Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - Phần 1
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - Phần 1
Hơi Thở Tinh Khôi
Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - Phần 1
Tuệ thứ nhất: Tuệ nhận diện danh sắc. Khi thực tập thiền đi, thiền ngồi, thiền nằm hay thiền công việc, hành giả biết cái nào là danh và cái nào là sắc. Tuy nhiên sự nhận biết này mang tính đơn thuần, không nhất thiết phải lý luận một cách sâu sắc và đặt câu hỏi tại sao cái này là danh hay sắc. Vật chất và tinh thần cấu tạo nên con người. Dĩ nhiên vì chúng rất đỗi vô thường nên thay đổi rất nhanh, hành giả cần có chủ quyền về sự thay đổi đó. Sắc là vật chất và danh là tinh thần. Nếu danh và sắc tách rời, con người không có sự sống. Có thể nói nếu người để tâm rong ruổi không hiệp với thân thì sống như đã chết. Vật chất vận động là sắc và ý thức về sự vận động của vật chất là sắc. Khi thiền ăn cơm, hành động đưa cơm vào miệng là sắc và ý thức về hành động này là danh. An trú vào hành động chi tiết của quá trình ăn cơm, hành giả an trú hoàn toàn vào việc ăn cơm, không phóng tâm vào việc rửa chén và buổi trưa sẽ làm gì.
Bất cứ ai cũng hàm chứa danh và sắc như vậy, diễn tiến liên hồi, không có gì sinh không có gì diệt, có chăng chỉ thay đổi từ dạng này sang dạng khác, vì vậy chẳng có chi gọi là cái ta. Nếu cho đó là ta thì khi vừa nói xong, cái ta đó thay đổi đi rồi và danh làm nhiệm vụ ghi nhận cái ta tiếp theo. Suốt ngày cứ ngồi ghi nhận cái ta liên hồi thì thật vô ích, nó chỉ là giả danh, cho nên cái mình cho là ta chỉ là ngộ nhận bởi vì chẳng có gì được cho là ta. Nếu gọi là ta chắc ta trẻ mãi không già và chẳng bao giờ sinh ra hay lớn lên.
Nhận biết về sắc rồi nhận biết về danh, nhưng thực ra cả hai quá trình này tương tức với nhau vì chẳng có gì gọi là trước hay sau. Ngay khi nhận biết về sắc cũng là lúc nhận biết về danh và ngược lại. Nếu hành giả quên niệm thì nên tận dụng trợ lực đã nói ở trên như tiếng chuông hay bất cứ đối tượng âm thanh nào. Thân thể này cần được trân quý vì nó cho ta cơ hội thực tập đạo giải thoát, nhưng không nên kẹt vào thân này, nếu ta kẹt vào nó thì còn dính mắc, còn dính mắc thì phải thực tập buông bỏ. Giới luật yêu cầu gìn giữ thân tâm, đương nhiên, chỉ vì nếu không gìn giữ thì lấy gì mà thực tập. Thân tâm sạch sẽ như chiếc gương sáng trong đã được lau sạch bụi bậm, điều kiện thực tập dễ dàng. Mặt hồ phẳng lặng không gợn sóng rất đẹp, ai cũng muốn ngắm nhìn và hạnh phúc vì nó.
Nói là danh điều khiển sắc là đúng nhưng chưa đủ, sắc vẫn có thể điều khiển danh. Khi muốn uống nước, muốn uống nước là danh. Thân uống, miệng hớp nước là sắc. Tuy nhiên, thân thiếu nước, đó là sắc. Việc khát nước dẫn đến ý muốn uống nước, đó là danh. Danh sai khiến sắc chỉ là một chiều, sắc vẫn sai khiến danh như thường. Muốn hai bên sai khiến lành mạnh, phải giữ thân tâm lành mạnh. Thân lành mạnh không sai khiến tâm mong muốn không lành mành. Tâm lành mạnh không bắt ép tâm làm điều không lành mạnh. Khi chánh niệm, hành giả nhận biết dòng diễn tiến danh sắc nhưng không đưa sự phân biệt vào trong đó. Chỉ cần một nhỏ xíu phân biệt thôi sẽ làm mất đi tính nhận diện đơn thuần, bản ngã len lỏi, phiền não chuẩn bị phát khởi. Hành giả ban đầu hay quên chánh niệm, bị phóng tâm, nhưng khi có khả năng niệm rồi thì lại quên không nên có tâm phân biệt. Nếu tâm phân biệt phát khởi, phải nhận diện đơn thuần sự phân biệt đó bằng cách niệm “phân biệt à” đến khi sự phân biệt biến mất và quay trở lại theo dõi hơi thở. Cái gì diễn ra phải nhận diện kể cả tính phân biệt này, nếu không sẽ bị nó kéo đi và trở nên mê muội dù đang ở trạng thái thực tập thiền.
Tuệ thứ hai: Tuệ nhận diện nhân quả. Bản chất của nhân quả là vô thường vì không gì có thể mãi là nhân và không gì có thể mãi là quả. Nhân tạo nên quả và đến lúc nào đó quả lại trở thành nhân. Hơi thở vào làm nhân cho hơi thở ra, hơi thở ra là quả rồi đến lượt hơi thở ra làm nhân cho hơi thở vào, hơi thở vào là quả. Nói về thời gian cũng thế, phút thứ nhất là nhân tạo nên phút thứ hai là quả, phút thứ hai đến phiên mình là nhân tạo quả ở phút thứ ba. Một người được khen là nhân có thể dẫn đến quả khuyến khích mình khiêm tốn hơn hoặc quả kiêu căng ngạo mạn. Người có quả khuyến khích mình khiêm tốn hơn trở thành nhân tạo quả tiếp tục được khen. Người có quả kiêu căng ngạo mạn trở thành nhân tạo quả bị chê.
Diễn tiến nhân quả chi tiết đến nỗi hành giả mà tiếp xúc được đầy đủ thì thực tại cực kỳ cùng tột, người này biến thành thực tại đó không sai khác. Hơi thở vào là nhân, biết hơi thở vào là quả. Nhân và quả này có thể xảy ra cùng một lúc, không nhất thiết phải trước sau, nhiều khi cái trước sau đó diễn ra quá nhanh khiến ta nghĩ nó xảy ra cùng một lúc, nhưng không phải vì thế mà không có thứ xảy ra cùng một lúc. Hai vợ chồng sống chung với nhau tạo thành gia đình, gia đình hình thành không phải sau khi hai người quyết định chung sống, mua nhà, sắm sửa đồ đạt mà khi cả hai có ý tưởng đó đã tạo nên gia đình. Ý tưởng là nhân và gia đình là quả, nhân và quả này xảy ra cùng lúc. Nói về văn hóa doanh nghiệp. Nếu cho rằng khi có công ty, đăng ký kinh doanh, xây dựng cộng đồng nhân viên, lúc đó mới có văn hóa doanh nghiệp là không đúng. Khi người chủ đầu tiên có ý niệm về việc thành lập doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp đã có mặt rồi. Điều này minh chứng nhân và quả xuất hiện cùng lúc. Cái nhân tạo tác ngày hôm nay đã gieo cái quả tạo tác sau này tuỳ theo điều kiện mà biểu hiện sớm hay muộn.
Thiền sư Raja Siddhimuni cho rằng niệm Tứ Niệm Xứ là nhân và trí tuệ phát sanh là quả. Thực chất quả đã nằm trong nhân, tức là trí tuệ nằm trong việc niệm Tứ Niệm Xứ. Trí tuệ đã có sẵn rồi, chỉ vì điều kiện của niệm chưa đủ cho trí tuệ biểu hiện. Khi hành thiền, nếu tìm kiếm các điều kiện thì thật không nên. Chẳng hạn cố gắng mong mỏi ấn chứng xuất hiện, hiện tượng xuất hiện, cái thấy cái nghe xuất hiện để mình chứng, mình thấy, mình nghe, điềy này cần nên tránh. Mọi hiện tượng cứ để tự nhiên nó diễn ra, không tìm kiếm, còn tìm kiếm còn chưa phải là thiền. Một giảng sư thuyết giảng thường hay nói theo cái thấy của tôi, theo cái nghĩ của tôi, theo tuệ giác của tôi chứng tỏ vẫn còn ngã mạn, còn ngã mạn tức còn tìm kiếm, còn tìm kiếm cùng nghĩa với việc xem lại cách thiền của mình.
Nhận diện được nhân quả cũng mang tính đơn thuần, không phán xét, phân biệt hay tìm hiểu quá đáng. Gọi tên cho được, à cái này là nhân, à cái này là quả, vậy thôi. Đừng mất thì giờ vào việc phân trần, trời ơi tại sao cái này lại là nhân, trời ơi tại sao cái này lại là quả. Làm được điều này, hành giả thấy khoẻ, thân tâm nhẹ nhàng, bớt âu lo, bớt hoài nghi và người thực tập giỏi sẽ thấy không còn sợ hãi gì nữa. Mọi thứ đều là nhân quả của nhau, sở dĩ có cái này vì có cái kia, cho nên không lo không lắng, không buồn không khổ, điều này đồng nghĩa với không sợ hãi.
Người nhận diện được nhân quả có khả năng hết hoài nghi. Tính nghi ngờ của con người làm cho họ rơi vào tri giác sai lầm. Tri giác sai lầm là nhân dẫn đến quả hồi hộp, tức tối, giận hờn, bực bội… Nếu xem tri giác sai lầm là một thứ quả, hãy quán chiếu xem nhân nào dẫn đến quả này, họ sẽ không bị kẹt vào tri giác đó. Khi hành thiền, hành giả thấy hoài nghi phải niệm hoài nghi cho đến khi hoài nghi không còn nữa và đến khi hoài nghi không còn, phải biết mình đã hết hoài nghi.
(Sách: Hơi Thở Tinh Khôi - Minh Thạnh)
Xem thêm tại trang liên kết: http://vn.myblog.yahoo.com/sc_minhthanh
Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - Phần 1
Tuệ thứ nhất: Tuệ nhận diện danh sắc. Khi thực tập thiền đi, thiền ngồi, thiền nằm hay thiền công việc, hành giả biết cái nào là danh và cái nào là sắc. Tuy nhiên sự nhận biết này mang tính đơn thuần, không nhất thiết phải lý luận một cách sâu sắc và đặt câu hỏi tại sao cái này là danh hay sắc. Vật chất và tinh thần cấu tạo nên con người. Dĩ nhiên vì chúng rất đỗi vô thường nên thay đổi rất nhanh, hành giả cần có chủ quyền về sự thay đổi đó. Sắc là vật chất và danh là tinh thần. Nếu danh và sắc tách rời, con người không có sự sống. Có thể nói nếu người để tâm rong ruổi không hiệp với thân thì sống như đã chết. Vật chất vận động là sắc và ý thức về sự vận động của vật chất là sắc. Khi thiền ăn cơm, hành động đưa cơm vào miệng là sắc và ý thức về hành động này là danh. An trú vào hành động chi tiết của quá trình ăn cơm, hành giả an trú hoàn toàn vào việc ăn cơm, không phóng tâm vào việc rửa chén và buổi trưa sẽ làm gì.
Bất cứ ai cũng hàm chứa danh và sắc như vậy, diễn tiến liên hồi, không có gì sinh không có gì diệt, có chăng chỉ thay đổi từ dạng này sang dạng khác, vì vậy chẳng có chi gọi là cái ta. Nếu cho đó là ta thì khi vừa nói xong, cái ta đó thay đổi đi rồi và danh làm nhiệm vụ ghi nhận cái ta tiếp theo. Suốt ngày cứ ngồi ghi nhận cái ta liên hồi thì thật vô ích, nó chỉ là giả danh, cho nên cái mình cho là ta chỉ là ngộ nhận bởi vì chẳng có gì được cho là ta. Nếu gọi là ta chắc ta trẻ mãi không già và chẳng bao giờ sinh ra hay lớn lên.
Nhận biết về sắc rồi nhận biết về danh, nhưng thực ra cả hai quá trình này tương tức với nhau vì chẳng có gì gọi là trước hay sau. Ngay khi nhận biết về sắc cũng là lúc nhận biết về danh và ngược lại. Nếu hành giả quên niệm thì nên tận dụng trợ lực đã nói ở trên như tiếng chuông hay bất cứ đối tượng âm thanh nào. Thân thể này cần được trân quý vì nó cho ta cơ hội thực tập đạo giải thoát, nhưng không nên kẹt vào thân này, nếu ta kẹt vào nó thì còn dính mắc, còn dính mắc thì phải thực tập buông bỏ. Giới luật yêu cầu gìn giữ thân tâm, đương nhiên, chỉ vì nếu không gìn giữ thì lấy gì mà thực tập. Thân tâm sạch sẽ như chiếc gương sáng trong đã được lau sạch bụi bậm, điều kiện thực tập dễ dàng. Mặt hồ phẳng lặng không gợn sóng rất đẹp, ai cũng muốn ngắm nhìn và hạnh phúc vì nó.
Nói là danh điều khiển sắc là đúng nhưng chưa đủ, sắc vẫn có thể điều khiển danh. Khi muốn uống nước, muốn uống nước là danh. Thân uống, miệng hớp nước là sắc. Tuy nhiên, thân thiếu nước, đó là sắc. Việc khát nước dẫn đến ý muốn uống nước, đó là danh. Danh sai khiến sắc chỉ là một chiều, sắc vẫn sai khiến danh như thường. Muốn hai bên sai khiến lành mạnh, phải giữ thân tâm lành mạnh. Thân lành mạnh không sai khiến tâm mong muốn không lành mành. Tâm lành mạnh không bắt ép tâm làm điều không lành mạnh. Khi chánh niệm, hành giả nhận biết dòng diễn tiến danh sắc nhưng không đưa sự phân biệt vào trong đó. Chỉ cần một nhỏ xíu phân biệt thôi sẽ làm mất đi tính nhận diện đơn thuần, bản ngã len lỏi, phiền não chuẩn bị phát khởi. Hành giả ban đầu hay quên chánh niệm, bị phóng tâm, nhưng khi có khả năng niệm rồi thì lại quên không nên có tâm phân biệt. Nếu tâm phân biệt phát khởi, phải nhận diện đơn thuần sự phân biệt đó bằng cách niệm “phân biệt à” đến khi sự phân biệt biến mất và quay trở lại theo dõi hơi thở. Cái gì diễn ra phải nhận diện kể cả tính phân biệt này, nếu không sẽ bị nó kéo đi và trở nên mê muội dù đang ở trạng thái thực tập thiền.
Tuệ thứ hai: Tuệ nhận diện nhân quả. Bản chất của nhân quả là vô thường vì không gì có thể mãi là nhân và không gì có thể mãi là quả. Nhân tạo nên quả và đến lúc nào đó quả lại trở thành nhân. Hơi thở vào làm nhân cho hơi thở ra, hơi thở ra là quả rồi đến lượt hơi thở ra làm nhân cho hơi thở vào, hơi thở vào là quả. Nói về thời gian cũng thế, phút thứ nhất là nhân tạo nên phút thứ hai là quả, phút thứ hai đến phiên mình là nhân tạo quả ở phút thứ ba. Một người được khen là nhân có thể dẫn đến quả khuyến khích mình khiêm tốn hơn hoặc quả kiêu căng ngạo mạn. Người có quả khuyến khích mình khiêm tốn hơn trở thành nhân tạo quả tiếp tục được khen. Người có quả kiêu căng ngạo mạn trở thành nhân tạo quả bị chê.
Diễn tiến nhân quả chi tiết đến nỗi hành giả mà tiếp xúc được đầy đủ thì thực tại cực kỳ cùng tột, người này biến thành thực tại đó không sai khác. Hơi thở vào là nhân, biết hơi thở vào là quả. Nhân và quả này có thể xảy ra cùng một lúc, không nhất thiết phải trước sau, nhiều khi cái trước sau đó diễn ra quá nhanh khiến ta nghĩ nó xảy ra cùng một lúc, nhưng không phải vì thế mà không có thứ xảy ra cùng một lúc. Hai vợ chồng sống chung với nhau tạo thành gia đình, gia đình hình thành không phải sau khi hai người quyết định chung sống, mua nhà, sắm sửa đồ đạt mà khi cả hai có ý tưởng đó đã tạo nên gia đình. Ý tưởng là nhân và gia đình là quả, nhân và quả này xảy ra cùng lúc. Nói về văn hóa doanh nghiệp. Nếu cho rằng khi có công ty, đăng ký kinh doanh, xây dựng cộng đồng nhân viên, lúc đó mới có văn hóa doanh nghiệp là không đúng. Khi người chủ đầu tiên có ý niệm về việc thành lập doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp đã có mặt rồi. Điều này minh chứng nhân và quả xuất hiện cùng lúc. Cái nhân tạo tác ngày hôm nay đã gieo cái quả tạo tác sau này tuỳ theo điều kiện mà biểu hiện sớm hay muộn.
Thiền sư Raja Siddhimuni cho rằng niệm Tứ Niệm Xứ là nhân và trí tuệ phát sanh là quả. Thực chất quả đã nằm trong nhân, tức là trí tuệ nằm trong việc niệm Tứ Niệm Xứ. Trí tuệ đã có sẵn rồi, chỉ vì điều kiện của niệm chưa đủ cho trí tuệ biểu hiện. Khi hành thiền, nếu tìm kiếm các điều kiện thì thật không nên. Chẳng hạn cố gắng mong mỏi ấn chứng xuất hiện, hiện tượng xuất hiện, cái thấy cái nghe xuất hiện để mình chứng, mình thấy, mình nghe, điềy này cần nên tránh. Mọi hiện tượng cứ để tự nhiên nó diễn ra, không tìm kiếm, còn tìm kiếm còn chưa phải là thiền. Một giảng sư thuyết giảng thường hay nói theo cái thấy của tôi, theo cái nghĩ của tôi, theo tuệ giác của tôi chứng tỏ vẫn còn ngã mạn, còn ngã mạn tức còn tìm kiếm, còn tìm kiếm cùng nghĩa với việc xem lại cách thiền của mình.
Nhận diện được nhân quả cũng mang tính đơn thuần, không phán xét, phân biệt hay tìm hiểu quá đáng. Gọi tên cho được, à cái này là nhân, à cái này là quả, vậy thôi. Đừng mất thì giờ vào việc phân trần, trời ơi tại sao cái này lại là nhân, trời ơi tại sao cái này lại là quả. Làm được điều này, hành giả thấy khoẻ, thân tâm nhẹ nhàng, bớt âu lo, bớt hoài nghi và người thực tập giỏi sẽ thấy không còn sợ hãi gì nữa. Mọi thứ đều là nhân quả của nhau, sở dĩ có cái này vì có cái kia, cho nên không lo không lắng, không buồn không khổ, điều này đồng nghĩa với không sợ hãi.
Người nhận diện được nhân quả có khả năng hết hoài nghi. Tính nghi ngờ của con người làm cho họ rơi vào tri giác sai lầm. Tri giác sai lầm là nhân dẫn đến quả hồi hộp, tức tối, giận hờn, bực bội… Nếu xem tri giác sai lầm là một thứ quả, hãy quán chiếu xem nhân nào dẫn đến quả này, họ sẽ không bị kẹt vào tri giác đó. Khi hành thiền, hành giả thấy hoài nghi phải niệm hoài nghi cho đến khi hoài nghi không còn nữa và đến khi hoài nghi không còn, phải biết mình đã hết hoài nghi.
(Sách: Hơi Thở Tinh Khôi - Minh Thạnh)
Xem thêm tại trang liên kết: http://vn.myblog.yahoo.com/sc_minhthanh
Van hoa doanh nghiep- Tổng số bài gửi : 54
Location : Vietnam
Registration date : 05/05/2009
Similar topics
» Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - phần 4
» Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - Phần 2
» Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - phần 3
» Chuyện nhỏ ở vườn thiền. 15 ở Tuệ Tâm Thiền thư quán
» Kẻ thông minh thường coi rẻ Tịnh Độ
» Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - Phần 2
» Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - phần 3
» Chuyện nhỏ ở vườn thiền. 15 ở Tuệ Tâm Thiền thư quán
» Kẻ thông minh thường coi rẻ Tịnh Độ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết