dầu có phải hủy bỏ thân mạng cũng không bao giờ giết hại một ai cả . (Trích Luật Sa Di)

NHỮNG CÂU TRẢ LỜI

Trả lời câu hỏi 1: “Xưa có một ông vua tên là Cấm Mỵ sinh được một người con gái tên là Ma Lê Ni. Khi tuổi đã trưởng thành nàng thường cúng dường 500 vị Ba La Môn. Không ngày nào quên lãng” Câu này dạy ĐỨC BỐ THÍ HIẾU SINH THÂN HÀNH”.

Cúng dường và bố thí đều có nghĩa là đem cho: cho cơm ăn, cho áo mặc, cho tiền, cho của cải v.v..., nhưng chữ cúng dường có nghĩa là đem cho với lòng tôn kính, tôn trọng. Còn bố thí là đem cho, nhưng không có vẻ tôn kính và trịnh trọng như cúng dường. Người ta đem bố thí cho ăn mày, cho những người nghèo khó, nhưng người ta cúng dường chư Phật, chư Hiền Thánh Tăng, cho những bậc tu hành chân chánh. Từ xưa trong kinh sách thường dạy chúng ta cúng dường và bố thí thì được phước báu và công đức vô lượng. Cho nên mọi người đều làm theo lời dạy này. Lời dạy này đã thành một phong tục tốt đẹp, một phong tục đầy đủ đức hiếu sinh, biết thương người nghèo khó.

Cúng dường cũng là cứu giúp cho những bậc chân tu, vì họ đã bỏ hết cuộc đời chỉ còn sống ngày một bữa đi xin ăn mà thôi. Vì thế sự cúng dường và bố thí đã trở thành một phong tục đạo đức thương người tốt đẹp như trên đã nói. Do tình thương người mới biết cứu giúp mọi người trong cơn họan nạn, lá lành đùm lá rách. Nhờ phong tục tốt đẹp đó, đã in sâu vào lòng người từ xưa đến nay. Công chúa Ma Lê Ni cũng chịu ảnh hưởng này nên hằng ngày thường cúng dường cho 500 vị Bà La Môn. Với một số lượng người đông như vậy thì phải tốn hao một số tiền rất lớn mà công chúa vẫn bỏ ra mà không tiếc thật là đại bố thí.. Khi cúng dường là xả tâm ích kỷ, nhỏ hẹp của mình do đức bố thí hiếu sinh, tức là lòng thương yêu đến với những người tu hành, vì họ là những người đã bỏ hết cuộc đời đi tu, nên chẳng còn có gì nữa.

Người cúng dường với số lượng ăn uống tiền bạc cho 500 người như vậy thì làm sao các vị Ba La Môn không quý trọng. Họ xem công chúa Ma Lê Ni là một đại thí chủ của 500 vị Bà La Môn. Hành động của công chúa làm được việc này là ĐỨC BỐ THÍ HIẾU SINH THÂN HÀNH”. Một đức hạnh thương người xả lòng ích kỷ bỏn xẻn tuyệt vời. Nàng có phước được sinh ra trong dòng vua chúa, mà lại có lòng cúng dường bố thí lớn lao như vậy, thật là trên đời rất hiếm có một cô gái tín ngưỡng tôn trọng những người tu hành như vậy.

Trả lời câu hỏi 2: “Lúc bấy giờ đức Phật đang ở một khu rừng gần đó. Công chúa thường hay đi dạo chơi, nhưng mỗi khi muốn đến khu rừng ấy thì các người theo hầu đón lại không để vào”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC HIẾU SINH DUNG HÒA THÂN HÀNH.

Con người vì sợ mất danh, mất lợi nên tìm bằng mọi cách chia rẻ li gián ngăn chặn không cho công chúa Ma Lê Ni vào gặp Phật, Vì họ biết rằng gặp Phật trong trường hợp này là họ sẽ mất một nguồn lợi rất lớn. Khi ngăn cản như vậy đã làm cho công chúa nghi ngờ, đã nghi ngờ thì phải khám phá cho bằng được. Do đó công chúa đã thành công.

Một hành động ngăn cản như vậy là một hành động sợ hãi đối phương (Đức Phật), có nghĩa là các vị Bà La Môn này rất sợ đức Phật. Vì giới luật đức hạnh của đức Phật quá tinh nghiêm, còn các ông không sánh kịp, nhất là pháp môn tu hành quá thiết thực và cụ thể mà các ông không bao giờ có. Pháp của các Ông chỉ có tụng niệm cúng bái, tế tự, cầu siêu, cầu an, bói toán, nói chuyện quá khứ vị lai để lừa đảo người khác. Cho nên các ông sợ công chúa đến đó gặp Phật sẽ thay đổi và không còn cúng dường cho các ông nữa. Đúng vậy, khi gặp Phật, được nghe Phật thuyết pháp về giới luật đức hạnh, thì các pháp của ngoại đạo sẽ lộ tẩy là pháp lừa đảo nên không còn lừa được ai nữa. Cho nên các vị Bà La Môn đối với đức Phật là một cây gai trong mắt.

Cuộc đời hoằng hóa độ sinh của đức Phật gặp rất là gian khổ, Ngài gặp biết bao nhiêu sự hãm hại của ngoại đạo Bà La Môn. Nào là vu khống nói xấu Ngài đủ điều; nào là gán cho Ngài tội hiếp dâm giết người; nào là lấy người có thai; nào là cho voi say hoặc tên Vô Não giết Ngài. v.v... Cuối cùng Ngài cũng vượt qua tất cả và để lại nền đạo đức nhân bản-nhân quả cho loài người. Thật là vẽ vang! Một bậc vĩ nhân hiếm có.

Trả lời câu hỏi 3: “Nàng liền hỏi rằng: - “Rừng nào tôi cũng vào chơi được, tại sao khu rừng này lại vào chơi không được? Mà còn phải tránh xa? Lời ngăn cản này nói lên tính ganh tỵ, THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH.

Các Bà La Môn hèn nhát, tỏ lộ tính khiếp đãm và sợ hãi đức Phật quá rõ rệt. Người có tính hơn thua ganh tỵ, không dám cho người khác nghiên cứu suy tầm giới luật đức hạnh và giáo pháp của người khác. Đó là tính ích kỷ hẹp hòi.

Ngày xưa đức Phật không cấm mọi người theo các tôn giáo khác, Ngài chỉ nhắc nhở: đừng có tin! Đừng có tin bất cứ giáo pháp nào, chỉ nên tin pháp nào thiện, pháp nào làm lợi ích cho mình, cho người thì nên tin, còn pháp nào không làm lợi ích cho mình, cho người thì đừng nên tin theo. Sự ngăn cản của các Bà La Môn là nói lên sự hèn nhát, sự kém thua xa về đức hạnh giới luật và sự tu hành của đức Phật. Họ biết chắc chắn giáo pháp của họ chỉ là những giáo pháp lừa đảo mọi người, chứ tu hành cũng chẳng đi đến đâu được cả, nhưng vì sự sống và danh dự của họ, nên họ chưa dám buông bỏ.

Có những ngoại đạo cấm và đốt cả những bộ giới luật đức hạnh của Phật giáo. Đó là hành động để bưng bít lối sống phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới của những vị tu sĩ Bà La Môn này; để không cho Phật tử tín đồ thấy biết họ sai phạm. Và muốn chắc chắn hơn, họ soạn thảo bộ Bồ Tát giới cấm không cho tín đồ đọc và học tu những bộ sách Nguyên Thủy của Phật giáo mà chúng gọi là Tiểu Thừa. Những bộ sách nguyên thủy này chỉ thẳng pháp nào tu đúng, pháp nào tu sai của Phật giáo. Nhờ có đọc những kinh sách như vậy mọi người mới biết đường tu hành đúng chánh pháp của Phật.

Thời đức Phật, công chúa Ma Lê Ni cũng bị cản ngăn không cho gặp Phật, Nàng gan dạ vào gặp Phật nghe pháp và xin làm đệ tử của Người thì chẳng bao lâu sau nàng bị kêu án tử hình chỉ trong 7 ngày nữa phải bị chặt đầu tế thần linh. Công chúa là con vua, nhưng chỉ cần gặp Phật một chút, mà vẫn phải mang án tử hình, quý vị nên biết uy quyền của giáo sĩ Bà La Môn dựa vào thần thánh lúc bấy giờ thật ghê gớm. Chỉ cần một lời nói giết người, ngay cả công chúa cũng phải bị giết huống là các loài vật. Họ giết người và vật để tế thần linh không gớm tay, không xót thương chút nào cả. Những Bà La Môn này chỉ còn biết quyền lợi của mình trên hết, còn làm những tội lỗi thì các vị chẳng hề biết đến. Nếu công chúa không khôn ngoan, không nhờ Tam quy, Ngũ giới của Phật thì không sao tránh khỏi cái chết mà các Bà La Môn đã khéo xếp đặt.

Trả lời câu hỏi 4:- “Vị hầu cận thưa: - Rừng này chỉ có ông Sa Môn trọc đầu, tên gọi là Thích Ca Mâu Ni. Công chúa không nên vào xem làm gì”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC ÁI NGỮ HIẾU SINH KHẨU HÀNH.

Hai chữ Sa Môn “trọc đầu”, đó là ngôn ngữ kém lễ độ, lịch sự, văn hóa mà những vị Bà La Môn dùng chỉ cho đức Phật. Lòng đố kỵ của những Bà La Môn đối với đức Phật thật kinh khiếp, ngăn chặn mọi mặt không cho mọi người đến với đạo Phật. Tuy câu chuyện ngắn ngủi nhưng nói lên sự truyền đạo của đức Phật đâu có dễ dàng. May mắn đức Phật có đầy đủ phước báu, nên ngoại đạo không làm gì và không hại Ngài được.

Khi đức Phật nhập Niết Bàn xong là chúng khéo léo len lỏi vào tăng đoàn của Phật phân hóa chia rẻ Phật giáo ngay liền, chúng chia năm sẻ bảy Phật giáo ra làm nhiều hệ phái khác để làm suy yếu Phật giáo một cách rõ rệch. Điều quan trọng nhất là một mưu lược diệt Phật giáo kinh khủng mà không ai biết. Đó là một thủ đọan gian xảo kinh hồn. Họ biết rất rõ giới luật đức hạnh của Phật giáo là đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, nên khi đức Phật nằm xuống là chúng tìm cách diệt ngay liền bằng cách: “BỎ NHỮNG GIỚI NHỎ NHẶT”. Tất cả kinh sách Phật bị lần lượt thay đổi mà mọi người không hay biết. Chúng dựng lại giáo pháp của Bà La Môn thay thế vào giáo pháp của Phật bằng cái tên kinh sách phát triển.

Còn kinh sách Phật chúng gọi là kinh sách ngoại đạo Tiểu thừa, cấm không cho tín đồ Phật tử đọc và tu tập (Bồ Tát giới). Thấy tình hình danh lợi và âm mưu của các hệ phái Phật giáo đương thời có thể làm mất giáo lý của Phật, nên lúc bấy giờ hệ phái Thượng Tọa Bộ ôm toàn bộ kinh sách Nguyên thủy đi về phương Nam để giữ gìn lời dạy gốc nguyên thủy của Phật. Hôm nay chúng ta còn những lời Phật dạy nguyên gốc là phải biết ơn hệ phái Thượng Tọa Bộ. Tất cả tu sĩ Nam Tông hiện giờ tuy họ kiến giải, tưởng giải viết ra rất nhiều sách, nào là Thiền Minh Sát Tuệ, Tìm hiểu pháp môn niệm phật v.v…... nhưng họ không bao giờ dám sửa hay thêm bớt trong tạng kinh sách nguyên thủy của Phật.

Giới luật của Phật là pháp môn tu hành, thì các Sư Thầy Tổ lại biên soạn theo pháp luật biến giới luật đức hạnh của Phật giáo thành giới cấm. Chúng ta xét thấy trong giới kinh đức Phật dạy giới luật thứ nhất gọi là: “KHÔNG NÊN GIẾT HẠI CHÚNG SINH”; còn các sư thầy Bà La Môn sửa lại: “CẤM SÁT SINH”; giới thứ hai đức Phật dạy: “TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO”; Bà La Môn dạy: “CẤM TRỘM CẮP” v.v…... BÁT CHÁNH ĐẠO là tám lớp dạy đạo đức của Phật giáo, Bà La Môn lại chuyển thành một bài thuyết pháp BÁT CHÁNH ĐẠO.

Nàng công chúa Ma Lê Ni gan thật trước sự ngăn chặn của ngoại đạo như vậy, nếu là một người thường dân chắc không ai dám đến khu rừng đó, nhưng nàng nghĩ mình là con vua, ai dám làm gì mình, vì thế nàng mới đi vào thăm Phật và sau đó không cúng dường cho 500 vị Bà La Môn nữa. Do sự chấm dứt không cúng dường khiến chúng càng căm hờn, chờ ngày diệt trừ công chúa. Riêng công chúa đâu ngờ ngày ấy đến.

Trả lời câu hỏi 5: “Nghe nói thế, công chúa lại còn tò mò muốn biết hơn, nên nàng đi vào xem cho biết. Đến nơi nàng thấy sắc tướng oai nghi của đức Phật, từ trường thiện phủ trùm khu rừng khiến cho cỏ cây xanh tươi mát mẻ thanh tịnh an trụ một cách kỳ lạ, nàng liền sinh lòng ái kính quỳ lạy đức Phật”. Câu này dạy ĐỨC TƯỚNG PHƯỚC ĐIỀN HIẾU SINH THÂN, KHẨU, Ý HÀNH của Phật.

Công chúa tò mò muốn biết đức Phật Thích Ca như thế nào? Mà mọi người bảo nhau là một Sa Môn đầu trọc ghê gớm lắm như một ác quỷ. Khi tận mắt Công chúa thấy đức Phật chỉ là một người hành hiền lành, oai nghi tế hạnh đoan trang, dường như nàng cảm nhận được lòng yêu thương rộng lớn của đức Phật đang phủ trùm cả khu rừng tạo nên một sự sống bình an cho mọi người, mọi loài đang sống trên hành tinh này. Nàng đến bên và đảnh lễ Người mà lòng mừng vô hạng. Nàng không ngờ trên cõi đời này lại có một người hiền đức khó ai sanh bì được. Đức tướng phước điền hiếu sinh của Phật, thật là vi diệu vô cùng. Vì đức Phật là đức hạnh, là giới luật nghiêm chỉnh. Nó khiến cho mọi người nhìn thấy là đã bị nhiếp phục với lòng thương kính đức hiếu sinh đó.

Vì thế khi ngồi chơi, khi ngồi thọ thực, khi đi kinh hành, khi ngồi thiền kiết già hay bán già quý tu sinh hãy ăn mặc nghiêm chỉnh, đừng cưởi trần, đừng mặc quần ngắn mà phải mặc áo tràng và vận y vấn hẳn hoi. Chính vì ăn mặc nghiêm chỉnh trong khi đi, đứng, nằm, ngồi cũng là nói lên lòng tôn kính giới luật đức hạnh. Trên đời này có gì quý hơn là đức hạnh giới luật, ngoài giới luật đức hạnh không có vật gì sánh bằng được. Do thế muốn tỏ lòng tôn kính giới luật đức hạnh thì lúc nào cũng phải ăn mặc nghiêm trang, tề chỉnh. Còn những người ăn mặc lôi thôi mà đi học đạo đức giới luật thì đó là phỉ báng đạo đức giới luật.

Hỡi các tu sinh! Đừng vì một lý do gì? Hay một thói quen sống như người nông dân quanh năm suốt tháng chỉ mặc chiếc quần ngắn, ở trần trùng trục như một loài động vật. Chúng ta là con người đều hiểu biết cơ thể con người dễ thích nghi trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời tiết, nếu chúng ta ăn mặc nghiêm trang kín đáo cơ thể sẽ thích nghi dễ dàng và chúng ta cũng cảm thấy thoải mái dễ chịu, còn nếu ở trần như con nhộng thì cơ thể cũng thành thói quen và như vậy con người giống như con thú vật. Cho nên người tu hành theo Phật giáo không có thời gian chơi như người phàm phu. Ngồi chơi của người tu sĩ Phật giáo là ngồi chơi trong oai nghi tế hạnh đức hạnh giới luật của những bậc thánh hiền chứ không phải ngồi chơi theo kiểu phàm phu tục tử, theo người thế gian. Ngồi chơi theo bậc Thánh Hiền thì thân tâm lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự. Vì thế oai nghi tế hạnh phải được thể hiện rõ ràng bằng những đức hạnh hiếu sinh, ly tham cụ thể rõ ràng.

Trả lời câu hỏi 6: “Sau khi nghe Phật thuyết bốn chân lý, nàng xin thọ Tam quy ngũ giới, làm đệ tử Phật”. Câu này dạy ĐỨC TÍN TÂM HIẾU SINH KHẨU HÀNH.

Ai đã được nghe bài thuyết giảng TỨ DIỆU ĐẾ của Phật giáo thì không có một người nào mà không muốn đến với đạo Phật. Bài thuyết giảng Tứ Diệu Đế là một bài kinh rất tuyệt vời. Chúng ta từ lâu sống trong mê mờ tăm tối chưa biết cuộc sống chúng ta là gì? Ra sao? Nhưng khi nghe xong bài pháp Tứ Diệu Đế, làm cho chúng ta sáng suốt nhận định rõ ràng đời sống con người không có gì là hạnh phúc, an vui. Đời sống chỉ là những chuỗi ngày dài đau khổ. Cho nên khi nói đến KHỔ ĐẾ, TẬP ĐẾ là nói những điều không ai chối cãi và không dám phủ nhận trong cuộc đời này là không khổ đau. Cuộc đời của con người là một sự khổ đau bất tận. Nhưng khi nghe nói đến DIỆT ĐẾ và ĐẠO ĐẾ thì ai cũng muốn xuất gia tu hành theo Phật, những người còn gia duyên chưa thể xuất gia thì ai cũng muốn thọ TAM QUY, NGŨ GIỚI.

Nàng công chúa Ma Lê Ni cũng vậy, khi thọ Tam Quy, Ngũ Giới là nàng đã hiểu rõ giáo pháp của Bà La Môn là những pháp môn lừa đảo lường gạt người. Do hiểu Phật pháp nên nàng thẳn thắng cắt đứt sự cúng dường, không ngờ tai họa sẽ gián lên đầu nàng “TỬ HÌNH”, nhờ nàng con vua nên nàng được một đặc ân sống thêm sáu ngày và ước muốn điều gì vua sẽ bằng lòng chấp thuận. Nhờ đó mà nàng thoát chết trong gan tấc.

Phật pháp rất vi diệu, khi thọ Tam Quy và Ngũ Giới xong nàng chưa sống trọn vẹn với những đức giới này nhưng nó vẫn chuyển hóa được nhân quả khiến nàng thoát chết. Khi nghe Phật thuyết giảng Tam Quy và Ngũ đức giới lòng nàng cũng đã giảm rất nhiều những hành động ác và nhờ giảm rất nhiều hành động ác nên chuyển đổi được nhân quả. Vả lại không riêng gì phước báu của nàng mà nàng thoát chết. Nàng thoát chết cũng nhờ nhiều phước báu hợp lại. Một là phước báu của chính nàng; hai là phước báu của Vua; ba là phước báu của thần dân trong nước; bốn là phước của anh, chị, em, cùng chung cha mẹ; năm là phước báu của tâm cung lục viện. Tất cả đều có duyên với chính pháp của Phật. Nếu không duyên với chánh pháp của Phật thì nàng đã bị tử hình, nhưng dù sao, đây cũng chính nhờ ở thiện pháp nơi lòng nàng là lòng yêu chân thật của nàng đối với vua cha và thần dân đất nước của nàng.

Nếu Vua và thần dân trong nước này không đủ phước báu thì nàng bị giết không thể nào thoát khỏi, với âm mưu thâm độc của các giáo sĩ Bà La Môn thật là ghê gớm. Đức tín tâm hiếu sinh ý hành giúp chúng ta chuyển đổi được nhân quả. Do đó chúng ta sống với lòng yêu thương và tha thứ mỗi lỗi lầm của kẻ khác thì tất cả ác pháp không tác động làm chúng ta khổ đau. Đó là chúng ta đã chuyển đổi nhân quả ngay liền.

Trả lời câu hỏi 7: “Nàng lễ tạ Phật ra về, khi hiểu được Tam quy ngũ giới nàng mới hiểu rằng: “Các vị Bà La Môn không phải là ruộng phước chân chánh, không nên cúng dường làm gì, chỉ để cúng dường Phật”. Câu này dạy ĐỨC SÁNH SUỐT HIỀU SINH Ý HÀNH.

Khi nàng Ma Lê Ni nhận ra được chánh pháp của Phật, nàng hiểu rõ Tam Quy, Ngũ Giới là đức hạnh nhân bản - nhân quả. Cho nên ai làm thiện sẽ hưởng được phước báu, còn ai làm ác sẽ gặt lấy quả khổ đau. Phước báu do chính mình tạo ra, chớ không ai ban cho mình được, cũng như tai họa không ai mang đến cho mình mà chính mình, do chính những hành động ác của mình. Những người tu hành mà giới luật đức hạnh sống không nghiêm chỉnh thì không bao giờ làm ruộng phước cho ai được, nếu cúng dường cho những người tu sĩ này càng thêm tội, làm hại Phật giáo. Cũng như bố thí cho những người nghèo lương thiện, chứ không bố thí cho những người nghèo làm ác. Người nghèo do làm ác thì không nên bố thí, bố thí cho người làm ác thì cũng như xúi họ làm ác thêm. Bố thí cho người làm ác thì có tội thêm chứ không có phước.

Cho nên khi cúng dường và bố thí thì phải cẩn thận, đừng ham danh làm nhà “Từ Thiện” mà tai họa cho mình. Thường có những đoàn từ thiện đi làm phước nhưng phước đâu không thấy, mà chỉ thấy tai họa thảm sầu đến với mình và gia đình. Tai nạn giao thông đã cướp đi biết bao sinh mệnh của những đoàn làm từ thiện các tu sinh có biết không? Những người được cứu trợ là những người làm ác, làm ác thì phải trả nhân quả tan cửa, nát nhà, chết người. Thế mà có một số người không hiểu luật nhân quả cho nên kê vai gánh chịu những nhân quả của người khác thì tai nạn giao thông xảy đến để cảnh báo những người làm từ thiện. Làm từ thiện không được phước mà gặp họa, đó là làm từ thiện không đúng chánh pháp, như đức Phật dạy: Cúng dường, bố thí cho cá nhân hay tập thể là phải chọn người làm thiện thì mới được hưởng phước báu, còn ngược lại không được phước mà còn lãnh tai họa . Vì thế nàng Ma Lê Ni chấm dứt không cúng dường cho 500 vị Bà La Môn để trở thành đệ tử của Phật. Do tâm nguyện sống đúng Tam Quy, Ngũ Giới và cúng dường Phật mà sau này nàng thoát chết.

Trả lời câu hỏi 8: “Lúc bấy giờ các Bà La Môn nghe tin nàng Ma Lê Ni làm đệ tử của đức Phật, lại đem các món quý báu cúng dường đức Phật nên sanh lòng ganh ghét tức tối”. Câu này dạy THIẾU ĐẠO ĐỨC LY THAM HIẾU SINH Ý HÀNH.

Lòng tham đã làm mờ mắt các vị Bà La Môn, khi không được cúng dường thì các vị sinh lòng căm tức ganh ghét nàng Ma Lê Ni, tìm mọi cách để giết hại nàng. Một hành động ganh ghét ghen tức, tỵ hiềm là một hành động hèn hạ nhỏ hẹp ích kỷ. Người ở đời thường hay có lòng ganh tỵ, hẹp hòi ích kỷ thấy ai hơn mình thì sinh lòng ganh tỵ; thấy ai kém hơn mình thì khinh chê, đó là tính rất xấu nó đánh mất đức hiếu sinh. Một người có đức hiếu sinh thì không bao giờ có lòng ganh tỵ hơn thua. Làm người chúng ta phải tránh xa và từ bỏ lòng ganh tỵ. Lòng ganh tỵ sẽ đưa chúng ta đến chỗ tàn ác, làm đau khổ người hoặc có khi giết người. Lòng ganh tỵ của các Bà La Môn tìm cách giết công chúa, nhưng không phải giết có một mình công chúa mà giết cả những người theo hầu công chúa; không những giết những người hầu công chúa mà còn giết bao nhiêu gia súc, ngựa, bò, heo, dê, cừu, gà, vịt v.v...

Lòng ganh tức chỉ có một mình công chúa mà phải tâu Vua xin giết hại bao nhiêu sinh linh thì đủ biết lòng ganh tỵ sẽ tạo ra nhiều tội lỗi: tội nói dối, tội giết người, giết vật v.v...là những tội ác rất nặng Tục ngữ có câu: “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất đi một miếng lộn gan trên đầu” Những người Bà La Môn này cũng vậy, họ căm tức chờ có dịp trả thù cho hả cơn tức giận.

Ở đời người ta cũng vậy, hễ ghét ai, không ưa ai thì nói xấu người ta đủ điều, đủ chuyện; chuyện có nói không, chuyện không nói có; chuyện ít xích ra nhiều, thường hay thổi phồng câu chuyện để hạ người khác cho thân bại danh liệt, cho ngóc đầu không lên hoặc có khi dùng mọi thủ đoạn gian ác giết người, giết vật. Tóm lại lòng ganh tức là một ác pháp nó sẽ giết chết lòng yêu thương của chúng ta. Cho nên chúng ta phải từ bỏ và xa lìa đừng để nó trong tâm chúng ta trong giây phút nào cả. Khi thấy bóng dáng nó hiện lên trong tâm thì phải dẹp ngay liền. Muốn diệt nó thì có lòng yêu thương mới diệt nó nổi, các tu sinh hãy nhớ những lời này để thực hiện đức hiếu sinh cho trọn vẹn.

Trả lời câu hỏi 9 “Một hôm vua Cấm Mỵ nằm ngũ thấy 11 điều mộng, trong lòng lo sợ, liền triệu quần thần đến đoán. Quần thần tâu xin hỏi các vị Bà-la-môn. Các vị Bà-la-môn tâu rằng: Mộng này là điềm chẳng lành, một là mất nước, hai là bị hại đến tánh mệnh, chỉ có cách là đem trâu, dê, ngựa và nàng Ma Lê Ni cùng 500 người hầu hạ nàng, trong 7 ngày thời bắt ra các ngả đường mà giết để tế trời thì khỏi các tai nạn”. Câu này dạy THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH.

Giấc mộng của nhà Vua là một cơ hội để trả thù Công chúa, các vị Bà La Môn lợi dụng lòng tin thần thánh của nhà Vua mới bày vẻ gạt Vua để giết Công chúa: “Mộng này là điềm chẳng lành, một là mất nước, hai là bị hại đến tánh mệnh, chỉ có cách là đem trâu, dê ngựa và nàng Ma Lê Ni cùng 500 người hầu hạ nàng, trong 7 ngày thời bắt ra các ngả đường mà giết để tế trời thì khỏi các tai nạn” Nhà Vua nghe theo truyền lệnh 7 ngày nữa sẽ đem Công chúa và mọi người ra giết để tế Trời.

Đó là một hành động hết sức hèn hạ nhỏ mọn, ti tiện của những giáo sĩ Bà La Môn khi không được cúng dường xin tâm ganh ghét, nhưng qui luật nhân quả không bao giờ tha thứ cho những kẻ làm ác. Chỉ còn có thời gian nhân quả sẽ phải trả quả đích đáng cho những người làm ác. Những vị Bà La Môn này không tránh khỏi tội ác lừa đảo nhà Vua để giết người. Đọc đoạn kinh này chúng ta xác định các vị Bà La Môn dùng uy quyền thần thánh ghê gớm thật, dám tâu giết Công chúa mà nhà vua vẫn nghe theo thì biết lòng tín ngưỡng thần thánh mù quáng trong thời bấy giờ rất mạnh. Ngày xưa người ta chỉ cần mượn danh thần thánh, từ Vua chí dân đều rất sợ hãi. Ngày nay chúng ta cho đó là mê tín và lạc hậu.

Đúng vậy tất cả những tư tưởng lạc hậu thần, thánh, quỷ ma, yêu quái linh hồn người chết v.v... là những điều mê tín lạc hậu từ ngày xưa còn lưu lại đến ngày nay, rất khó bỏ. Vì mê tín, lạc hậu, nếu không có đức Phật thì công chúa, nhiều người và nhiều loài vật bị giết hại một cách rất oan uổng. Cho nên sự mê tín lạc hậu là một tai hại rất lớn cho loài người. Chúng ta cần phải cẩn thận khi nghe nói đến thần thánh, quỷ, ma v.v... thì chẳng nên tin. Người nào tin có thần thành, quỷ , ma, yêu, quái là mê tín, là mù quáng.

Trả lời câu hỏi 10: “Vua liền làm theo, kêu nàng Ma Lê Ni nói rõ ý định của Vua và cho phép nàng trong 6 ngày tiếp, có muốn điều gì thời được tự do đòi hỏi”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH.

Bản án tử hình Công chúa đã đưa ra và tuyên bố cho tất cả thần dân trong cả nước đều biết thì không thể thu hồi được nhất là lệnh Vua đã truyền ban xuống thì Công chúa phải chết, nhưng nhà Vua lại cho một đặc ân chỉ còn sống 6 ngày và muốn điều gì thì Vua đều chấp thuận. Người làm lành không thể nào gặt quả dữ, Công chúa là người hiền lương, tâm lòng rộng rãi, kính trọng những người tu hành, nên thường cúng dường cho 500 vị Bà La Môn. Do các vị Bà La Môn tà giáo dạy người làm ác thường giết hại chúng sinh để cúng tế thần linh nên phước không có mà Công chúa gặp tai nạn. Vì vậy cúng dường không đúng chánh pháp là cúng cho những người làm ác nên Công chúa không được phước mà còn thêm tội. Sự cúng dường không đúng chánh pháp của Công chúa là một hành động sai giúp cho người làm ác lại làm ác hơn, chúng ta nên tránh xa những sự cúng dường như vậy.

Qua câu chuyện trên đây cho chúng ta một bài học và nên lấy gương của Công chúa cúng dường cho tập thể ác mà soi lại mình để từ bỏ những việc làm thiện không đúng chánh pháp . Những đoàn từ thiện đi cứu trợ những người bị cơn bão số 6 năm 2006. Tai nạn giao thông xảy ra toàn cả xe có 13 người chỉ còn có một người sống sót, còn tất cả đều tan nát, có người đầu cổ tay chân đều đứt lìa, ruột gan đều văng tứ tung, chết một cách thê thảm. Đó là làm từ thiện không đúng chánh pháp. Làm từ thiện không đúng chánh pháp thì không thiện chút nào, cũng giống như Công chúa làm thiện cúng dường cho năm trăm vị Bà La Môn mà phải lãnh án tử hình. Cho nên muốn làm việc thiện thì hãy xem coi người nhận của cúng dường có phải là những bậc tu hành chân chánh hay không? Hay là những người mượn tôn giáo lừa đảo người. Người mượn tôn giáo lừa đảo người thì đừng cúng dường, vì cúng dường không được phước mà thêm tai họa vào thân. Gương Công chúa còn đó, hãy lấy đó mà soi lại mình.

Các vị đi làm từ thiện mang của cải đến giúp đỡ người nghèo khó thì phải xem xét những người nghèo khó này có phải là những người hiền không? Nếu người hiền lương thì nên cứu trợ còn họ không phải là người hiền lương thì chúng ta đừng cứu trợ, vì cứu trợ cho họ chúng ta sẽ lãnh mọi sự khổ đau của họ về mình. Luật nhân quả rất công bằng kẻ nào làm ác phải chịu lấy quả khổ đau, còn người làm thiện không đúng đối tượng thì cũng giống như người tiếp tay cho kẻ khác làm ác thêm. Do đó mà người làm thiện phải tan xương nát thịt như những xe đi làm từ thiện.

Theo chúng tôi thiển nghĩ làm từ thiện là đứng trước cảnh khổ của mọi người chúng ta đến giúp đỡ và an ủi họ, chứ chúng ta không phân biệt họ làm thiện làm ác. Họ làm thiện hay làm ác chúng ta không cần biết đến. Chúng ta làm từ thiện bằng tiền của mồ hôi nước mắt của chúng ta làm ra. Có nhiều người mượn danh làm từ thiện mà lại ăn xài tiêu phí trên tiền bạc từ thiện của những người khác. Chính đó mới gây ra tai họa cho mình. Cho nên các nhà làm từ thiện coi chừng tiêu phí tiền của từ thiện cho cá nhân gia đình mình thì tai họa xảy đến không lường được.

Trả lời câu hỏi 11: “Nàng thưa rằng: - Con nay xin Vua cha vui lòng tùy thuận con. Chỉ xin nguyện ngày thứ nhất cho phép tất cả nam nữ ở trong thành được đến chỗ Phật ở, lãnh thọ GIO N RN NHN CCH TẬPII - 174 -
tam quy, ngũ giới; ngày thứ hai cho phép tất cả quần thần đều đến chỗ Phật ở; ngày thứ ba cho phép tất cả con trai vua đều đến chỗ Phật ở; ngày thứ tư cho phép tất cả con gái vua đều đến chỗ Phật ở; ngày thứ năm cho phép tất cả các phu nhân thể nữ của vua đến chỗ Phật ở và ngày thứ sáu, cuối cùng xin Vua cũng đến chỗ Phật ở”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH tuyệt vời.

Khi hiểu được Phật pháp là một pháp bảo chân chánh, nó đem lại lợi ích thiết thật cho mọi người, nàng biết rõ nó là nền đạo đức nhân bản - nhân quả dạy mọi người sống không làm khổ mình, khổ người nên khi biết mình còn sống chỉ có 6 ngày nữa, nhưng lòng yêu thương của Công chúa quá lớn, nàng muốn cho mọi người đều hưởng được phước báu, vì thế nàng chỉ xin Vua cha ngày thứ nhất cho phép tất cả nam nữ ở trong thành được đến chỗ Phật ở, lãnh thọ tam quy, ngũ giới. Cả dân chúng trong thành đều được thọ Tam Quy Ngũ Giới. Khi thọ Tam Quy, Ngũ Giới xong thì họ phải sống một đời sống đức hạnh thiện pháp, khi dân trong thành sống đức hạnh thiện pháp như vậy thì làm thay đổi cả thành là một cảnh giới Thiên đàng.

Yêu cầu thứ hai của công chúa là xin Vua cha cho tất cả quần thần đều đến chỗ Phật ở. Khi đến nơi Phật ở những vị quan này đều được nghe những bài thuyết pháp về đức hạnh nhân bản của con người, nên khi làm quan đối với dân như thế nào? Làm cho tất cả quần thần giúp Vua trị nước bằng đức hiếu sinh, thương dân như thương con của mình.

Yêu cầu thứ ba của Công chúa xin Vua Cha cho phép tất cả con trai Vua đều đến chỗ Phật ở. Khi đến chỗ đức Phật ở đều được nghe Phật thuyết giảng Tam quy, Ngũ giới về đức hạnh làm người, sống biết thương yêu nhau, không làm khổ cho nhau, biết tha thứ mỗi lỗi lầm của nhau trong năm đức hạnh: Đức hiếu sinh; đức ly tham từ bỏ lấy của không cho; đức chung thủy vợ chồng phải thương yêu chia sẻ ngọt bùi cay đắng có nhau, đừng ông ăn chả bà ăn nem thì gia đình tan nát; đức thành thật không nói lời dối trá, không nói thêu dệt thường nói lời thành thật; đức minh mẫn không nghiện ngậm rượu chè say xỉn, cờ gian bạn lận.

Yêu cầu thứ tư của Công chúa xin Vua Cha cho phép tất cả con gái vua đều đến chỗ Phật ở. Được Phật dạy về năm đức công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ trong năm giới này, khiến cho những người con gái con vua trở thành những người con gái nết hạnh trang nghiêm thanh tịnh.

Yêu cầu thứ năm của Công chúa xin Vua cha cho phép tất cả các phu nhân thể nữ của vua đến chỗ Phật ở. Khi đến chỗ Phật ở tất cả các phu nhân thể nữ của vua được nghe Phật thuyết pháp và thọ Tam Quy, Ngũ Giới, nhờ đó họ đều thay đổi tâm tính trở thành những người hiền lương, những người tốt, có đức hạnh không làm khổ mình khổ người, khổ chúng sinh.

Và yêu cầu cuối cùng của Công chúa là xin Vua cha hãy đến chỗ Phật ở”. Vua cha vui lòng chấp nhận những yêu cầu của Công chúa để trước khi chết Công chúa không oán hận Vua cha, vì Vua cha tin có Trời định số mệnh, còn các vị Bà La Môn là những người thay Trời hành đạo mới dạy Vua cúng tế như vậy, thì trăm họ mới bình an và đất nước mới thịnh vượng. Vua cha chấp nhận những yêu cầu của Công chúa, để Công chúa mãn nguyện trước khi nhắm mắt lìa đời, không có gì oán trách Vua cha sao nhẫn tâm giết con trẻ.

Khi gặp Phật và đã được nghe Phật thuyết Tam Quy, Ngũ Giới, Công chúa biết rằng chỉ có giáo pháp đức hạnh này mới đem lại sự bình an cho muôn người muôn vật. Vì thế, Công chúa quyết định làm cho cả đất nước được thay đổi theo đường lối đạo đức nhân bản - nhân quả, trị dân, trị nước, lấy dân làm gốc, giúp vua cha hoàn thành được đường lối cai trị TỀ GIA TRỊ NƯỚC BÌNH THIÊN HẠ, giúp cho dân sống có đạo đức biết thương mình, thương người và thương muôn loài sự sống trên hành tinh này thì dù nàng có chết nàng cũng vui là đền đáp được công ơn sinh thành của cha mẹ và ơn đất đai thủy tổ đã sinh ra nàng, nàng chấp nhận cái chết trong niềm hân hoan sung sướng là vì đất nước nàng toàn dân được sống trong nền giáo dục đức hạnh nhân bản tuyệt vời của Phật giáo.

Trả lời câu hỏi 12: “Những lời thỉnh cầu của nàng vua đều ưng thuận. Và trong sáu ngày ấy, tất cả vua quan dân chúng ở trong thành đều được lễ Phật, nghe pháp thọ lãnh tam quy, ngũ giới. Vua đem những điềm mộng bạch với đức Phật. Đức Phật giải cho Vua rõ tất cả điềm mộng đó không ứng về hiện tại mà thuộc về các kiếp sau. Không can hệ gì đến Vua cả. Vua hiểu ngay ý Phật dạy”. Câu này dạy ĐỨC THÔNG MINH HIẾU SINH Ý HÀNH.

Trong 6 ngày từ Vua quan đến thứ dân trong tam cung lục viện đều nghe pháp thọ lãnh Tam quy, Ngũ giới. Tất cả mọi người đều có một sự thay đổi rất lớn, nhất là nhà Vua sáng suốt nhận định được lời Phật dạy là những lời quý hơn vàng ngọc. Còn những lời của các vị Bà La Môn là mỵ vua dối gạt để giết một đứa con hiếu hạnh và giết cả bao nhiêu người và còn giết các loài chúng sinh vô tội.

Nếu không nghe theo lời yêu cầu của của Công chúa thì giờ này Vua cha đã tạo tội lớn như rừng, như biển. Công chúa đã cứu Vua cha thoát khỏi một tội lỗi rất to lớn, cứu mình, cứu 500 người theo hầu mình và cứu tất cả chúng sinh sắp bị giết để tế Trời. Công ơn nàng rất lớn. Bởi vậy đem chánh pháp đến với mọi người là phước báu vô lượng.

Trả lời câu hỏi 13: “Liền truyền bãi bỏ tất cả sự giết hại chúng sanh để tế tự phát nguyện, dầu có phải hủy bỏ thân mạng cũng không bao giờ giết hại một ai cả”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH.

Sau khi nghe Phật pháp với những lời dạy đạo đức hiếu sinh tuyệt vời, nên nhà Vua nói: “Dầu có phải hủy bỏ thân mạng cũng không bao giờ giết hại một ai cả”.Từ một ông Vua hung ác có thể giết con mình mà không thương xót, còn giết người và các loài vật hằng loạt mà không gớm tay. Thế khi học được Phật pháp, liền trở thành một người hiền lương tuyệt vời, mới nói ra một lời ái ngữ rất hay: “Dầu có phải hủy bỏ thân mạng cũng không bao giờ giết hại một ai cả”.

Chánh pháp của Phật đã cảm hóa và làm thay đổi lòng người tuyệt vời. Làm thay đổi cả một đất nước Bởi vậy Phật pháp rất tuyệt vời nghe pháp xong là thay đổi tâm tánh ngay liền còn người thời nay khó quá Thầy cho dạy đạo đức hiếu sinh như vậy mà đến giờ này chưa có ai thực hiện rốt ráo, thật đáng thương thay! Công chúa là một trong những người giống như các tu sinh của lớp học chúng ta. Khi học đạo đức hiếu sinh xong, cảm nghĩ của các tu sinh liền ước muốn cho những nhà lãnh đạo đất nước sáng suốt đem những bài học này vào các trường học và khắp nơi trong dân gian từ hang cùng ngõ cụt, nơi nào cũng được truyền bá đạo đức này, nhưng làm sao được hỡi các tu sinh? Công chúa làm được là nhờ tâm nguyện thương chúng sinh quá lớn, lấy mạng sống của mình thế chấp trong vòng 6 ngày để cho mọi người được học đạo đức. Công chúa thật là vĩ đại. Lấy thân mình làm lệnh truyền của vua đem đức hạnh đến với mọi người. Còn chúng ta bây giờ không ai làm được phải không các tu sinh? Nếu giáo pháp của Phật không phải là đạo đức hiếu sinh thì liệu Công chúa có thoát chết được hay không? Hay bị chém đầu treo nơi ngả ba, ngả tư đường phố người qua, kẻ lại!!

Đọc đoạn kinh này giúp chúng ta nhận xét: Khi nghe Vua cha kêu án Công chúa tử hình, nhưng Công chúa vẫn thản nhiên, tâm không hề giao động, sợ hãi. Được tâm bất động như vậy là nàng nhờ đã giác ngộ những điều Phật dạy: “Các pháp vô thường, khổ, vô ngã, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta”, nên nàng bình tĩnh trước cái chết của mình mà xin vua cha cho phép tất cả mọi người đều đến chỗ Phật ở. Bản tính nàng từ lúc sinh ra đến khi lớn lên nàng rất cung kính và tôn trọng những người tu hành, nên sẵn sàng cúng dường không một vật gì nàng tiếc, luôn luôn nuôi 500 chúng Bà La Môn. Đến khi học Phật pháp nàng đã biết mình cúng dường sai lầm, nên nàng chấm dứt không cúng dường nữa. Nàng đã làm một điều tốt thiện, nhưng những người thọ dụng của cúng dường không tốt thiện họ là những người xấu ác, bằng chứng khi nàng không cúng dường nữa là họ tìm cách giết nàng, ghê thật lòng người từ ân thành oán không mấy khó khăn. Phải không các tu sinh? Đây cũng là một bài học cho những phật tử cúng dường không sáng suốt bị lừa đảo không được phước mà còn làm thêm tội là nối giáo diệt Phật giáo. Tội đó cũng không nhẹ.

Quý Phật tử đã từng thấy các nhà làm từ thiện, từ lâu họ đã bị cảnh cáo cho biết làm thiện không đúng chánh pháp là những tai họa vào thân. Cách đây hơn một năm, một chiếc xe đi làm từ thiện trong xe toàn là những sư cô đã rơi xuống đèo chết một cách không toàn thây và vừa rồi đoàn cứu trợ đồng bào bị cơn bão số 6 miền Trung. Tai nạn giao thông xảy ra 13 người đi làm từ thiện chỉ còn sống sót một người. Xe đụng như thế nào mà cơ thể của họ tan nát đầu cổ tay chân đều bị cán đứt thành khúc, ruột gan đổ ra linh láng trông ghê gớm giống như những thớt thịt heo bán ở chợ Bến Thành. Bởi vậy, làm từ thiện mà không thiện chút nào, làm từ thiện mà chết một cách thảm thương, chết một cách khổ đau khiến cho những người thân nhìn thấy cơ thể nát tan, phải chết lên chết xuống. Hình ảnh cái chết của những nhà làm từ thiện cần phải suy ngẫm, đừng nghĩ rằng làm từ thiện là được phước báu, điều đó là sai. Làm từ thiện là thấy người ta khổ mà mình giúp đỡ, chứ không cầu danh, cầu lợi, cầu phước. Muốn làm từ thiện thì hãy lắng nghe Lời Phật dạy: “Muốn bố thí cúng dường đúng chánh pháp thì cá nhân và tập thể nhận của bố thí cúng dường phải thanh tịnh giới luật đức hạnh nghiêm túc”.

Tóm lại Công chúa đã làm một việc từ thiện đúng chánh pháp nên nàng thoát chết và còn giúp biết bao nhiêu người và vật thoát chết. Đúng là lấy thiện chuyển ác pháp. Cho nên Công chúa lại còn giúp Vua cha hồi tĩnh không còn mê tín, nhất là quan, dân trong thành đều sống toàn thiện. Công ơn của Công chúa thật là vĩ đại, mọi người sẽ mãi mãi nhớ ơn. Chúng ta hãy noi theo gương hạnh của Công chúa tự giác, giác tha, giác hạnh. Mình được lợi ích thì cầu mong mọi ngứời khác cũng đều được lợi ích như mình. Thật là cao thượng tuyệt vời không có gì cao thượng hơn. Đức hiếu sinh của Công chúa cao vòi vọi tận trời xanh.

(Trích từ “ Giáo Án Rèn Nhân Cách –Đức hiếu Sinh Tập II”)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống - Page 2 Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Thu Feb 10, 2011 9:58 am

CÁC VỊ LẠT MA TÁI SANH


Báo chí có đăng tin các vị Lạt Ma Tây Tạng sau khi chết thần thức đã đầu thai trở lại, nên các vị nầy nhớ lại đời quá khứ của mình một cách rõ ràng. Vậy nên hiểu vấn đề nầy như thế nào?

Trong kinh Phật dạy tu tập tỉnh thức, có bốn giai đoạn:

1/. Tỉnh thức khi bỏ thân nầy vào thai mẹ, biết rõ ràng, nhưng khi vào thai mẹ thì không còn biết biết nữa.

2/. Tỉnh thức khi bỏ thân nầy vào thai mẹvà ở trong bụng mẹ đều biết rõ ràng, nhưng đến khi sanh ra thì lại không biết.

3/. Tỉnh thức khi bỏ thân nầy vào thai mẹ, ở trong bụng mẹ và đến khi sanh ra đều nhớ biết rõ ràng. Đến khi lớn lên thì không còn biết nữa.

4/. Tỉnh thức khi bỏ thân nầy vào thai mẹ, ở trong bụng mẹ sanh ra và lớn lên đều nhớ biết rõ ràng. Các vị lạt Ma Tây Tạng đã tu tập tỉnh thức thứ tư nên nhớ lại được đời quá khứ của mình.

Đó cũng không có gì đặc biệt, chỉ cần tu tỉnh thức đúng cách mà đức Phật đã dạy pháp chánh niệm tỉnh giác định tu trong hành động ngoại và nội của thân thì sẽ có kết quả như các vị Lạt Ma Tây Tạng.
(Trích từ Cẩm Nang Tu Phật 1 www.chonlac.org)


phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống - Page 2 Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Thu Feb 10, 2011 10:00 am

DO ĐÂU MÀ CÓ TÁI SANH LUÂN HỒI ?


Bị Vô Minh ngăn che, bị tham ái trói buộc, con người tiếp tục tái sanh trong tương lai.

Con người bị Vô Minh ngăn che, không thấy đúng sự vật nên lầm chấp cái không phải cho là phải, cái không đúng cho là đúng, nên hoàn toàn tạo ra nghiệp ác hoặc thiện.

Do nghiệp thiện, ác mà tiếp tục tái sanh luân hồi. Tham ái (tức là lòng thương yêu, ưa thích) là động cơ mạnh nhất khiến ta tạo nên nhân quả, nghiệp thiện, nghiệp ác và tiếp tục tái sanh luân hồi.
(Trích từ Cẩm Nang Tu Phật 1 www.chonlac.org)


XÚC ĐỘNG TRƯỚC CẢNH KHỔ


Tâm còn xúc động trước cảnh khổ đau, bất hạnh của người khác là tâm dao động.

Phật dạy: “Thương cũng khổ, mà ghét cũng khổ”.

Người muốn tâm bất động trước cảnh thương tâm, thì phải tập nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả.

Trước cảnh đau thương của con người cũng như của loài vật, ta sẵn sàng cứu giúp, an ủi bằng khả năng và sức lực của mình. Nhưng tâm ta bất động, vì thấu suốt nhân quả nghiệp báo mà nguời và loài vật phải trả vay, vay trả. Có gì mà tâm ta phải xúc động, thương cảm?

Chúng ta không làm ngơ trước nỗi bất hạnh của người khác, nhưng tâm ta phải theo pháp, đúng như lời của đức Phật dạy, không được để tâm dao động trước các pháp. Tâm dao động là tâm đau khổ. Tâm đau khổ trước hoàn cảnh bất hạnh của kẻ khác là tâm “thương vay, khó mướn”; nó chẳng giúp ích gì cho ai mà lại còn làm cho mình tối tăm thêm.
(Trích từ Cẩm Nang Tu Phật 1 www.chonlac.org)

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống - Page 2 Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  phimanh Fri Feb 11, 2011 10:03 am

ĐỨC VƯỢT QUA NHÂN QUẢ - ĐỨC LÀM CHỦ NHÂN QUẢ - ĐỨC CHẤP NHẬN NHÂN QUẢ


Thầy sẳn sàng trả lời những câu hỏi của các con và minh họa những câu chuyện khiến cho câu chuyện trở thành phong phú những hành động nhân quả thiết thực, cụ thể hơn. Trước tiên Thầy xin trả lời những câu hỏi của KQ.

Hỏi: 1- Đức vượt qua nhân quả, đức làm chủ nhân quả, đức chấp nhận nhân quả, ba đức này có nghĩa là gì? Và có sự khác nhau như thế nào?

Ba đức này có ý nghĩa khác nhau.

Đáp I: - Đức vượt qua nhân quả có nghĩa là nhân quả đến mà không tác động được thân tâm chúng ta. Ví dụ: Có người mắng chửi chúng ta, chúng ta nghe thấy biết rất rõ ràng nhưng tâm chúng ta không có chút sân giận. Và cũng không phân bua phải trái với người ta, thường sẵn sàng giúp đỡ người mắng chửi mình khi họ gặp nhân quả xấu. Dưới đây là một câu chuyện vượt qua nhân quả: “HẠT GIỐNG LUỘC CHÍN”

“Ngày xưa tại một vương quốc nọ, có một vị vua anh minh luôn được mọi người yêu mến. Ngài luôn buồn rầu vì tuổi đã cao mà chưa có con để truyền ngôi. Một hôm vua nói với các quần thần: “Ta phải đích thân đi tìm một đứa trẻ thật thà làm con nuôi để sau này có người kế vị”. Thế rồi vua truyền lệnh phát cho những đứa trẻ trong toàn vương quốc một số hạt giống và tuyên bố: “Nếu ai trồng được một chậu hoa đẹp nhất từ những hạt giống này, người đó sẽ được thừa kế ngôi báu”. Tất cả trẻ con đều hăm hở đem hạt giống về trồng, ngày đêm chăm sóc. Trong số đó có một cậu bé cũng chăm chỉ chăm sóc cho hạt giống nhưng mãi không thấy hạt giống nảy mầm. Cậu còn thay đổi đất trong chậu nhưng vẫn không thấy kết quả. Ngày dâng hoa cho vua xem đã đến, tất cả mọi đứa trẻ đều mang những chậu hoa rực rỡ của mình tới trước cung điện, vua đi xem khắp một lượt nhưng trên nét mặt không hề có chút vui tươi. Bổng vua nhìn thấy lẫn trong đám đông có một đứa trẻ tay bưng một chiếc chậu không, với nét mặt buồn thiu. Vua lại gần hỏi vì sao thì cậu bé òa khóc lên và kể lại cho vua nghe việc mình trồng hoa như thế nào mà hạt giống không nảy mầm. Cậu còn nói đây có thể là sự trừng phạt vì cậu đã từng ăn trộm táo ở vườn nhà người láng giềng. Nhà vua nghe xong rất đổi vui mừng. Ngài kéo cậu bé vào lòng và nói: “Đây chính là cậu bé thật thà của ta”. Mọi người thấy vậy ngạc nhiên hỏi: “Tại sao nhà vua lại chọn một đứa trẻ đưa chậu hoa không tới để kế thừa ngai vàng vậy?”. Nhà vua mỉm cười đáp: “Hạt hoa giống ta giao cho mỗi đứa trẻ đều là những hạt giống bị luộc chín!”. Nghe xong lời của nhà vua, những cậu bé bưng trên tay những chậu bông rực rỡ đều xấu hổ, mặt đỏ và cúi đầu im lặng”.

Câu chuyện trên đây chỉ cho chúng ta vượt qua nhân quả. Vượt qua nhân quả chỉ có LÒNG THÀNH THẬT mà thôi, câu chuyện trên đây tuy đơn sơ nhưng rất thấm thía cho cuộc đời mà con người hay phạm và lỗi lầm này. Theo đức Phật dạy: “Nhân quả chỉ có vượt qua”, mà vượt qua nó bằng ĐỨC THÀNH THẬT. Cho nên mình làm điều gì ác hay thiện chỉ có đức thành thật thì sẽ vượt qua mọi nhân quả ác thiện. Quí vị nên nhớ lời Phật dạy này: “Đứng lại thì chìm xuống. Tiến tới thì trôi dạt. Chỉ có vượt qua”.

*********
Đáp II: Đức làm chủ nhân quả có nghĩa là từ hành động thân, miệng, ý của mình, trước khi làm hay nói chúng ta đều có sự suy tư tính toán mỗi hành động không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh rồi mới nói hay làm. Đó là cách thức làm chủ nhân quả.

Làm chủ nhân quả tức làm lợi ích cho người khác, vì thế ai cũng làm như vậy là đã làm chuyển đổi nhân quả ác trở thành nhân quả thiện. Từ cảnh giới Địa ngục để trở thành cảnh giới Thiên đàng chỉ có hành động làm lợi ích cho người, đừng vì lợi ích cho mình. Đây là một câu chuyện làm chủ nhân quả: “THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC”

“Có một người đi tham quan Thiên đàng và Địa ngục. Trước tiên anh ta tới Địa ngục. Ở đó anh ta thấy một cảnh tượng lạ lùng: Trước mắt mọi người có rất nhiều món ăn ngon, nhưng không ai ăn được. Cho dù họ ngồi bên bàn rượu, nhưng người nào cũng còn da bọc xương, mặt mày ủ rũ.

Anh lại phát hiện ở cánh tay phải mỗi người buộc một cái đĩa, cánh tay trái buộc một con dao, chuôi dao và đĩa dài độ 4 phân, làm cho họ không thể nào ăn được, vì vậy mà ai cũng bị đói.

Tiếp đó anh ta lại đến Thiên đàng. Cảnh tượng ở đây cũng chẳng có gì khác, chuôi dao và đĩa cũng dài 4 phân, nhưng những cư dân Thiên đàng đều ca hát, nói cười vui vẻ.

Anh ta nghi hoặc nhưng cuối cùng cũng tìm ra được câu trả lời. Đó là ở Địa ngục mọi người đều muốn gắp cho mình ăn, vì thế mà không ai ăn được, còn ở Thiên đàng thì mọi người đều gắp cho người ngồi đối diện với mình và cũng được người ngồi đối diện gắp lại, vì vậy mọi người cùng giúp đỡ lẫn nhau nên ai nấy đều có thể ăn uống rất vui vẻ.”

Đọc câu chuyện này quí vị nghĩ sao về nhân quả? Nếu mọi người hiểu biết về nhân quả thì nên sống vì mọi người, sống vì mọi người thì cuộc sống của chúng ta là Thiên đàng quý vị ạ! Sống vì mọi người rất hạnh phúc, tại sao vậy? Vì mọi người có an vui thì sự an vui của mình mới lâu dài.

Nhìn lại cuộc sống của chúng ta hiện giờ như thế nào? Hầu hết mọi người chỉ biết nói nhân quả nhưng chưa thật sống với nhân quả. Cho nên cuộc sống của loài người trên thế gian là Địa ngục, vì con người chỉ biết sống vì mình, chớ không vì người khác, vì vậy mà sự xung đột và chiến tranh thường xảy ra khắp trên thế giới không nước này thì nước khác. Đó là sống phi nhân quả nên loài người phải chịu mọi khổ đau cũng chính nhân quả mình làm mình chịu.

**********
Đáp III: Đức chấp nhận nhân quả có nghĩa là biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng dù bất cứ một nhân quả nào xảy đến. Đức chấp nhận nhân quả thì phải dùng cả ba đức này thì mới gọi là chấp nhận nhân quả, thiếu một đức thì không thành đức chấp nhận nhân quả. Đây là một câu chuyện nói về đức chấp nhận nhân quả:

“Có một người đánh cá bắt được một con rùa biển. Ông ta đối xử với nó như con của mình. Thế nhưng con rùa biển không ăn uống và cũng không động đậy. Lúc nào nước mắt nó cũng giàn giụa.

Con rùa van xin người đánh cá và nói: - Trái tim tôi ở biển cả, nơi đó có nhà của tôi, có niềm vui của tôi. Xin ông hãy thả tôi ra.

Nhưng người đánh cá không thể thả nó được bởi vì ông rất yêu nó. Một thời gian sau, thấy con rùa yêu quý của mình ngày càng tiều tụy, người đánh cá đau lòng, và quyết định thả nó về với biển.

Một năm sau, vào một ngày nọ, bỗng nhiên ông ta nghe có tiếng gõ cửa, mở cửa ra ông thấy đó chính là con rùa mà ông thả.

Người đánh cá liền hỏi: - Con đã có hạnh phúc rồi, lại còn trở lại đây làm gì?

Con rùa liền đáp: “Hạnh phúc của tôi là do ông mang lại, tôi không thể quên ơn đó.”

Người đánh cá nói: “Thôi con đi đi, chỉ cần con hạnh phúc là được rồi, từ sau không cần phải đến thăm ông nữa.”

Con rùa biển lưu luyến không muốn rời xa ông. Và một tháng sau người đánh cá thấy con rùa quay lại.”

Đức chấp nhận nhân quả tức là LÒNG YÊU THƯƠNG. Ở đâu có lòng yêu thương là ở đó có sự chấp nhận nhân quả. Cho nên chúng ta chấp nhận nhân quả vì chúng ta yêu thương mình, yêu thương người, yêu thương tất cả chúng sinh và ngay cả hoàn cảnh xảy ra chúng ta vẫn yêu thương.

Hỏi 2: Đức vượt qua nhân quả có phải là đức làm chủ nhân quả hay không?

Đáp: Không, đức vượt qua nhân quả và đức làm chủ nhân quả Thầy đã giảng ở trên, nó không phải là một đức. Để Thầy chứng minh thêm đức nhân quả vượt qua bằng một câu chuyện buông xả: “Thổ dân Phi Châu có một tuyệt chiêu vô cùng thông minh khi đi săn khỉ đầu chó. Họ để thức ăn mà Khỉ thích, đặt vào miệng một cái bình lớn và đề cho khỉ đầu chó núp ở chỗ xa nhìn thấy. Khi họ đi xa rồi thì khỉ đầu cho vui mừng nhảy tới, dùng tay thò vào bình, quặp lấy thức ăn, nhưng do miệng bình rất nhỏ, khi tay của nó nắm thành nắm thì rất khó rút ra, lúc bấy giờ người thợ săn chỉ việc bình tĩnh đến bắt con vật, mà không lo nó bỏ chạy. Do khỉ đầu chó không thể bỏ thức ăn khoái khẩu của mình, nên càng sợ hãi và vội vàng nắm chặt lấy thức ăn, và càng không thể rút tay ra khỏi miệng bình.

Có người nghe câu chuyện liền thốt lên: “Thật là tuyệt diệu”. Chiêu này tuyệt ở chỗ con người đem tâm lý của mình suy xét tới các loài động vật khác. Kỳ thật con khỉ đầu chó chỉ cầu buông tay ra là nó có thể thoát, thế nhưng nó lại nhất định không chịu buông tay ra. Chính điều này cho ta thấy rằng, con khỉ đầu chó giống con người, cũng có thể nói người giống khỉ đầu chó. Cử chỉ của khỉ đầu chó là một bản năng không ý thức, không rời nó được, mà con người nếu như giống khỉ đầu chó chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại. Chết không buông tay, đó chỉ có thể trách họ u mê không tỉnh ngộ.

Người xưa nói: “Lùi một bước trời cao biển rộng”. Người thất tình chỉ cần chấp nhận quên người đã bỏ mình thì đâu đến nổi làm cho bản thân hồn siêu phách lạc, lòng dạ băng giá. Người thất nghiệp chỉ cần từ bỏ cách lựa chọn nghề cứng nhắc của mình mà thay đổi thì đâu đến nỗi suốt ngày ủ rủ, trách trời trách người đây? Con bạc chỉ cần buông tha ý nghĩ may rủi thì đâu đến nỗi tiền đi không trở lại, khuynh gia bại sản? Con nghiện chỉ cần tránh xa chất gây nghiện thì đâu đến nỗi thân tàn ma dại? người hối lộ, người phá kỷ cương chỉ cần chấp nhận từ bỏ chữ “tiền” thì đâu đến nỗi phải vào tù, thậm chí mất mạng”

Câu chuyện trên đây để xác định được đức vượt qua bằng đức buông xả, nhờ có buông xả mà vượt qua nhân quả. Bản chất con người không buông xả, do không buông xả mà con người phải chịu vô cùng khổ đau.

Tất cả các pháp đều vô thường, nên chúng là khổ đau, vì thế ai biết buông xả là người thoát khổ, còn ai không biết buông xả thì khổ đau không bao giờ dứt. Người tu theo Phật giáo cũng chỉ có việc buông xả mà chứng đạo.

Con người ở đời rất là u mê, chết không mang theo vật gì, vậy mà sống thì ôm đồm không dám buông xả cứ khư khư giữ chặt, cho nên chịu khổ là phải. Vậy mà ở đây có người tu hành lại phóng dật thưa hỏi lung tung. Sao không biết buông xả xuống đi để thân tâm được giải thoát trong trạng thái tâm bất động, chỉ được im lặng một chút xíu là thưa hỏi Thầy lăng xăng, đó không phải là phóng dật sao?

Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
Chớ giữ làm chi có ích gì?
Thở ra chẳng còn chi lại nữa.
Vạn sự vô thường buông xuống đi!

Bốn câu kệ này là lời nhắc nhở mọi người tu hành cần phải buông xả thế mà quý vị có buông xả đâu cứ thưa hỏi điều này thế kia để huân tập thêm sự hiểu biết, sự hiểu chỉ là cái tủ đựng kinh sách rộng tếch chẳng có ích lợi gì.

Sợ các con không biết buông xả cho nên Thầy dạy thêm một bài kệ nữa nói lên phương pháp tu tập nhưng nào ngờ các con có tu tập chỗ nào đâu, cứ phóng dật lung tung thưa hỏi những điều vớ vẫn, nên ngậm im miệng lại để nó mốc meo thì may ra mới chứng đạo. Nếu thấy tu không được, tâm phóng dật thì về trông nôm con cháu, nhà của còn có ích lợi hơn.

Tác ý đi, hãy tác ý đi!
Bất động, thanh thản, chẳng sầu bi.
Tác ý đi, còn lo chi nữa.
Giải thoát đây rồi, tác ý đi!

Buông xuống tất cả các pháp tức là vượt qua xin các con hãy ghi nhớ khắc trong lòng mà cố gắng tu tập buông xả đừng nên mượn cớ này cớ khác để hỏi Thầy là các con bị tâm mình lừa gạt phá hạnh độc cư để thỏa mãn tâm phóng dật.

Một lần nữa Thầy xin nhắc lại các con BUÔNG XUỐNG TẤT CẢ thì ngay liền tâm BẤT ĐỘNG, đó là giải thoát của Phật Giáo. BẤT ĐỘNG là VƯỢT QUA NHÂN QUẢ các con có hiểu chưa?

phimanh

Tổng số bài gửi : 164
Location : TPHCM
Registration date : 04/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhân Quả Trong Cuộc Sống - Page 2 Empty Re: Nhân Quả Trong Cuộc Sống

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 2 trong tổng số 2 trang Previous  1, 2

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết